Phân tích môi trường kinh doanh Việt Nam & Sử dụng mô hình SWOT định hướng chiến lược cho công ty Vinamilk

- Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảng hơn 86 triệu người. - Tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm  Nước ta là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất khu vực (260 người/km2), sự gia tăng dân số khá nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động. Tuy nhiên tăng dân số cũng tạo sức ép rất lớn đến những vấn đề chung của xã hội như việc làm, nhà ở… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và vô hình chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Cơ cấu dân số: Theo thống kê năm 2009, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam là: • 0-14 tuổi: 29,4% • 15-64 tuổi: 65% • Trên 65 tuổi: 5,6%  Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng có được nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lao động Việt Nam mới chỉ có trên 25% số lao động được đào tạo, thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đó cũng là một khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải  Sự thay đổi quy mô hộ gia đình Xu hướng: các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng sống tự lập, ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu của nhiều loại hàng hóa, qua đó ảnh hưởng đến quy mô thị trường của doanh nghiệp.  Phân bố dân cư - Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) số dân của cả nước. Mật độ dân số khác biệt rất lớn giữa các vùng, vùng có mật độ đông dân nhất gấp mười lần vùng có mật độ dân số thấp nhất. - Dân cư có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành phố, tới các khu công nghiệp hóa, các khu đô thị mới. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các đôthị ngày càng mở rộng và đông đúc, hấp dẫn những người từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm.  Các doanh nghiệp cần có chiến lược tập trung vào những vùng thị trường ở thành phố đồng thời mở rộng chi nhánh ra các vùng trung du, miền núi, vùng sâu vùng xa Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám sát các giao dịch để tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái hay gian lận khi hàng chuyển qua các đại lý trung gian. Tuy nhiên việc tập trung này cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp để tồn tại và phát triển.

docx28 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh Việt Nam & Sử dụng mô hình SWOT định hướng chiến lược cho công ty Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI THẢO LUẬN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK Bộ môn: Marketing căn bản Giảng đường H303 – Chiều thứ 4 ca 4 Hà Nội, tháng 4/2011 PHẦN 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM Môi trường vĩ mô Nhân khẩu học Quy mô và tốc độ tăng dân số Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảng hơn 86 triệu người. Tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm ( Nước ta là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất khu vực (260 người/km2), sự gia tăng dân số khá nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động. Tuy nhiên tăng dân số cũng tạo sức ép rất lớn đến những vấn đề chung của xã hội như việc làm, nhà ở… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và vô hình chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu dân số: Theo thống kê năm 2009, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam là: 0-14 tuổi: 29,4% 15-64 tuổi: 65% Trên 65 tuổi: 5,6% ( Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng có được nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lao động Việt Nam mới chỉ có trên 25% số lao động được đào tạo, thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đó cũng là một khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải Sự thay đổi quy mô hộ gia đình Xu hướng: các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng sống tự lập, ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu của nhiều loại hàng hóa, qua đó ảnh hưởng đến quy mô thị trường của doanh nghiệp. Phân bố dân cư - Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) số dân của cả nước. Mật độ dân số khác biệt rất lớn giữa các vùng, vùng có mật độ đông dân nhất gấp mười lần vùng có mật độ dân số thấp nhất. - Dân cư có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành phố, tới các khu công nghiệp hóa, các khu đô thị mới. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các đôthị ngày càng mở rộng và đông đúc, hấp dẫn những người từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm. ( Các doanh nghiệp cần có chiến lược tập trung vào những vùng thị trường ở thành phố đồng thời mở rộng chi nhánh ra các vùng trung du, miền núi, vùng sâu vùng xa Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám sát các giao dịch để tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái hay gian lận khi hàng chuyển qua các đại lý trung gian. Tuy nhiên việc tập trung này cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp để tồn tại và phát triển. Chính sách dân số - Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con. Có hình thức xử lý nghiêm với những cán bộ, đảng viên, công chức sinh con thứ ba trở lên. - Tăng cường đưa những kiến thức về dân số, về công tác kế hoạch hóa đến nhân dân ( Đây là chính sách phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đất nước còn đang trong giai đoạn phát triển, còn nhiều khó khăn, trong khi đó quy mô dân số không ngừng tăng sẽ dẫn đến không đảm bảo được chất lượng cuộc sống và các vấn đề về môi trường, về xã hội. Điều này có thể làm giảm quy mô dân số trong tương lai. Do đó doanh nghiệp phải có những chiến lược cụ thể để tránh bị thu hẹp quy mô thị trường. Kinh tế Bối cảnh thế giới: Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng. Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2010: - Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 đạt 6,78 % ( Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, đây là tốc độ tăng trưởng đáng tự hào của Việt Nam. Nền kinh tế liên tục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước và tranh thủ cơ hội vươn ra thị trường thế giới. - Tỉ lệ lạm phát: 11,75% ( Trong vòng bốn năm từ 2007-2010, có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 22,97%), đây là bài toán lớn với kinh tế Việt Nam. Tình trạng lạm phát quá nóng, đặc biệt tại các thành phố lớn khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp - Tỉ lệ thất nghiệp: 2,88% ( Tuy tỉ lệ thất nghiệp đã giảm so với năm 2009 (4,65%) nhưng vẫn ở mức cao, phản ánh một nghịch lý, doanh nghiệp vẫn rất thiếu nguồn lao động nhưng số người thất nghiệp lại không ngừng tăng lên. Điều này là do công tác đào tạo lao động chưa tốt, chưa có chất lượng cao. Doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao đội ngũ lao động của mình đồng thời tuyển thêm những nhân viên mới để đáp ứng yêu cầu công việc - Xu hướng tiêu dùng của dân cư + Chuyển sang các hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm + Chuyển từ hàng ngoại sang hàng nội ( Xu hướng tiêu dùng hàng nội của người dân đang là cơ hội vô cùng thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng dịnh thương hiệu. Chính trị - Pháp luật Môi trường chính trị – pháp luật ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật có thể tác động tới hoạt động kinh doanh theo 2 hướng: khuyến khích hoặc kìm hãm. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm: Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ Đây được xem là 1 điểm mạnh của môi trường kinh doanh VN. Tình hình an ninh chính trị của Việt Nam tương đối ổn đinh do ở Việt Nam chỉ tồn tại 1 Đảng lãnh đạo, không có tình trạng đa Đảng như các nước khác. Các cơ chế điều hành của chính phủ cũng tương đối rõ ràng và ổn đinh. Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại Trong báo cáo Doing Business 2010 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thì Việt Nam xếp thứ 93, tụt 2 bậc so với năm trước. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch. Về các thủ tục hành chính ở Việt Nam: còn quá rườm rà, gây nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh. Đăng kí doanh nghiệp ở VN: Mặc dù kể từ khi luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực, số ngày cấp phép đăng kí KD có giảm xuống tuy nhiên thủ tục vẫn còn rườm rà, phức tạp. Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%. Về việc đóng thuế Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc. Việt Nam chưa có cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng Ví dụ, trong vụ sữa nhiễm melamine, các công ty sữa trong đó có Vinamilk bị oan và đã được Bộ Y tế chính thức giải oan nhưng thiệt hại của họ thì không ai bồi thường, nông dân đổ sữa đi cũng không biết kêu ai. Giả sử doanh nghiệp có khởi kiện yêu cầu Bộ Y tế bồi thường thiệt hại và thắng kiện đi chăng nữa thì cũng khó có thể nhận được tiền bồi thường vì Luật bồi thường nhà nước chưa được ban hành. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và chống độc quyền đã có nhưng chưa đi vào cuộc sống vì thiếu các quy định cụ thể để thực hiện quyền và bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Đặc biệt là các hình thức độc quyền gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng thực tế đang tồn tại. Khi người ta tăng giá xăng, giá cước vận tải thì lấy lý do thị trường thế giới tăng. Nhưng khi thị trường thế giới giảm thì người tiêu dùng kêu mãi, người ta mới giảm một cách nhỏ giọt. Nguyên nhân là do khi quyết định giá thì các doanh nghiệp ngồi lại với nhau và đưa ra một mức giá chung, người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác. Hành vi móc túi này chưa có cơ chế để xử lý. Về việc đăng kí tài sản Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản. Một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là minh bạch pháp luật về thương mại. Muốn minh bạch pháp luật về thương mại thì trước hết cần phải minh bạch về sở hữu, nhất là quyền sở hữu của cá nhân, sở hữu nhà nước và sở hữu đất đai. Các quyền dân sự của công dân, nhất là quyền kinh doanh và quyền sở hữu tài sản là các quyền hiến định. Do đó, bảo đảm các quyền này phải là nghĩa vụ của nhà nước. Hiện nay, nhà nước đã có các quy định pháp lý về các quyền này nhưng chưa có được sự đảm bảo hoàn chỉnh. Cụ thể, để đảm bảo quyền thì phải xây dựng được ba cơ chế bao gồm: cơ chế xác lập quyền, cơ chế thực hiện quyền và cơ chế bảo vệ quyền. Hiện nay, ở Việt Nam, về mặt nguyên tắc thì công dân có quyền nhưng chưa có các cơ chế đảm bảo là chưa có hoặc thiếu, nhất là cơ chế bảo vệ quyền. Cần phải xây dựng các cơ chế đảm bảo quyền dân sự của người dân trong quá trình lập pháp. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh và rất dễ dẫn đến những vụ kiện về mặt này. Các chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Phát triển nền kinh tế thị trường dựa trên định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã và đang không ngừng đưa ra các đường lối chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế. - Tham gia các khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc và các khu vực mậu dịch tự do khác (ASEAN - Nhật Bản, ASEAN -Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc) - Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á - ÂU (ASEM) - Tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) => Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại 1 số khó khăn: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD. Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Văn hóa – Xã hội Văn hóa của Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông. Ví dụ:  Người Việt có thói quen thờ cúng tổ tiên và ăn Tết cổ truyền; nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng cơm gạo với những phương tiện để ăn như bát đũa còn ở nhiều nước phương Tây thì đó là bánh mì, bơ, sữa, thịt với các phương tiện thìa, dĩa v.v... Sự hiểu biết tường tận về văn hoá Việt là "vũ khí" của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi chúng ta không thể dựng hàng rào với tất cả các doanh nghiệp nước ngoài mà không có hàng rào quanh ta, chúng ta không thể cạnh tranh với người nước ngoài bằng vốn liếng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý...nhưng chúng ta có thể cạnh tranh bằng Văn hoá . Văn hoá là một thứ không dễ học, là rào cản rất lớn với bất cứ với người nước ngoài, kể cả người nước ngoài sống nhiều năm ở một nước. Tựu chung lại, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nhưng doanh nghiệp nước ngoài không làm được là hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đó, văn hoá đó thì chúng ta sẽ thắng trên sân nhà. Khoa học – Công nghệ Khoa học công nghệ đã tạo ra những điều kì diệu cho cuộc sống của con người. Công cuộc cạnh tranh về công nghệ mới không những đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Thế kỉ XXI là thế kỷ của sự phát triển khoa học- công nghệ với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Đây là thành tựu lớn nhất của nhân loại, nhờ đó loài người có thể tiếp cận với thông tin trên thế giới mọi lúc mọi nơi. Nhận thức được vấn đề này, ở Việt Nam, dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với nỗ lực của Nhà nước, từ năm 2000 tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH & CN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó khi sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, công chúng cần được bảo đảm an toàn chắc chắn, các cơ quan nhà nước đã tăng cường quyền lực của mình đối với việc kiểm tra và nghiêm cấm những sản phẩm có khả năng không an toàn. Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội để học hỏi, tiếp cận khoa học công nghệ của các nước bạn, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Địa lý Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận : - Đất liền: 330991 km2, hình chữ S. - Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển. - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo. - Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. ► Khó khăn: - Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. - Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng. - Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế XH. - Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước (đây là điểm khó khăn và cũng là thuận lợi cho Việt Nam). Vấn đề không mới hiện nay là môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những mối lo sau: Thiếu hụt nguyên liệu Chi phí năng lượng tăng   Mức độ ô nhiễm tăng   Thực tiễn này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng chung của thế giới: Áp dụng các chính sách tiết kiệm nguyên, nhiên liệu: thu hồi nước đã qua sử dụng, lắp đặt bộ tiết kiệm điện… Ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như: tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải, sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường. Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai của môi trường thế giới.   Môi trường vi mô Yếu tố khách hàng Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường vi mô vì họ là người đề đạt yêu cầu, mong muốn, họ là người lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và là người đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Để phân loại, khách hàng gồm có: người tiêu dùng, người trung gian, người sản xuất, các cơ quan Đảng và Chính phủ. Người tiêu dùng Thị trường người tiêu dùng gồm các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân. Các đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng Mặc cho tất cả các sự biến động trong nền kinh tế toàn cầu và với ảnh hưởng của lạm phát hay suy thoái kinh tế, hộ gia đình trung lưu Việt Nam đã trở nên giàu có hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách quá lớn giữa những hộ gia đình có thu nhập cao và những hộ có thu nhập thấp hơn. Rõ ràng, các chuyên viên tiếp thị và các nhà sản xuất cần cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm với giá cả đa dạng hơn và để bảo đảm rằng họ có thể thu hút được khoảng cách đang mở rộng trong các tầng lớp tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng quan tâm hơn tới thương hiệu và hành vi xã hội của các doanh nghiệp Không chỉ là những nhãn hiệu quốc tế đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng, mà có cả những nhãn hiệu Việt Nam, những nhãn hiệu chiếm 4 trong 10 nhãn hiệu phát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2008. => Như vậy, các chuyên gia marketing và các nhà sản xuất cần hiểu hơn những nhu cầu tình cảm của người tiêu dùng và những phân khúc mới đang phát triển ở Việt Nam để hoàn thành tốt hơn nhu cầu được công nhận xã hội và đa dạng sản phẩm. - Coi trọng yếu tố tiêu dùng an toàn Xu hướng lớn nhất trong thị trường hiện nay là phản ứng gay gắt với các sản phẩm không rõ xuất xứ và nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các sản phẩm FMCG rẻ ở nông thôn Việt Nam đều xuất xứ từ Trung Quốc, khoảng vài trăm nhãn hiệu và có nhiều thành phần từ Trung Quốc hơn. Vì vậy, an toàn thực phẩm, như ngày hết hạn, thành phần, và nguồn gốc các thành phần và sản phẩm, cũng như tổ chức chứng nhận y tế sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu vào năm 2009. => Các chuyên gia marketing và các nhà sản xuất cần tập trung hơn vào an toàn thực phẩm, xuất xứ và cơ quan kiểm duyệt để đạt được thị phần khổng lồ ở thị trường nông thôn vốn bị chiếm lĩnh bởi các mặt hàng rẻ từ Trung Quốc, miễn là giá vẫn phải phù hợp với những người tiêu dùng nghèo hơn. Thế hệ người tiêu dùng mới tại Việt Nam “Thu nhập tăng - chi tiêu nhiều - am hiểu sản phẩm và luôn nâng cao mức sống của mình” là ba yếu tố định hình nên một thế hệ người tiêu dùng mới tại Việt Nam. => Các doanh nghiệp có thể lợi dụng đặc điểm này để tập trung khai thác thị trường tiềm năng này. Người trung gian Là các tổ chức thương mại, những cá nhân và tổ chức mua hàng để bán hay cho thuê nhằm mục đích kiếm lời. Cụ thể hơn là những người bán buôn hoặc bán lẻ các loại hàng
Tài liệu liên quan