Phân tích sự thay đổi phúc lợi của người tiêu dùng, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, chính phủ và quốc gia trong các chính sách thương mại khác nhau

Bài viết phân tích hai tác động từ các chính sách thương mại khác nhau đến sự chuyển đổi phúc lợi giữa các nhóm (người tiêu dùng, nhà sản xuất trong nước, nhà sản xuất nước ngoài và chính phủ) và sự thay đổi phúc lợi quốc gia. Phúc lợi trong trường hợp nền kinh tế đóng (closed economy) Hình 1 chỉ ra cung và cầu của một hàng hóa trong một nền kinh tế đóng. Cách thức để đo lường phúc lợi kinh tế là xem xét thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Theo lý thuyết về cạnh tranh hoàn hảo, các nhà sản xuất cố gắng tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, cạnh tranh sẽ dẫn đến không còn lợi nhuận. Hình 1: Phúc lợi kinh tế trong nền kinh tế đóng

doc6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích sự thay đổi phúc lợi của người tiêu dùng, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, chính phủ và quốc gia trong các chính sách thương mại khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích sự thay đổi phúc lợi của người tiêu dùng, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, chính phủ và quốc gia trong các chính sách thương mại khác nhau Nguyễn Hoàng Bảo Khoa Kinh Tế Phát Triển Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh Bài viết phân tích hai tác động từ các chính sách thương mại khác nhau đến sự chuyển đổi phúc lợi giữa các nhóm (người tiêu dùng, nhà sản xuất trong nước, nhà sản xuất nước ngoài và chính phủ) và sự thay đổi phúc lợi quốc gia. Phúc lợi trong trường hợp nền kinh tế đóng (closed economy) Hình 1 chỉ ra cung và cầu của một hàng hóa trong một nền kinh tế đóng. Cách thức để đo lường phúc lợi kinh tế là xem xét thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Theo lý thuyết về cạnh tranh hoàn hảo, các nhà sản xuất cố gắng tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, cạnh tranh sẽ dẫn đến không còn lợi nhuận. Hình 1: Phúc lợi kinh tế trong nền kinh tế đóng S D A B 0 PE QE E giá số lượng Giá sản phẩm mua và bán = PE Thặng dư tiêu dùng = PEBE Thặng dư sản xuất = APEE Doanh thu của nhà sản xuất = OPEEQE Phúc lợi trong trường hợp nền kinh tế mở (opened economy) Hình 2 chỉ ra giá cả của một hàng hóa được xác định bởi cung và cầu của hàng hóa đó trên thị trường thế giới. Theo quan điểm trong nước, đường thẳng giá cả thế giới là đường cung nằm ngang. Đường cung nằm ngang này hàm chứa hai điều: (1) đường cung sản xuất trong nước (SDOM) rất nhỏ so với đường cung trên thế giới, cho nên các nhà sản xuất trong nước không thể chi phối giá thế giới; (2) nhu cầu của người tiêu dùng trong nước được đáp ứng hoàn toàn do các nhà cung ứng trên thế giới. Hình 2: Phúc lợi kinh tế trong nền kinh tế mở PW 0 DW SW giá số lượng C SW (quan điểm trong nước) SDOM A PW PE E F Q2 Q1 0 giá số lượng Thị trường trong nước Thị trường nước ngoài B D Giá = PE Số lượng mua và bán = OQ2 Trong đó OQ1 là sản lượng trong nước Q1Q2 là sản lượng nhập khẩu Thặng dư tiêu dùng = PWBC Doanh thu của các nhà sản xuất trong nước = OPWFQ1 Doanh thu của các nhà sản xuất nước ngoài = Q1FCQ2 Phúc lợi có được Cho người tiêu dùng Cho nhà sản xuất nước ngoài Cho nhà sản xuất trong nước và công nhân của họ có thể sản xuất hiệu quả ở mức giá thế giới hay giá mờ (shadowed price) Phúc lợi bị mất Nhà sản xuất trong nước (và công nhân của họ) kém hiệu quả Phúc lợi trong trường hợp nền kinh tế mở có thuế quan (opened economy with tariff ) Q4 Q2 D số lượng A PW PW+t PE B SDOM SW SW+t C I J F H E G Q3 Q1 0 giá Hình 3: Phúc lợi trong nền kinh tế mở có thuế quan Hình 3 chỉ ra rằng thuế quan làm dịch chuyển giá lên phía trên (đường thẳng nằm ngang SW+1). So sánh hình 2 và hình 3 chúng ta thấy sự chuyển đổi phúc lợi. Diện tích Tự do thương mại Tự do thương mại có thuế quan PW+tGFPW FGJ JGHI Q1FJQ3 IHC ICQ2Q4 Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng Doanh thu của nhà sản xuất nước ngoài Thặng dư tiêu dùng Doanh thu của nhà sản xuất nước ngoài Thặng dư sản xuất Doanh thu nhà sản xuất trong nước Doanh thu chính phủ Doanh thu của nhà sản xuất trong nước Tổn thất phúc lợi Tổn thất phúc lợi Phúc lợi có được Cho các nhà sản xuất trong nước trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể bị trả đũa trong dài hạn và tính không hiệu quả? Cho chính phủ (nhiều hay ít là tùy thuộc vào việc sử dụng doanh thu này) Phúc lợi bị mất Người tiêu dùng trong nước Nhà sản xuất nước ngoài Toàn xã hội (sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực, tổn thất phúc lợi) Phúc lợi trong trường hợp nền kinh tế mở với hạn ngạch nhập khẩu (opened economy with quota ) SDOM QT C số lượng SW D b a d c B A 0 PW PW+t B giá Hình 4: Phúc lợi trong nền kinh tế mở với hạn ngạch Trước khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu Giá cả = PW Sản lượng trong nước = không Imports = OC Sau khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu Giá cả = PT Đường cung = PWxQT Sản lượng trong nước = OA Nhập khẩu = AB Thặng dư tiêu dùng bị mất = a + b + c + d Phúc lợi cho các nhà nhập khẩu = a Thặng dư sản xuất tăng lên = c Mất mát phúc lợi ròng = b + d Phúc lợi trong trường hợp chính phủ định giá sàn để bảo vệ các nhà sản xuất nông nghiệp trong nước D SW C F E D1 S L K số lượng Q2 Q1 0 A PW PE PMIN B giá Giá = PMIN Lượng cung dư thừa ở mức giá sàn = Q1Q2 Chi tiêu chính phủ để mua lượng cung thừa = Q1KLQ2 Chi tiêu của người tiêu dùng = OPMINKQ1 Doanh thu của các nhà sản xuất = OPMINLQ2 Thặng dư sản xuất = APMINL Thặng dư tiêu dùng = PMINBK Hình 5:Phúc lợi khi chính phủ định giá sàn Chính phủ có thể ấn định giá sàn (trong trường hợp này là mức giá cao) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và không cho phép nhập khẩu giá rẻ. Bên cạnh đó, nhà nước phải có kế hoạch mua hết lượng sản phẩm dư thừa. Diện tích Tự do hóa thương mại Chính phủ định giá sàn để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước PMINKEFPW ECF Q1FCQ2 FKLC Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng Doanh thu của nhà sản xuất nước ngoài từ người tiêu dùng Số tiền chi tiêu của người tiêu dùng về hàng phi nông nghiệp Thặng dư sản xuất Doanh thu của nhà sản xuất Doanh thu của nhà sản xuất trong nước từ người đóng thuế Số tiền chi tiêu chính phủ để tăng thu nhập của các nhà sản xuất hàng nông nghiệp Phúc lợi có được Các nhà sản xuất trong nước Các nhà ngoại thương, được chính phủ chi trả để can thiệp bảo vệ các nhà sản xuất nông nghiệp Phúc lợi bị mất Người tiêu dùng Người chịu thuế Các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển Tại sao có thương mại? David Ricardo (1772–1823) thương mại có được là dựa vào quy luật chi phí so sánh. Theo quy luật này thì các quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa mà dịch vụ mà có lợi thế so sánh. Chúng ta cần phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh. Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia khác trong việc sản xuất một món hàng thì, với một nguồn lực cho trước, quốc gia đó có thể sản xuất nhiều hơn món hàng đó so với quốc gia khác. Lợi thế so sánh thì tinh tế hơn và đôi khi củng tương đối không rõ ràng. Trong khi lợi thế tuyệt đối tồn tại ở những nơi mà món hàng được sản xuất ở nơi chi phí tuyệt đối thấp hơn (sử dụng một lượng yếu tố sản xuất ít hơn), thì một quốc gia có lợi thế so sánh nếu quốc gia có thể sản xuất được một món hàng có chi phí cơ hội thấp hơn quốc gia khác. Mô hình Ricardo cho rằng tổng sản lượng, thu nhập và mức sống toàn thế giới tăng lên nếu các quốc gia chuyên môn hóa sàn xuất hàng hóa và dịch vụ có lợi thế so sánh. Tự do thương mại hay bảo vệ sản xuất trong nước? Như chúng ta tranh cãi ở bên trên, mục tiêu của thương mại là tăng phúc lợi. Người ta đôi khi nghi ngờ về tự do thương mại và cho rằng bảo vệ sản xuất trong nước là đúng đắn. Họ đưa ra các luận điểm để bảo vệ. Thứ nhất, người ta cho rằng cần thiết bảo vệ một số ngành công nghiệp chiến lược. Đây là tranh cãi có tính chất chính trị hơn là chỉ dựa vào kinh tế, chẳng hạn như Nhật Bản trợ giá nông sản hàng trăm lần sau chiến tranh thế giới thứ hai hay Châu Âu bảo vệ nông nghiệp thì dựa nhiều về yếu tố chính trị và lịch sử hơn là nguyên lý kinh tế. Thứ hai, ngành công nghiệp non trẻ cần được bảo vệ. Chính phủ các quốc gia đang phát triển có thể bị cám dỗ để bảo vệ một số ngành công nghiệp chế tạo. Họ tin rằng các ngành công nghiệp này phải phát triển đến một mức nào đó để có thể sống sót trong cuộc cạnh tranh với các ngành công nghiệp chế tạo đã hình thành từ lâu và có lợi thế theo quy mô. Hơn nữa, người ta tranh cãi thị trường vốn ở các nước này phải đủ mạnh để bảo vệ và lợi ích trong dài hạn của sự bảo vệ phải lớn hơn chi phí trong ngắn hạn. Thứ ba, do có một số ngành công nghiệp suy tàn, mà các ngành công nghiệp này sử dụng một số lượng lớn lao động. Chi phí xã hội của các ngành công nghiệp suy tàn là thất nghiệp và bất an xã hội. Chính phủ dễ dàng bị cám dỗ để bảo vệ các ngành này thoát khỏi cạnh tranh quốc tế. Thứ tư, bán phá giá có thể dẫn đến sự bảo vệ sản xuất trong nước. Giả sử một hãng công nghiệp chế tạo ở quốc gia đang phát triển thấy rằng nếu họ tăng gấp đôi sản lượng vét tông, họ có thể có lợi ích kinh tế theo quy mô và vì thế làm tăng lợn nhuận biện trên mỗi cái vét tông bán ra. Có thể các quốc gia này không có thị trường nội địa cho việc sản xuất thêm vét tông và vì thế sẽ chuyển hướng sang xuất khẩu ở mức giá bằng với chi phí. Mức giá xuất khẩu này cực kỳ thấp so với mức giá ở các quốc gia phát triển, bởi vì chi phí lao động ở các quốc gia đang phát triển thấp. Không phải cứ bán sản phẩm với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất đều là bán phá giá, mà bán sản phẩm ở mức giá thấp cũng có thể bị buộc tội này. Người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển chẳng những không phàn nàn về mức giá thấp này mà còn sẵn sàng đón nhận, trừ phi làm cho họ không có công ăn việc làm nữa do bán phá giá. Như vậy làm thế nào phân biệt được như thế nào là bán phá giá và bán sản phẩm ở mức giá thấp do chi phí sản xuất thấp? Xe hơi Proton của Malaysia rẻ hơn so với xe hơi Anh vì lao động ở Malaysia là rẻ. Giá khoáng sản ở Colombia rẻ hơn ở Anh, do ở Colombia người ta sử dụng lao động trẻ em. Bài viết khảo sát phúc lợi với giả định: không khảo sát hệ số co giãn của cung và cầu hàng hóa trong ngắn hạn và dài hạn, thời gian đạt được sự cân bằng cung và cầu, tỷ giá trao đổi thương mại, hiệp ước thương mại hàng hóa, hiệp ước về thuế quan và mậu dịch và khu vực mậu dịch. Danh mục tài liệu tham khảo Charles Smith (1994), Economic Development, Growth and Welfare, Houndmills, Macmillan. Krugman, Paul and Maurice Obstfeld (1991), International Economics: Theory and Policy, Harper Collins Publishers, New York. Salvatore, Dominique (1995), International Economics, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey, fifth edition.