Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong 1 kì, hàng tồn kho luân chuyển được
bao nhiêu lần. Sốngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh sốngày từkhi mua
nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi bán được hàng.
Nhìn chung, so với kì trước, vòng quay hàng tồn kho giảm, hay thời gian của
1 vòng quay hàng tồn kho tăng, chứng tỏhàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ
đọng, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản
xuất kinh doanh không thay đổi).
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích và định giá chứng khoán –phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN – Phần 3
● Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Vòng quay
hàng tồn kho
= Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân
(10)
Số ngày 1 vòng quay
hàng tồn kho
= Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân
Giá trị hàng bán bình quân 1 ngày
(11)
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong 1 kì, hàng tồn kho luân chuyển được
bao nhiêu lần. Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày từ khi mua
nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi bán được hàng.
Nhìn chung, so với kì trước, vòng quay hàng tồn kho giảm, hay thời gian của
1 vòng quay hàng tồn kho tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ
đọng, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản
xuất kinh doanh không thay đổi).
Nguyên nhân làm giảm vòng quay hàng tồn kho có thể do:
- Hiệu quả quản lí yếu tố đầu vào không tốt,
- Chu kì sản xuất kéo dài,
- Thành phẩm hàng hóa không bán được,
- Chính sách dự trữ vật tư, hàng hóa,
- Các nguyên nhân khách quan khác.
Thận trọng khi phân tích: trường hợp vòng quay hàng tồn kho tăng song
phản ánh xu hướng tài chính không tốt (sau khi bán, hàng khan hiếm, giá cả đầu
vào tăng, không có hàng bán…).
Vòng quay
các khoản phải thu
= Doanh thu bán chịu trong kì
Phải thu bình quân
(12)
Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu bình quân
Doanh thu bán chịu bquân 1
ngày
(13)
Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải
thu từ người mua thành tiền. Nó cho thấy hiệu quả của cơ chế quản lí tín dụng của
doanh nghiệp.
Nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản
phải thu bình quân tăng, hay kì thu tiền bình quân ngắn hơn so với kì trước thường
được coi là tốt, bởi các tác động tích cực sau:
- Làm giảm vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán,
- Giảm nhu cầu vốn của doanh nghiệp (trong điều kiện quy mô sản xuất
không thay đổi).
- Tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ.
Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng
quay khoản phải thu bình quân giảm, hay kì thu tiền bình quân dài hơn so với kì
trước thường được đánh giá là không tốt. Nguyên nhân của tình trạng đó có thể là:
- Công tác giám sát, quản lí nợ của doanh nghiệp không tốt.
- Khách nợ cố tình chây ỳ, hoặc lâm vào tình trạng thiếu / mất khả năng
thanh toán.
- Kết quả của những biện pháp nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp…
Lưu ý: cần thận trọng khi phân tích trong các trường hợp, vòng quay khoản
phải thu tăng song lại phản ánh xu hướng tài chính không tốt do các khoản phải
thu giảm kéo theo kết quả tiêu thụ giảm. Cần phân tích kĩ nguyên nhân để có cách
nhìn nhận đánh giá chính xác.
Kỳ thanh toán (phải trả)
bình quân
= Phải trả bình quân
Doanh thu mua chịu bquân 1 ngày
(14)
Vòng quay
vốn lưu động
= Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
(15)
● Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập
Chỉ số lợi nhuận/ doanh thu
(doanh lợi)
= Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
(16)
(Net profit margin - lợi nhuận biên)
Trên thực tế, mức độ lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong
một ngành thì công ty nào quản lí và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…)
tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận / doanh thu (lợi nhuận ròng) cao hơn.
Chỉ số lợi nhuận/ tài sản
(ROA)
= Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn bình quân
(17)
Chỉ số lợi nhuận/ vốn CSH = Lợi nhuận sau thuế (18)
(ROE) Tổng vốn CSH bình quân
ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác
trên thị trường. Thông thường ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì tỉ số
này cho thấy được khả năng sinh lời của công ty so với các công ty khác. Chỉ số
này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả đồng
vốn của cổ đông. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua cổ
phiếu của công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.
Thu nhập ròng một cổ
phiếu thường (EPS)
= Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
(19)
Tài sản ròng một cổ
phiếu thường (NAV)
= Tổng tài sản - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ
Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
(20)
Cổ tức một cổ phiếu
thường (DPS/ DIV)
= Thu nhập ròng - Cổ tức CPUĐ - Thu nhập giữ
lại Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu
hành
(21)
Nhìn chung các chỉ số trên (16,17,18,19,20,21) càng cao, chứng tỏ doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Song để có cái nhìn toàn diện
hơn, cần so sánh với các chỉ số của chính doanh nghiệp ở các thời kì trước và so
sánh với số trung bình của ngành hoặc của các doanh nghiệp có điều kiện tương tự
trong cùng ngành.
Hệ số chi trả cổ tức
(DPS/ EPS)
= Tổng cổ tức đem chia cho cổ phiếu thường
Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi
(22)
hoặc, Hệ số chi trả cổ tức = 1 – tỉ lệ thu nhập giữ lại
Hệ số chi trả cổ tức thường được tuyên bố tại đại hội cổ đông thường niên,
nói lên cổ tức của cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập, nó cũng nói
lên chính sách chia cổ tức của công ty. Chính sách này có thể thay đổi theo từng
thời kì và do đó nó phản ánh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Suất cổ tức hiện hành = Cổ tức 1 cổ phiếu thường
(DPS)
Thị giá cổ phiếu thường
(23)
Suất cổ tức hiện hành phản ánh thu nhập của nhà đầu tư tính trên vốn thực
anh ta phải bỏ ra để có được cổ tức tương ứng.
● Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty
Hệ số thu nhập giữ lại (b) = 1 - hệ số chi trả cổ tức (24)
Hệ số thu nhập giữ lại là 1 yếu tố quan trọng nói lên sự tích lũy của công ty
cho tương lai, góp phần vào tốc độ phát triển của công ty sau này.
Hệ số giá / thu nhập
(P/E)
= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm)
Thu nhập ròng của một cổ phiếu
(EPS)
(25)
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập bao nhiêu lần, hay nhà
đầu tư phải trả giá cho mỗi đồng thu nhập.
Một công ty hiện tại có thu nhập chưa cao, nhưng lại được thị trường đánh
giá cao về tiềm năng phát triển thì P/E sẽ cao, và ngược lại.
Chỉ số thị giá / thư giá
(M/B)
= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) (26)
Giá trị sổ sách 1 CP thường
Chỉ tiêu này cho biết giá cổ phiếu đang bán trên thị trường đắt hơn, rẻ hơn
hay bằng mệnh giá. Tương tự như P/E, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ công ty
được đánh giá có triển vọng phát triển trong tương lai.
Tốc độ tăng trưởng (growth
rate)
= Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE (27)