Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán phần 7

Theo công thức trên thì: • Nếu giá đóng cửa tăng kịch trần thì CLV = +1 • Nếu giá đóng cửa giảm kịch sàn thì CLV = -1 • Nếu giá đóng cửa bằng giá tham chiếu thì CLV = 0 • Nếu giá đóng cửa trên giá tham chiếu và dưới giá trần thì CLV là sốâm nằm trong khoảng 0 . +1 • Nếu giá đóng cửa dưới giá tham chiếu và trên giá sàn thì CLV là sốâm nằm trong khoảng 0 . -1 Nếu nhưOBV đơn thuần sửdụng tổng tích lũy khối lượng thì A/D Line sửdụng tổng tích lũy khối lượng nhân với hệsốgiá đóng tỷlệ(Volume x CLV), nghĩa là: Gọi A/D Linei là giá trịcủa đường tích lũy tại phiên i. Khi đó: A/D Linei= A/D Linei – 1+ Volume x CLV Cũng giống nhưOBV, A/D Line chỉquan tâm đếphương hướng mà không đểý đến giá trịnên A/D Line0 hoặc A/D Line-1 được quy ước có giá trịbằng 0.

pdf14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán phần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85 Trong đó C là giá đóng cửa L là giá sàn H là giá trần Theo công thức trên thì: • Nếu giá đóng cửa tăng kịch trần thì CLV = +1 • Nếu giá đóng cửa giảm kịch sàn thì CLV = -1 • Nếu giá đóng cửa bằng giá tham chiếu thì CLV = 0 • Nếu giá đóng cửa trên giá tham chiếu và dưới giá trần thì CLV là số âm nằm trong khoảng 0 .. +1 • Nếu giá đóng cửa dưới giá tham chiếu và trên giá sàn thì CLV là số âm nằm trong khoảng 0 .. -1 Nếu như OBV đơn thuần sử dụng tổng tích lũy khối lượng thì A/D Line sử dụng tổng tích lũy khối lượng nhân với hệ số giá đóng tỷ lệ (Volume x CLV), nghĩa là: Gọi A/D Linei là giá trị của đường tích lũy tại phiên i. Khi đó: A/D Linei = A/D Linei – 1 + Volume x CLV Cũng giống như OBV, A/D Line chỉ quan tâm đế phương hướng mà không để ý đến giá trị nên A/D Line0 hoặc A/D Line-1 được quy ước có giá trị bằng 0. 2. Ý nghĩa OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công đã có sự điều chỉnh về tỷ lệ tăng giá trải các phiên. Về ý nghĩa A/D Line cũng giống như OBV nhưng không giống OBV chỉ dựa thuần túy vào khối lượng giao dịch thành công để xét đoán tâm lý, hành vi nhà đầu tư và trạng thái của thị trường, A/D Line còn thể hiện các yếu tố trên trong mối quan hệ với giá cả qua các phiên nhờ hệ số điều chỉnh CLV. Do có sự tham gia của giá và khối lượng, nên A/D Line có thể coi một dạng phân tích phản ánh dòng chảy tiền tệ vào và ra khỏi thị trường đối với loại cổ phiếu đang xem xét nên A/D Line cho nhiều tín hiệu và sự xác nhận hơn OBV. Nếu OBV đánh giá sức tăng hoặc giảm của giá dựa trên khối lượng được giao dịch thành công và sự tăng giảm của giá. Nếu giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch nhỏ hoặc giá giảm nhẹ nhưng khối lượng giao dịch lớn thì đồ thị A/D Line tăng chậm. Nếu giá giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch lớn hoặc giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch nhỏ thì đồ thị A/D Line giảm chậm. Chỉ khi khối lượng giao dịch lớn với giá tăng mạnh thì đồ thị A/D Line mới tăng mạnh và chỉ khi cả giá và chỉ khi khối lượng giao dịch lớn với giá giảm mạnh thì đồ thị A/D Line mới giảm mạnh. Như vậy căn cứ vào sức tăng của A/D Line và việc hình thành phân kỳ âm hoặc dương của A/D Line để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế tăng hoặc giảm giá hiện tại. Do có hệ số điều chỉnh CLV nên cách hiểu về ý nghĩa phân kỳ âm và phân kỳ dương của OBV sẽ có sự khác biệt cần phải điều chỉnh. Khi một phân kỳ âm xuất hiện, điều này nghĩa là đã có sự xen kẽ một số phiên bán tháo với khối lượng lớn với giá giảm mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ hoặc giá tăng không mạnh nên không thiết lập được đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ. Các hiện tượng này cảnh báo về sự suy giảm sức tăng của giá nếu giá đang ở xu thế tăng hoặc củng cố cho sức mạnh sụt giảm nếu giá đang trên xu thế giảm. 86 Khi một phân kỳ dương xuất hiện, điều này nghĩa là đã có sự xen kẽ một số phiên thu gom với khối lượng lớn với giá tăng mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ hoặc giá giảm không mạnh nên không thiết lập được đáy mới thấp hơn đáy cũ. Các hiện tượng này cảnh báo về sự suy giảm sức giảm của giá nếu giá đang ở xu thế giảm hoặc củng cố cho sức mạnh tăng nếu giá đang trên xu thế tăng. 3. Cách sử dụng Cũng giống như OBV, A/D Line sử dụng phân kỳ âm và phân kỳ dương làm tín hiệu cảnh báo về sự thay đổi xu thế của giá cả hoặc xác nhận và củng cố tính chắc chắn của xu thế này. • Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ âm cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá tăng hiện tại. • Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang giảm thì phân kỳ âm khẳng định tính chắc chắn của sự giảm giá. • Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế giảm thì phân kỳ dương cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá giảm hiện tại. • Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ dương khẳng định tính chắc chắn của sự tăng giá. Xét ví dụ về giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh – BMP – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn Trong suốt 2 tháng 11 và 2 năm 2006, giá của cổ phiếu BMP có xu thế tăng, phân kỳ dương trên đồ thị A/D Line xuất hiện liên tục trong hai tháng này xác nhận tính chắc chắn của xu thế tăng giá. Thực tế xu thế này đã kéo dài sang hết tháng 01/2007 với sức tăng giá mạnh. Tuy nhiên trong tháng 01/2007 này, đồ 87 thị A/D Line có dạng dập dền không hình thành phân kỳ dương tạo thành cảnh báo về sự suy yếu của xu thế tăng giá hiện tại. Kết quả là bước sang tha giá cổ phiếu chuyển sang trạng thái dập dềnh, dao động mạnh và bắt đầu đi xuống trong tháng 03, 04 nắm 2007. Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ - FPT – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn Một phân kỳ âm đã xuất hiện trên đồ thị A/D Line vào tháng 01 năm 2007 trong khi giá của cổ phiếu FPT đang theo xu thế tăng lên. Hiện tượng này cảnh báo về sự thay đổi xu thế tăng giá hiện thời trong giai đoạn tới. Kết quả thể hiện ở giá cổ phiếu của FPT bắt đầu ngừng xu thế tăng vào tháng 2 và bắt đầu đi xuống từ tháng 03 năm 2007. 10 - Oscillator - Máy dao động Chaikin Như đã giới thiệu trong bài viết trước về đường tích lũy phân bổ A/D Line, bài viết này sẽ giới thiệu về phương pháp bổ trợ cho A/D Line. Phương pháp này được đặt tên là Chaikin oscillator – Máy dao động Chaikin lấy then tên của tác giả Marc Chaikin. Xem trước • Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ • Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề về khối lượng. • Phân tích kỹ thuật (6): MACD Histogram dự đoán MACD. • Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ. • Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan. 1. Tính toán 88 Giống như MACD tính bằng hiệu số hai giá trị trung bình hàm mũ của giá thì phương pháp Chaikin Oscillator được tính toán bằng hiệu số hai giá trị trung bình hàm mũ của A/D Line . Hiệu số giữa trung bình hàm mũ trong 3 phiên và trung bình hàm mũ trong 10 phiên thường được sử dụng. 2. Ý nghĩa Do cùng một cách tính toán, vì vậy xét về ý nghĩa, Chalkin Oscillator áp dụng đối với sự tăng giảm của A/D Line có ý nghĩa tương tự như MACD áp dụng đối với sự tăng gjảm của giá cả. Theo đó, Chalkin Oscillator xác nhận xu thế tăng hoặc giảm của A/D Line từ đó xác định xu thế tăng hoặc giảm của giá. Nếu Chaikin Oscillator dương tức là trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn, xu thế của A/D Line là tăng; ngược lại nếu Chaikin Oscillator âm tức là trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn, xu thế của A/D Line là giảm. Nếu đường trung bình động ngắn hạn giao cắt đường trung bình động dài hạn Chaikin Oscillator sẽ thay đổi giá trị từ dương sang âm (hoặc ngược lại) xuyên qua đường trung bình (giá trị 0); tín hiệu này cảnh báo về sự thay đổi xu thế từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng hoặc ngừng xu thế tăng, giảm chuyển sang biến động dập dềnh. Về thực chất Chaikin Oscillator phân tích chỉ ra xu thế của A/D Line chứ không trực tiếp chỉ ra xu thế của giá cả. Tính chất gián tiếp này giúp cho Chaikin Oscillator phán đoán với độ trễ ít hơn A/D Line; tuy nhiên, bù lại Chaikin Oscillator sẽ phản ánh kém chính xác hơn A/D Line. Do đó việc sử dụng Chaikin Oscillator cần phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác nhằm tăng tính chính xác phân tích. Chi tiết hơn về ý nghĩa của MACD và A/D Line, xin đọc các bài viết: • Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ • Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ. 3. Sử dụng Giống như MACD, Chalkin Oscillator sử dụng hai dấu hiệu là phân kỳ âm (hoặc dương) và sự giao cắt giữa đường Chalkin Oscillator và giá trị trung bình 0. Khi sử dụng Chalkin Oscillator cần phải có sự phối hợp với các tín hiệu khác để đảm bảo sự chính xác hơn trong dự đoán và xác nhận. Chi tiết hơn về sử dụng, Chalkin Oscillator, có thể tham tham khảo về cách dùng tương tự của phương pháp MACD nêu trong bài viết: Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ. Ví dụ về công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai - DNP 89 Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị - www.vietstock.com.vn Trên đồ thị Chaikin Oscillator xuất hiện phân kỳ dương trong thời gian đủ dài vào tháng 2 và tháng 3 năm 2007. Sự phân kỳ dương kéo dài đến khi đường Chaikin Oscillator giao cắt đường trung bình giá trị 0, sự giao cắt này xảy ra trước khi đồ thị A/D Line thiết lập các đỉnh cao mới để tạo thành phân kỳ dương. Đồng thời trên đồ thị giá, ngưỡng kháng cự (Resistance) bọ phá bỏ. Các tín hiệu liên tiếp trên củng cố và khẳng định sự tăng giá của DNP. Vào tháng 6/2007, phân kỳ âm xuất hiện trên Chaikin Oscillator với độ dốc rất lớn, trước đó phân kỳ dương trên đồ thị A/D Line đã chấm dứt đồng thời với dấu hiện đồ thị Chaikin Oscillator giao cắt giá trị 0 cảnh báo về xu thế giảm giá. Tiếp đó, phân kỳ âm xuất hiện trên cả hai đồ thị A/D Line và Chaikin Oscillator liên tục trong thời gian dài xác nhận xu thế giảm giá đang xảy ra của DNP. 11 - Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn là khái niệm sử dụng bổ biến trong toán học thống kê. Bài viết này sẽ bàn luận về ý nghĩa độ lệch chuẩn khi sử dụng làm công cụ phân tích kỹ thuật, các bài viết sau sẽ trình bày cụ thể từng phương pháp thuộc nhóm này. Xem trước • Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế. • Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan. 1. Tính toán Nếu gọi X là giá trị của cổ phiếu, E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau: 90 S = E[(X – EX)2] = E(X2) – [E(X)]2 d = Căn bậc hai của S Về trung bình động E(X) xem bài - Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế. 2. Ý nghĩa độ lệch chuẩn Trong thống kê độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình . Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn. Như vậy nếu giá của cổ phiếu có độ lệch chuẩn nhỏ, mức độ biến thiên giá của cổ phiếu này quanh trung bình động thấp, nếu độ lệch chuẩn lớn, mức độ biến thiên giá của cổ phiếu quanh trung bình động cao. Hãy hình dung trong ví dụ sau: vào cuối học kỳ người ta lấy hai học sinh cùng có điểm trung bình 5,0 để xét cho đi thi học sinh giỏi. Học sinh thứ nhất có độ lệch chuẩn là 0 vì điểm trong học kỳ của học sinh này toàn điểm 5; học sinh thứ 2 có độ lệch chuẩn lớn hơn 0 vì điểm trong học kỳ của học sinh này có cả hai loại điểm 10 và điểm 0. Người ta nói học sinh thứ nhất học đều và ổn định hơn học sinh thứ hai. Nếu cử học sinh thứ nhất đi thi thì sẽ an toàn hơn vì không sợ bị điểm liệt và mang tiếng xấu về cho trường, nhưng cử học sinh thứ hai sẽ có khả năng sinh lợi lớn hơn vì có thể đoạt giải nhất mặc dù rủi ro bị liệt là tương đương. Điều này cũng có ý nghĩa tương tự về mức độ sinh lời và rùi ro trong chứng khoán, càng chấp nhận rủi ro cao thì sinh lời càng lớn. Trong xác xuất thống kê, nếu gọi X là giá cổ phiếu với trung bình là a, theo mô hình phân phối chuẩn có các xác suất sau: • P(a – d < X < a + d) = 68,26% • P(a – 2d < X < a + 2d) = 95,44% • P(a – 3d < X < a + 3d) = 99,74% Điều này có nghĩa xác suất để giá cổ phiếu nằm trong khoảng từ trung bình giá trừ đi độ lệch chuẩn (a – d) cho đến trung bình giá cộng với độ lệch chuẩn (a + d) là 68.26% tức là gần 70%. Chú ý rằng 70% là ngưỡng mà nhiều nhà kinh doanh và quân sự mong đợi: “nếu khả năng chắc thắng 70% thì cứ việc tiến hành”. Vì vậy nếu giá cổ phiếu không nằm trong khoảng 70% (vượt trên ngưỡng a + d hoặc xuống dưới ngưỡng a - d) thì đó sẽ là các tín hiệu cảnh báo cần phải chú ý. 12 - Bollinger Band - Dải băng Bollinger Tiếp theo bài trước bàn về độ lệch chuẩn, bài này sẽ giới thiệu một phương pháp sử dụng độ lệch chuẩn là dải băng Bollinger (Bollinger Bands) của tác giả John Bollinger. Xem trước • Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn • Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế. • Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan. 1. Tính toán 91 Về tính toán và vẽ đồ thị, dải băng Bollinger sử dụng độ lệch chuẩn và được vẽ bởi hai đường đồ thị trên cùng đồ thị giá của cổ phiếu: một đường goi là băng trên (upper band) và một đường gọi là băng dưới (lower band): • Băng trên được vẽ bởi giá cổ phiếu cộng với độ lệch chuẩn. • Băng dưới được vẽ bởi giá cổ phiếu trừ đi độ lệch chuẩn. Về cách tính độ lệch chuẩn, xem bài Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn 2. Ý nghĩa Trong bài viết về độ lệch chuẩn đã chỉ ra xác suất giá cổ phiếu nằm trong dải băng Bollinger là xấp xỉ 70%. Nếu giá cổ phiếu không nằm trong dải băng Bollinger, tức là thuộc về phần xác suất 30% còn lại thì các tín hiệu này cần phải chú ý. • Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều, giá cổ phiếu sẽ vượt quá băng trên (upper band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm trên dải băng trên thì điều này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. • Khi sức giảm của giá quá mạnh, cung lớn hơn cầu nhiều, giá cổ phiếu sẽ đi thấp hơn băng dưới (lower band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm dưới dải băng dưới thì điều này có nghĩa là sức giảm giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. Nếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng ngay sau đó thì đây là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm sức mạnh của tăng hoặc giảm giá khi sự tăng hoặc giảm giá đã đạt đến sự căng thẳng quá mức. Điều này giống như sự bùng phát cuối cùng rồi lịm dần của sự sống vào thời điểm hấp hối. 3. Cách sử dụng: Dựa vào giá vượt ra ngoài dải bollinger: khi giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải Bollinger và tiếp tục nằm ở ngoài dải thì xu thê tăng hoặc giảm giá hiện tại sẽ tiếp tục: • Nếu giá nằm quá dải trên (upper band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế tăng sẽ tiếp tục tăng mạnh. • Nếu giá nằm dưới dải dưới (lower band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế giảm sẽ tiếp tục giảm mạnh. Dựa vào giá vượt ra ngoài dải bollinger rồi quay trở lại nằm trong dải: • Nếu giá cổ phiếu vượt quá dải trên (upper band) rồi sau đó thiết lập một đỉnh giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế tăng giá hiện tại và chuyển sang xu thế giảm hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang giảm và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu rớt xuống dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band. • Nếu giá cổ phiếu xuống dưới dải dưới (lower band) rồi sau đó thiết lập một đáy giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế giảm giá hiện tại và chuyển sang xu thế tăng hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang tăng và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu vượt lên trên dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band. 92 Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về các dấu hiệu đảo chiều này, cần phải có sự kết hợp với các phương pháp phân tích khác. Xét ví dụ về công ty Cổ phần Vận Tải Hà Tiên – HTV sử dụng Dải băng bollinger tính trong 20 phiên. Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị • Tại các thời điểm xác định bằng các đường kẻ màu đỏ và xanh, giá cổ phiếu đã vượt quá băng trên (upper band) hoặc xuống thấp hơn băng dưới (lower band), nếu so sánh lên đồ thị RSI sẽ thấy các thời điểm này tương ứng với các ngưỡng siêu mua và siêu bán. Điều này khẳng định sức tăng (hoặc giảm giá) hiện tại là rất mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 2, các đỉnh của giá liên tục được thiết lập cao hơn băng trên (upper band) khẳng định sức tăng giá rất mạnh và còn tiếp diễn dài trong giai đoạn này. • Tại các vùng được khoanh tròn là các tín hiệu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng này. • Vòng tròn số 1 và số 4 là khoảng thời gian mà một đỉnh của giá cổ phiếu được thiết lập nằm trên băng trên và một đỉnh tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong dải băng bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang giảm và càng được khẳng định chắc chắn hơn khi giá cổ phiếu đi xuống dưới đường trung bình động SMA-20. • Vòng tròn số 2 và số 3 là khoảng thời gian mà một đáy của giá cổ phiếu được thiết lập nằm thấp hơn băng dưới và một đdáy tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong dải băng bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang tăng. Tuy nhiên vòng tròn số 3 được khẳng định chắc chắn và có sức tăng mạnh mẽ hơn vì giá cổ phiếu sau đó đã xuyên phá và vượt lên trên đường trunh bình động SMA – 20. 13 - Độ rộng băng Bollinger - Bollinger Band Width – BBW 93 Tiếp theo bài viết trước về dải băng Bollinger, bài viết này giới thiệu về một phương pháp khác sử dụng độ lệch chuẩn: Phương pháp này dựa vào độ rộng của dải băng bollinger. Xem trước • Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan • Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn • Phân tích kỹ thuật (12): Dải băng Bollinger - Bollinger Band 1. Tính toán Phương pháp này lấy giá trị dải trên trừ cho giá trị của dải dưới của dải băng Bollinger – (Bollinger Band) để lấy khoảng cách giữa hai dải vì vậy phương pháp này được gọi là độ rộng của dải băng Bollinger Band. Giá trị này bằng hai lần độ lệch chuẩn. BBW = Giá trị dải trên - Giá trị dải dưới = 2 x Độ lệch chuẩn 2. Ý nghĩa Độ lệch chuẩn phản ánh mức độ biến đổi đồng đều của giá. Nếu giá trị của BBW lớn thể hiện giá cả có sự biến động đột biến. Nếu giá trị của BBW nhỏ thể hiện giá cả có sự biến động đồng đều và ổn định. Thông thường trong một thị trường có xu thế tăng giá hoặc thị trường suy thoái với xu thế giảm giá, BBW sẽ có giá trị lớn, giá trị này càng lớn thể hiện tốc độ tăng hoặc giảm giá càng mạnh. Còn trong một thị trường biến động dập dềnh không xu thế, giá cả ổn định, BBW sẽ có giá trị nhỏ, giá trị này càng nhỏ thể hiện mức độ biến động giá càng nhỏ. Trong thị trường tăng trưởng, khi BBW đạt đến mức cực đại tạo thành 1 đỉnh, giá cả trên thị trường sẽ có chiều hướng đi vào ổn định trong ngắn hạn, những ngày này được gọi là những ngày phân phối, một chu kỳ tăng trưởng sẽ có một số ngày phân phối – thông thường từ 3 đến 5 ngày phân phối. Khi BBW đạt đến mức rất lớn, thể hiện thị trường đang ở trạng thái phấn khích với giá cả tăng vọt rất nhanh, lúc này khả năng thị trường đi vào suy thoái rất cao và khi BBW đạt đến cực đại với giá trị rất lớn và bắt đầu đi xuống chính là lúc báo hiệu về một thị trường suy thoái đang bắt đầu. Khi thị trường suy thoái và bắt đầu đi vào ổn định trong trung hạn, BBW sẽ có giá trị nhỏ và kéo dài, khi BBW tăng trở lại sẽ là tín hiệu cảnh báo về khả năng thị trường sẽ có một xu thế mới hình thành – tăng hoặc giảm giá. 3. Cách sử dụng BBW chỉ được sử dụng như một công cụ thẩm tra lại tính chính xác về sự tăng trường và suy thoái của thị trường, không nên dùng BBW như một công cụ độc lập để dự đoán. Sử dụng BBW cần chú ý đến đỉnh có giá trị lớn và đáy có giá trị nhỏ của BBW. Khi BBW đạt đến đỉnh với giá trị lớn và bắt đầu đi vào suy giảm, tín hiệu này là dấu hiệu cho thấy xu thế hiện tại đã kết thúc. Khi BBW đạt đến đáy với giá trị nhỏ và bắt đầu tăng trở lại, tín hiệu này là dấu hiệu cho thấy xu thế dập dềnh kết thúc và khả năng thị trường sẽ hình thành xu thế tăng hoặc giảm giá. Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) 94 Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị Tại những thời điểm được kẻ bằng đường thẳng màu đỏ, BBW đã đạt đến đỉnh với giá trị lớn, đây cũng là lúc kết thúc xu thế tăng giá của BBT. Tại thời điểm được kẻ bằng đường thẳng màu xanh, BBW đã đạt đến đáy với giá trị nhỏ và bắt đầu tăng trở lại, đây là lúc xu thế dập dềnh kết thúc, thị trường bắt đầu tă
Tài liệu liên quan