Pháp luật đại cương - Chương V: Luật hành chính Việt Nam

KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH 1. Khái niệm luật hành chính và cơ quan hành chính nhà nước Luật hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước hoạt động thường xuyên liên tục, có vị trí tương đối ổn định; là cầu nối trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước (hoạt động chấp hành và hành chính - hoạt động hành pháp) vì vậy cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của luật hành chính.

ppt12 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật đại cương - Chương V: Luật hành chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔNPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGGiảng viên: TS. Lê Minh ToànĐiện thoại/E-mail: toanlm@ptit.edu.vn Bộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009CHƯƠNG VLUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAMI. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH1. Khái niệm luật hành chính và cơ quan hành chính nhà nướcLuật hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước hoạt động thường xuyên liên tục, có vị trí tương đối ổn định; là cầu nối trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước (hoạt động chấp hành và hành chính - hoạt động hành pháp) vì vậy cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của luật hành chính. II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH; TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH; VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH1. Quan hệ pháp luật hành chínhQuan hệ pháp luật hành chính là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính tương ứng đối với quan hệ đó mà các bên tham gia quan hệ (các chủ thể) đều mang những quyền và nghĩa vụ mà quy phạm đó đã dự kiến trước. - Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có.- Trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực của Nhà nước, nhân danh Nhà nước và để thực hiện quyền lực của Nhà nước.- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo một trình tự, thủ tục của pháp luật hành chính hoặc của toà án hành chính.- Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.2. Trách nhiệm hành chínhLà sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền lợi bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. + Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính, không có vi phạm hành chính thì không có trách nhiệm hành chính. Hành vi (thể hiện bằng hành động hoặc không hành động) trái pháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quan hệ xã hội do luật hành chính điều chỉnh và bảo vệ mà theo quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính. + Trách nhiệm hành chính được áp dụng chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền và nằm ngoài trình tự tư pháp.3. Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính là những hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ và theo quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 4. Xử lý vi phạm hành chính * Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:- Việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định;- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay; việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định pháp luật.- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.- Không bị xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. * Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:- Một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.- Hai năm nếu vi phạm trong các lĩnh vực: tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả. - Ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.- Nếu cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói trên. * Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức, trong đó có cả cá nhân, tổ chức nước ngoài.* Các hình thức xử phạt: - Hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền.- Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. - Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác (không áp dụng với người nước ngoài): giáo dục tại xã, phường, thị trấn (từ 3 tháng đến 6 tháng); đưa vào trường giáo dưỡng (từ 6 tháng đến 2 năm); đưa vào cơ sở giáo dục (từ 6 tháng đến 2 năm); đưa vào cơ sở chữa bệnh (từ 1 năm đến 2 năm đối với người nghiện ma tuý, từ 3 tháng đến 18 tháng đối với người bán dâm); quản chế hành chính (từ 6 tháng đến 2 năm).- Biện pháp ngăn chặn bảo đảm việc xử lý vi phạm: tạm giữ người (12 giờ, 24 giờ, 48 giờ); tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm.* Thủ tục xử phạt: Đình chỉ hành vi vi phạm; Thủ tục xử phạt đơn giản - xử phạt tại chỗ (áp dụng với các vi phạm có mức phạt từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng); Thủ tục xử phạt phức tạp: lập biên bản, ra quyết định xử phạt.* Mức phạt: Theo từng loại vi phạm, >= 5.000 đồng  <= 500.000.000 đồng.III. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC1. Khái niệm Cán bộ, công chức Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 2. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức - Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước. - Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng. - Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. - Thực hiện bình đẳng giới.IV. TÒA ÁN HÀNH CHÍNHXét xử hành chính là hoạt động xét xử đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện. Khi xét xử, Toà án có quyền tuyên bố tính bất hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, buộc bồi thường thiệt hại do việc thực hiện các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc cán bộ, công chức gây ra. Trước khi khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền (Điều 2). Thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của toà án- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố;- Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;- Khiếu kiện quyết định về buộc thôi việc, trừ các quyết định về buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân và các quyết định về sa thải theo quy định của Bộ luật lao động;- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực về xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai;- Khiếu kiện quyết định trưng dụng, trưng mua tài sản, quyết định tịch thu tài sản;- Khiếu kiện quyết định về thu thuế, truy thu thuế;- Khiếu kiện quyết định về thu phí, lệ phí;- Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Tài liệu liên quan