Phân tích thái độ của giáo viên – học viên một số tỉnh miền núi phía Bắc về nội dung văn hóa trong giáo trình Tiếng Anh

Nghiên cứu này bước đầu tìm hiểu về quan điểm của giáo viên phổ thông, là học viên của một khóa học bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh, về nội dung văn hóa trong sách học tiếng Anh. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra những điểm nổi bật trong suy nghĩ của giáo viên-học viên về nội dung văn hóa. Số liệu về thái độ của 34 giáo viên khu vực miền núi được thống kê từ bảng hỏi và phỏng vấn qua điện thoại; số liệu về bối cảnh giảng dạy của họ được ghi chép từ phỏng vấn trực tiếp với 12 giáo viên. Kết quả phân tích định lượng và định tính cho thấy ảnh hưởng của điều kiện giảng dạy lên cách nghĩ của giáo viên và sự tồn tại đan xen giữa quan điểm truyền thống, quan điểm coi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và sư phạm phê phán. Từ kết quả này, nghiên cứu đưa ra đề xuất về định hướng xây dựng nội dung văn hóa trong giáo trình cũng như hướng tiếp cận nội dung văn hóa trong giáo trình quốc tế ở Việt Nam.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích thái độ của giáo viên – học viên một số tỉnh miền núi phía Bắc về nội dung văn hóa trong giáo trình Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 647 PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN–HỌC VIÊN MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VỀ NỘI DUNG VĂN HÓA TRONG GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH Hoàng Nguyn Thu Trang Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội Tóm t t: Nghiên cứu này bước đầu tìm hiểu về quan điểm của giáo viên phổ thông, là học viên của một khóa học bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh, về nội dung văn hóa trong sách học tiếng Anh. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra những điểm nổi bật trong suy nghĩ của giáo viên-học viên về nội dung văn hóa. Số liệu về thái độ của 34 giáo viên khu vực miền núi được thống kê từ bảng hỏi và phỏng vấn qua điện thoại; số liệu về bối cảnh giảng dạy của họ được ghi chép từ phỏng vấn trực tiếp với 12 giáo viên. Kết quả phân tích định lượng và định tính cho thấy ảnh hưởng của điều kiện giảng dạy lên cách nghĩ của giáo viên và sự tồn tại đan xen giữa quan điểm truyền thống, quan điểm coi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và sư phạm phê phán. Từ kết quả này, nghiên cứu đưa ra đề xuất về định hướng xây dựng nội dung văn hóa trong giáo trình cũng như hướng tiếp cận nội dung văn hóa trong giáo trình quốc tế ở Việt Nam. Abstract: This research is the first attempt to understand the perceptions of school teachers, as learners in an English proficiency course, on cultural representation in English textbooks. The aim of this exploratory study was to elicit some salient features in teachers-as-learners’ attitudes towards cultural content. The data on teachers’ attitudes were collected from a questionnaire and phone interviews to 34 school- teachers in mountainous areas, and the data on their teaching contexts arose from direct interviews to 12 teachers. The quantitative and qualitative analysis shows the impact of teaching contexts on teachers’ thoughts and the existence of traditional, English-as- an-International-Language perspectives as well as critical pedagogies. The writer then gives recommendations on presenting culture in an English textbook as well as exploring cultural content in international textbooks in Vietnam. 1. Phần mở đầu Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh thời kỳ hội nhập toàn cầu, một trong những mối quan tâm hàng đầu (chỉ sau các khái niệm “ngôn ngữ, học tập và giảng dạy” - Atkinson, 1999, trang 625) là văn hóa (Weninger & Kiss, 2013, trang 1). Trong thế giới không ngừng biến động này, khái niệm văn hóa không còn mang tính tĩnh tại, chỉ tập trung vào các sản phẩm văn hóa hay bó hẹp trong giới hạn địa lý (Weninger & Kiss, 2013). Do đó, nội dung văn hóa được giới thiệu trong chương trình học ngoại ngữ không nhằm cung cấp những thông tin mang tính số liệu về một nền văn hóa mà nhằm phát triển ở người học ý thức về vấn đề liên văn hóa (Baker, 2012), năng lực liên văn hóa, năng lực chuyển dịch ngôn ngữ và chuyển dịch văn hóa (Frustenberg, 2010). Nghiên cứu về văn hóa cũng không chỉ dừng lại ở mức độ thống kê những sản phẩm văn hóa mà còn bao hàm những yếu tố như văn hóa giảng dạy cũng như kinh nghiệm giảng dạy và học tập (DeKeyser, 2010, p. 160). Đây chính là hướng tiếp cận quan điểm của giáo viên-học viên về nội dung văn hóa trong giáo trình Tiếng Anh trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, trong khi các nhà nghiên cứu nhìn nhận về tính động và tính lai ghép của văn hóa, người học, dù là giáo viên, chưa hẳn quan tâm đến những đặc tính này của văn hóa khi khai thác tài liệu học tập. Do đó, nghiên cứu này đối chiếu cách nhìn của người học với những khung lý thuyết cơ bản về văn hóa nhằm tìm ra quan niệm phổ biến trong bối cảnh học tập và giảng dạy đặc thù của họ. 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Quan điểm truyền thống về nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh Theo quan điểm mang tính thực chứng này, Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 648 khái niệm văn hóa bao gồm Văn hóa (viết hoa) – sản phẩm, văn hóa (viết thường) – hoạt động, văn hóa chủ quan – quan niệm, và văn hóa - con người (Yuen, 2011, trang 459). Những bình diện văn hóa “thể chế, di sản, và hoạt động thường nhật” – văn hóa khách thể - được coi là tồn tại khách quan, đối lập với thế giới quan giá trị, niềm tin của một các nhân hay một nhóm người – văn hóa chủ thể (Yuen, 2011, trang 459). Bảng 1. Phân tích khái niệm văn hóa Văn hóa khách thể Văn hóa chủ thể Sản phẩm Hoạt động Quan niệm Con người các cơ sở và di sản văn hóa vật thể (artefacts) hoạt động thường nhật/ lối sống của một nhóm người cụ thể thế giới quan, ví như giá trị và niềm tin những biểu tượng phổ biến hay các cá nhân kiệt xuất (Nguồn: dẫn theo Yuen, 2011, trang 459) Quan điểm coi văn hóa là tĩnh tại, mang tính định hướng qui chuẩn và thiên về phân loại này thường được thể hiện trong những nghiên cứu về văn hóa theo các cặp loại suy (Weninger & Kiss, 2013, trang 7). Những nghiên cứu này thường cho thấy sự tập trung vào văn hóa đích thay vì văn hóa của người học (Palfreyman, 2005, trang 212) hoặc tập chung vào những điểm khác biệt, coi đó là lực cản trong quá trình học ngoại ngữ (Hughes, 1986, trang 163). 1.1.2. Quan điểm tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu về nội dung văn hóa trong giáo trình Theo quan sát của Risager (2011), kể từ năm 2000 nổi lên sự quan tâm đến “tính phức hợp và lai ghép” của văn hóa (trang 485, dẫn trong Weninger & Kiss, 2013, trang 4), đặc biệt trong bối cảnh tiếng Anh được sử dụng trong giao tiếp trên toàn thế giới. Do đó, giáo trình dạy ngoại ngữ cần bao gồm các yếu tố văn hóa bản địa/ văn hóa nguồn, văn hóa đích và văn hóa toàn cầu (Shin và cộng sự, 2011). Văn hóa nguồn chính là “các nét văn hóa của người học, ngữ liệu văn hóa đích trong đó bao gồm các nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh (chủ yếu là các nước phương Tây), và ngữ liệu văn hóa toàn cầu bao gồm đa dạng các nền văn hóa trên thế giới” (Cortazzi & Jin, 1999, dẫn trong Shin và cộng sự, 2011). 1.1.3. Sự thể hiện nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh theo lý thuyết phê phán Giống với quan điểm thứ hai ở sự tập trung vào “tính động và không đồng nhất của văn hóa” (Baker, 2009, trang 570), nhưng lý thuyết phê phán chỉ ra sự “thể hiện những chỗ đứt gãy, sự bất bình đẳng, không nhất quán, và ảnh hưởng đan xen lẫn nhau tồn tại trong mọi lát cắt văn hóa” (Atkinson, 1999, trang 627). Nói cách khác, “sự bao gồm” của văn hóa “không loại trừ một dân tộc nào, và nảy sinh trong mối liên hệ giữa những chủ điểm mang tính địa phương, thể chế, xã hội và toàn cầu” (Palfreyman, 2005, trang 212-213). Theo Cortazzi và Jin (1999), văn hóa là “khung quan niệm, ý tưởng, niềm tin, được sử dụng để lý giải hành động, thế giới quan và nếp nghĩ của người khác” (trang 197, trích trong Shin và cộng sự, 2011). Theo đó, trong dạy học ngoại ngữ, người học được đặt trong môi trường mà họ có thể thách thức và thay đổi chính “bản sắc, giá trị, thế giới quan và nhân sinh quan của họ” (Scarino, 2010, trang 324). Muốn vậy, nội dung văn hóa thể hiện trong một giáo trình phải được nghiên cứu dưới dạng tiềm nghĩa (Weninger & Kiss, 2013) nhằm thể hiện khía cạnh xã hội của văn hóa (Kramsch, 1993). 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên định hướng về phân loại các khía cạnh của việc trình bày nội dung văn hóa trong giáo trình theo quan điểm truyền thống, nghiên cứu này nhằm trả lời những câu hỏi sau: 1) Giáo viên-học viên coi trọng nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh ở mức độ nào? Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 649 2) Nền văn hóa của quốc gia nào được giáo viên-học viên đề cao trong một giáo trình học tiếng Anh? 3) Khía cạnh văn hóa nào (sản phẩm, hoạt động thực tiễn, quan điểm, hay con người) được giáo viên-học viên muốn được đề cập đến nhiều nhất trong một giáo trình học tiếng Anh? 4) Cách thức thể hiện nội dung văn hóa (theo quan điểm thực chứng, tìm hiểu, hay phê phán) được giáo viên kỳ vọng trong giáo trình học tiếng Anh? 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp luận Nghiên cứu này kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong khi phương pháp định lượng cho thấy cái nhìn khái quát sơ bộ về quan điểm của giáo viên một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đối với nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh, phương pháp định tính nhằm lý giải cho cách nhìn đó. 2.2. Khách thể nghiên cứu Người cung cấp số liệu cho nghiên cứu là 34 học viên của một chuỗi khóa học bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh của giáo viên các trường phổ thông ở ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Họ là giáo viên các trường Trung học phổ thông (16 giáo viên), Phổ thông cơ sở (12 giáo viên) và Tiểu học (4 giáo viên). Họ có thời gian công tác trung bình là 7,8 năm (từ 2 đến 16 năm). Trong phần trích dẫn ý kiến của giáo viên, tác giả sẽ dẫn theo tên tác giả đặt cho mỗi giáo viên, số năm công tác (ví dụ 2n = 2 năm), đối tượng học sinh họ giảng dạy hiện tại – trước đây (nếu có sự luân chuyển trong quá trình công tác; ví dụ THCS-TH: Trung học cơ sở và Tiểu học), và khu vực họ giảng dạy hiện tại – trước đây (nếu có sự luân chuyển trong quá trình công tác; ví dụ tp- kv2: thành thị - vùng xa). 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Ba nguồn chính số liệu chính của nghiên cứu là phỏng vấn trực tiếp, bảng hỏi, và phỏng vấn qua điện thoại. Quá trình phỏng vấn trực tiếp được tiến hành sau giờ học trên lớp trong thời gian khóa học bồi dưỡng giáo viên hè 2013. 12 giáo viên- học viên tự nguyện tham gia phỏng vấn phi cấu trúc sau giờ học từ 20-60 phút. Mục đích của phần phỏng vấn này nhằm tìm hiểu về môi trường giảng dạy và quan niệm, lối sống của học sinh khu vực miền núi - đối tượng những giáo viên này trực tiếp giảng dạy. Đây được coi là căn cứ lý giải phần nào số liệu thống kê từ bảng hỏi và phỏng vấn qua điện thoại dựa trên bảng hỏi. Phần kết quả nghiên cứu chủ yếu báo cáo số liệu thống kê câu trả lời của 34 giáo viên trả lời bảng hỏi (21 giáo viên) và phỏng vấn qua điện thoại (13 giáo viên). Bảng câu hỏi về quan điểm của giáo viên đối với nội dung văn hóa trong giáo trình dạy tiếng Anh được chuyển qua e-mail dưới dạng tệp văn bản đính kèm và đường dẫn tới phần mềm Monkey Survey tới địa chỉ e-mail của 64 giáo viên 5 lớp tham dự khóa học bồi dưỡng giáo viên tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, sau 1 tháng chuyển câu hỏi đi, chỉ có 21 giáo viên trả lời bằng e-mail có đính kèm phiếu trả lời cho bảng hỏi. Với những giáo viên tình nguyện cung cấp số điện thoại, tác giả liên lạc với 20 giáo viên, trong đó kết nối được với 18 người và phỏng vấn được 13 người, mỗi người 12-15 phút. Sau phần phỏng vấn qua điện thoại, 10 giáo viên cung cấp địa chỉ e-mail và nhận phần ghi chép lại nội dung phỏng vấn qua điện thoại. Trong số này, 8 giáo viên phản hồi lại qua e-mail với một số chỉnh sửa nhỏ (chủ yếu là thêm thông tin) vào phần ghi chép của tác giả. 2.3. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được phân tích cả định lượng và định tính. Phần thống kê mô tả được xử lý bằng bảng tính excel nhằm xác định tỷ lệ phần trăm giáo viên đồng quan điểm. Các phần giải thích (trả lời cho các câu hỏi mở trong bảng hỏi và phỏng vấn qua điện thoại) và thông tin nền thu thập được trong phần phỏng vấn trực tiếp được phân tích định tính nhằm xác định căn cứ lý giải cho lựa chọn của giáo viên về các gợi ý liên quan đến việc trình bày nội dung văn hóa trong giáo trình tiếng Anh. Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 650 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Giáo viên-học viên coi trọng nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh ở mức độ nào? Tầm quan trọng của nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh được xác định thông qua góc nhìn của giáo viên về sự tồn tại của nội dung văn hóa trong giáo trình, tỷ trọng nội dung văn hóa so với kiến thức ngôn ngữ và mục đích của việc giới thiệu nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh. 3.1.1. Có nên đưa nội dung văn hóa vào giáo trình Tiếng Anh? Bảng 2. Quan điểm của giáo viên về nội dung văn hóa trong giáo trình Tiếng Anh Giáo trình TA chứa nội dung văn hóa? Giáo viên nên tập trung dạy văn hóa? Có 94% 75% Không 0% 13% Không chắc 2% 6% Hơn 9/10 số giáo viên được hỏi khẳng định rằng mọi giáo trình học tiếng Anh đều chứa nội dung có liên quan đến văn hóa. Tương tự, 2/3 giáo viên đồng tình với việc tập trung vào giảng dạy cả nội dung văn hóa khi dạy ngôn ngữ. Chỉ có 13% số giáo viên được hỏi cho rằng giáo trình học tiếng Anh chỉ nên tập trung vào kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp). Một nửa số này (6%) giáo viên khá dè dặt khi đưa ra quan điểm của mình. Lý do giải thích cho việc “coi nhẹ” nội dung văn hóa được nhiều giáo viên để cập đến liên quan đến áp lực thời gian. “Do thời gian học hạn hẹp lại thêm đặc điểm của học sinh vùng cao chư biết nhiều về văn hóa Việt, [giáo trình] chỉ nên giới thiệu qua về văn hóa của các quốc gia khác nhau.” (cô Lan, 4n, THCS, kv2) “Do thời lượng có hạn nên chỉ có thể tập trung giới thiệu về văn hóa trong 1, 2 bài đọc của mỗi khối. Sự phân bổ như vậy cũng hợp lý.” (cô Thanh, 14n, THPT, kv2) “Theo trọng tâm của từng bài. Có bài tập trung vào ngữ pháp, nhưng cũng có bài có thể giới thiệu về văn hóa” (cô Thơ, 7n, THCS, tp). Những cuộc phỏng vấn trực tiếp đều cho thầy phần lớn mối quan tâm của giáo viên là ở các “mẹo” làm bài ngữ pháp, nguồn tài liệu ôn thi, phân tích đề thi từ các kỳ thi trước (trong đó “chủ yếu là ngữ pháp” – cô Thanh, 14n, THPT, kv2) và các hoạt động “luyện thi” khác, đặc biệt là ở những lớp cuối cấp. Bên cạnh đó, dường như tồn tại ranh giới khá rõ ràng giữa hai khái niệm dạy “ngoại ngữ”/ “dạy [về] ngôn ngữ” và “dạy văn hóa” trong quan niệm của những giáo viên-học viên được hỏi ý kiến. Một số cho rằng vai trò chủ yếu của giáo viên tiếng Anh là dạy [truyền đạt?] kiến thức ngôn ngữ như trong ví dụ sau. “Không nên tập trung quá nhiều về văn hóa vì mục đích chính vẫn là dạy ngôn ngữ. Những vấn đề văn hóa chỉ nên giới thiệu sơ lược.” (thầy Danh, 5n, TH, kv2) Dẫu rằng giáo viên chỉ cần giới thiệu sơ lược nội dung văn hóa thì hoạt động sư phạm này cũng mang nhiều ý nghĩa đáng lưu tâm như trong phân tích dưới đây. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 651 3.1.2. Mục đích giới thiệu nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh là gì? Hình 1. Quan điểm của giáo viên về mục đích giới thiệu nội dung văn hóa trong giáo trình học tiếng Anh Hơn nửa số giáo viên được hỏi (56%) cho rằng giới thiệu về văn hóa là nhằm nâng cao hiểu biết cho người học. “Vì chúng tôi [cả giáo viên lẫn học sinh] không được đi du lịch các nơi muốn hiểu biết về chúng" (thầy Chung, 2n, THPT, kv2) Những thầy cô này cho rằng học sinh miền núi ít có điều kiện sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài, nên các em cần được tìm hiểu về văn hóa các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới. “Mục đích của dạy ngoại ngữ là giúp cho học sinh tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hóa khác nhau” (cộ Hạnh, 5n, THCS, kv2). Một điểm đáng lưu ý là 44% giáo viên đề cao tính bình đẳng của người học khi đề cập đến vấn đề văn hóa. Sự bình đẳng ở đây được một số thầy cô (38%) hiểu là tránh sự phân biệt dân tộc do sự đa dạng về dân tộc trong số học sinh họ dạy – đa số người học là người dân tộc thiểu số. “Vì học sinh của tôi là người dân tộc nên ngay cả trên lớp học, nếu giáo viên không chú ý đến sự bình đẳng giữa các dân tộc sẽ dễ làm các em không hài lòng. Ví dụ, khi được hỏi mình dân tộc gì, giáo viên, nếu là người Kinh, nên trả lời mình là dân tộc Việt, thay vì nói thẳng dân tộc của mình vì trong lớp đa số là học sinh người dân tộc H- Mông, Thái hay Lào.” (cô Qui, 2n, THPT, kv2) “Rất nên đề cập đến vấn đề văn hóa trong bài học. Đây là một cách giúp học sinh hiểu hơn về thế giới bên ngoài.” (thầy Hưng, 16n, THPT, tp) Sự tránh phân biệt dân tộc cũng có nghĩa là nhằm mục đích “Nâng cao tin thần đoàn kết dân tộc. Học sinh của tôi 100% là người H’Mông, nên thông điệp mà tôi muốn truyền tải đến các em là sự đoàn kết giữa các dân tộc” (cô Lan, 4n, THCS, kv2), như ý kiến ¼ số giáo viên nhấn mạnh. Những mục đích được giáo viên-học viên đề cập đến đều mang tính sư phạm rõ rệt. Đồng thời, mục đích cao đẹp này cũng thể hiện tính phản ảnh trong quá trình học hỏi văn hóa nước bạn – học văn hóa người để hiểu hơn văn hóa mình. Tuy nhiên, sự phong phú về mục đích dường như không tỷ lệ thuận với phạm vi các nền văn hóa cần được đề cập đến trong giáo trình học tiếng Anh. Mục đích để cập đến văn hóa trong gt TA 56% 44% 38% 38% 31% 25% 13% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Nâng cao hiểu biết Sự bình đẳng Không phân biệt dân tộc Đa dạng văn hóa Thông tin về VH Tinh thần dân tộc Người Anh/Mỹ điển hình M ụ c đ íc h Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 652 3.2. Nền văn hóa của quốc gia nào được giáo viên-học viên đề cao trong một giáo trình học tiếng Anh? Hình 2. Quan điểm của giáo viên về các nền văn hóa nên được đề cập đến trong giáo trình học tiếng Anh Một nửa số giáo viên được hỏi (17 giáo viên) cho rằng giáo trình học tiếng Anh nên chú trọng giới thiệu về văn hóa của Vương quốc Anh. Đứng thứ hai về thứ tự ưu tiên là văn hóa Việt Nam và văn hóa Hoa Kỳ (được 38% số giáo viên được hỏi ủng hộ). Tuy nhiên, nội dung văn hóa Việt Nam dành được nhiều lời giải thích hơn cả. “Tôi chỉ ấn tượng với những nội dung văn hóa Việt trong giáo trình dạy học ở trường Giáo trình sử dụng trong chương trình bồi dưỡng giáo viên [dành cho giáo viên –] những người biết rồi thì dễ. Nhưng trong giáo trình tiếng Anh dành cho học sinh [đặc biệt là học sinh miền núi] những người chưa biết – thậm chí có học sinh còn chưa biết gì về chính nền văn hóa của mình thì những nội dung văn hóa, dù không được đề cập đến trực tiếp, là hoàn toàn xa lạ với học sinh. ” (thầy Hưng, 16, THPT, tp) Như vậy, gần 9/10 số giáo viên được hỏi ủng hộ việc đưa nội dung văn hóa Anh-Mỹ vào giáo trình Tiếng Anh.Trái lại, không giáo viên nào cho rằng giáo trình Tiếng Anh có chỗ để giới thiệu về văn hóa các nước “không liên quan” đến tiếng Anh như các nước châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ. Tuy nhiên, đáng lưu ý là khi được hỏi thêm thì 4 giáo viên (ở thành thị) (13%) đặc biệt nhấn mạnh đến văn hóa của các nước phát triển vì họ cho rằng nếu có điều kiện thì sau này học sinh có thể đi học hay đi làm hoặc làm cho các công ty nước ngoài – mà chủ sở hữu của những công ty này được mặc định là đến từ những nước phát triển. Số giáo viên ủng hộ việc giới thiệu nội dung văn hóa của các nước châu Á và số giáo viên nhấn mạnh vào giới thiệu văn hóa chung của nhân loại tương đương nhau, chiếm ¼ số giáo viên được hỏi. Sự mất cân đối về trọng tâm nền văn hóa cần được đề cập đến trong giáo trình học ngoại ngữ khá tương đồng với mức độ coi trọng các khía cạnh văn hóa nên được trình bày. Các nền văn hóa nên được đề cập đến trong giáo trình Tiếng Anh 50% 38% 38% 25% 25% 0% 0% 0% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Vương quốc Anh Hoa Kỳ Việt Nam Những nước châu Á Phổ biến toàn cầu Australia/ New Zealand Những nước Nam Mỹ Những nước châu Phi Những nước châu Âu n ền vă n hó a Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 653 3.3. Khía cạnh văn hóa nào (sản phẩm, hoạt động thực tiễn, quan điểm, hay con người) được giáo viên-học viên muốn được đề cập đến nhiều nhất trong một giáo trình học tiếng Anh? Hình 3. Quan điểm của giáo viên về khía cạnh văn hóa nên được trình bày trong giáo trình học tiếng Anh Mối liên hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ dường như lại được nhấn mạnh khi 22 giáo viên (69%) cho rằng một giáo tình học tiếng
Tài liệu liên quan