Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận

Xác định được sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn Xác định được sản lượng bán hoặc doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn Có khả năng ứng dụng phân tích CVP để xác định ảnh hưởng của sự thay đổi của định phí, biến phí, giá bán, và sản lượng lên lợi nhuận của doanh nghiệp Soạn thảo được báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Hiểu được tầm quan trọng của cấu trúc chi phí trong phân tích CVP Nắm được các giả thiết sử dụng trong phân tích CVP

ppt42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN * MỤC TIÊU HỌC TẬP Xác định được sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn Xác định được sản lượng bán hoặc doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn Có khả năng ứng dụng phân tích CVP để xác định ảnh hưởng của sự thay đổi của định phí, biến phí, giá bán, và sản lượng lên lợi nhuận của doanh nghiệp Soạn thảo được báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Hiểu được tầm quan trọng của cấu trúc chi phí trong phân tích CVP Nắm được các giả thiết sử dụng trong phân tích CVP * GIỚI THIỆU Nhà quản lý quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp phải nắm được mối quan hệ giữa ba nhân tố Chi phí, Sản lượng (doanh thu), và Lợi nhuận. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Phân tích mối liên hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận (viết tắt phân tích CVP) là việc nghiên cứu hành vi của tổng doanh thu, tổng chi phí,và đặc biệt là lợi nhuận khi có sự thay đổi mức độ hoạt động (ví dụ: sản lượng), giá bán, và các biến phí và định phí. * Phân tích CVP đóng một vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Phân tích CVP là một công cụ quản lý, được sử dụng trong việc lập kế hoạch và nhiều tình huống ra quyết định Cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để doanh nghiệp đạt hòa vốn? Cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong muốn? Doanh thu, chi phí, và lợi nhuận bị ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng bán gia tăng? Quyết định tăng/giảm giá bán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh số và lợi nhuận? Quyết định tăng chi phí tiếp thị sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận? Nổ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, và lợi nhuận? v.v… GIỚI THIỆU (tt) * CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM Phân tích CVP được thực hiện dựa trên cách phân loại chi phí theo cách ứng xử (phân loại chi phí theo biến phí và định phí) Báo cáo thu nhập được sử dụng trong phân tích CVP được thiết lập trên cơ sở phân loại chi phí theo biến phí và định phí. Chúng ta tạm gọi, báo cáo thu nhập này là báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng ta xem xét số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty H như sau: Giá bán đơn vị (P) $250 Sản lượng (Q) 400 đơn vị/tháng Biến phí đơn vị (UVC) $ 150 Định phí (FC) $35.000/tháng * CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM (tt) Báo cáo thu nhập của Công ty H được thiết lập từ các số liệu trên như sau: Coâng ty H Baùo caùo thu nhaäp Thaùng……naêm 200N * CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM (tt) Doanh thu: là dòng tài sản thu được (hiện tại hoặc trong tương lai) từ việc tiêu thụ (cung cấp sản phẩm hoặc dich vụ cho khách hàng) Về cơ bản, doanh thu được xác định bằng tích số giữa giá bán và sản lượng tiêu thụ (là các căn cứ điều khiển sự phát sinh của doanh thu) Doanh thu (TR) = Giá bán (P) x Sản lượng (Q) Doanh thu sẽ được ghi nhận khi sản phẩm hoặc dịch vụ được xác định là tiêu thụ * CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM (tt) Tổng chi phí bao gồm biến phí và định phí: Tổng chi phí (TC) = Biến phí (VC) + Định phí (FC) Lợi nhuận hoạt động (operating profit - OP) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí từ hoạt động SXKD chính của doanh nghiệp: Lợi nhuận hoạt động = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận thuần (net profit - NP) là lợi nhuận hoat động, cộng với lợi nhuận khác sinh ra từ hoạt động kinh doanh (ví dụ như lợi nhuận tài chính), trừ cho thuế thu nhập doanh nghiệp * Số dư đảm phí hay còn gọi là giá trị đóng góp (contribution margin) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí khả biến: Số dư đảm phí = Tổng doanh thu - Chi phí khả biến Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán - Chi phí khả biến đơn vị (UCM) (P) (UVC) Số dư đảm phí được dùng để trang trải các chi phí bất biến và phần còn lại sau đó là lợi nhuận thực hiện được trong kỳ: + Số dư đảm phí > Tổng định phí ---> Có lãi + Số dư đảm phí = Tổng định phí ---> Hòa vốn + Số dư đảm phí Lỗ CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM (tt) * Trở lại ví dụ của Công ty H, tổng doanh thu là $100.000 và tổng biến phí là $60.000. Do vậy, tổng số dư đảm phí đạt được là $40.000 Số dư đảm phí này dùng để trang trải $35.000 định phí. Vì thế, Công ty đạt được $5.000 lợi nhuận trước thuế Giá bán đơn vị là $250 và biến phí đơn vị là $150, do vậy số dư đảm phí đơn vị là $100 (= 250 – 150) Công ty bán được 400 sản phẩm/tháng, nên tổng số dư đảm phí đạt được là $40.000 (= 400 x 100) CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM (tt) * CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM (tt) Tỷ lệ số dư đảm phí (%): Tỷ số giữa tổng số dư đảm phí và tổng doanh thu: Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí / Tổng doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí đơn vị/ Giá bán Tỷ lệ số dư đảm phí rất có ích vì nó cho biết được một cách nhanh chóng số dư đảm phí sẽ và lợi nhuận bị ảnh hưởng như thế nào khi doanh thu biến động. * CÁC THUẬT NGỮ/KHÁI NIỆM (tt) Đối với Công ty H, tổng doanh thu là $100.000 và tổng biến phí là $60.000. Do vậy, tỷ lệ số dư đảm phí là 0.4 (40%) Chúng ta cũng có được đáp số trên khi lấy số dư đảm phí đơn vị ($100) chia cho giá bán đơn vị ($250) Khi doanh thu tăng 30% (tăng $30.000), số dư đảm phí sẽ tăng một lượng bằng 40% x 30.000 = 12.000 Nếu định phí không tăng, lượng tăng lên của số dư đảm phí chính là lượng tăng lên của lợi nhuận * CÁC GIẢ THIẾT TRONG PHÂN TÍCH CVP Tổng chi phí có thể được phân loại thành 2 thành phần là biến phí và định phí Tổng doanh thu và tổng chi phí có quan hệ tuyến tính với sản lượng (trong phạm vi phù hợp) Giá bán đơn vị, biến phí đơn vị, và định phí xác định được Cơ cấu doanh thu của các sản phẩm không đổi khi tổng sản lượng các sản phẩm tiêu thụ được thay đối Tồn kho thành phẩm đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau (giả thiết rằng, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là bằng nhau) Không quan tâm đến giá trị theo thời gian của đồng tiền (phân tích CVP được sử dụng trong quyết định ngắn hạn) * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN (BREAK-EVEN ANALYSIS) ĐIỂM HÒA VỐN LÀ GÌ? Là mức họat động (Ví dụ: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ) mà tại đó doanh thu cân bằng chi phí (lợi nhuận bằng không) PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN: (Trường hợp: Công ty sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm) Gọi P là giá bán UVC là biến phí đơn vị FC là định phí TC là tổng chi phí Q là sản lượng TR là tổng doanh thu NP là lợi nhuận * Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí NP = TR - TC NP = P*Q - (FC + UVC*Q) (1) Tại điểm hòa vốn: NP = 0 (1)  P*Q - (FC + UVC*Q) = 0  (P-UVC)Q = FC  QBEP = FC / (P-UVC) (2) Sản lượng hòa vốn = Định phí / Số dư đảm phí đơn vị PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Xác định sản lượng hòa vốn * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Xác định doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn: TRBEP = P*QBEP = Giá bán * Sản lượng hòa vốn (3) Thay QBEP = FC/(P-UVC) vào (3): TRBEP = P* [FC/(P-UVC)] TRBEP = FC/[(P-UVC)/P] Doanh thu hòa vốn = Định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Trở lại ví dụ của Công ty H, tổng định phí (FC) là $35.000 và số dư đảm phí đơn vị là $100. Vậy sản lượng hòa vốn của Công ty sẽ là 350 đơn vị sản phẩm (= 35.000/100) Với tỷ lệ số dư đảm phí là 0.4, Công ty sẽ đạt doanh số hòa vốn $87.500 (=35.000/0.4) * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Bằng đồ thị Đồ thị hòa vốn là công cụ trực quan, giúp cho nhà quản lý trong việc phân tích hòa vốn thuận lợi. Đồ thị hòa vốn giúp nhà quản lý thấy được mối quan hệ giữa mức độ họat động với lợi nhuận đạt được một cách rõ ràng, dễ hiểu. ---> được sử dụng phổ biến hơn dùng công thức * ĐỒ THỊ HÒA VỐN * ĐỒ THỊ LỢI NHUẬN * PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN Bài toán: Công ty phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm (hoặc phải thực hiện doanh thu bao nhiêu) để đạt được lợi nhuận mong muốn NPEBT (lợi nhuận trước thuế)? Q = (FC+ NPEBT)/(P-AVC) Sản lượng = (Định phí+Lợi nhuận mong muốn)/ Số dư đảm phí đơn vị Chứng minh: NPEBT = TR - TC NPEBT = P*Q - (FC + UVC*Q)  (P-UVC)Q = FC+ NPEBT  Q = (FC+ NPEBT)/(P-UVC) * PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN Ảnh hưởng của thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) Bài toán: Công ty phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm (hoặc phải thực hiện doanh thu bao nhiêu) để đạt được lợi nhuận sau thuế mong muốn NPEAT (after-tax expected profit)? trong đó: t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Lưu ý: NPBT = NPAT /(1-t) trong đó, NPBT là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp * PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN Trở lại ví dụ của Công ty H, nếu Công ty muốn đạt được lợi nhuận trước thuế là $40.000/tháng thì Công ty phải bán được bao nhiêu sản phẩm? Lúc này, doanh thu cần đạt được sẽ là $187.500 (=750 x 250) Câu hỏi: Công ty cần đạt được mức lợi nhuận sau thuế là $36.000 thì Công ty phải bán được bao nhiêu sản phẩm? Biết rằng, Công ty chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Trường hợp công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm Bài toán: Xét trường hợp công ty sản xuất và tiêu thụ N loại sản phẩm khác nhau, với khối lượng dự kiến của mỗi loại: Loại sản phẩm 1 2 … N Khối lượng dự kiến: Q1 Q2 … QN Biến phí đơn vị UVC1 UVC2 … UVCN Giá bán P1 P2 … PN Tổng định phí của công ty FC Yêu cầu: Xác định tổng sản lượng hòa vốn của công ty, sản lượng của từng loại sản phẩm để công ty hòa vốn. * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Trường hợp công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm Xác định sản lượng hòa vốn: Áp dụng công thức: Sản lượng hòa vốn = Định phí/Số dư đảm phí đơn vị Thay chỉ tiêu “Số dư đảm phí đơn vị” trong công thức bằng chỉ tiêu “Số dư đảm phí đơn vị trung bình có trọng số” (weighted average unit contribution margin) Gọi ti (i = 1…N) là tỷ trọng của loại sản phảm loại i: ti = Qi/Q (Q = Q1 + Q2 + … + QN) Số dư đảm phí đơn vị trung bình có trọng số = ti(Pi - UVCi) * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Trường hợp công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm Xác định sản lượng hòa vốn: (tiếp theo) Tổng sản lượng hòa vốn của Công ty: QBEP = FC/ ti(Pi - UVCi) Sản lượng của từng loại sản phẩm để công ty hòa vốn: Qi = QBEP*ti * PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Trường hợp công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm Ví dụ: Công ty X sản xuất và tiêu thụ 3 loại sản phẩm X, Y, Z với các thông tin như sau: Loại sản phẩm X Y Z Khối lượng dự kiến: 5.000 8.000 12.000 Biến phí đơn vị 1.000 1.200 1.500 Giá bán 2.500 3.000 3.500 Tổng định phí của công ty 500.000.000 Yêu cầu: Xác định tổng sản lượng hòa vốn của công ty và sản lượng tương ứng của từng loại sản phẩm. * Đáp số: * KẾT CẤU CHI PHÍ (COST STRUCTURE) Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí. Một doanh nghiệp xác lập một kết cấu chi phí sao cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình. Chọn kết cấu chi phí như thế nào? - kế hoạch phát triển trước mắt và dài hạn - sự biến động hàng năm của doanh số - thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro * Kết cấu chi phí ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận? * DOANH THU TĂNG 50% * DOANH THU GIẢM 50% * ĐÒN BẨY KINH DOANH Là một đại lượng nhằm đo lường mức độ sử dụng định phí trong kết cấu chi phí của một tổ chức. Hệ số đòn bẩy kinh doanh = Số dư đảm phí/lãi thuần Những công ty có định phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì hệ số đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn. Ý nghĩa: Đòn bẩy kinh doanh đề cập đến khả năng của nhà quản lý trong việc gia tăng lợi nhuận khi doanh thu tăng. Mức tăng lợi nhuận = Mức tăng doanh thu * hệ số đòn bẩy kinh doanh * ĐÒN BẨY KINH DOANH Với Công ty H, hệ số đòn bẩy kinh doanh tại mức doanh thu $100.000 là 8 (=40.000/5.000) Khi doanh thu tăng 30%, lãi thuần của Công ty sẽ tăng 240% (=8 x 30%), tức tăng $12.000 (240% x 5.000) Lưu ý: Kết quả này chỉ đúng khi định phí của Công ty không gia tăng * ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CVP TRONG CÁC TÌNH HUỐNG RA QUYẾT ĐỊNH Phân tích CVP được các nhà quản lý ứng dụng phổ biến trong việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh. Các nhà quản lý sử dụng phân tích CVP để xem xét ảnh hưởng của các quyết định của họ đến lợi nhuận của công ty. Chính sách về định phí Chính sách về biến phí Chính sách về giá bán Chính sách về kết cấu giá bán Sự phối hợp các chính sách về chi phí, giá bán * ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CVP TRONG CÁC TÌNH HUỐNG RA QUYẾT ĐỊNH Chúng ta lấy số liệu của công ty H để minh họa cho các ứng dụng sau đây. Các số liệu về doanh thu và chi phí của công ty như sau: Giá bán $ 250/đơn vị Biến phí $ 150/đơn vị Định phí $ 35.000/tháng Sản lượng hiện tại 400 đơn vị/tháng Với các thông tin trên, báo cáo thu nhập của Công ty được thiết lập như sau: * CÔNG TY H BÁO CÁO THU NHẬP Tháng……năm N ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CVP TRONG CÁC TÌNH HUỐNG RA QUYẾT ĐỊNH * ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CVP TRONG CÁC TÌNH HUỐNG RA QUYẾT ĐỊNH Chúng ta sẽ sử dụng các số liệu này để chỉ ra ảnh hưởng của những biến động trong chi phí khả biến, chi phí bất biến, đơn giá bán và doanh số đến quá trình sinh lợi của công ty. Chúng ta sẽ nghiên cứu việc này thông qua các tình huống khác nhau dưới đây: * TÌNH HUỐNG 1 CHI PHÍ BẤT BIẾN VÀ DOANH SỐ BIẾN ĐỘNG Nhà quản lý hy vọng rằng nếu tăng chi phí quảng cáo hàng tháng lên thêm $10.000 thì doanh số bán sẽ tăng 30%. Hỏi công ty có nên đầu tư thêm vào chi phí quảng cáo hay không? Phân tích: Số dư đảm phí tăng thêm (30.000 x 40%) $ 12.000 Trừ: Định phí tăng thêm $ 10.000 Lợi nhuận tăng thêm $ 2.000 Kết luận: Công ty nên xem xét thực hiện chương trình quảng cáo để thúc đẩy doanh số ( sau khi phân tích thêm các thông tin định tính) * TÌNH HUỐNG 2 CHI PHÍ KHẢ BIẾN VÀ DOANH SỐ BIẾN ĐỘNG Vẫn giả sử rằng công ty H hiện bán được 400 sản phẩm/tháng. Nhà quản lý dự tính sử dụng các bộ phận cấu thành rẻ hơn trong việc sản xuất sản phẩm và điều này sẽ tiết kiệm được $25/sản phẩm. Tuy vậy, do thay thế nguyên liệu sản xuất nên chất lượng sản phẩm sẽ bị giảm xuống chút ít và chính điều này làm cho mức tiêu thụ hàng tháng có thể giảm xuống còn 350 sản phẩm. Quyết định trên có được thực hiện hay không? Phân tích: Số dư đảm phí đơn vị dự kiến $125 Tổng số dư đảm phí dự kiến (350 x 125) $43.750 Tổng số dư đảm phí hiện tại $40.000 Số dư đảm phí tăng thêm $3.750 Lợi nhuận tăng thêm $3.750 Kết luận: Kế hoạch nên xem xét thực hiện * TÌNH HUỐNG 3 CHI PHÍ CỐ ĐỊNH, GIÁ BÁN, SẢN LƯỢNG BIẾN ĐỘNG Để tăng doanh số, nhà quản lý dự định giảm giá bán $20/sản phẩm đồng thời tăng chi phí quảng cáo lên thêm $15.000/tháng. Nhà quản lý hy vọng rằng nếu thực hiện điều này thì sản lượng tiêu thụ hàng tháng có thể tăng lên 50%. Có nên thực hiện phương án trên hay không? Phân tích: (bài tập dành cho sinh viên) Đáp số: Lãi thuần dự kiến sẽ giảm $7.000 (so với phương án hiện tại) * TÌNH HUỐNG 4 CHI PHÍ BẤT BIẾN, KHẢ BIẾN, SẢN LƯỢNG BIẾN ĐỘNG Nhà quản lý muốn thay thế việc trả lương cho người bán hàng với mức lương cố định hiện nay là $6.000/tháng bằng cách chi trả lương theo số lượng sản phẩm bán được với mức $15/sản phẩm. Nhà quản lý cho rằng phương pháp trả lương mới có thể thúc đẩy việc bán hàng và làm cho doanh số tăng 15%. Phương pháp trả lương này có nên thực hiện hay không? Phân tích: (bài tập dành cho sinh viên) Đáp số: Lãi thuần dự kiến sẽ tăng $5.100 (so với phương án hiện tại) * TÌNH HUỐNG 5 THAY ĐỔI KẾT CẤU GIÁ BÁN Vẫn giả sử hiện tại công ty tiêu thụ được 400 sản phẩm/tháng. Công ty có một cơ hội bán thêm 150 sản phẩm cho một nhà buôn nếu như công ty đưa ra một mức giá mà nhà buôn này chấp nhận được. Nếu như công ty muốn kiếm thêm $3.000 lợi nhuận hàng tháng thì công ty phải định giá bán sản phẩm cho nhà buôn này như thế nào? Phân tích: (bài tập dành cho sinh viên) Đáp số: Mức giá tối thiểu là $170/1 sản phẩm
Tài liệu liên quan