Phân tích hiện trạng và đánh giá chất lượng dịch vụ trên tuyến 35

Tiền thân của xí nghiệp xe điện ngày nay có từ thời pháp thuộc, được xây dựng nhằm phục vụ tổ chức và điều hành các tuyến xe điện trong Thành Phố thời kỳ đó. Sau này, khi không còn tồn tại xe điện thì đến năm 2002 XN tách ra và có tên là XN Bus Thủ Đô. Xe điện lúc này chỉ còn được sử dụng trong các khu vui chơi giải trí, các khu công viên (VN Thủ Lệ, CV Thống Nhất ). Từ năm 2002 thì XN Bus Thủ Đô chuyên kinh doanh về xe Bus và tuyến đầu tiên chạy đó là tuyến có số hiệu 32(Giáp Bát - Nhổn). từ đó XN phát triển thêm rất nhiều tuyến như 22, 25,27 và cho đến năm 2006 có tất cả 13 tuyến nội đô.

docx26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá chất lượng dịch vụ trên tuyến 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VTHKCC TRÊN TUYẾN 35 2.1. Tìm hiểu tình hình chung về xí nghiệp xe Điện Hà Nội Tên DN: Xí nghiệp Xe Điện Hà Nôị Trụ sở chính: 69 Thụy Khuê 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. a. Quá trình hình thành và phát triển. Tiền thân của xí nghiệp xe điện ngày nay có từ thời pháp thuộc, được xây dựng nhằm phục vụ tổ chức và điều hành các tuyến xe điện trong Thành Phố thời kỳ đó. Sau này, khi không còn tồn tại xe điện thì đến năm 2002 XN tách ra và có tên là XN Bus Thủ Đô. Xe điện lúc này chỉ còn được sử dụng trong các khu vui chơi giải trí, các khu công viên (VN Thủ Lệ, CV Thống Nhất…). Từ năm 2002 thì XN Bus Thủ Đô chuyên kinh doanh về xe Bus và tuyến đầu tiên chạy đó là tuyến có số hiệu 32(Giáp Bát - Nhổn). từ đó XN phát triển thêm rất nhiều tuyến như 22, 25,27… và cho đến năm 2006 có tất cả 13 tuyến nội đô. Năm 2006 XN Bus Thủ Đô lại sát nhập trở lại XN Xe Điện. Tháng 3 năm 2008 XN Xe Điện tiếp nhận XN Tân An và có thêm tuyến số 25, 26, 53, 204, 206, trong đó có tuyến 204, 206 là tuyến kế cận. Hiện nay XN Xe Điện hoạt động với tổng 18 tuyến cùng với một số loại hình vận tải khác như taxi tải… b. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp. Hoạt động của XN được chia làm 2 mảng: Điều hành điều độ: hịu trách nhiệm về tổ chức chạy xe, điều hành, điều độ các tuyến, đây là mảng hoạt động chính của doanh nghiệp Sửa chữa bảo dưỡng phương tiện: Hiện nay mảng này gồm có đội xe 1 và đội dịch vụ vận tải. Có các Depot sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện hiện đại bậc nhất Đông Nam Á (Do EU tài trợ). Ngoài ra Phòng Kinh Doanh còn tổ chức một số các hoạt động kinh doanh ngoài xe bus như: Taxi tải, điện chiếu sáng, Và các đơn đặt hàng khác… - Kiểm tra việc chấp hành các tiêu chí trong hoạt động vận tải hành khách công cộng và thực hiện các quy định, quy chế của Tổng Công ty trong hoạt động Bus. - Vệ sinh phương tiện, thông tin trên xe. - Đơn vị với chức năng và nhiệm vụ kinh doanh trong giới hạn, lĩnh vực hoạt động của đơn vị nhằm mục tiêu hiệu quả kinh doanh theo định hướng chung của Tổng Công ty. - Không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong đơn vị, thực hiện phân phối theo công bằng lao động. - Quản lý vốn, tài sản, phương tiện, lao động theo phân cấp của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. - Quản lý, bảo vệ toàn bộ đất đai nhà xưởng, tài sản thuộc phạm vi của đơn vị. - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, thống kê trong công tác tài chính của đơn 2.1.2.Hình thức tổ chức và điều hành của Xí nghiệp a. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất Hình 2.1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của XN Xe Điện Phòng Nhân sự Phòng KH_DDD Phòng TC_KT Phòng Kinh Doanh Tổ Dự Án Tổ KT Quy chế Ban Giám Đốc XN Xưởng BDSC 69 Thụy Khuê Depot Nam Thăng Long Đội xe số 4 Đội xe số 1 Dựa vào sơ đồ ta thấy mỗi phòng, tổ điều phụ trách các mảng riêng biệt và dưới sự điều hành chung của BGĐ. - Các phòng ban hỗ trợ BGĐ trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, định mức như: Sản lượng, nhiên liệu… - Quản lý và lập các kế hoạch trong sản xuất kinh doanh: Kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân lực và đào tạo, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đầu tư. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Xí nghiệp xe điện có 4 bãi đỗ xe, 2 trụ sở * Trụ sở chính tại 69 Thụy khuê Gồm 2000m2 nhà xưởng và văn phòng, và chứa được khoảng 40 xe đỗ.Tại trụ sở chính gồm có Ban Giám Đốc, Xưởng BDSC, Hội Trường, Đội xe số 1, Các kho chứa và bãi đỗ. Đối với Xưởng BDSC có sức chứa khoảng 18 xe một lúc, nhưng công suất BDSC chỉ khoảng 15 xe. Xưởng BDSC này được tài trợ bởi Eu, tất cả cá thiết bị sửa chữa điều được tự động hóa cao, ngoài các thiết bị của một xưởng BDSC thông thường thì còn có các thiết bị chất lượng cao nhập của Italya, Đức, Pháp, Nhật. * DePot Nam Thăng Long (Đỗ khoảng 100 xe). * Ngoài các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức quản lý, điều hành sản xuất tại Xí nghiệp thì còn có hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ vận tải như: - Hệ thống điều hành qua sóng Radio tại văn phòng điều hành kết nối với các xe Taxi. - Tại vườn thú Thủ Lệ, công viên Thống Nhất có các trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí như: Đu quay, hệ thống tàu điện chạy trên ray và xe đụng… Hiện nay XN sở hữu khoảng hơn 331 phương tiên xe bus, Các phương tiện này đang hoạt đông trên 18 tuyến. Với chất lượng phương tiện tốt đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như môi trường. XN mới nhập mới 50 xe có sức chứa 80 chỗ nhằm thay thế các xe cũ dã hết niên hạn sử dụng. Các phương tiện cũ, hết niên hạn sử dụng được duy tu và đươc vào sử dụng để đưa đón học sinh, hoặc các hoạt đông khác…Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải taxi Xí nghiệp hiện có 21 xe, trong đó Huyndai 16 xe và Suzuki 5 xe. Bảng 2.1. Cơ cấu đoàn phương tiện do XN sở hữu: STT 1 2 3 4 5 6 7 Hãng xe Daewoo BS 105 Medcerdes Benz Daewoo 909 Huyndai City Transinco B80 Daewoo 090 DL Daewoo B60 Sức chứa 80 80 80 60 80 60 60 Số chiếc 19 61 48 66 31 46 18 (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) c. Phạm vi hoạt động. * Trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách công cộng: Tổng số xe hiện có của doanh nghiệp: 331 xe hoạt động trên 18 tuyến trong đó gồm 16 tuyến nội đô và 2 tuyến kế cận cụ thể như sau: - Các tuyến nội đô: 07, 10, 22, 24, 25, 27, 32, 34, 35, 40, 47, 48, 53, 54, 55, 56. - Có 3 tuyến hoạt động dưới hình thức đấu thầu, 13 tuyến đặt hàng - Các tuyến kê cận: 204, 206 * Trong lĩnh vực kinh doanh: - Duy tu, duy trì và lắp đặt cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt. - Quản lý và trông giữ xe buýt tại các điểm đầu cuối. - Xây lắp các công trình điện chiếu sáng. - Khai thác dịch vụ vui chơi giải trí. - Kinh doanh taxi tải nhẹ. 2.1.3. Hoạt động của xí nghiệp a. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007: Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng: Bảng 2.2. Bảng kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Tỷ lệ (%) KH năm TH năm TH/KH 07 TH07/ 06 1 Tổng 13 tuyến Tuyến 13 13 100.00 100.00 2 Lượt xe TH Lượt 963.800 962,060 99,8 102,37 3 Km hành trình Km 20.169.597 20.104.650 99,7 106,24 4 Khách vé lượt HK 23.771.800 22.664.700 95,4 100,76 5 D.Thu vé lượt 1.000đ 78.165.600 74.411.800 95,2 106,95 (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) Công tác BDSC phương tiện, ATGT: Bảng 2.3. Bảng tổng kết công tác BDSC phương tiện TT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2007 TH 2007 %TH/KH năm 1 Bảo dưỡng cấp 1 Lần 3636 3590 2 Bảo dưỡng cấp 2 Lần 1493 1485 3 Kiểm tu SCL Xe 76 71 4 Thực hiện SCL Xe 76 71 (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) Xử lý vi phạm do Khối (KTGS, TTĐH, TT Vé) kiểm tra, thông báo trong năm 2007: Công tác lao động tiền lương, tuyển dụng & đào tạo: Bảng 2.4. Bảng tổng kết công tác lao động tiền lương TT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2007 TH 2007 % TH/KH năm 1 Tổng số CBCNV Người 1464 1509 2 Tuyển dụng mới -nt- 3 Thu nhập BQ/tháng 1.000đ - LĐ gián tiếp, phụ trợ 1649 1913 - LĐ trực tiếp + CN lái xe 2792 3121 + NV bán vé 1467 1541 4 Số ngày đ tạo BQ/người 4 1.7 (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) Phân tích đánh giá: + Biến động lao động trong năm: Có sự biến động tương đối do nhu cầu thực tế của sản xuất. + Thu nhập của người lao động: Thực hiện theo quy định của Tổng công ty. + Công tác tuyển dụng, đào tạo: Theo quy định của Tổng công ty. Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu & cổ phần hoá: Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng công ty, Xí nghiệp đã tái cơ cấu tổ chức lại theo mô hình buýt mẫu từ Quý II năm 2007. b. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008: Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô: Bảng 2.5. Chỉ tiêu sản lượng tuyến buýt nội đô năm 2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2008 Thực hiện năm 2008 %TH/KH 1 Lượt xe Lượt 1.118.326 1.111.928 99,43 2 Khách vé lượt HK 26,538,500 26,761,100 100.84 3 Doanh thu vé lượt 1.000đ 86,842,600 87,430,000 100.68 (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) Chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch: TT Nội dung Lượt bỏ Nguyên nhân bỏ lượt Tắc đường Hỏng xe Khác 1 Trong năm 2008 4.166 2.723 298 1.145 (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) Thực hiện chuyến lượt. Về chuyến lượt đạt 99,43% so với kế hoạch Tổng công ty giao. Nguyên nhân: + Tổng số chuyến lượt không thực hiện trong năm 2008 là: 4.166 lượt xe, nguyên nhân do tắc đường là chủ yếu, đặc biệt là những ngày mưa lớn gây ngập úng đầu tháng 11/2008. + Do lượt xe kế hoạch của tuyến 32: Tổng công ty giao kế hoạch quý III bình quân 01 ngày là 370 lượt xe, nhưng triển khai thực hiện là 348 lượt xe, giảm 22 lượt/ngày. Công tác BDSC phương tiện, ATGT: Bảng 2.6. Công tác BDSC năm 2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện %TH/KH 1 Bảo dưỡng cấp 1 Lần 4.026 3.806 94,54 2 Bảo dưỡng cấp 2 “ 1.856 1.849 99,62 3 Kiểm tu SCL Xe 2 4 Thực hiện SCL Xe 118 103 87,29 Tự làm “ 106 84 79,25 Thuê XN Trung đại tu “ 12 19 158,33 Thuê đơn vị khác “ (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) - Tình hình hư hỏng phương tiện khi đang hoạt động trên tuyến: TT Chỉ tiêu Trong năm 2008 Ghi chú 1 Lần xe bị hỏng trên tuyến 4.470 Số vụ va chạm, TNGT (CA giữ xe), an toàn giao thông: 09 trường hợp TT Chỉ tiêu Trong năm 2008 Ghi chú 1 Số vụ va chạm, TNGT 09 2 Số ngày xe bị CA giữ 121 (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) Phân tích, đánh giá: Xí nghiệp đã thực hiện kế hoạch bảo dưỡng cấp 1 đạt 94,5%KH và cấp 2 là 99,6% KH. Nguyên nhân chủ yếu do: Tiến độ tiếp nhận xe buýt mới Hyundai Thaco bị chậm so với kế hoạch, trong thời gian chưa nhận đủ xe XN phải sử dụng xe buýt DF của các tuyến khác, một số xe buýt bị dạn nứt kính chắn gió phải đưa vào Xưởng bảo hành Trường Hải để khắc phục nên đã ảnh hưởng đến công tác BD kỹ thuật cấp I. Công tác lao động tiền lương: Bảng 2.7. Công tác lao động tiền lương STT Chỉ tiêu Trong năm 2008 1 Tổng số CBCNV hoạt động buýt 1.739 2 Tuyển dụng mới 3 Thu nhập BQ/tháng (1.000đ) Lao động gián tiếp, phụ trợ 2.672 Lao động trực tiếp: + CN lái xe 3.675 + NV bán vé 1.673 4 Số ngày đào tạo BQ/người (Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) c. Định hướng phát triển của Xí Nghiệp trong những năm tới Với sự phát triển mạnh mẽ của vận tải HKCC nói chung và vận tải Bus nói riêng thi XN Xe Điện vẫn luôn cố gắng phát triển xe buýt trở thành một phương tiện VT HKCC quan trọng và hữu ích của TP Hà Nội theo sự phát triển của của tổng công ty xe buýt. Hiện nay XN Xe Điện Đang là DN nhà nước, tiến tới trong tương lai XN sẽ cổ phần hóa Doanh nghiệp nhằm thu hút các vốn đầu tư và mở rông các lĩnh vực kinh doanh. Đối với vận tải xe buýt thì vẫn chưa có hương cổ phần hóa do vận tải Bus vẫn phải có sự trợ giá của nhà nước. 2.2. Phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ trên tuyến buýt số 35 2.2.1. Đặc điểm chung của tuyến 35 Số hiệu tuyến: 35 Tên tuyến: Trần Khánh Dư - Nam Thăng Long – Mê Linh(Thanh Tước) Thời gian: 5h00 - 21h00 Tần suất chạy xe: - Giờ cao điểm: 15 phút/chuyến - Giờ bình thường: 20 phút/chuyến Lộ trình tuyến: Thực hiện Quyết định số 24/QĐ- GTVT ngày 05/01/2009 của Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình tuyến xe buýt 35: Trần Khánh Dư – Nam Thăng Long – Mê Limh (Thanh Tước): Chiều đi: Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Đại Cồ Việt - Đào Duy Anh - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng - Đường Láng - Cầu Giấy - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Bến xe Nam Thăng Long- Cao Tốc Bắc Thăng Long- Ngã Tư Nam Hồng- Tiền Phong- Quốc Lộ 23- Xã Đại Thịnh- Trung Tâm huyện Mê Linh- Ngã 3 đi Phúc Yên- Thanh Tước. Chiều về: Thanh Tước(Công ty Phúc Lâm)- Trung tâm huyện Mê Linh- Xã Đại Thịnh- Quốc Lộ 23- Tiền Phong- Ngã Tư Nam Hồng- Cao tốc Bắc Thăng Long Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Phong Sắc  - Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Đường Láng - Chùa Láng - Nguyễn Chí Thanh- HuỳnhThúc Kháng  - Thái Hà - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài - Trần Hưng Đạo -  Trần Khánh Dư. Tuyến buýt số 35 do xí nghiệp Xe Điện Hà Nội quản lý vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại trên các trục đường và tiếp chuyển hành khách từ huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, từ hướng Tây sang Đông vào Hà Nội đi các hướng thông qua việc kết nối giữa các tuyến xe buýt đang vận hành: tuyến 01( Long Biên – Hà Đông), tuyến 02 ( Bác Cổ - Hà Đông- Ba La).. Vị trí điểm dừng đỗ trên tuyến: (xem Phụ Lục 4 ) - Chiều dài tuyến 35 là 40km. - Chiều A: Trần Khánh Dư- Mê Linh(Thanh Tước) - Chiều B: Mê Linh(Thanh Tước) – Trần Khánh Dư: Sự biến động luồng hành khách: Sự biến động của hành khách trên tuyến tuân theo 2 quy luật biến động luồng hành khách: Biến động theo thời gian và biến động theo không gian. ►Biến động của luồng hành khách theo thời gian: Sự biến động của luồng hành khách theo thời gian được thể hiện rõ rệt theo thời gian trong ngày và theo ngày trong tuần : Theo thời gian trong ngày: biến động của luồng hành khách trên tuyến trong ngày hình thành nên 2 loại giờ khác nhau đó là giờ bình thường và giờ cao điểm giống như các tuyến khác ở khu vực nội thành. Đối với giờ cao điểm trong ngày có 3 cao điểm : Sáng ( 6h00 – 8h00 ) : CBCNV, HSSV đi làm, đi học (chiếm 80%). Trưa(11h00 – 13h00) : HSSV đi học ca sáng và ca chiều (chiếm 75%). Chiều ( 16h30 – 18h30 ) : CBCNV, HSSV trở về nhà (chiếm 80%). Theo ngày trong tuần: Đối với những ngày nghỉ, ngày lễ thì nhu cầu đi lại trên tuyến là khác với ngày thường, đối với mỗi nhóm hành khách thì nhu cầu đi lại trên tuyến là cũng khác nhau: Với nhóm hành khách đi lại trong nội thành thì chủ yếu là học sinh, sinh viên đi học , cán bộ công nhân viên đi làm … Đối với nhóm hành khách đi lại chuyển tải giữa nội thành và liên tỉnh không giống với nhóm khách đi lại trong thành phố, nhóm này chủ yếu là người buôn bán, những hành khách đi lại với mục đích công việc, những người có nhu cầu về nhà thăm người thân vào những ngay nghỉ, lễ tết. ► Biến động của luồng hành khách theo không gian: Theo chiều đi, luồng hành khách có sự biến động không rõ rệt giữa ngày thường và ngày nghỉ. Chúng đều giống nhau và gần như không có sự thay đổi lớn về các điểm phát sinh và thu hút luồng hành khách. Theo chiều về biến động luồng hành khách theo không gian lại có sự không đều lớn giữa các điểm dừng đỗ, có nhiều điểm không có hành khách lên xuống hơn ở chiều đi. Sở dĩ có sự biến động luồng hành khách trên tuyến theo không gian lớn như vậy là vì: tại những điểm có nhu cầu lớn là những nơi phát sinh và thu hút các chuyến đi đi và đến của hành khách như: các trường Đại học, Phổ thông, Bách hóa, Chợ ... 2.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trên tuyến 35 Về cơ sở hạ tầng trên tuyến số 35 Hiện trạng về đường giao thông trên tuyến * Đoạn tuyến đường Quốc Lộ 23 - Đoạn tuyến có 4 làn xe hoạt động, chỉ có dải phân cách mền, chất lượng đường trung bình nhưng vẫn đảm bảo cho xe buýt hoạt động. * Đoạn Đường Cao Tốc Bắc Thăng Long- Ngã tư Nam Hồng: - Đoạn tuyến này đủ rộng cho 6 làn xe hoạt động, có dải phân cách cứng, chất lượng mặt đường tốt đủ điều kiện cho xe buýt hoạt động. - Đường cao tốc Bắc Nam Thăng Long lưu lượng xe rất lớn, vận tốc phương tiện lớn - Đoạn tuyến này có điểm thu hút: KCN Bắc Thăng Long, công ty Canon, Trường cao đẳng kỹ thuật Bắc Thăng Long… * Đoạn tuyến Nam Thăng Long- Hoàng Quốc Việt: - Đoạn tuyến này chiều rộng mặt đường đủ cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, có dải phân cách cứng, có vỉ hè rộng cho khách bộ hành và đủ diện tích xây dựng nhà chờ xe buýt. Điều kiện đường tốt, đủ điều kiện cho giao thông hay cho xe buýt lớn hoạt động - Chiều dài đoạn tuyến 3750m có các cơ quan dệt kim Hà Nội, công ty vật tư bưu điện, trường cao đẳng điện lực, trường trung học nghiệp vụ du lịch, viên di truyền nông nghiệp…nên lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến lớn * Đoạn tuyến Trần Đăng Ninh: Đoạn này có 4 làn xe, có dải phân cách cứng. Trên đoạn có điểm thu hút: Kí túc xá Phân viện báo chí, khu tập thể Nghĩa Tân, trường học viện chính trị nên nhu cầu đi lại chủ yếu là cán bộ đi lam, học sinh sinh viên đi học. * Đoạn tuyến Cầu Giấy : - Lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông trên đường rất lớn nhất là vào giờ cao điểm, dọc hai bên đường có nhiều điểm thu hút hành khách như cửa hàng bách hoá, trường học, các công trình lớn. - Là đường 1 chiều, có dải phân cách. Chất lượng đường tương đối tốt. - Có nhiều nút giao cắt đồng mức. * Đoạn tuyến đường Láng : - Đây là đường 2 chiều,có giải phân cách cứng, có trang bị hệ thống đèn giao thông. Trên tuyến có bệnh viện GTVT và một một trường trung học phổ thông, có chợ láng hạ A là những nơi thu hút hành khách lớn - Chất lượng đường tương đối tốt, đường nhẵn, có dải nhựa * Đoạn tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng- Chùa Bộc - Đường Huỳnh Thúc Kháng: đường 2 chiều đủ cho 4 làn, có dải phân cách mền, hệ thống đèn tín hiệu, vỉ hè cho người đi bộ nhưng người dân để xe lấn vỉ hè. Trên tuyến có Đài truyền hình Hà Nội, rạp chiếu phim Quốc Gia, công ty công trình đường thủy, bể bơi Thái Hà…là điểm thu hút khách lớn. - Đoạn Chùa Bộc cũng là đường đủ 4 làn xe chạy, có dải phân cách cứng là hàng rào inox, vỉ hè khá rộng. * Đoạn tuyến Phạm Ngọc Thạch- Đại Cồ Việt: - Đầu đường Phạm Ngọc Thạch có dải phân cách cứng bằng tấm bê tông để phân luồng xe chạy, đoạn sau thì không có. - Đầu vào Đại Cồ Việt có nút giao Kim Liên có lưu lượng lớn nên thường xảy ra ùn tắc cục bộ nhất là vào giờ cao điểm. Tại giao cắt với đường Lê Duẩn có đường tàu cắt ngang nên thường ùn tắc khi có tàu chạy. - Đoạn Đại Cồ Việt là đoạn có lòng đường rộng được thiết kế 6 làn xe: 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Chất lượng đường tốt nhưng đang có công trình xây dựng đường hầm tai nút giao Kim Liên nên cản trở phương tiện giao thông và đường rất bụi, ảnh hưởng đến thời gian chạy của tuyến xe buýt. * Đoạn Bà Triệu – Phố Huế: - Đoạn Bà Triệu, Phố Huế là hai đoạn đường 1 chiều mà chiều đi của tuyến qua Bà Triệu còn chiều về qua Phố Huế - Trên đoạn tuyến có vỉ hè cho khách bộ hành, lưu lượng giao thông tương đối lớn nhưng điều kiện giao thông đảm bảo cho xe buýt hoạt động Hệ thống điểm đầu cuối. * Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư có thể đáp ứng được 4- 5 tuyến xe làm điểm đầu, cuối. Đây là bãi đỗ do Sở GTCC quản lý khai thác. Điểm đầu Trần Khánh Dư nằm trên kết nối giữa Quốc lộ 5 vào nội đô Tuy nhiên bãi đỗ này cơ sở hạ tầng vẫn kém cho nên theo chiều đi từ Trần Khánh Dư hành khách thường không chờ xe buýt tại đây mà thường đứng đợi ở các điểm sau: điểm đối diện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Trần Hưng Đạo do điều kiện bãi đỗ chỉ là vỉ hè của đường Trần Khánh Dư nên chưa có: - Khu vực dành cho xe buýt chưa có mái che mưa nắng phục vụ hành khách Chỉ có 1 nhà vệ sinh rất đơn giản không đáp ứng được nhu cầu của số lượng lái phụ xe như tuyến 35, tuyến 02, xe tải… Hình 2.2. Điểm đầu, điểm cuối BĐ Thanh Tước BĐ Trần Khánh Dư * Bãi đỗ xe Thanh Tước – Mê Linh: Bãi đỗ Thanh Tước có diện tích khá rộng đủ cho các tuyến dừng đỗ nhưng chưa có phân chia vị trí đỗ của các tuyến rõ ràng. Bãi đỗ cũng chưa bố trí chỗ cho hành khách đợi xe…Cơ sở hạ tầng còn thiếu rất nhiều: Khu vực chờ xe buýt cho hành khách không có mái che, ghế ngồi nên hành khách chỉ đứng đợi tại các cửa xe, ngồi chờ xôn lộn bên các tường rào, bong cây, quán nước cạnh bến… - Không có diện tích bố trí chỗ cho hành khách chờ xe buýt… - Không bố trí khu vệ sinh Hệ thống điểm dừng đỗ dọc đường. - Chiều đi (BĐX Trần Khánh Dư - BĐX Thanh Tước): Có tổng số 45 điểm dừng trong đó có 21điểm dừng có hệ thống nhà chờ có mái che mưa nắng, ghế ngồi và bản đồ mạng lưới tuyến, còn lại 24 điểm dừng chỉ có pano (biển báo) không có mái che mưa nắng cho hành khách trong quá trình chờ xe buýt, không có thông tin gì về tuyến ngoài hành trình rút ngắn của tuyến. Do điều kiện khó khăn mà không xây dựng được nhà chờ cho hành khách thì ta phải có những thông tin đầy đủ trên điểm dừng đỗ để tăng tính thuận tiện như: tên điểm dừng, giãn cách chạy xe theo các giờ, lộ trình của tuyến. Tình trạng các phương tiện khác( xe ôm, xe khách
Tài liệu liên quan