Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán được thểhiện qua các chỉtiêu sau:
● Mức sinh lời tuyệt đối
Mức sinh lời của mộtkhoản đầu tư là phần chênh lệch giữa kết quảthu
được sau một khoảng thời gian đầu tư và phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏra ban
đầu.
Thu nhập mà nhà đầu tư nhận được trong đầu tư chứng khoán bao gồm:
(1) Cổtức (D), trái tức (C) do sởhữu cổphiếu, trái phiếu.
(2) Lãi (hoặc lỗ) vềvốn đầu tư: là mức chênh lệch giữa giá bán (Pt) và giá
mua chứng khoán (P0):
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích và định giá chứng khoán –phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN – Phần 1
2.1 Doanh lợi và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
2.1.1 Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán
Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
● Mức sinh lời tuyệt đối
Mức sinh lời của một khoản đầu tư là phần chênh lệch giữa kết quả thu
được sau một khoảng thời gian đầu tư và phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra ban
đầu.
Thu nhập mà nhà đầu tư nhận được trong đầu tư chứng khoán bao gồm:
(1) Cổ tức (D), trái tức (C) do sở hữu cổ phiếu, trái phiếu.
(2) Lãi (hoặc lỗ) về vốn đầu tư: là mức chênh lệch giữa giá bán (Pt) và giá
mua chứng khoán (P0):
Lãi (hoặc lỗ) về vốn đầu tư = Pt – P0
Tổng mức sinh lời = cổ tức (trái tức) ± lãi (lỗ) về vốn
(3) Ngoài các khoản thu nhập trên, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư còn có
thể nhận được thu nhập từ chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu thực tế trên thị trường
với giá quyền mua chứng khoán mà nhà đầu tư được hưởng.
● Mức sinh lời tương đối
Mức sinh lời tương đối (Rt) phản ánh 1 đồng vốn đầu tư trong 1 năm mang
lại bao nhiêu thu nhập, nó là cơ sở để so sánh các khoản đầu tư khác nhau.
(Pt - P0) + D(hoặc C)
Rt = --------------------------
P0
Trên thực tế để so sánh được mức sinh lời giữa các tài sản có thời gian đáo
hạn khác nhau, người ta thường sử dụng mức sinh lời theo năm. Nếu một tài sản
có mức sinh lời trong thời gian m tháng là Rm thì mức sinh lời năm (Rn) sẽ là:
Rn = (1 + Rm) 12/m - 1
● Tổng mức sinh lời trong nhiều năm và mức sinh lời bình quân năm
Phần trên mới xác định các mức sinh lời trong 1 năm hoặc dưới 1 năm và
quy đổi thành năm. Trên thực tế, hoạt động đầu tư có thể kéo dài trong thời gian
nhiều năm. Ví dụ: đầu tư cổ phiếu dài hạn và cổ tức nhận được đem tái đầu tư và
tiếp tục tạo ra mức sinh lời.
Gọi R1, R2, R3…, Rt là mức sinh lời mỗi năm trong thời gian đầu tư là t
năm.
Tổng mức sinh lời (Rtnăm) được tính như sau:
Rtnăm = (1+R1) x (1+R2) x… x (1+Rt) - 1
Mức sinh lời bình quân (Rbq) năm được tính theo một trong hai cách sau:
Mức sinh lời bình quân số học:
Rbq = (R1 + R2 + …. + Rt) / t
Mức sinh lời bình quân lũy kế hàng năm:
Rbq = t√(1+R1) x (1+R2) x…. (1+Rt) - 1
● Mức sinh lời danh nghĩa và thực tế
Gọi R là mức sinh lời danh nghĩa, r mức sinh lời thực tế, h là tỉ lệ lạm phát,
ta có thể thấy mối quan hệ giữa chúng như sau:
(1 + R) = (1 + r) (1 + h) → R = r + h + rh
● Mức sinh lời (doanh lợi) kì vọng
Doanh lợi kì vọng E(r) hay mức sinh lời ước tính của một tài sản có rủi ro ở
tương lai là bình quân gia quyền theo xác suất của các kết quả thu được trong tất
cả các tình huống xảy ra.
E(r) = ∑ Pi Ri i =1 → n
Trong đó: - Pi là xác suất xảy ra của các tình huống i. (Tổng Pi = 100%)
- Ri là doanh lợi kì vọng tương ứng với các tình huống i.
2.1.2 Rủi ro và đo lường rủi ro đầu tư chứng khoán
2.1.2.1 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
● Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra của
những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất. Khác
với sự không chắc chắn rủi ro có thể đo lường được.
Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được định nghĩa là khả năng hay xác suất
xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn rủi ro là khả năng làm
cho mức sinh lợi thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến
(thấp hơn) ban đầu.
● Các loại rủi ro
Sự dao động của thu nhập, dao động của giá chứng khoán hay cổ tức (lãi
suất) là những yếu tố cấu thành rủi ro.
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống là những rủi ro do các yếu tố, các sự kiện nằm ngoài công
ty, công ty không thể kiểm soát được và nó có tác động rộng rãi đến toàn bộ thị
trường, đến tất cả các chứng khoán.
+ Rủi ro thị trường
Sự biến động giá chứng khoán do phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự
kiện hữu hình / sự kiện thực tế (các sự kiện kinh tế chính trị xã hội…) xảy ra, hoặc
các sự kiện vô hình nảy sinh do yếu tố tâm lí, mặc dù tình hình của công ty/ tổ
chức phát hành chứng khoán vẫn không thay đổi. Rủi ro thị trường thường xuất
phát từ những sự kiện thực tế, nhưng do tâm lí không vững vàng của các nhà đầu
tư nên họ hay phản ứng vượt quá các sự kiện đó.
- Do sự thay đổi về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
- Do kì vọng, tâm lí của nhà đầu tư thay đổi
- Do đầu cơ
+ Rủi ro lạm phát (rủi ro sức mua)
- Tăng giá hàng hóa dịch vụ
- Đồng tiền mất giá
- Giảm lợi nhuận thực của khoản đầu tư
+ Rủi ro lãi suất
Nguyên nhân chính là do sự lên xuống của lãi suất chuẩn (lãi suất trái phiếu
chính phủ) dẫn tới sự thay đổi mức lợi nhuận kì vọng. Nói cách khác sự thay đổi
chi phí vay vốn đối với các loại TPCP sẽ ảnh hưởng chi phí và LN của công ty
phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ
quả trực tiếp là sự tăng lên của lãi suất chuẩn làm giá cả của các loại chứng khoán
khác giảm xuống và ngược lại (Ảnh hưởng ngược chiều).
+ Rủi ro tỉ giá: do sự thay đổi tỉ giá hối đoái
+ Rủi ro pháp lí
- Lừa đảo
- Không/ khó chuyển nhượng
- Tranh chấp quyền lợi
Rủi ro không hệ thống
Rủi ro không hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây nên, và tác
động lên 1 ngành, một công ty hay 1 số chứng khoán nhất định.
+ Rủi ro kinh doanh: là sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi
trong hoạt động kinh doanh dẫn đến lợi nhuận và cổ tức bị giảm sút. Nguyên nhân
gây nên tình trạng này có thể do các tác động từ bên trong và/ hoặc bên ngoài
doanh nghiệp.
+ Rủi ro tài chính: liên quan đến sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp / xuất hiện khi công ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng vốn vay, kéo
theo nghĩa vụ trả nợ, lãi và phải thực hiện trước khi thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Nếu việc tài trợ bằng vốn vay không hiệu quả thì có ảnh hưởng xấu đến giá cổ
phiếu, trái tức, cổ tức và tiền hoàn vốn cho trái chủ. Thông thường một công ty có
đòn bẩy tài chính cao thì mức độ rủi ro tài chính càng cao.
+ Rủi ro thanh khoản
- Khối lượng CP ít → khó mua bán
- Khối lượng giao dịch bình quân thấp, giá giảm → khó bán
- Lưu kí chứng khoán ít → khó bán
2.1.2.2 Đo lường rủi ro
Trong tài chính, người ta thường sử dụng toán xác suất thống kê để đo
lường rủi ro trong mức sinh lời của 1 loại, hoặc 1 danh mục chứng khoán bởi các
thước đo: phương sai hoặc độ lệch chuẩn (căn bậc hai của phương sai).
Phương sai (kí hiệu Var hay σ2) được tính theo công thức sau:
σ2 = ∑ { Pi [Ri - E(r)]2 } i =1→n
Trong đó: Pi là xác suất của trạng thái i
Ri là doanh lợi kì vọng ứng với từng trạng thái i
E(r) là doanh lợi kì vọng của chứng khoán
Độ lệch chuẩn (kí hiệu SD/ σ) = √ σ2
Độ lệch chuẩn phản ánh mức biến động (dao động) hay mức rủi ro của
doanh lợi kì vọng của 1 chứng khoán, hoặc 1 danh mục chứng khoán. Độ lệch
chuẩn càng cao thì rủi ro đầu tư chứng khoán càng lớn.
2.2. Phân tích đầu tư chứng khoán
Trước khi tiến hành đầu tư vào bất kì chứng khoán nào, cần phải xem xét
việc đầu tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác. Do đó cần
tiến hành phân tích chứng khoán.
- Phân tích chứng khoán bao gồm phân tích cơ bản (PTCB) và phân tích kĩ
thuật (PTKT)
- Phân tích cơ bản làm cơ sở cho việc nhận biết loại CK tốt, CK không tốt.
- Phân tích kĩ thuật để quyết định thời điểm mua bán CK.
- Phối kết hợp cả 2 loại phân tích là chìa khóa để thành công trong đầu tư
CK.
- PTKT là phương pháp dựa vào diễn biến giá và khối lượng giao dịch
trong quá khứ để dự đoán, dự báo xu thế trong tương lai.
- PTCB trả lời câu hỏi CK nào (cái gì)? PTKT trả lời câu hỏi khi nào?
- Xác định thời điểm là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở các thị trường hay
biến động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn.
2.2.1. Phân tích cơ bản
2.2.1.1.Những vấn đề chung về phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản bao gồm:
● Phân tích nền kinh tế vĩ mô và TTCK
+ Các vấn đề quốc tế
- Mức tăng trưởng kinh tế, các vấn đề chính trị nhạy cảm
- Chính sách bảo hộ, chính sách tự do hóa tài chính, chính sách tiền tệ (3
công cụ: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc).
- Chính sách thương mại ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Các vấn đề quốc gia
- Môi trường chính trị xã hội.
- Môi trường pháp luật.
- Các điều kiện kinh tế vĩ mô: GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỉ giá,
sức chi tiêu (sức mua),…
+ Các dự đoán về tình hình kinh tế và xu hướng của thị trường: quan hệ
giữa thực trạng nền kinh tế với diễn biến chung của TTCK không phải lúc nào
cũng diễn ra cùng chiều và nếu có thì chúng có thể xảy ra theo các chiều hướng và
trật tự khác nhau.
+ Diễn biến của chỉ số giá trên thị trường.
+ Diễn biến giao dịch: chênh lệch cung cầu, chênh lệch khối lượng giữa các
mức giá, tỉ lệ tham gia đặt lệnh,…
+ Hành vi của nhà đầu tư CK: có phải là nhà đầu tư theo lí trí, nhà đầu tư
tích cực hay thụ động, có phải là nhà đầu tư ngắn hạn,…