Tóm tắt. Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với đặc trưng
là có một nền nhiệt độ cao và một chế độ mưa ẩm phong phú. Nếu như chế
độ nhiệt ở Nam Bộ khá ổn định và đồng nhất trên toàn vùng thì trong chế
độ mưa, ẩm lại có sự phân hóa theo mùa và theo không gian rõ rệt. Kết quả
của sự phân hóa này là sự phân chia vùng khí hậu Nam Bộ thành 2 á vùng
với 6 tiểu vùng khí hậu. Cụ thể là: Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ bao gồm
3 tiểu vùng: tiểu vùng khí hậu Bình Phước, tiểu vùng khí hậu Bình Dương
và tiểu vùng khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu; Á vùng khí hậu đồng bằng sông
Cửu Long bao gồm 3 tiểu vùng: tiểu vùng khí hậu Tiền Giang, tiểu vùng
khí hậu Hậu Giang và tiểu vùng khí hậu Cà Mau; Ngoài ra, ở Nam Bộ còn
có 2 tiểu vùng khí hậu phụ trên các đảo là tiểu vùng khí hậu Côn Đảo và
tiểu vùng khí hậu Phú Quốc.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân vùng khí hậu Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 166-174
PHÂN VÙNG KHÍ HẬU NAM BỘ
Đặng Duy Lợi(∗)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tôn Sơn
Trường Đại học Đồng Tháp
(∗)E-mail: dangduyloi1944@gmail.com
Tóm tắt. Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với đặc trưng
là có một nền nhiệt độ cao và một chế độ mưa ẩm phong phú. Nếu như chế
độ nhiệt ở Nam Bộ khá ổn định và đồng nhất trên toàn vùng thì trong chế
độ mưa, ẩm lại có sự phân hóa theo mùa và theo không gian rõ rệt. Kết quả
của sự phân hóa này là sự phân chia vùng khí hậu Nam Bộ thành 2 á vùng
với 6 tiểu vùng khí hậu. Cụ thể là: Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ bao gồm
3 tiểu vùng: tiểu vùng khí hậu Bình Phước, tiểu vùng khí hậu Bình Dương
và tiểu vùng khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu; Á vùng khí hậu đồng bằng sông
Cửu Long bao gồm 3 tiểu vùng: tiểu vùng khí hậu Tiền Giang, tiểu vùng
khí hậu Hậu Giang và tiểu vùng khí hậu Cà Mau; Ngoài ra, ở Nam Bộ còn
có 2 tiểu vùng khí hậu phụ trên các đảo là tiểu vùng khí hậu Côn Đảo và
tiểu vùng khí hậu Phú Quốc.
Từ khóa: Phân vùng, khí hậu Nam Bộ, á vùng khí hậu, tiểu vùng.
1. Mở đầu
Nam Bộ nằm ở tận cùng phía Nam của Tổ quốc, khí hậu ở đây mang đầy đủ
nhũng đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mà đặc trưng là có
một nền nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm, một chế độ mưa ẩm phong phú và
phân hóa sâu sắc theo mùa [6].
Khi nghiên cứu đặc điểm khí hậu Nam Bộ, việc phân vùng khí hậu là rất cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khí
hậu của vùng phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nhất là
hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp và giảm thiểu thiệt hại do điều kiện khí hậu
bất lợi gây ra, đặc biệt trong bối cảnh có sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khí hậu, các
nhà địa lí và nhiều chuyên ngành khác đều xác định Nam Bộ là một vùng khí hậu
riêng biệt trong phân vùng khí hậu Việt Nam với những chỉ tiêu cụ thể của các tiêu
chí nhiệt độ, mưa, bức xạ, gió [1,2,5-7]. Chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu
166
Phân vùng khí hậu Nam Bộ
sự phân hóa khí hậu vùng thành các đơn vị khí hậu thấp hơn trong một sơ đồ phân
vùng có tính hệ thống.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mục đích, nguyên tắc, hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân
vùng khí hậu Nam Bộ
2.1.1. Mục đích phân vùng khí hậu Nam Bộ
Phân vùng khí hậu Nam Bộ nhằm mục đích:
- Xây dựng một sơ đồ phân vùng khí hậu Nam Bộ dựa trên các quy luật phân
hóa khí hậu của lãnh thổ.
- Chỉ ra những đặc trưng khí hậu chủ yếu của từng tiểu vùng, từ đó có thể
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu và khắc phục những biến động, thiên
tai khí hậu của các địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
2.1.2. Nguyên tắc phân vùng khí hậu Nam Bộ
Phân vùng khí hậu Nam Bộ được tiến hành theo hai nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Nguyên tắc này cho thấy, các vùng khí hậu
vừa có sự đồng nhất tương đối về cấu trúc bên trong của các yếu tố khí hậu lại
vừa có sự phân hóa phức tạp, thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định đặc
trưng cho mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố. Mặt khác, khi phân chia vùng khí
hậu thành các cấp phân vị nhỏ hơn với các chỉ tiêu cụ thể để phân biệt sự khác biệt
giữa chúng thì sự đồng nhất của các đơn vị này cũng chỉ là tương đối do sự phức
tạp của mối quan hệ giữa các nhân tố tạo thành, trong đó ở các cấp thấp thì vai
trò sự phân hóa đặc điểm của bề mặt đệm càng trở nên rõ rệt.
- Nguyên tắc dị biệt : Mỗi đơn vị khí hậu khi được tiến hành phân chia có thể
có sự khác biệt với hệ thống chung bởi những tính cá biệt của nó, không tìm thấy
trong một hoàn cảnh khác do tác động tương hỗ giữa các nhân tố địa đới, phi địa
đới và đặc điểm địa lí địa phương. Các đơn vị phân vùng đều tồn tại không lặp lại
trong không gian, không có sự gián đoạn về ranh giới và gián đoạn về lãnh thổ. Mức
độ dị biệt phải được phản ánh ở các cấp phân vị khác nhau.
2.1.3. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng khí hậu Nam Bộ
Trong sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam mới nhất được xuất bản trong
những năm gần đây[4,10] đã được thừa nhận và sử dụng rộng rãi, khí hậu Việt Nam
được chia thành 2 miền với 7 vùng khí hậu. Các tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể của 2
miền khí hậu là:
- Miền khí hậu miền Bắc có:
+ Biên độ nhiệt trung bình hàng năm của nhiệt độ không khí ≥ 9◦C;
+ Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm 140 kcal/cm2;
167
Đặng Duy Lợi và Tôn Sơn
+ Số giờ nắng trung bình hàng năm 2.000 giờ.
- Miền khí hậu miền Nam có:
+ Biên độ nhiệt trung bình hàng năm của nhiệt độ không khí < 9◦C;
+ Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm > 140 kcal/cm2;
+ Số giờ nắng trung bình hàng năm > 2.000 giờ.
Các tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể của vùng khí hậu là:
+ Thời kỳ mùa mưa;
+ 3 tháng có lượng mưa lớn nhất.
Để thực hiện việc phân vùng khí hậu Nam Bộ, chúng tôi sử dụng hệ thống
phân vị gồm 3 cấp: vùng khí hậu, á vùng khí hậu và tiểu vùng khí hậu với các chỉ
tiêu cụ thể.
- Vùng khí hậu: Vùng khí hậu là một bộ phận của miền khí hậu, mang những
đặc điểm chung của miền khí hậu về biên độ nhiệt trung bình năm, lượng bức xạ
trung bình năm và số giờ nắng trung bình năm.
- Á vùng khí hậu: Á vùng khí hậu là một bộ phận của vùng khí hậu, có những
nét chung về đặc điểm khí hậu của miền khí hậu, đặc điểm khí hậu của vùng khí
hậu, song có sự khác biệt trong chỉ số độ ẩm tuyệt đối. Trong thực tế, độ ẩm tuyệt
đối ở một chừng mực nhất định đã phản ánh khá rõ rệt mối tương quan nhiệt ẩm
tại mỗi địa phương.
- Tiểu vùng : Tiểu vùng khí hậu là một bộ phận của á vùng khí hậu. Phân
định các tiểu vùng khí hậu nhằm tách biệt các địa phương trên cùng á vùng khí hậu
có sự đồng nhất tương đối về chế độ mưa, theo một hoặc cả hai trong 2 chỉ tiêu là
lượng mưa trung bình năm và thời gian mùa mưa. Ranh giới giữa các tiểu vùng khí
hậu được xác định theo các cấp lượng mưa. Như vậy, tiểu vùng khí hậu bao gồm
những địa phương không chỉ có sự đồng nhất tương đối về chế độ nhiệt – ẩm, mà
còn có sự đồng nhất về chế độ mưa (lượng mưa trung bình năm và thời gian mùa
mưa).
2.2. Kết quả phân vùng khí hậu Nam Bộ
Trên cơ sở các nguyên tắc chung, hệ thống phân vị đã nêu với các chỉ tiêu cụ
thể, chúng tôi phân chia vùng khí hậu Nam Bộ thành 2 á vùng với 6 tiểu vùng khí
hậu. Ngoài ra, còn có thêm 2 tiểu vùng khí hậu phụ trên các đảo thuộc biển Đông.
2.2.1. Vùng khí hậu Nam Bộ
Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm dao động từ 25 - 27◦C, đảm bảo cho tổng
nhiệt độ năm lên tới 9.500 - 10.000◦C. Biên độ nhiệt năm ở Nam Bộ rất nhỏ, chỉ
trong khoảng 3 - 4◦C. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.300 - 3.000 mm
và có sự phân hóa sâu sắc theo mùa [9]. Mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 11), có lượng
mưa chiếm tới 90 - 95% lượng mưa toàn năm và tập trung khoảng 90% số ngày
mưa. Mùa khô (từ tháng 12 - tháng 4) có lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng
168
Phân vùng khí hậu Nam Bộ
mưa và số ngày mưa cả năm. Chế độ mưa ở Nam Bộ không chỉ có sự phân hóa rõ
rệt theo thời gian mà còn có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian, kết quả là hình
thành một số trung tâm mưa lớn bên cạnh các khu vực ít mưa, từ đó tạo nên các
vùng có đặc điểm khí hậu khác nhau.
Vùng khí hậu khu vực Nam Bộ, theo các tác giả của công trình phân vùng khí
hậu của Tổng cục khí tượng Thủy văn [4,8] bao gồm 19 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương ở khu vực phía Nam của đất nước có nền nhiệt độ cao, nóng quanh năm
với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27◦C, biên độ nhiệt < 9◦C, lượng bức xạ tổng cộng
trung bình năm >140 kcal/cm2, số giờ nắng trung bình năm > 2.000 giờ; có thời
gian mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, trong đó 3 tháng có lượng mưa lớn nhất là
các tháng 8, 9, 10. Nhìn chung khí hậu Nam Bộ khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng của
bão song thường xảy ra các trận hạn hán và ảnh hưởng của mùa gió chướng.
Vùng Nam Bộ (phần đất liền) được phân chia thành hai á vùng là: á vùng khí
hậu Đông Nam Bộ và á vùng khí hậu đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2. Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ
Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ bao gồm lãnh thổ các tỉnh miền Đông Nam Bộ
là Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Bà
Rịa - Vũng Tàu.
Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 - 27◦C,
đảm bảo cho tổng nhiệt độ năm lên tới 9.500 - 10.000◦C. Về chế độ mưa, á vùng
này có lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.300 - 2.200 mm, riêng các vùng
tiếp giáp với khối núi Nam Trung Bộ lượng mưa có thể lớn hơn 2.500 mm. Số ngày
mưa trung bình năm từ 100 - 160 ngày [9]. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - tháng
11, chiếm tới 90 - 95% lượng mưa toàn năm và tập trung khoảng 90% số ngày mưa.
Mùa khô từ tháng 12 - tháng 4, chỉ chiếm 5 - 10% lượng mưa và khoảng 10% số
ngày mưa cả năm.
Trị số phổ biến về độ ẩm tuyệt đối trung bình năm dưới 28,5 mb và độ ẩm
tương đối trung bình năm từ 78 - 81%. Lượng bốc hơi trung bình năm từ 1.300 -
1.700 mm, riêng các vùng đất cao giáp núi có lượng bốc hơi thấp khoảng 1.100 mm
[9]. Đông Nam Bộ có chỉ số ẩm ướt trung bình năm khá thấp, chỉ dao động trong
khoảng từ 1 - 2,4. Đáng chú ý là ở khu vực thành phố Vũng Tàu, do có lượng bốc
hơi hàng năm cao hơn so với lượng mưa nên có chỉ số ẩm ướt thấp nhất ở Nam Bộ
(K < 1).
Á vùng khí hậu Đông Nam Bộ có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian, chủ
yếu là do sự khác nhau về lượng mưa hàng năm, thời gian bắt đầu và kết thúc mùa
mưa. Á vùng khí hậu này được chia ra làm 3 tiểu vùng:
* Tiểu vùng khí hậu Bình Phước
Đây là vùng đất cao nằm ở phía Đông Bắc Đông Nam Bộ - nơi tiếp giáp với
khối núi Nam Trung Bộ, chiếm một diện tích nhỏ ở phía Đông Bắc các tỉnh Bình
169
Đặng Duy Lợi và Tôn Sơn
Phước và Đồng Nai.
Về chế độ mưa, do chịu ảnh hưởng của địa hình núi cao đón gió nên khu vực
này có lượng mưa dồi dào nhất trong đất liền Nam Bộ, lượng mưa trung bình năm
đạt trên 2.500 mm (Phước Long 2.665 mm), với trên 150 ngày mưa mỗi năm [9].
Mùa mưa diễn ra từ tháng 4 - tháng 11, trong đó các tháng giữa mùa mưa (từ tháng
6 - tháng 10) có lượng mưa trung bình tháng trên 300 mm. Tháng có lượng mưa
lớn nhất là tháng 9, lượng mưa trung bình tháng đạt trên 450 mm, với trên 20 ngày
mưa. Mùa khô từ tháng 12 - tháng 3, kéo dài có 4 tháng. Tháng có lượng mưa nhỏ
nhất trong năm là tháng 1, với lượng mưa trung bình tháng dưới 15 mm. Điều kiện
ẩm khá phong phú, với chỉ số ẩm ướt trung bình năm K > 2.
* Tiểu vùng khí hậu Bình Dương
Tiểu vùng khí hậu này chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ, thuộc địa
phận các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, và phần lớn diện
tích các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai.
Khu vực này có lượng mưa khá phong phú, lượng mưa trung bình năm dao
động từ 1.600 - 2.200 mm (Biên Hòa 1.641,6 mm, Tây Ninh 1.817,2 mm, Bến Cát
2.175 mm), với số ngày mưa hàng năm dao động từ 100 - 160 ngày [9]. Mùa mưa
diễn ra từ tháng 5 - tháng 11, kéo dài khoảng 7 tháng, trong đó có từ 5 - 6 tháng
có lượng mưa trung bình trên 200 mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm
là tháng 9, với lượng mưa trung bình tháng đạt trên dưới 300 mm. Các tháng mùa
khô (từ tháng 12 - tháng 4) là các tháng ít mưa điển hình. Tháng có lượng mưa nhỏ
nhất là tháng 2, lượng mưa trung bình tháng không quá 10 mm, với khoảng 0,5 - 1
ngày mưa. Ở đây có mức độ ẩm ướt khá thấp, với chỉ số ẩm ướt trung bình năm K
= 1,1 - 1,5.
* Tiểu vùng khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu
Tiểu vùng khí hậu này thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Về chế độ mưa, đây là một trong những khu vực có lượng mưa hàng năm thấp
nhất Nam Bộ, lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1.346,8 mm, với khoảng 120 ngày
mưa mỗi năm [9]. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - tháng 10, kéo dài khoảng 6 tháng.
Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 10, lượng mưa trung bình tháng
thường không vượt quá 250 mm, với khoảng 15 ngày mưa. Mùa khô từ tháng 11 -
tháng 4, là thời kỳ rất ít mưa. Ở đây từ tháng 1 - tháng 3 gần như không có mưa,
với lượng mưa trung bình tháng không vượt quá 1 mm. Do có nền nhiệt độ cao
quanh năm và có lượng bốc hơi lớn hơn so với lượng mưa hàng năm nên tiểu vùng
khí hậu này có mức độ khô hạn cao nhất Nam Bộ, chỉ số ẩm ướt trung bình năm K
< 1.
2.2.3. Á vùng khí hậu đồng bằng sông Cửu Long
Á vùng khí hậu này bao gồm lãnh thổ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu
Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
170
Phân vùng khí hậu Nam Bộ
Á vùng khí hậu đồng bằng sông Cửu Long có nhiệt độ trung bình năm khoảng
26 - 27◦C, đảm bảo cho tổng nhiệt độ năm lên tới 9.500 - 10.000◦C. Về chế độ mưa,
á vùng này có lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.300 - 2.400 mm, với khoảng
100 - 170 ngày mưa [9]. Tương tự như á vùng khí hậu Đông Nam Bộ, mùa mưa ở
Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra từ tháng 5 - tháng 11, kéo dài đến 7 tháng. Mùa
khô từ tháng 12 - tháng 4, kéo dài khoảng 5 tháng. Riêng các cửa ngõ đón gió mùa
Tây Nam đầu tiên trong năm có mùa mưa kéo dài đến 8 tháng (từ tháng 4 - tháng
11), và mùa khô được rút ngắn xuống còn 4 tháng (từ tháng 12 - tháng 3).
Trị số phổ biến về độ ẩm tuyệt đối trung bình năm dao động từ 28,5 - 30 mb
và độ ẩm tương đối trung bình năm từ 79 - 84%. Lượng bốc hơi trung bình năm từ
800 - 1.300 mm, thấp ở các vùng đồng bằng ven biển và tương đối cao ở các vùng
nằm cách xa biển [9]. Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ số ẩm ướt trung bình năm
khá thấp, dao động trong khoảng từ 1,1 - 2,8. Đặc biệt là ở Cà Mau, do có lượng
bốc hơi hàng năm rất thấp nhưng lại có lượng mưa hàng năm cao nên ở đây có chỉ
số ẩm ướt cao nhất Nam Bộ (K = 2,8).
Chế độ mưa ở đồng bằng sông Cửu Long có sự phân hóa mạnh mẽ theo không
gian, đặc biệt là giữa phần lãnh thổ phía Bắc và lãnh thổ phía Nam của đồng bằng.
Á vùng khí hậu này được chia ra làm 3 tiểu vùng:
* Tiểu vùng khí hậu Tiền Giang
Tiểu vùng khí hậu này nằm ở phía Bắc của đồng bằng sông Cửu Long, trên
địa bàn các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và Bến Tre.
Về chế độ mưa, tiểu vùng khí hậu này có lượng mưa thấp nhất ở đồng bằng
sông Cửu Long, lượng mưa trung bình năm dưới 1.500 mm (Mộc Hóa 1.447,7 mm,
Châu Đốc 1.416,7 mm), với khoảng 100 - 140 ngày mưa mỗi năm [9]. Mùa mưa diễn
ra từ tháng 5 - tháng 11, kéo dài khoảng 7 tháng. Tuy nhiên, lượng mưa trong các
tháng mùa mưa cũng không lớn lắm, toàn mùa chỉ có khoảng 2 - 3 tháng có lượng
mưa trung bình trên 200 mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 10,
với lượng mưa trung bình tháng đạt từ 250 - 300 mm. Mùa khô từ tháng 12 - tháng
4, kéo dài 5 tháng. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất trong năm là tháng 2, với lượng
mưa trung bình tháng thường không vượt quá 5 mm. Do có lượng mưa hàng năm
thấp, nhưng lại có lượng bốc hơi khá cao nên tiểu vùng này là một trong những khu
vực có lượng ẩm thấp nhất ở Nam Bộ, với chỉ số ẩm ướt trung bình năm K = 1,1.
* Tiểu vùng khí hậu Hậu Giang
Tiểu vùng khí hậu này nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, trên
địa bàn các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc
Liêu.
Tiểu vùng khí hậu này có lượng mưa tương đối cao, lượng mưa trung bình
năm dao động từ 1.600 - 2.000 mm (Cần Thơ 1.647,5 mm, Sóc Trăng 1.859,1 mm),
với khoảng 120 - 140 ngày mưa mỗi năm [9]. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - tháng
11, trong đó có từ 5 - 6 tháng có lượng mưa trung bình trên 200 mm. Tháng có
171
Đặng Duy Lợi và Tôn Sơn
lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 10, với lượng mưa trung bình tháng khoảng
300 mm. Mùa khô từ tháng 12 - tháng 4, kéo dài 5 tháng. Tháng có lượng mưa nhỏ
nhất trong năm là tháng 2, với lượng mưa trung bình tháng thường không vượt quá
5 mm, có nơi gần như không có giọt mưa nào (Càng Long 0,1 mm). Do có lượng
mưa hàng năm lớn và lượng bốc hơi thấp, nên khu vực này có mức độ ẩm ướt cao
hơn so với tiểu vùng khí hậu Tiền Giang, chỉ số ẩm ướt K dao động từ 1,3 - 1,9.
* Tiểu vùng khí hậu Cà Mau
Tiểu vùng khí hậu này thuộc địa bàn 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.
Đây là khu vực có mùa mưa đến sớm và lượng mưa hàng năm lớn nhất trong
đất liền đồng bằng sông Cửu Long, vì đây là một trong những cửa ngõ đón gió mùa
mùa hạ đầu tiên ở Nam Bộ. Lượng mưa trung bình năm thường vượt quá 2.000 mm,
với khoảng 140 - 170 ngày mưa mỗi năm [9]. Mùa mưa diễn ra từ tháng 4 - tháng 11,
trong đó có khoảng 6 tháng có lượng mưa trung bình trên 200 mm. Tháng có lượng
mưa lớn nhất trong năm là tháng 8, lượng mưa trung bình tháng vượt quá 300 mm,
với khoảng 20 ngày mưa. Mùa khô từ tháng 12 - tháng 3, kéo dài 4 tháng. Tháng có
lượng mưa nhỏ nhất trong năm là tháng 2, với lượng mưa trung bình tháng không
vượt quá 10 mm. Điều đáng chú ý là do có lượng mưa hàng năm lớn, lượng bốc hơi
thấp nên khu vực này có mức độ ẩm ướt cao nhất ở Nam Bộ, với chỉ số ẩm ướt K
dao động từ 1,7 - 2,8.
Ngoài 6 tiểu vùng khí hậu nêu trên, ở Nam Bộ còn có 2 tiểu vùng khí hậu phụ
trên biển Đông và Vịnh Thái Lan. Đó là tiểu vùng khí hậu Côn Đảo và tiểu vùng
khí hậu Phú Quốc.
* Tiểu vùng khí hậu Côn Đảo
Tiểu vùng khí hậu này có nền nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình
năm là 26,9◦C. Về chế độ mưa, nơi đây có lượng mưa khá phong phú, lượng mưa
trung bình năm đạt 2.095,4 mm, với khoảng 150 ngày mưa mỗi năm [9]. Mùa mưa
diễn ra từ tháng 5 - tháng 11, kéo dài đến 7 tháng, trong đó có đến 4 tháng có lượng
mưa trung bình trên 300 mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 10,
với lượng mưa trung bình tháng vượt quá 300 mm. Mùa khô từ tháng 12 - tháng
4, kéo dài 5 tháng. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất trong năm là tháng 2, với lượng
mưa trung bình tháng nhỏ hơn 10 mm. Độ ẩm khá phong phú, với chỉ số ẩm ướt K
= 1,73.
* Tiểu vùng khí hậu Phú Quốc
Tiểu vùng khí hậu này có nền nhiệt độ cao hơn so với tiểu vùng khí hậu Côn
Đảo, nhiệt độ trung bình năm là 27,2◦C. Về chế độ mưa, đây là cửa ngõ đón gió
mùa mùa hạ đầu tiên ở nước ta nên khu vực này có lượng mưa hàng năm lớn nhất
Nam Bộ, và là một trong những trung tâm mưa lớn nhất Đông Dương. Lượng mưa
trung bình năm thường vượt quá 3.000 mm, với trên 160 ngày mưa mỗi năm [9].
Mùa mưa diễn ra từ tháng 4 - tháng 11, kéo dài khoảng 8 tháng. Đặc biệt, vào các
tháng giữa mùa mưa (từ tháng 6 - tháng 9) có lượng mưa trung bình tháng vượt
quá 400 mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 8, lượng mưa trung
172
Phân vùng khí hậu Nam Bộ
bình trên 500 mm, với trên 20 ngày mưa. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 12 -
tháng 3), lượng mưa ít hơn hẳn các tháng mùa mưa, song cũng không giảm xuống
tới mức cực đoan. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2, lượng mưa trung bình
khoảng 30 mm, với 3 - 4 ngày mưa. Khu vực này có mức độ ẩm ướt khá cao, với chỉ
số ẩm ướt K = 2,52.
Hình 1. Bản đồ phân vùng khí hậu Nam bộ
3. Kết luận
Vùng khí hậu Nam Bộ (phần trên đất liền và đảo) là một bộ phận của miền
khí hậu phía Nam, lãnh thổ có sự đồng nhất tương đối trong chế độ nhiệt nhưng lại
có sự phân hóa sâu sắc trong chế độ mưa, ẩm. Vì vậy, phân vùng khí hậu Nam Bộ
vừa có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu khí hậu nói chung, vừa có ý nghĩa thực
tiễn trong việc đánh giá đúng tiềm năng và khai thác có hiệu quả tài nguyên khí
hậu của từng địa phương, nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội và hạn chế những thiệt hại do sự biến đổi khí hậu gây ra.
Bằng các tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể có thể phân chia vùng khí hậu Nam Bộ
thành 2 á vùng: á vùng khí hậu Đông Nam Bộ bao gồm 3 tiểu vùng khí hậu Bình
Phước, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu; á vùng khí hậu đồng bằng Sông Cửu
Long bao gồm 3 tiểu vùng khí hậu Tiền Giang, Hậu Giang và Cà Mau.
Ngoài ra, ở Nam Bộ còn có 2 tiểu vùng khí hậu phụ trên các đảo là tiểu vùng
khí hậu Côn Đảo và tiểu vùng khí hậu Phú Quốc.
173
Đặng Duy Lợi và Tôn Sơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Tự Lập, 2010. Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2] Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu,
2008. Địa lí tự nhiên Việt Nam , tập 1,2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[3] Nguyễn Đức Nghĩa,2002. Khí tượng - Thời tiết - Khí hậu. Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
[4] Nguyễn Đức