Phân tích môi trường kinh doanh của công ty café Trung Nguyên ( Sử dụng ma trận SWOT)

Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Ngành nông nghiệp Cà phê ở Việt Nam bắt đầu hình thành dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp vào thế kỷ 19 và nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp chủ lực. Vào giữa những năm 1990, Việt Nam đã trở thành một trong ba nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết cà phê của Việt Nam đều có chất lượng thấp và xuất khẩu với giá thấp. Trước thực trạng đó, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng những hạt cà phê chất lượng, đặc biệt của Việt Nam có thể được sản xuất và bán với giá trị cao tương xứng. Vì vậy, năm 1996, ông đã thành lập Trung Nguyên, một công ty sản xuất cà phê cùng một hệ thống quán cà phê.

doc34 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7478 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của công ty café Trung Nguyên ( Sử dụng ma trận SWOT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I. Đặt vấn đề A.Thị trường nội địa B. Thị trường quốc tế C. Bài học kinh nghiệm D. Nhân lực E. Thành tựu đã đạt được Mẫu phiếu điều tra, tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra A.Phiếu điều tra B. Bảng tổng hợp kết quả điều tra C. Đánh giá kết quả điều tra III. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty café Trung Nguyên ( Sử dụng ma trận SWOT). IV.Chiến lược Marketing IV.1. Đánh giá IV.2 Mục tiêu của kế hoạch Marketing IV.3 Chiến lược Marketing V.Dự báo bán hàng VI. Kết Luận CAFE TRUNG NGUYÊN Đặt vấn đề: Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Ngành nông nghiệp Cà phê ở Việt Nam bắt đầu hình thành dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp vào thế kỷ 19 và nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp chủ lực. Vào giữa những năm 1990, Việt Nam đã trở thành một trong ba nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết cà phê của Việt Nam đều có chất lượng thấp và xuất khẩu với giá thấp. Trước thực trạng đó, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng những hạt cà phê chất lượng, đặc biệt của Việt Nam có thể được sản xuất và bán với giá trị cao tương xứng. Vì vậy, năm 1996, ông đã thành lập Trung Nguyên, một công ty sản xuất cà phê cùng một hệ thống quán cà phê. Sản phẩm Cà Phê Rang Xay - Chuyên cho sáng tạo, Đặc biệt cho sáng tạo là sản phẩm được thị trường Việt Nam yêu chuộng từ những ngày đầu. Việt Nam là một thị trường mới nổi. Năm 1995, thu nhập bình quân đầu người chỉ có $ 250 (năm 2010 là $ 1,200). Đây là một trong những lý do tại sao ông Vũ đã chọn để phát triển một thương hiệu đẳng cấp nhằm chiếm lĩnh cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Để thực hiện được điều đó, ông đã phải thuyết phục thị trường trong nước tin tưởng vào giá trị và chất lượng sản phẩm mà Trung Nguyên đem đến, và thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có khả năng sản xuất những sản phẩm cà phê đặc biệt dành cho những người sành cà phê. A.Thị trường nội địa: Là chủ một doanh nghiệp chế biến cà phê, ông Vũ đã cải thiện, nâng cao được chất lượng sản phẩm, nhưng mạng lưới phân phối hiệu quả là một vấn đề khó khăn. Câu trả lời của Trung Nguyên cho việc này là thiết lập một chuỗi quán cà phê, tương tự như một phần mô hình của Starbucks, nơi cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm cà phê để dùng tại nhà. Chiến lược xây dựng thương hiệu của Trung Nguyên được lên kế hoạch cẩn thận. Để cạnh tranh với các công ty đa quốc gia về cà phê chuyên trong lĩnh vực chuỗi cửa hàng cà phê hoặc thương hiệu đa quốc gia như Nescafé, ông Vũ định vị thương hiệu Trung Nguyên là một phần của truyền thống Việt Nam. "Một bảo tàng cà phê thế giới tại Việt Nam" minh chứng cho lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Một trong những sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng nhất của Trung Nguyên là Cà phê Chồn (Weasel), được làm từ hạt cà phê thông qua quá trình tiêu hóa tự nhiên của những con chồn hương sau khi ăn những trái cà phê ngon nhất, cùng với bí quyết phương Đông đặc sắc của Trung Nguyên. Sản phẩm tinh tế, đẳng cấp này duy nhất trên thế giới, được bộ ngoại giao làm quà tặng cho các Nguyên Thủ Quốc Gia và chọn làm đại sứ ngoại giao văn hóa. Kết hợp di sản văn hóa và tính hiện đại là điểm đặc sắc của Trung Nguyên, được thể hiện rõ trên bao bì, trong mô hình thiết kế, trang trí của các quán cà phê. Với slogan “Khơi nguồn sáng tạo” Trung Nguyên đã tạo cảm hứng, thúc đẩy sáng tạo cho những người thưởng thức cà phê. Ông Nguyên Vũ khơi dậy khát vọng trong mỗi người dân Việt Nam. Một tầng lớp tri thức trẻ đã chấp nhận thương hiệu và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành những trung tâm quan trọng của xã hội. Quán Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1998, và đến năm 2010 Trung Nguyên đã có hơn 1.000 quán trên khắp Việt Nam và ra quốc tế. Trung Nguyên cũng đã đa dạng hóa sản phẩm cà phê, tạo nên những sản phẩm cà phê có hàm lượng cafein thấp, cà phê hòa tan G7, gu thưởng thước Cappuccino theo phong cách Ý... B. Thị trường quốc tế: Xuất khẩu là một phần quan trọng của chiến lược phát triển được Trung Nguyên xác lập ngay từ đầu, nhưng Trung Nguyên không giống với những doanh nghiệp xuất khẩu khác, Trung Nguyên chỉ xuất khẩu những sản phẩm được chế biến riêng theo gu thưởng thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay Trung Nguyên đã xuất hiện hơn 50 quốc gia ( Mỹ, Anh, Nhật, Úc...) Hầu như sự hấp dẫn của thương hiệu là tấn công vào các thị trường ngách, đánh vào nhu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm cà phê khác biệt, đặc biệt. Chẳng hạn như nhu cầu ở thị trường Mỹ, Anh, Úc... Những du khách đã từng đến Việt Nam chắc chắn sẽ biết đến thương hiệu này. Những nỗ lực để nhân rộng các quán cà phê trong nước nhằm thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu và thành lập hệ thống quán Trung Nguyên ở nước ngoài đều gặt hái được thành công. Hiện Trung Nguyên đã có nhiều quán ở Singapore và một số nơi khác trên thế giới như Nhật, Thái Lan. Tuy nhiên Trung Nguyên đang thành công tại Việt Nam và đã bắt đầu có chiến lược chinh phục thế giới. C. Bài học kinh nghiệm: Xây dựng một thương hiệu đẳng cấp trong một thị trường mới nổi có vẻ là mâu thuẫn. Nhưng trường hợp Trung Nguyên cho thấy điều đó có thể thực hiện được. Bằng sự kết hợp yếu tố văn hóa dân tộc, các giá trị và tạo nên một thương hiệu giàu khát vọng mà qua đó các tầng lớp tri thức trẻ nhìn thấy mình trong đó và khát khao khẳng định, Trung Nguyên làm thay đổi thị trường cà phê Việt Nam và sẽ thay đổi thế giới trong tương lai. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Tuy nhiên, Trung Nguyên cũng phải nhìn nhận rằng, việc phát triển, mở rộng thương hiệu ở nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian, và đòi hỏi nhiều sự điều chỉnh linh hoạt cho từng thị trường riêng biệt của quốc tế. Cùng lắng nghe những mốc lịch sử của Trung Nguyên qua lời kể của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty Cà Phê Trung Nguyên: “Gian nan ngày khởi nghiệp Hồi ức về những ngày tháng khởi nghiệp đầy lận đận và gian khó của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên. "Tôi có thể nói không sợ quá lời rằng sự xuất hiện của Trung Nguyên đã mang lại một không khí thưởng thức cà phê mới tại Việt Nam, và ở nhiều nơi trên thế giới giờ đây nói đến cà phê Việt Nam là người ta đều biết tới thương hiệu Trung Nguyên. Ngày khai trương lò rang cà phê, chúng tôi cũng tổ chức cúng để lấy hên, nhưng khi vừa cúng xong thì người bà con của ông chủ nhà về đã hất đổ mọi thứ, cắt bỏ hết dây điện. Chúng tôi đành phải chuyển lò rang đi nơi khác. Lò quay bằng tay, đốt bằng củi, hôm nào rang cà phê, bên dưới là mấy thằng ngồi học bài trên cái gác gỗ như bị nướng trong lò bát quái. Có vài vị hàng xóm sợ có ngày chúng tôi sẽ thiêu rụi nhà họ nên đi báo công an. Thế là một lần nữa lò rang của chúng tôi đành phải dẹp. Nhưng cũng có người giang tay với chúng tôi. Chúng tôi nhận về mỗi lần vài ba ký, rang, xay, đóng gói và chia nhau đi bỏ mối ở các quán. Sau đó thu tiền lại, trả và mượn tiếp vài ký khác. Logo của những bịch cà phê Trung Nguyên lúc đó là một mũi tên chĩa thẳng lên trời. Hình ảnh đơn giản ấy đã chứa trong đó biết bao khát vọng của tôi. Thế rồi thương hiệu cà phê Trung Nguyên của nhóm “mấy thằng sinh viên khùng khùng” chúng tôi bắt đầu được chú ý và đã có khách uống cà phê ưa chuộng. Chúng tôi biết tuyển những hạt ngon để làm ra những phin cà phê đậm đà, thơm lừng. Năm 1996, chúng tôi quyết định “bung ra”. Khi “hãng” cà phê Trung Nguyên khai trương bảng hiệu ở cây số 3 (thành phố Buôn Ma Thuột) thì dân cư ở đây ai cũng phì cười trước cái “tổng hành dinh” ọp ẹp phát khiếp ấy! Toàn bộ bảng hiệu của “hãng” đều do chúng tôi bò ra tự vẽ, tự sơn phết cả đêm để kịp sáng mai khai trương. Mà khách hàng ngày khai trương không ai khác chính là những người bạn sinh viên học cùng trường, cùng lớp đến uống chung vui với chúng tôi. Đó là một sự kiện trọng đại trong đời tôi và lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Trận đầu trong chuyến “viễn chinh” của chúng tôi đến Tp.HCM thảm bại hoàn toàn. Ngồi trên đống đổ nát mà mình dày công gầy dựng và qua đêm ở công viên với những người bạn, tôi cố gắng để không bị sụp đổ lòng tin và vẫn mãnh liệt nghĩ về ngày mai. Chúng tôi biết Sài Gòn là mảnh đất đầy tiềm năng để kinh doanh cà phê nhưng hiểu rằng mình chưa đủ sức. Kế hoạch mới của chúng tôi là sẽ mở các điểm kinh doanh ở miền Tây, lấy vùng nông thôn rộng lớn này làm hậu thuẫn cho việc kinh doanh của mình để từ đó làm “bàn đạp bao vây” tiến về Sài Gòn. Chúng tôi tìm được một đối tác ở Long Xuyên để mở lò rang xay chế biến, phân phối cà phê tại miền Tây. Nhưng chỉ sau một vài tháng, cuộc “hôn phối” vụng về này thất bại hoàn toàn. Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác thất trận ê chề khi lục tục cuốn gói với lỉnh kỉnh những lò cà phê quay tay cũ kỹ, ly tách, phin, muỗng... Sự thất bại này giúp tôi rút ra được một bài học: hợp tác làm ăn phải đồng thuận về tư tưởng, về phương thức kinh doanh, và quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tác. Tôi còn nhớ sau khi dọn hết đồ đạc ở Long Xuyên về Sài Gòn, một người bạn chạy chiếc Honda Dame già cỗi đến đón tôi. Chạy đến công viên Bách Tùng Diệp (ngã ba Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Tự Trọng, Q.1) thì chiếc xe già gãy làm đôi! Tôi không bao giờ quên hình ảnh chúng tôi qua đêm ở công viên. Mỗi lần đi ngang nơi này, tôi vẫn nhớ như in những cảm xúc của sự thất bại ở Long Xuyên và tình bạn ấm áp dưới gốc đa của buổi tối ngày nào. Thất bại ở Long Xuyên làm chúng tôi cạn kiệt hoàn toàn về vốn liếng, công việc kinh doanh cà phê ở Buôn Ma Thuột cũng gặp nhiều bế tắc, chỉ cầm cự từng ngày. Vốn liếng đâu để tiếp tục duy trì công việc kinh doanh? Lúc đó, chúng tôi có một người bạn thân đã đi làm và dành dụm mua được một chiếc xe Dream. Thời điểm đó chiếc xe là cả một tài sản lớn của anh. Vậy mà chúng tôi dám ngỏ ý mượn xe đem bán làm vốn kinh doanh. Chúng tôi đặt vấn đề: cho mượn thì coi như đã mất và nếu thành công thì chúng tôi trả lại. Người bạn đồng ý. Bây giờ tôi có thể đủ sức mua cả ngàn chiếc xe Dream nhưng vẫn không có chiếc xe nào quí giá bằng chiếc xe tình bạn của chúng tôi ngày đó. Có tình bạn vô giá đó tôi mới có được ngày hôm nay. Từ một quán cà phê miễn phí Tại thời điểm chúng tôi bắt đầu thăm dò thị trường Sài Gòn, mỗi hãng cà phê đều tài trợ cho một quán kha khá khoảng 5 triệu đồng/tháng - quá hớp đối với tài sản chúng tôi đang có chỉ là chiếc xe máy. Chúng tôi đi tìm những điểm bán cà phê nổi tiếng để học hỏi, tìm hiểu bí quyết chế biến rang xay cà phê ngon và được họ “trải lòng” rất đơn giản - bí quyết chỉ có mấy chữ: 10 triệu đồng. Ngày 20/8/1998 đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên khi chúng tôi khai trương quán cà phê đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) với hình thức phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày. Và đó là cú đột phá lịch sử với dân khoái uống cà phê Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán cà phê miễn phí. Có một ông khách khoảng 60 tuổi đến uống và nói với tôi: “Tui uống cà phê ở Sài Gòn đến từng này tuổi nhưng đây là lần đầu tiên được uống cà phê không phải trả tiền”. Quán đông nghịt suốt ngày đêm vì người ta truyền miệng nhau. Chúng tôi và mấy người bạn phục vụ suốt ngày đêm đến nỗi nói không ra tiếng mà trong lòng thì vui không thể tả. Chúng tôi đã định hình Trung Nguyên là quán cà phê mà khách hàng có thể mua hàng, uống cà phê đối chứng bằng cách đưa ra rất nhiều loại cà phê để khách chọn lựa và hướng dẫn cách thưởng thức cà phê “theo kiểu Trung Nguyên”. Điều khác biệt nhất của Trung Nguyên đối với tất cả các quán cà phê tại thời điểm đó là chúng tôi giúp cho khách hàng thấy được “chất” của cà phê, thấy được sự khác biệt đặc trưng giữa cà phê Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê Sẻ, cà phê Chồn... Quán cà phê này vẫn duy trì hoạt động ở địa điểm cũ nhưng chắc ít ai biết chính từ quán cà phê đầu tiên này chúng tôi đã phát triển lên đến con số 500 quán cà phê tại Việt Nam như hiện nay và tiếp tục mở những quán cà phê Trung Nguyên khác tại nước ngoài. Tặng cà phê cho Thủ tướng! Khi còn đi vay cà phê để rang, chúng tôi đã dám bỏ tiền ra đăng ký tham gia một hội chợ ở Nha Trang. Bao nhiêu tiền lời chúng tôi làm ăn được đều dồn hết cho cú tiếp thị đầu đời này. Hễ có cơ hội là chúng tôi tìm cách giới thiệu cà phê của mình. Năm 1995, nghe tin Thủ tướng Võ Văn Kiệt về thăm và làm việc với tỉnh Đắc Lắc, tôi nghĩ ngay: phải giới thiệu cho được cà phê Trung Nguyên của mình với Thủ tướng. Nhưng tiếp cận thủ tướng để tặng một bịch cà phê là điều không tưởng. Lần nào mon men tiếp cận cũng bị bật ra. Không bỏ cuộc, tôi chuyển sang… tặng những gói cà phê này cho các anh cảnh vệ, với lời nhắn là “quà của nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên kính tặng Thủ tướng”. Sau này có dịp ngồi tiếp chuyện bác Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), tôi nhắc lại kỷ niệm đó và hỏi là bác có nhận được quà không, ông chỉ cười... Trung Nguyên còn có thể mở rộng diện ra hơn nữa nhưng lúc này chúng tôi sẽ tập trung vào việc kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù nhượng quyền nhưng mục tiêu của Trung Nguyên vẫn là khẳng định tính đồng nhất: mỗi ly cà phê Trung Nguyên dù bạn thưởng thức tại Thành phố Hồ Chí Minh hay ở thị trấn sông nước Năm Căn hoặc trên phố núi Sa Pa đều có chất lượng, hương vị như nhau..." D. Nhân lực: Hiện nay Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho Công ty cổ phần, thương mại, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh Viêt Nam Global Gate Way (VGG) hoạt động tại Singapo. Ngoài ra Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 1500 lao động qua hệ thống 1000 quán café nhượng quyền trên cả nước. Đội ngũ quản lý của Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi truyền thống, bất động sản…Tập đoàn Trung Nguyên luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ năng động, tâm huyết và sẵn sàng xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn được tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có thể học hỏi phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “ Cam kết- Trách nhiệm- Danh Dự”. E. Thành tựu đã đạt được: Huân chương lao động hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007. Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ cho doanh nghiệp “ Đã có thành tích nhiều năm liền được bình chon danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” năm 2007. Giải thưởng “Nhượng quyền quốc tế 2007” do tổ chức FLA Singapore (FranChise and Liénsing Associaction) tổ chức thường niên nhằm tôn vinh những công ty có hoạt động nhường quyền xuất sắc tại quốc gia tham dự. 10 năm liền đạt danh hiêu hàng Việt Nam chất lượng cao (2000- 2009). Giải thương hiệu nổi tiếng Viêt Nam năm 2006 do Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam cấp. Giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp cục xúc tiến Thương Mại ( Bộ thương mại) tổ chức. Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 & 2005 do hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng. Huân chương lao động hạng III do chủ tịch nước trao tặng. Mẫu phiếu điều tra, tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra Phiếu điều tra Ngày phỏng vấn: 10-10-2011……………………………………… Người phỏng vấn: Mai Minh Trang………………………………… Địa chỉ: K54THB……………………………………………………. Các bạn thân mến! Chúng tôi thực sự muốn biết suy nghĩ của các bạn về sản phẩm cà phê Trung Nguyên của chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu các bạn bớt chút thời gian cho chúng tôi biết điều gì khiến bạn quan tâm và bạn cảm nhận như thế nào về sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi thiết kế bảng câu hỏi điều tra trắc nghiệm này để các bạn trả lời dễ dàng và nhanh chóng. Chúng tôi hi vọng các bạn sẽ vui vẻ điền hết. Xin chân thành cảm ơn. I- Đầu tiên bạn có thể cho chúng tôi biết một số thông tin về bạn: 1. Họ tên:……………………………………………………………. 2. Giới tính: a)nam b)nữ 3. Tuổi:………………………………………………………………. 4. Nghề nghiệp:……………………………………………………... 5. Trình độ học vấn:…………………………………………………. II- Nội dung 1. Bạn có biết đến sản phẩm của cà phê Trung Nguyên không? a.Có b.Không 2. Mục đích sử dụng của bạn : a.Sử dụng cho bản thân b.Mua cho người khác dùng c.Bán lại d.Mục đích khác 3.Bạn mua sản phẩm đó ở: a. Tại nhà b. Siêu thị c. Chợ d. Chỗ khác 4.Bạn mua sản phẩm đó khi: a. Khi cần dùng b. Khi có đợt khuyến mại c.Khi khác 5.Bạn thường sử dụng sản phẩm nào của cà phê Trung Nguyên:……………… 6. Bạn có sử dụng sản phẩm đó thường xuyên không? a. Có b. Không Nếu có bạn hãy cho biết số lượng cà phê Trung Nguyên mà bạn sử dụng trong 1 tháng:…..(gói nhỏ pha sẵn) hoặc loại gói to …(g) 7. Bạn chọn sản phẩm đó như thế nào? a. Thận trọng b. Mua theo thói quen c. Dùng thử d. Ý kiến khác Nếu bạn chọn ý kiến khác,bạn có thể cho chúng tôi biết ý kiến đó của bạn là : ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 8. Bạn chọn cà phê Trung Nguyên vì: a. Chất lượng tốt b. Giá rẻ c. Mẫu mã d. Ý kiến khác 9.Bạn đánh giá thế nào về sản phẩm của chúng tôi ? - Về giá cả a. cao b. trung bình c. thấp Bạn có thể cho biết bạn đang dùng sản phẩm ….. với giá…… - Về bao bì, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm cà phê Trung Nguyên: a. Đẹp b. Bình thường c. Ý kiến khác - Về kích cỡ, số lượng cà phê trong một gói nhỏ: a. Vừa đủ b. Thiếu c. Thừa -Về mùi vị của sản phẩm: a. Ngon b. Bình thường c. Ý kiến khác -Về hệ thống phân phối: a. Phân phối rộng rãi, khắp nơi b. Chỉ ở những địa điểm nhất định c. Phân phối còn hạn chế -Về hoạt đông xúc tiến, quảng cáo + Phương tiện quảng cáo: Trên các phương tiện thông tin đại chúng(tivi, báo,loa đài,…) Thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân,… Ý kiến khác Bạn có nhận xét gì về cách thức quảng cáo sản phẩm của công ty: ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. +Mức khuyến mại: Nhiều Ít Ý kiến khác Bạn hãy nêu một số ý kiến để thương hiệu cà phê Trung Nguyên ngày một phát triển hơn: a. Nâng cao chất lượng cà phê b. Tăng cường khuyến mại c. Đa dạng hóa sản phẩm cà phê Trung Nguyên …………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………… Bạn hãy chấm điểm cho chất lượng sản phẩm của chúng tôi theo thang điểm 4: 1 2 3 4 Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của các bạn. 1. Giới thiệu sơ lược về Trung Nguyên: Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần
Tài liệu liên quan