Phân tích vĩ mô và phân tích ngành vận tải

. Kinh tế Mỹ dự báo còn nhiều khó khăn Mặc dù GDP của kinh tế Mỹ trong hai quý cuối của năm 2009 tăng hơn so với dự đoán, nhưng từ đầu năm tới nay, những lo lắng của thị trường đối với viễn cảnh kinh tế Mỹ vẫn còn. Kinh tế Mỹ đã vượt qua được thời kỳ tồi tệ nhất từ trước tới nay nhưng sự phục hồi kinh tế sẽ vẫn rất chậm.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích vĩ mô và phân tích ngành vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ PHÂN TÍCH NGÀNH VẬN TẢI I. KINH TẾ CHÂU MỸ: 1. Kinh tế Mỹ dự báo còn nhiều khó khăn Mặc dù GDP của kinh tế Mỹ trong hai quý cuối của năm 2009 tăng hơn so với dự đoán, nhưng từ đầu năm tới nay, những lo lắng của thị trường đối với viễn cảnh kinh tế Mỹ vẫn còn. Kinh tế Mỹ đã vượt qua được thời kỳ tồi tệ nhất từ trước tới nay nhưng sự phục hồi kinh tế sẽ vẫn rất chậm. 2. Tăng trưởng kinh tế tạm thời khó đạt chỉ tiêu Tình hình kinh tế Mỹ đang được cải thiện, nhưng do các nhà tiêu dùng vẫn thận trọng chi tiêu, sự phát triển của các ngành nghề trong nhiều lĩnh vực còn chậm chạp, sự phục hồi tương đối cũng sẽ rất chậm. Các hoạt động kinh doanh khác hầu như không tiến triển, đặc biệt là biểu hiện của ngành bán lẻ và ngành chế tạo đều không bằng mức trước khủng hoảng. Ông Buffett còn đặc biệt chỉ ra rằng, hệ thống bảo hiểm hiện thời của Mỹ đã phá hỏng sự phát triển kinh tế và cần phải cải cách mang tính cơ bản. Theo ông, việc tiếp tục đầu tư 17% GDP vào chi tiêu bảo hiểm y tế là cách làm không thiết thực, trái lại, đa số các quốc gia khác chỉ cần đầu tư 9% GDP, hơn nữa dịch vụ y tế mỗi người được hưởng còn nhiều hơn. Ông hy vọng, Quốc hội Mỹ sẽ hoạch định lại các phương án cải cách y tế, để bất kỳ phương án hiện tại này tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Từ đầu tháng 2 đến nay, thị trường cổ phiếu Mỹ đi lên mạnh mẽ, cho dù nền kinh tế có phần được cải thiện, cũng sẽ không giúp cho thị trường cổ phiếu hấp dẫn hơn. Ngày 1/3, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và hiện đang là cố vấn kinh tế cấp cao của Nhà Trắng – ông Paul Volcker cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong thời gian nhất định sẽ không thể đạt được chỉ tiêu, do đó hiện tại chưa đến lúc để FED rút bớt tính thanh khoản. 3. Thị trường việc làm vẫn còn ảm đạm Ông Buffett dự đoán, ít nhất trước khi nhu cầu thị trường được khôi phục, tình hình việc làm Mỹ vẫn sẽ chưa được cải thiện. Do việc xây dựng nhà ở còn chậm chạp. Theo báo cáo kinh tế mới nhất của công ty chứng khoán Nomura, thị trường lao động Mỹ chỉ cải thiện dần dần, sản xuất dư thừa do tỷ lệ thất nghiệp cao gây ra rất có thể sẽ tạo áp lực cho tiền lương và giá cả, dự đoán, tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục đi theo chiều hướng giảm mang tính chu kỳ. Nomura dự báo, trong cả năm nay, FED sẽ vẫn giữ mức lãi suất ngắn hạn “cực thấp” trong “thời gian dài”. Tuần trước, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói kích thích việc làm trị giá 15 tỷ USD, theo phương án này, các doanh nghiệp mới tăng cơ hội việc làm sẽ nhận được sự ưu đãi thuế. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ dự đoán, phương án này có thể cứu vãn hoặc tăng thêm 234000 cơ hội việc làm. Hạ viện Mỹ trong tuần này sẽ tiến hành xét duyệt phương án này, nếu không có gì thay đổi sẽ được trình lên Tổng thống Mỹ Barack Obama ký duyệt để chính thức thành luật. Ngoài ra, Bộ Lao động Mỹ vào 5/3 tới sẽ công bố báo cáo thất nghiệp phi nông nghiệp Mỹ. Các nhà phân tích dự đoán, do bão tuyết nên việc sa thải của các doanh nghiệp giảm thiểu, số người thất nghiệp phi nông nghiệp trong tháng 2 của Mỹ sau khi giảm 2 triệu người trong tháng 1, sẽ tiếp tục giảm thêm 5 triệu người và tiếp tục giảm tiếp trong tháng 3. Song, tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp của toàn nước Mỹ sẽ tăng từ 9,7% lên 9,8%, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay. II. KINH TẾ CHÂU Á: Trong những tháng đầu năm nay, các nền kinh tế châu Á sụt giảm nhanh đáng kinh ngạc song hiện tại lại đang hồi phục nhanh hơn dự kiến. Mức tăng trưởng hàng năm che giấu sự hồi phục này, để phát hiện bước ngoặt này, hãy nhìn vào mức thay đổi giữa các quý. So sánh quý II với quý I với mức hàng năm, GDP của Hàn Quốc tăng trưởng gần 10% ( mặc dù vẫn thấp hơn 2,55 so với năm trước); Singapore tăng 20% (giảm 3.7% năm). Trung Quốc không công bố số liệu các quý, nhưng các nhà kinh tế cho rằng GDP của nước này tăng hàng năm ở mức 15-17%. Các nền kinh tế khác trong khu vực chưa công bố số liệu GDP nhưng rất có thể đều có dấu hiệu phục hồi. Trong quý II, sản xuất công nghiệp của Đài Loan tăng ở mức 89% năm. Thậm chí Nhật Bản cũng có mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp của nước này tăng 38% năm. Ngược lại, nền kinh tế Mỹ và châu Âu có dấu hiệu suy giảm trong quý này. Tăng trưởng theo quý có thể sẽ điều chỉnh trong nửa cuối năm nay. Sáu tháng trước, các nền kinh tế châu Á thuộc vào hàng yếu nhất trên thế giới, vì xuất khẩu cho các nước giàu giảm sút. Làm thế nào để các nền kinh tế này có thể hồi phục trong khi nhu cầu tại Mỹ và châu Âu vẫn còn yếu kém? Một lí do là sự giảm sản lượng vào cuối năm 2008 và đầu năm nay càng trầm trọng thêm do sự thanh lý hàng tồn kho trên quy mô lớn (các công ty phải dựa vào những nguồn cung cấp hiện có). Hàng tồn kho ít, số lượng đơn đặt hàng tăng, và các nhà máy lại bắt đầu hoạt động mạnh. Quan trọng hơn, nhu cầu tiêu dùng nội địa đã hồi phục nhờ sự kích thích phát triển kinh tế mạnh nhất trên thê giới. Mức tiêu dùng thực của Hàn Quốc tăng hàng năm ở mức 14% trong quý II, được khuyến khích bởi sự cắt giảm thuế mua bán xe hơi và trợ giúp các hộ thu nhập thấp. Xuất khẩu cũng tăng ở mức hàng năm là 53%, một phần là nhờ nhu cầu lớn tại  thị trường Trung Quốc. Những ý kiến nghi ngờ cho rằng chỉ riêng Trung Quốc không thể châm ngòi cho sự hồi phục kinh tế trên toàn khu vực vì phần lớn xuất khẩu của châu Á đến Trung Quốc chỉ là những mặt hàng tầm trung sẽ được xử lý để xuất sang các nền kinh tế phát triển. Ngân hàng phát triển châu Á ước tính 60% hàng xuất khẩu của khu vực sẽ chuyển tới thế giới của những nước giàu. Tuy nhiên, điều này không tính đến cú hích lớn mà sự hồi phục của Trung Quốc đang mang lại cho thương mại và tự tin tiêu dùng trên toàn khu vực. Nếu phương Tây vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, chuyện gì sẽ xảy ra với số phận của gói kich thích tài chính và tái dự trữ của châu Á? Một báo cáo gần đây của ông Frederic Neumann và Robert Prior-Wandesforde của HSBC cho rằng sự phục hồi của châu Á sẽ diễn biến tốt đến năm sau nhờ chính sách tiền tệ được nới lỏng. Không giống Mỹ và châu Âu, nơi mà việc giảm lãi suất ít có tác động đến hệ thống ngân hàng đang tê liệt và tỉ lệ vay nợ cao, châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang thừa tiền măt, sẽ góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Có lẽ nguy cơ chính đang rình rập khu vực kinh tế mới phát triển châu Á không phải là nhu cầu tiêu dùng suy yếu ở phương Tây mà là bong bóng giá tài sản hay lạm phát trong khu vực. Ngân hàng dự trữ Ấn Độ đã tăng mức dự báo lạm phát cho năm nay lên 5% cao hơn hẳn so với mục tiêu 3%. Các nhà hoạch định chính sách ngân hàng đã yêu cầu các ngân hàng tuân thủ quy định về tài sản thế chấp và đảm bảo các nguồn vay sẽ được đầu tư vào nền kinh tế thật, chứ không phải cổ phiếu. Nếu Fed của Mỹ đã làm được điều này và chú ý hơn đến bong bóng tài chính, thế giới đã không hỗn loạn như hiện nay. III. Kinh tế Việt Nam 2010 Việt Nam trong năm 2009 đã liên tục tăng trưởng GDP dương 5.5%. Kinh tế thế giới cũng đang phục hồi chung. Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm tới. Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua hai cơn bão lớn: lạm phát cao 2008 và suy giảm kinh tế 2009. Do đó, năm 2010 là thời điểm Việt Nam sẽ vận hành trơn tru hơn guồng máy phát triển kinh tế. Các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồn vốn trong nước. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Đồng thời, cộng với tinh thần lạc quan của người Việt thì đặt mục tiêu chỉ số tăng trưởng kinh tế 6,5% vào năm 2010 không phải là quá khó. Tuy nhiên, trong năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những nhà băng nước ngoài, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Đòi hỏi khả năng quản trị của các ngân hàng trong nước cao hơn, tăng tốc hơn và hiệu quả hơn, nhưng sự cạnh tranh này không tạo nên tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính trong nước. Ngược lại, sẽ tạo ra một làn sóng cạnh tranh mạnh để phát triển.   Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 6,5% vào năm 2010 nếu Chính phủ có giải pháp điều hành hợp lý. Theo đó, các ngân hàng thương mại cần phải liên kết chặt chẽ dưới sự điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhằm tạo thành một hệ thống thật sự bền vững, cấu thành hệ thống thần kinh trung ương cho nền kinh tế. Bởi chỉ cần một sự bất ổn của hệ thống ngân hàng sẽ ngay lập tức gây ra ảnh hưởng lớn cho kinh tếViệt Nam. Minh chứng cụ thể nhất là từ nước Mỹ, khi một, hai ngân hàng lớn của Mỹ bị phá sản năm 2008 kéo theo tình trạng phá sản 140 ngân hàng năm 2009, ngay lập tức làm lung lay nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải can thiệp mạnh hơn vào thị trường liên ngân hàng. Hay nói cách khác, Nhà nước thông qua nghiệp vụ hoạt động thị trường mở làm cho thị trường liên ngân hàng phải tương thích với lãi suất tái cấp vốn - tái chiết khấu, tránh những cú sốc về lãi suất. Đồng thời, làm sao để vốn can thiệp trên thị trường có thể tới tay các ngân hàng có nhu cầu. Vừa qua, việc hỗ trợ vốn đã đi tới các ngân hàng lớn, và rồi từ ngân hàng lớn lại chạy qua các ngân hàng nhỏ. Chính phủ cần nghiên cứu, cải tiến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới. Về điều hành lãi suất, Việt Nam không nên chạy theo CPI, mà lãi suất đó cần phải được điều hành ổn định theo lạm phát cơ bản để tránh gây cú sốc cho nền kinh tế. Bởi như năm 2008, giá cả tăng lên phần lớn là do giá dầu tăng và giá lương thực lên cao. Nếu Việt Nam căn cứ vào đó để đẩy lãi suất tăng cao, bất ngờ giá dầu thô, lương thực rớt xuống, thì vô tình lại tạo ra những cú sốc cho nền kinh tế. Đây là vấn đề mà Việt Nam nên hạn chế và cốt lõi vẫn là ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Một trong những giải pháp để tăng trưởng kinh tế là chú trọng nới lỏng gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cách giảm thuế, kể cả thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng. Giảm thuế là giải pháp trọng tâm để kích cầu đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá tương xứng đảm bảo tăng tiêu dùng thực tế của người dân. Trong năm tới, thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm so với năm 2009. Vì nhu cầu bên ngoài cao và giá xuất khẩu tăng lên sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, lượng kiều hối chuyển về cũng sẽ tăng lên. Dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ gia tăng trở lại do điều kiện tài chính toàn cầu, niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện. Cán cân thanh toán tổng thể sẽ quay trở lại mức thặng dư. Thị trường nội địa cần tiếp tục được chú trọng khai thác trong năm 2010, vì đây là sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh với các nước nhằm chống nhập siêu, cân đối cán cân thương mại. Cuối cùng, Việt Nam nên lưu ý một số khó khăn sẽ gặp phải trong năm 2010. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng rất mong manh và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ tìm ẩn. Tình trạng thất nghiệp toàn cầu rất lớn làm ảnh hưởng đến tổng cầu thế giới. Các nước thực hiện nhiều chính sách bảo hộ gây khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm giá cả biến động mạnh... Những yếu tố này tác động trực tiếp vào nền kinh tế nước ta, theo nhiều kênh, nhiều tuyến khác nhau. Riêng khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán, tiền tệ, ngoại hối đã có dấu hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều bất ổn. Thị trường vàng còn biến động nhiều cũng tác động không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mô của Việt Nam trong năm 2010.Thật sự Việt Nam có cần một gói kích thích kinh tế cho năm 2010? Phân tích hiệu quả của gói kích thích kinh tế năm 2009 sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này. 1. GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ NĂM 2009  1.1. Hoàn cảnh ra đời gói kích thích kinh tế Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất hiện từ đầu năm 2008 và chính thức bùng nổ vào cuối quý 3-2008 với sự kiện phá sản của Leman Brother ngày 15-9-2008. Ngày 11-12-2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu kinh tế của Việt Nam đặt ra cho năm 2009 vẫn rất tham vọng với GDP tăng 6,5%, xuất khẩu tăng 13%, đầu tư toàn xã hội đạt 39,5% GDP, lạm phát dưới 15%, thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) 4,82% GDP. Đến hết quý 1-2009, khi so với cùng kỳ, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,1%, xuất khẩu chỉ tăng 2,4% (nếu loại trừ 2,3 tỉ đô la tái xuất vàng thì kim ngạch xuất khẩu giảm tới 15%), vốn đầu tư tuy tăng 9%, song vốn FDI lại giảm tới 32% thì chúng ta mới đánh giá hết được tác động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tới kim ngạch xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, thông qua đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, đến nửa cuối tháng 6-2009, chúng ta mới điều chỉnh các mục tiêu kinh tế cơ bản trong bối cảnh đã triển khai thực hiện gói kích cầu từ đầu tháng 2-2009. Theo Nghị quyết Quốc hội ngày 19-6-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh giảm xuống còn 5%, xuất khẩu chỉ tăng 3%, CPI tăng dưới 10%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại không điều chỉnh trong khi thâm hụt NSNN được điều chỉnh lên 7% GDP. 1.2. Hiệu quả Về bản chất, tuy không hẳn là gói kích cầu như ở nhiều nước khác nhưng gói kích thích kinh tế năm 2009 (gói 1) vẫn dựa trên việc nới lỏng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bao gồm cả tăng tín dụng, giảm lãi suất, tăng chi tiêu NSNN và giảm thuế. 1.3. Liên quan đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ  Tính đến 24-9-2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 ngày 23-1-2009 của Thủ tướng (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỉ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỉ đồng (59%). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), gói hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận lãi suất thấp, thông qua đó, hạ giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tuy nhiên lại không có số liệu chứng minh cụ thể. Thực tế cho thấy đã có sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất, việc triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ làm tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao, gây sức ép tăng lãi suất và lạm phát.   Theo các đánh giá khác nhau, có tới 80-92% số doanh nghiệp không được hưởng chính sách ưu đãi này và tổng tín dụng ưu đãi lãi suất cũng chỉ chiếm khoảng 80% tổng tín dụng. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4% là quá lớn, nên kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Đến nay, hiệu quả thật sự của gói hỗ trợ lãi suất 4% chưa được chứng minh trong khi những hệ lụy tiêu cực của nó là rất lớn, làm “méo mó” thị trường tín dụng đang tăng trưởng quá nóng. Tín dụng đối với nền kinh tế ước đến cuối tháng 10 đã tăng 33,29%, trong khi huy động vốn chỉ tăng 25,72%. Theo dự báo của IMF, từ đầu năm 2009, tín dụng chỉ cần tăng 12,9% đã đảm bảo cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế khoảng 4%. Tăng trưởng tín dụng nhanh đã gây sức ép tăng lãi suất, dẫn đến hệ quả là tăng chi phí vốn, làm tăng giá thành sản xuất, khiến việc huy động vốn trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn. 1.4. Liên quan đến chính sách tài khóa Tính đến đầu tháng 10-2009, tổng số vốn NSNN đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỉ đồng (100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30-6-2009 là 15.492 tỉ đồng; vốn ứng trước năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỉ đồng (47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hóa kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động... khoảng 37.100 tỉ đồng (99,7%). Nguồn vốn NSNN kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 6-2009 thực hiện khoảng 22.000 tỉ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 8-2009 đạt 4.500 tỉ đồng (60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ, ước đến hết tháng 9-2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỉ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công. Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7-2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỉ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu NSNN năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự toán. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, việc thực hiện các ưu đãi về thuế là khẩn trương, đúng đối tượng, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. Tuy vậy cũng không có số liệu cụ thể chứng minh cho nhận định này. Ngoài ra, Chính phủ đã cho phép mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1.500 tỉ đồng; ứng chi hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, hỗ trợ thay thế xe công nông, xe ba bánh, khắc phục thiên tai... tổng cộng khoảng 7.000 tỉ đồng. Nới lỏng chính sách tài khóa đã dẫn tới hệ quả trực tiếp là bội chi ngân sách lên đến 6,9% GDP chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Nợ chính phủ cũng tăng mạnh từ 36,5% GDP năm 2008 lên đến 40% GDP năm 2009 và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP.Kết quả tổng hợp của gói 1 là góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, quí sau cao hơn trước, dự kiến quý 4 tăng 6,8% và cả năm đạt mục tiêu 5-5,2%. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu đến hết quí 3 vẫn giảm tới 14,3% so với cùng kỳ (cập nhật đến cuối tháng 11 chỉ còn giảm 11,4%) và tổng vốn đầu tư vẫn tăng 14,4%, trong đó vốn đầu tư nhà nước tăng tới 45,5%, vốn ngoài nhà nước tăng 12,6% nhưng vốn đầu tư nước ngoài lại giảm 11,2% so với cùng kỳ. Dự kiến tổng vốn đầu tư cả năm lên tới 42,2%GDP. 2. GÓI KÍCH CẦU THỨ HAI Như vậy, gói kích thích kinh tế của năm 2009 đã góp phần giải quyết được một số vấn đề trước mắt về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2009 nhưng những hệ quả tiêu cực mà nó để lại tương đối dài cả đối với khả năng tăng trưởng bền vững cũng như khả năng ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi quyết định triển khai các biện pháp kích thích kinh tế cho năm 2010 và các năm tiếp theo. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng năm 2010 tăng 6,5%, lạm phát khoảng 7-8%, GDP theo giá thực tế đạt khoảng 1.931 ngàn tỉ đồng, xấp xỉ 106 tỉ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.200 đô la, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 đạt khoảng 801.000 tỉ đồng, bằng khoảng 41,5% GDP... Các mục tiêu này tuy tương đối cao nhưng vẫn có thể đạt được thông qua các biện pháp khác, không mang tính cấp bách, tình thế như gói kích thích kinh tế vừa qua mà nên gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững và hiệu quả hơn. 3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2010 Để đánh giá tổng quát nền kinh tế, người ta thường theo dõi các chỉ tiêu vĩ mô như: tốc độ tăng tưởng tổng sản phẩm xã hội, tỷ lệ lạm phát, tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng rất đáng quan tâm như: cán cân thương mại, cán cân thanh toán, chất lượng tăng trưởng, thu chi ngân sách