Trong thị trường luôn tồn tại 2 trường phái của hai nhà phân tích: Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Hai trường phái này về cơ bản có thể hổ trợ cho nhau trong việc phân tích thị trường mặc dù cũng có những lúc hoàn toàn không thể giải thích được sự khác nhau giữa hai trường phái này.
Khi nói về sự biến động giá trong thời gian qua: Các nhà phân tích cơ bản đều có thể lý giải điều này và nhiều câu hỏi đặt ra cho vấn để này là “tại sao” và đó là công việc của những người làm công tác quản lý cũng như những nhà nghiên cứu để có thể tìm ra câu trả lời thích đáng cho vấn đề đó.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kĩ thuật và những dự báo cho VN-Index, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích kĩ thuật và những dự báo cho VN-Index
Trong thị trường luôn tồn tại 2 trường phái của hai nhà phân tích: Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Hai trường phái này về cơ bản có thể hổ trợ cho nhau trong việc phân tích thị trường mặc dù cũng có những lúc hoàn toàn không thể giải thích được sự khác nhau giữa hai trường phái này.
Khi nói về sự biến động giá trong thời gian qua: Các nhà phân tích cơ bản đều có thể lý giải điều này và nhiều câu hỏi đặt ra cho vấn để này là “tại sao” và đó là công việc của những người làm công tác quản lý cũng như những nhà nghiên cứu để có thể tìm ra câu trả lời thích đáng cho vấn đề đó.Trong khi đó có phân tích kĩ thuật thể lý giải toàn bộ được điều này nhưng có thể đưa ra lời dự báo cho tương lai ở một mức độ tin cậy nhất định nào đó và góp phần trong việc định hướng cho những nhà phân tích nhằm hổ trợ cho những nhà phân tích cơ bản.Mặc khác, Phân tích kỹ thuật không giống như công việc của những nhà phân tích cơ bản, PTKT không quan tâm tới câu hỏi “cái gì” hơn là “tại sao”. Và đây là đặc điểm nổi bật của 2 trường phái này và nó luôn tồn tại trong một nền kinh tế đan xen vừa bổ sung hổ trợ nhau trong việc nghiên cứu và dự báo diển biến thị trường trong tương lai.Đối với những nhà kinh tế những nhà phân tích thị trường chứng khoán thì sự sụt giảm này có thể nói là một biến động không chắc chắn mà mỗi nhà phân tích đều có một cách nhìn nhận của riêng mình. Đặc biệt đối với những nhà phân tích kỹ thuật. Phân tích kĩ thuật là một nghệ thuật trong việc nhìn nhận và dự báo một vấn đề dựa trên những gì đã diễn ra trong quá khứ mà đối tượng chính cho mẫu phân tích và dự báo là thị trường chứng khoán, thị trường giao sau, tỉ giá hối đoái…..Phân tích kĩ thuật ra đời rất lâu tại các thị trường phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức…Đây là công cụ rất quen thuộc đối với những nhà phân tích nước ngoài, nhằm dự báo giá chứng khoán trong tương lai và thời điểm lựa chọn giao dịch sao cho tối ưu nhất dựa vào những chỉ số và những công cụ trong phân tích kĩ thuật mà nền tảng chính xuất phát từ lý thuyết Dow của Charles H. Dow, Lý thuyết Sóng Elliot của R.N. Elliot và Dãy số Fibonacci và các công cụ phân tích khác.Lý Thuyết DowNhững biến động thị trường với mọi xu hướng đều có thể được dự đoán trước trên cơ sở biến động giá trên các biểu đồ.Giả định của Dow:Phần lớn các chứng khoán tuân theo xu hướng cơ bản của thị trường.Xu thế xu hướng cơ bản của thị trường được hiểu là “chỉ số giá bình quân” - phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường.Các tiền đề:Chỉ sử dụng giá đóng cửa: Giá phản ánh là giá đóng cửa, có thể dự đoán được, và tác động đến mối quan hệ cung cầu của thị trườngSử dụng chỉ số trung bình: Chỉ số trung bình là trung bình hoá tất cả:* Các biến động từng ngày* Các điều kiện tác động lên cung - cầu các cổ phiếu,* Những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán đượcGiải thích lý thuyết DowLý thuyết Dow được xây dựng dựa trên 6 nguyên lý cơ bản:Nguyên lý 1:* Gồm mọi thông tin: các yếu tố về kinh tế, chính trị, các yếu tố tâm lý, khả năng tăng trưởng lợi nhuận của công ty* Tất cả các kiến thức của tất cả những người tham gia vào thị trường (nhà giao dịch, nhà đầu tư, nhà quản trị danh mục…)Nguyên lý 2:Thị trường có 3 sự chuyển dịch1. Sự dịch chuyển chính: (primary movement)* Trong thị trường đầu cơ giá lên: (bull market):Là sự dịch chuyển lên trên một cách rộng lớn, ít nhất là 18 tháng.* Thị trường đầu cơ giá xuống: (bear market)Là một sự giảm giá kéo dài và sẽ ngừng lại khi có những sự phục hồi đáng kể trong giá cổ phiếu. 2. Những phản ứng thứ cấp:* Là sự sụt giảm quan trọng trong thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan trọng trong thị trường đầu cơ giá xuống* Khoảng thời gian dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33% - 66% (1/3 đến 2/3)* Kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng, thông thường 3 tháng.* Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của sự dịch chuyển chính cũng như dịch chuyển thứ cấp.3. Những sự dịch chuyển nhỏ: (minor movements)msự dịch chuyển này thể hiện như là một biến động nhẹ trong giá qua các ngày giao dịch, thời gian diễn ra rất ngắn.Nguyên lý 3:* Mỗi xu hướng thường xảy ra trong ba giai đoạn riêng biệt* Trong thị trường giá lên có 3 giai đoạn.* Giai đoạn tích luỹ: thể hiện việc mua có hiểu biết các nhà đầu tư tinh thông* Giai đoạn tham gia công chúng: xảy ra khi các mức giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện* Giai đoạn phân phối: khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn và khi khối lượng có tính chất đầu cơ và sự tham gia công chúng gia tăng* Trong thị trường giá xuống có 3 giai đoạn:* Giai đoạn phân phối* Giai đoạn hoảng loạn* Giai đoạn bán bắt buộcNguyên lý 4:* Các mối quan hệ giá và khối lượng tạo ra nền tảng cơ bản* Mối quan hệ cơ bản là khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm.* Nếu khối lượng trở nên ứ đọng khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm, cảnh báo rằng xu hướng chính sớm bị đảo ngược.Nguyên lý 5:Dấu hiệu tăng giá được đưa ra khi sự tăng giá liên tiếp tạo ra các đỉnh cao hơn và sự giảm giá xen vào tạo thành các đáy cao hơn. Và ngược lại đối với dấu hiệu giảm giá.Nguyên lý 6:Phải biết kết hợp chỉ số của các ngành tương hổ cho nhau. Vd:* Chỉ số bình quân ngành công nghiệp: là trung bình giá của 20 cổ phiếu công nghiệp của Mỹ;* Chỉ số bình quân ngành giao thông vận tải (Transportation): là trung bình giá của 12 cổ phiếu ngành giao thông vận tải Mỹ;* Trong một nền kinh tế phát triển khi ngành công nghiệp phát triển thì ngành giao thông vận tải cũng phát triển theo nên 2 chỉ số bình quân ngành công nghiệp và bình quân ngành giao thông vận tải sẽ củng cố lẫn nhau.Các công cụ ứng dụng trong phân tích kỹ thuật.Phân kỳ và hội tụ của đường trung bình di động MACD (Moving Average Convergence Divergence)MACD là một công cụ trong phân tích kĩ thuật do Gerald Appel tìm ra vào thập niên 60. MACD chỉ ra sự khác nhau giữa 2 đường EMA (exponential moving average)Trong đó EMA nhanh hay gọi là đường MACD* MACD = EMA (12 ngày) - EMA (26 ngày)* Đường EMA chậm là đường dấu hiệu* Đường dấu hiệu = EMA (9 ngày) của MACDHai đường này sẽ cho biết những dấu hiệu mua và bán khi chúng gặp nhau và càng có dấu hiệu rõ nét khi chúng cắt qua đường Zero.Về cơ bản thì đường dấu hiệu là đường sẽ khẳng định được những tín hiệu mua – bán khi đường MACD đang tiến tới xu hướng của sự biến động.Đường MACD.Đường dấu hiệu.Khi MACD cắt đường dấu hiệu nằm bên trên đường dấu hiệu và đang đi lên thì sẽ cho một tín hiêu mua lý tưởng vì đó là một dấu hiệu tăng giá và ngược lại MACD cắt xuống đường dấu hiệu thì cho tín hiệu giảm giá và đây cũng là thời điểm tốt nhất để Nhà Đầu Tư bước ra khỏi thị trường vì dự báo một sự sụt giảm về giá trong tương lai.Nhận định:Nếu quay lại thời điểm tháng 8 năm 2006 cho thấy một dấu hiệu tương tự như hiện nay:Đường MACD nằm dưới đường zero và sau đó cắt lên trên, nếu xét một cách tương dối thì có thế thấy hai điểm này giống nhau - Đường MACD nằm dưới đường EXP ( đường tín hiệu )Theo lý thuyết trong phân tích kỹ thuật thì diều này chỉ báo một tín hiệu mua lý tưởng, năm 2006 chỉ số VN-Index đã bắt đầu tăng vọt từ mức này ( VN-Index đạt 400 điểm ) và cho đến nay chỉ số VN-Index vào ngày 11/5/2007 là 1.039,6 điểm.Nhìn nhận dưới quan điểm của lý thuyết Dow “ tương lai sẽ lặp lại quá khứ” và nếu điều này đúng ở thị trường chứng khoán Việt Nam, MACD có khả năng diễn tả lại năm 2006 - thị trường tăng nhẹ trong một khoảng thời gian và sau đó tăng mạnh như thời điểm tháng 11 năm 2006, cũng lúc này MACD cho thấy một tín hiệu tăng mạnh khi thị trường không không thể sụt giảm được nữa ( đường MACD chạm đường zero và đảo chiều ).Dải Bollinger* Đặt trên hai độ lệch chuẩn phía trên và phía dưới đường MA (Moving average), đường MA thường là 20 ngày* Độ lệch chuẩn cho thấy mức giá được phân tán xung quanh giá trị trung bình như thế nào, và giá sẽ dao động giữa hai dãy băng này.* Mua quá nhiều (overbought): khi mức giá vượt quá lên trên khi chúng đụng đến dải băng trên.* Bán quá mức (oversold): giá vượt quá xuống phía dưới khi chúng đụng dãy băng dưới.* Có thể mở rộng hoặc thu hẹp dải băng tùy thuộc sự biến động của đường trung bình 20 ngày.* Thời kỳ biến động giá tăng, khoảng cách giữa hai dãy băng mở rộng.* Thời kỳ biến động giá giảm, khoảng cách hai dải băng thu hẹp lai.* Độ rộng của dãy băng đo lường sự biến động giá* Độ rộng và độ hẹp của dải băng xen kẻ nhau* Khi 2 dải băng xa nhau một cách bất thường, tín hiệu xu hướng hiện tại sắp kết thúc.* Khoảng cách giữa hai dải băng thu hẹp lại, tín hiệu thị trường bắt đầu hình thành xu hướng mới.Có thể áp dụng đối với đồ thị hàng tuần hoặc hàng tháng.Hoạt động tốt khi đuợc kết hợp với những chỉ số dao động mua quá mức/bán quá mức.Nhận định:Theo dõi biểu đồ biến dộng giá cho thấy dãy Bollinger phản ánh khá chính xác thị trường chứng khoán việt nam theo những lý thuyết về phân tích kỹ thuật.Khi đường giá chạm hai biên của đường Bollinger là một chỉ báo thị trường đảo ngược lại mức biến dộng trước đó. Cũng tương tự chúng ta quay lại thời điểm tháng 8/2006. Đường biến dộng giá chạm mức biên dưới của dãy Bollinger và sau đó phục hồi và tăng ngược trở lại.Mặc dù trong thời diểm khảo sát có thể thấy dãy Bollinger vẫn chưa chính xác nhưng ở đây cho thấy có thể chấp nhận độ trể của đường này là từ 1-2 ngày tuỳ theo mức biến động trong giai đoạn của thị trường ổn định hay tăng trưởng.Ở giai đoạn năm 2007 vào thời điểm khoảng cuối tháng 2/2007 khi chỉ số VN-Index đạt con số cao nhất so với trước ( VN-Index khoảng 1.170 điểm ) tại đây đường biến động giá chạm biên trên của dãy Bollinger- chỉ báo thị trường sụt giảm. Tuy nhiên mức độ sụt giảm để nắm bắt tốt hơn cần kết hợp với các chỉ số khác.Đường Chỉ số lưu lượng tiền trong giao dịch MFI ( Money Flow Index )Tính toán các chỉ số trong MFI như sau:Giá đặc trưng = (Giá cao nhất +Giá thấp nhất + Giá đóng cửa) / 3.Lượng tiền ( Money Flow ) = (Giá đặc trưng ) x ( khối lượng ).Tỉ lệ (MR) = ( lượng tiền tăng / lượng tiền giảm )Money Flow Index = 100 - ( 100 / ( 1 + M R ))MFI cho biết lượng tiền trong giao dịch của ngày hôm nay như thế nào và MFI có biên độ biến động thông thường trong thị trường ổn định là 20 và 80.MFI được sử dụng như là một chỉ số dao động. Tại mức 80 thì nhìn chung đây là một tín hiệu cho thấy hành động mua quá mức và ngược lại khi MFI xuống dưới 20 – bán quá mức.Những chuyển dịch ngược chiều nhau của MFI và đường giá thể hiện những tín hiệu quan trong trong giao dịch. Nếu như giá trên biểu đồ cho thấy giá có xu hướng tăng trong khi MFI có xu hướng ngược lại thì điều này chỉ ra một sự giảm dần trong giá và chỉ báo một tín hiệu đảo ngược xu hướng.MFI cũng được xem tương tự như đường RSI ( Relative Strength Index ) mà chúng ta sẽ xem xét ở những chỉ số kế tiếp trong phần này.Vì thực chất chúng điều dùng dử liệu những ngày giá tăng chia cho những ngày giá giảm nhưng chỉ khác nhau ở chổ là MFI được đo lường bằng sự thay đổi trong tiền tệ trong khi RSI thì tính bằng sự thay đổi trong giá cổ phiếu .Nhận định:Trong giai đoạn khảo sát cho thấy tiếp điểm của dường MFI và đường biên dưới 30 chưa bao giờ bị bức phá, một nhận định rỏ ràng cho điều này về sự sụt giảm có thể phát biểu như sau: “thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2007 (chỉ tính tron thời điểm khảo sát ) đường dấu hiệu tại các điểm bán quá mức là chính xác. Theo dữ liệu thống kê trong giai đoạn này thì có 5 điểm mà tại đó thị trường đảo chiều trong đó có 2 điểm được nhìn nhận theo lý thuyết về phân tích kỹ thuật là thời điểm vào tháng 8/2006 và cuối tháng 4/2007- những diểm thấp nhất trong MFI- chỉ báo một tín hiệu phục hồi khi thì trường sụt giảm , MFI chạm mức thấp nhất, trong trường hợp này có thể thấy không có độ trể nào, một tín hiệu đáng tin cậy cho nhà đầu tư muốn bước vào thị trường tại mức này.Đà tăng trưởng- MomentumMomentum thị trường được đo lường bằng sự khác biệt về giá trong một thời kỳ cố định.Công thức tính:M = V – VX* V là giá đóng cửa mới nhất.* Vx là giá đóng cửa của x ngày trước đó.VD:Một momentum 10 ngày được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của ngày gần nhất trừ cho giá đóng cửa trước đó 10 ngày .Những tín hiệu từ Momentum:Đo lường tỷ lệ tăng và giảm giáĐo lường sự khác biệt giá của hai khoảng thời gian.* Giá cả đạt được mức tăng V > mức tăng giá của Vx---->đường Momentum tăng lên* Giá cả đạt được mức tăng V = mức tăng giá của Vx .-----> đường Momentum phẳng* Giá cả đạt được mức tăng V đường Momentum bắt đầu giảm.Đường Momentum dẫn đến hành động giá.* Đường Momentum luôn đi trước một bước các dịch chuyển của giá. Dẫn đến sự tăng hay giảm trong giá.* Khựng lại trong khi xu hướng giá hiện tại vẫn có hiệu lực.* Bắt đầu dịch chuyển theo hướng ngược lại khi giá bắt đầu khựng lại.Giao điểm của đường Momentum và đường zero như là một tín hiệu giao dịch* Đường xu hướng trên đồ thị Momentum bị phá vỡ sớm hơn các đường xu hướng trên đồ thị giá.* Thị trường đang có xu hướng lên, vị thế mua sẽ chỉ xảy ra tại giao điểm để vượt lên trên đường zero.* Vị thế bán xảy ra tại giao điểm để xuyên xuống đường zeroSự cần thiết của đường biên trên và biên dướiCách đơn giản nhất để xác định mức độ quá cao và quá thấp trên đường momentum là:* Kiểm tra lịch sử đường momentum trên đồ thị* Vẽ các đường nằm ngang dọc theo các ranh giới trên và dưới đường momentum* Những đường biên này được điều chỉnh về mặt độ dài thời gian, đặc biệt sau những thay đổi quan trọng trong xu hướng xảy raNhận định:Trên đồ thị cho thấy đường momentum có tín hiệu rỏ ràng tại khi tiến gần tới đường zero, có 2 trường hợp trong tình huống này:1. Đường momentum tiến gần tới đường zero sau đó đảo chiều-điển hình là thời điểm đầu tháng 1 năm 2007. khi chỉ số Vnidex sụt giảm liên tục trong vài phiên giao dịch và đột ngột tăng mạnh trở lại điều này chỉ báo một tín hiệu khả quan trên thị trường khi những thông tin bắt đầu được xác nhận.2. Đường momentum vượt qua đường zero điều này có thể thấy vời thời điểm vào giữa tháng 3 năm 2007 khi đó lần đầu tiên trong khoảng thời gian khảo sát đường momentum vượt xuống dưới đường zero. Từ tín hiệu này cho thấy thị trường có những bước điều chỉnh thật sự sau một khoảng thời gian dài chỉ số VN-Index ở mức cao và đường momentum chưa từng vượct qua mức này.Chỉ số cường độ tương đối - RSI ( Relative Strenth Index )Công thức tính:RSI = 100-100/(1+RS)RS= (Trung bình phần tăng giá đóng cửa trong X ngày ) chia (Trung bình phần giảm giá đóng cửa trong X ngày)RSI được biểu diễn trên mặt chia đứng từ 0 đến 100.Dịch chuyển trên mức 70 được xem là mua quá mức. Dịch chuyển dưới 30 được xem là bán quá mức.Vì sự thay đổi xảy ra trong những thị trường giá lên và giá xuống nên mức 80 thường trở thành mua quá mức trong thị trường giá lên và mức 20 trở thành bán quá mức trong thị trường giá xuống.Trong thị trường bán quá mức:* Một sự dịch chuyển xuống dưới mức 30 báo trước một tình trạng bán quá mức, Nhà giao dịch nghĩ rằng thị trường đang ở mức đáy và đang tìm kiếm cơ hội mua.* Một sự cắt trở lại trên đường 30 lúc đó được tận dụng bởi nhiều nhà giao dịch như một sự xác nhận rằng xu hướng trong dao động đang kéo lên.* Trong thị trường mua quá mức* Sự cắt trở lại xuống dưới đường 70 có thể thường sử dụng như là tín hiệu bán.Nhận định:Cũng tương tự như những chỉ số khác đường RSI của VN-Index cũng biến động trong một biên độ được xác định. Tuy nhiên với chỉ số này có thể thấy mức độ biến động phù hợp với biên dưới là 20 và biên trên là 80.Với RSI có quá nhiều biến động chưa được phản ánh rõ ràng có nhiều biến động sai và RSI chỉ tạo ra tín hiệu đúng khi nó vượt qua được mức tăng ( giảm ) trước đó.Như thời điểm đầu tháng 8, cuối tháng 11 năm 2006 và đầu tháng 5 năm 2007 khi RSI đã bức phá được mức trước đó của nó thì thì trường bắt đầu tiếp tục xu hướng và tăng mạnh. Tuy nhiên trên quan điểm chung cần kết hợp phân tích các chỉ số khác để có quyết định dể dàng hơn.Tóm lại phân tích kĩ thuật phản ánh điểu gì về VN-Index?- Chỉ số VN-Index qua từng giai đoạn có thể được phản ánh chính xác bởi các công cụ hổ trợ trong phân tích kĩ thuật tại các điểm tín hiệu của các công cụ này.- Mức độ chính xác là tương đối cao, độ trễ của các chỉ số là có thể chấp nhận được.- Giá phản ánh tương đối thông tin trên thị trường và mức độ điều chỉnh tuỳ thuộc vào từng giai đoạn.
Admin (Theo saga.vn)