Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau, nói cách
khác, thị trường bao gồm các công ty và cá nhân để mua bán trao đổi các hàng hóa và dịch vụ.
Kinh tế học chia thị trường thành 4 loại chính: cạnh tranh hoàn hảo ở một đầu, độc quyền ở phía
đối diện, bán độc quyền và độc quyền một số ít ở giữa.
Tất cả các loại cấu trúc thị trường được xác định và phân biệt dựa trên số người mua và người
bán, sản phẩm được mua và bán, mức độ di động nguồn tài nguyên cùng sự hiểu biết của công ty
và cá nhân tham gia thị trường.
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích thị trường cạnh tranh hoàn hảo như một mô hình kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích thị trường cạnh
tranh hoàn hảo như một mô
hình kinh tế
Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau, nói cách
khác, thị trường bao gồm các công ty và cá nhân để mua bán trao đổi các hàng hóa và dịch vụ.
Kinh tế học chia thị trường thành 4 loại chính: cạnh tranh hoàn hảo ở một đầu, độc quyền ở phía
đối diện, bán độc quyền và độc quyền một số ít ở giữa.
Tất cả các loại cấu trúc thị trường được xác định và phân biệt dựa trên số người mua và người
bán, sản phẩm được mua và bán, mức độ di động nguồn tài nguyên cùng sự hiểu biết của công ty
và cá nhân tham gia thị trường.
Các nhà kinh tế cho rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo có khả năng mang lại lợi ích lớn nhất
cho cộng đồng, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt (thường nhằm mang lại sự phát triển và công
bằng xã hội, như kéo điện về miền núi chẳng hạn) bởi trong đó có rất nhiều người mua, người
bán và họ không đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm; Còn sản phẩm là đồng nhất,
nguồn tài nguyên có khả năng di động hoàn hảo và các tổ chức kinh tế có kiến thức tốt về điều
kiện thị trường. Do đó các nhân tố tham gia thị trường sẽ sản xuất và mua bán dựa trên giá cả cân
bằng giữa tổng nguồn cung ứng và tổng nhu cầu. Thị trường từ đó có thể phục vụ tổng số lượng
cao nhất với chi phí thấp nhất; Có thể tự điều chỉnh, mang lại lợi ích công bằng giữa các ngành
nghề và nhân tố tham gia.
Vậy thị trường canh tranh hoàn hảo có thể thấy trong thực tế hay không? Lý thuyết này được áp
dụng thực tiễn qua việc xây dựng thị trường cạnh tranh tự do với sự can thiệp hợp lý của chính
phủ. Chính phủ hướng tới sự hoàn hảo bằng cách tìm ra các biện pháp can thiệp phù hợp. Họ
cung cấp nguồn thông tin thị trường đầy đủ, đặt ra các chế tài để ngăn chặn sự phá hoại bất công,
hỗ trợ mang lại sự dịch chuyển cân bằng về tài nguyên giữa các khu vực, xác định các kế hoạch
khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới… nhằm liên tục nâng cấp thị trường và tránh những thiếu
sót mà thị trường này mang lại.
Trong bài viết này, chúng ta xem xét các khía cạnh cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo có
thể được sử dụng như một mô hình kinh tế, tiệm cận với việc áp dụng trong kinh tế thị trường
thực tiễn tạm gọi là "thị trường tự do cạnh tranh" và sự tham gia của chính phủ nhằm đảm bảo
các yếu tố cơ bản cho sự phát triển của thị trường này, cũng như một số vấn đề mà các doanh
nghiệp cần chú ý.
Đặc tính của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Theo thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các công ty không kiểm soát được giá cả. Họ sản xuất sản
phẩm tiêu chuẩn hóa giống nhau. Những rào cản để gia nhập ngành rất thấp nên khá dễ dàng,
không có bản quyền hoặc các khoản tiền lớn vốn cần thiết để nhập vào thị trường. Trong cạnh
tranh hoàn hảo, không có cạnh tranh giá. Người bán đưa sản phẩm của họ vào thị trường theo giá
thị trường. Người mua không thể phân biệt rõ ràng sự khác biệt các sản phẩm đầu ra.
Trong cạnh tranh hoàn hảo, giá thị trường được xác định bởi nhu cầu và nguồn cung cấp. Trong
biểu đồ 1a, đường cong nhu cầu cho thấy những gì người tiêu dùng muốn mua với giá khác nhau
và đường cong cung cấp cho thấy sự kết nối giữa giá cả và số lượng sản phẩm, những gì các nhà
sản xuất muốn bán. Trạng thái cân bằng giá cả và số lượng được xác định bởi các giao điểm của
đường cong cung và cầu (điểm E).
Bởi các sản phẩm đồng nhất nên các công ty có thể bán sản phẩm của họ cao hơn giá Pe tại điểm
cân bằng E, nếu không, họ sẽ mất khách hàng. Bán ở mức giá thấp hơn Pe, công ty sẽ mất lợi
nhuận. Tương tự cho người mua, họ sẽ không trả mức giá cao hơn Pe và không thể mua các sản
phẩm ở mức thấp hơn.
Hình 1a
Hình 1b
Sự tương tác của thị trường cung cấp, S, và nhu cầu, D, xác định giá cả thị trường hiện hành và
đầu ra. Một hộ nông dân cung cấp chỉ một phần quá nhỏ so với thị trường nên chỉ có thể bán một
giá bằng giá thị trường dù sản xuất có tăng hay giảm. Đường nhu cầu “D” là hoàn toàn đàn hồi.
Điều này giải thích vì sao nông dân luôn chỉ có thể lấy công làm lời nếu không có sự can thiệp
hiệu quả bằng chính sách của chính phủ.
Trong cạnh tranh hoàn hảo, bên cạnh giá tốt, ảnh hưởng khác chẳng hạn như thu nhập, lãi, sở
thích của người tiêu dùng, giá của hàng hóa có liên quan... có thể làm thay đổi đường cong theo
yêu cầu. Ví dụ sự gia tăng thu nhập của khách hàng có thể làm cho các đường cong nhu cầu D
sang D' (hình 2a).
Hình 2a
Hình 2b
Trong tình huống tương tự, đường cung cấp có thể được chuyển bởi những thay đổi trong công
nghệ và đầu vào. Trong hình 2b, các giả định của sự thay đổi trong công nghệ cung cấp đường
cong S chuyển sang S'. Sự gia tăng nhu cầu từ D thành D' với nguồn cung không thay đổi sẽ cho
một mức giá và sản lượng cân bằng cao hơn (2a). Sự gia tăng trong cung cấp S thành S' với nhu
cầu không thay đổi, dẫn đến một trạng thái cân bằng mức giá thấp hơn và sản lượng đầu ra cao
hơn (2b).
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoạt động như là một mô hình kinh tế:
Xem xét thị trường cạnh tranh hoàn toàn trong trạng thái cân bằng hiệu quả kinh tế. Trước hết,
chúng ta thảo luận về những hiệu quả. Giả định là một ngành công nghiệp gồm nhiều công ty
tham gia giống hệt nhau. Họ bán sản phẩm của mình đến người tiêu dùng ở mức giá P, mua đầu
vào từ các yếu tố sản xuất: công nhân, chủ đất và vốn nhà tư bản. Tất cả những công ty tham gia,
người tiêu dùng theo giá thị trường. Giả định rằng thị trường hiệu quả khi nó tối đa thặng dư tiêu
dùng và sản lượng sản xuất.
Hiệu quả sản xuất:
Một sự cải tiến trong sản xuất có nghĩa là sử dụng cùng một cơ số đầu vào để làm thêm một
lượng sản phẩm hoặc giá trị đầu ra mà không làm một giá trị khác ít đi (cải tiến đầu ra), hoặc sản
xuất đầu ra tương tự bằng cách sử dụng ít nguồn đầu vào hơn và không tiêu tốn thêm bất kỳ các
giá trị khác (cải tiến đầu vào).
Bởi cả hai yếu tố đầu vào và đầu ra đều là hàng hóa hoặc dịch vụ nên sự cải tiến rõ ràng là mong
muốn của cộng đồng; Nó có nghĩa là mọi người muốn có nhiều hơn trên cùng chi phí cũ. Từ đó,
quá trình sản xuất hiệu quả hơn.
Hình 3
Hình 3 cho thấy khả năng sản xuất được thiết lập để làm ra hai hàng hóa X và Y bằng cách dùng
một số lượng cố định đầu vào; Mỗi điểm trong khu vực được xác định bởi hình cầu đại diện cho
một sản lượng có thể sản xuất. Đường cong F là đường giới hạn biên; Đối với bất kỳ điểm nào
trong các thiết lập không phải trên F sẽ thiếu hiệu quả (chẳng hạn như A), điểm B thể hiện sự
hiệu quả. Trong trường hợp này B chứa nhiều X và Y hơn A. Bắt đầu từ B, cách duy nhất để sản
xuất thêm X là sản xuất Y ít hơn.
Hữu dụng trong thị trường
Không có cách nào lựa chọn sản lượng hiệu quả giữa điểm B, C và D trên hình 3a. Để làm điều
đó, chúng ta có thể sử dụng các đường cong bàng quan để so sánh điểm hiệu quả khác nhau.
Điểm D trên một đường cong cao hơn điểm C. người tiêu dùng sẽ tiêu thụ 5 đơn vị Y và 2 X
(điểm D) so với 3 Y và 4 X (điểm C).
Để tăng tính hữu dụng là làm tăng tiện ích, di chuyển đến đường cong bàng quan cao hơn. Khi
đó hiệu quả sẽ cao hơn. Trên biểu đồ, điểm E là điểm duy nhất trong các thiết lập cho thấy khả
năng sản xuất hiệu quả.
Thực tế là những điểm sản xuất hiệu quả không có nghĩa là điểm đầu tiên hoặc tiện ích vượt trội.
Trên biểu đồ, điểm C mang lại hiệu quả sản xuất và điểm A không dù A nằm trên đường bàng
quan cao hơn C
Hình 4a
Hình 4b
Hình 4a, các lựa chọn thay thế cho đầu ra khác nhau, sở thích được hiển thị bởi các đường cong
bàng quan; Trên hình 4b phân bổ hàng hóa khác nhau giữa hai cá nhân. Trong mỗi trường hợp,
điểm trên đường giới hạn sản xuất biên hiệu quả hơn điểm không trên biên.
"Bàn tay của Chúa"
Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia đều luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình,
điều đó đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. Adam Smith – nhà kinh tế
học người Scotland - đưa ra lý thuyết "Bàn tay vô hình" vào thế kỷ 18. Ông mô tả khả năng của
cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh cung cầu và ví sức mạnh của cơ chế thị trường như bàn
tay vô hình định hướng người bán và người mua, phân bố nguồn lực kinh tế đạt hiệu quả xã hội
lớn nhất mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Theo Adam Smith, chính phủ chỉ nên giữ
chức năng quản lý vì chính bàn tay vô hình với tư cách là cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh
tranh sẽ làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt tối đa. Trong khi chạy theo lợi ích riêng
của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn là làm theo chủ trương.
Tuy nhiên, vì vô tư nên bàn tay vô hình cũng dễ bị lợi dụng. Người ta có thể tạo ra những hiện
tượng giả tạo như thiếu hụt hàng hóa, làm cho giá cả gia tăng để trục lợi hoặc dùng những biện
pháp hành chính ngăn cản những dòng hàng hóa vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho giá cả
biến động, thị trường biến dạng, hay đặt ra chính sách đối xử bất bình đẳng giữa các mặt hàng,
nguồn gốc xuất xứ, đối tượng tham gia… Như vậy bàn tay vô hình sẽ bị lừa, từ đó có thể gây ra
khủng hoảng sâu sắc. Để khắc phục những khiếm khuyết cần kết hợp giữa bàn tay vô hình của
thị trường với bàn tay hữu hình của Nhà nước thông qua luật pháp, thuế và nhiều biện pháp kinh
tế, tài chính khác với mục tiêu chính là: gỡ bỏ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm biến dạng thị
trường, hướng dẫn sản xuất.
Sau "bàn tay vô hình" trong kinh tế thị trường, nhà kinh tế học Marshall (từ 1881) đã đưa ra ý
tưởng về hiệu quả và việc sử dụng các tiêu chuẩn nhằm đánh giá các cấp độ nền kinh tế. Bắt đầu
bằng việc so sánh nền công nghiệp thông qua sự biến động về giá, Marshall mô tả và nhận định
từng trường hợp sản xuất trên thị trường có hiệu quả hay không. Ông đưa ra khái niệm “quy tắc
của Chúa” và lập luận: nếu bản thân sản xuất và tiêu dùng đã hiệu quả, nó không cần “quy tắc
của Chúa”; Nếu không hiệu quả thì "quy tắc của Chúa” sẽ can thiệp để cải tiến nó. Điều này đơn
giản giải thích vì sao những vấn đề chưa hiệu quả trong sản xuất có thể được tự cải tiến.
Marshall cho rằng: “Thiên Chúa có tất cả các kiến thức và sức mạnh trong xã hội. Chúa biết sở
thích, chức năng sản xuất của tất cả mọi người và có sức mạnh vô hạn cho biết họ phải làm gì.
Dù không khiến con người biến lá cây thành vàng hay tạo ra phát minh mới, nhưng Chúa tốt
bụng và có mục đích duy nhất là tối đa hóa phúc lợi”. Với sự sắp đặt từ "Quy tắc của Chúa", các
yếu tố tham gia thị trường được cải tiến một cách tự nhiên, mang lại lợi ích chung lớn nhất cho
mọi người. Từ đó, kinh tế tự do cạnh tranh hoàn hảo trở thành một thị trường được mong đợi và
hướng tới.
Có thể tranh luận rằng dù tổ chức nền kinh tế hoàn hảo thế nào vẫn có thể không hiệu quả, nhất
là khi nền kinh tế phát triển đến gần ngưỡng giới hạn của nó. Trong ngưỡng giới hạn đó, các yếu
tố tự nhiên rất khó thay đổi, các yếu tố dễ thay đổi nhất sẽ nằm trong các vấn đề liên quan đến
con người và giá trị cảm nhận. Một sự thay đổi như phát minh ra năng lượng giá rẻ hoặc một
phương pháp ngăn chặn lão hóa sẽ không thực sự được xem như phát minh cải tiến rõ ràng trong
thị trường hoàn hảo. Và chắc chắn rất nhiều phát minh, cải tiến như vậy có thể xảy ra mà không
được sự khuyến khích quan tâm đúng mức. Điều này có thể khiến sự phát triển kinh tế xã hội bị
chậm lại, thậm chí dần đi đến giảm sút hiệu quả trong các đường hướng phát triển. Cần có các
chính sách phù hợp để khuyến khích các giá trị mới và nhà nước phải tham gia tạo dựng nền tảng
phát triển. Điều đó thể hiện mục đích của thể chế chính trị trong việc điều hành các chức năng
sản xuất và chuyển đổi đầu vào đầu ra. Từ đó, nó thay đổi cái nhìn trong cộng đồng, thay đổi cả
phương hướng sáng tạo của con người và sự tiêu thụ.
Gộp chung hai lý thuyết trên, ta có thể nói là có “Bàn tay của Chúa” tham gia sắp xếp quy luật
phát triển kinh tế một cách tự nhiên. Thị trường hoàn hảo luôn có thể tự cải tiến hiệu quả của nó.
Nếu nó chưa hiệu quả, tự thị trường sẽ tự điều chỉnh nhờ sự so sánh rộng tạo ra cân bằng chung
trong thời gian dài. Dù vậy, bởi chính các yếu tố sáng tạo của con người, các yếu tố chậm trễ của
thông tin và kiến thức, văn hóa ứng xử hùa nhau theo cộng đồng xã hội tạo ra các vấn đề không
có cách nào thực tế tự cải thiện được. Nhưng dù sao "Thị trường hoàn hảo" và "bàn tay của
Chúa" có giá trị để lập luận cao.
Theo Marshall, "Quy tắc của Chúa" có thể thay đổi kết quả sản xuất của thị trường theo ba
hướng chính là: giữ nguyên sản lượng trong khi thay đổi sự phân phối. Hoặc có thể sản lượng và
phân bổ không đổi nhưng thay đổi cách thức sản xuất. Và cuối cùng, có thể thay đổi số lượng.
Từ đó chúng ta suy luận thêm về các quy luật chung và vai trò cơ bản mà chính phủ cần đảm bảo
trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
Phân bổ
Trong phân bổ, số lượng được giả định là giữ nguyên. Ban đầu hàng hóa bán tại một mức giá P,
những người sẵn lòng trả giá với mức P hoặc cao hơn sẵn sàng mua trong khi những người khác
thì không. Hình 5a và 5b thể hiện đường cong giá trị biên của hai khách hàng H và M, đang mua
với sản lượng tương ứng là Q1, Q2, giá trị biên của họ tương đương với P. Tổng giá trị mỗi
người trong số họ nhận được là diện tích dưới đường cong giá trị biên của mình; Thặng dư tiêu
dùng là tổng giá trị trừ đi chi phí gì họ phải trả. Để thay đổi việc phân bổ, chúng ta phải làm
giảm số lượng tiêu thụ của người này và tăng số lượng tiêu thụ của người khác. Hình 5 cho thấy
các hiệu ứng chuyển một đơn vị sản phẩm từ H tới M.
Nếu chúng ta thay đổi việc phân bổ mà không thay đổi bất kỳ các khoản thanh toán có liên quan,
H mất đi một phần tương đương diện tích A1 và M được thêm một phần tương đương A2; Bạn
có thể nhìn thấy trên hình: A1 phải lớn hơn A2. Để đưa vào thuật toán, lưu ý rằng các đường
cong giá trị biên MV1 trên P tới bên trái của Q1, và đường cong giá trị biên MV2 là từ dưới P tới
bên phải Q2, A1 phải lớn hơn so với hình chữ nhật P cao và một đơn vị rộng (AP), và A2 phải
nhỏ hơn hình chữ nhật đó, do đó A1 > A2. P được tính theo "đô la/đơn vị", trong khi A1 và A2
được tính theo USD, vì vậy chúng ta có thể chuyển đổi P vào khu vực P x 1 đơn vị để so sánh
với khu vực A1 và A2. Người tham gia đổi sản phẩm sẽ có thể thỏa mãn mình theo cách này.
Tuy nhiên sự chuyển đổi với lượng lớn sẽ khác, có thể thấy trong đường cong MV: M sẽ thấy giá
trị nhận thêm là ít hơn so với sự cho đi của H, vì vậy việc chuyển đổi nhìn chung là không thành.
Lập luận tương tự, nhưng trước khi trao đổi, tổng tiêu thụ lên đến điểm MV = P. Việc chuyển từ
H tới M khiến giá trị mất đi từ H có giá trị thấp hơn P, do đó tại mức giá P, H sẽ chọn mua hàng
hóa. Điều này cũng cung cấp cho đơn vị M phần giá trị thấp hơn P, và M không chọn mua. Mỗi
đơn vị chuyển là có giá trị nhiều hơn với người đã mất nó và ít hơn với người được nó, do đó sự
trao đổi khó xảy ra.
Lập luận khác có thể xem xét khi giá trị được đo bằng số tiền một cá nhân sẵn sàng bỏ ra để mua
một món hàng. Cùng một miếng bít tết, một người giàu có sẵn sàng trả $4 trong khi người khác
chỉ trả $3. Do đó một thứ có thể có giá trị $3 với người này nhưng lại quan trọng hơn một thứ có
giá trị $4 của người kia. Từ đó có thể nói rằng chúng ta nên tối đa hóa tất cả các hữu dụng chứ
không phải là giá trị. Nhưng hữu dụng không thể quan sát trong khi giá trị có thể. Vì vậy, mô
hình kinh tế mô tả tối đa hóa tổng giá trị hơn tối đa hóa các hữu dụng. Nhưng như vậy có thể coi
là chưa thực hoàn hảo và còn mang tính tham khảo. Vì vậy khi vận dụng thực tiễn là các tổ chức
cần xem xét các giá trị đạt được thông qua việc tham khảo tính hữu dụng của sản phẩm dịch vụ.
Hình 5a
Hình 5b
Hình 5c
Hình 5a và 5b hiển thị ảnh hưởng của việc chuyển một đơn vị sản lượng từ H tới M. Hình 5c
cho thấy sự tăng (giảm) chi phí để một công ty sản xuất một hay nhiều hơn một đơn vị sản
lượng.
Sản xuất
Có hai cách để hạ chi phí sản xuất một số lượng nhất định sản phẩm. Một là các công ty sản xuất
sản lượng tương tự với chi phí thấp hơn; Hai là là thay đổi sự phân bổ sản lượng sản xuất ra giữa
các công ty. Nhưng trong tình huống 1, mỗi công ty đã sản xuất đầu ra với chi phí thấp hơn giúp
tăng lợi nhuận của công ty và do đó việc thực hiện hấp dẫn hơn. Mỗi công ty có đường cong
tổng chi phí từ chức năng sản xuất bằng cách tìm tòi và khiến cho mỗi cấp độ sản xuất đầu ra ít
tốn kém nhất. Như vậy, "bàn tay của Chúa" không can thiệp tới việc giảm chi phí cho công ty
sản xuất một số lượng nhất định mà ở đây cần sự sáng tạo, tìm tòi và cải tiến của chính các công
ty, cụ thể hơn là một số cá nhân nhất định trong công ty.
Trong trạng thái cân bằng, các công ty trong ngành sử dụng giá như một công cụ tối thiểu chi phí
trung bình của họ, tại Q3 trên hình 5c. Các công ty sản xuất tại đường cong chi phí tối thiểu
trung bình, mỗi thay đổi trong đầu ra công ty phải tăng chi phí trung bình. Ở đây một lần nữa,
giống như trong trường hợp của phân bổ, kết quả là không giới hạn giá và số lượng thực sự sản
xuất. Nếu đường cong nhu cầu chuyển sang phải thì giá và sản lượng tăng, sản lượng mới sẽ lại
tiếp tục được sản xuất theo cách ít tốn kém nhất.
Sản lượng
Để xem lý do tại sao điều này doanh nghiệp cũng khó cải tiến hay trông chờ, xem xét hình 5b và
5c, đường cong biên giá trị của người tiêu dùng và các đường cong biên chi phí của nhà sản xuất.
Các nhà sản xuất sản xuất số lượng Q3 trong đó P = MC = AC tối thiểu. Nếu tăng sản lượng Q3
+ 1, chi phí tăng sẽ tương ứng khu vực A3. Nếu các đơn vị tăng thêm tới M, nó sẽ làm tăng mức
tiêu thụ đến Q2 + 1; Giá trị tiêu thụ thêm tương ứng khu vực A2. Như bạn có thể nhìn thấy từ
hình, A3 lớn hơn AP và A2 ít hơn so với AP, vì vậy A3 >A2. Do đó sự thay đổi là không có lợi;
Lợi ích cho khách hàng từ sản phẩn mua thêm nhỏ hơn chi phí sản xuất nó.
Áp dụng lập luận tương tự, nếu chúng ta giảm sản lượng thay vì tăng nó (Hình 5a và 5 c). Việc
giảm sản lượng khiến công ty tiết kiệm một khoản tương đương A4 < AP, và sự mất đi tiêu dùng
của H với chi phí A1 > AP.
Thay vì tăng sản lượng bằng cách sản xuất tăng, chúng ta nên tăng nó bằng cách thêm một công
ty tương tự (sản xuất Q3 đơn vị) cho ngành công nghiệp. Chi phí cho mỗi đơn vị tăng chỉ là P.
Nhưng nếu giá trị mỗi đơn vị khách hàng tiêu dùng có giá trị cộng thêm nhỏ hơn P, kết quả tổng
là vẫn xấu đi. Nên khi đó thay vì thêm một công ty và tăng sản lượng Q3, cần đóng cửa một công
ty và làm giảm sản lượng Q3.
Trong trạng thái cạnh tranh cân bằng, giá sản phẩm là chỉ tương đương với chi phí sản xuất, cao
hoặc thấp hơn một chút, P = MC. Khi cân bằng cạnh tranh, người tiêu dùng mua hàng đến điểm
mà ở đó giá trị biên của họ là P cho mỗi sản phẩm thêm, giá trị giảm dần cho mỗi đơn vị tăng
tiếp theo. Do đó các công ty có chi phí tiết kiệm được nhỏ hơn giá trị cho người tiêu dùng, trong
khi các công ty tăng chi phí nhiều hơn giá trị người tiêu dùng tiết kiệm. Trong trạng thái cạnh
tranh cân bằng, người tiêu dùng đang tiêu thụ lên đến điểm mà ở đó mỗi đơn vị có giá trị bằng
chi phí sản xuất. Bất kỳ sự tăng thêm nào sẽ mang lại chi phí cao hơn giá trị tạo ra
Do đó, người sản xuất cần bán ở mức giá mà người tiêu dùng muốn mua tại số lượng sản xuất
cân bằng là cách hiệu quả để phân bổ sản lượng đầu ra và đồng thời là phương pháp cạnh tranh
sản xuất hiệu quả.
Phát triển thị trường tự do cạnh tranh tiệm cận thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Câu hỏi là liệu hiệu quả có thể là một tiêu chuẩn không hợp lý khi đánh giá nền kinh tế thực?
Chúng ta cần xem xét mức độ chuẩn xác trong thực tế. Một giả định là tất cả mọi người có liên
quan, chẳng hạn các công ty, chủ sở hữu các yếu tố của sản xuất, và người tiêu dùng làm theo giá
thị trường. Nếu có sự sáng tạo ảnh hưởng tới quyết định giá và giá trị cảm nhận, sẽ cần có vai trò
của chính phủ để đảm bảo rằng nó bình ổn. Do đó, một thị trường cạnh tranh tự do có thể phát
huy hiệu quả gần như thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Chúng ta có thể trông đợi trong nền kinh tế
thực để chứng minh tính chính xác với cá