Trong suốt vòng đàm phán Tokyo, các Bên trong Hiệp định GATT đã đàm phán về Hiệp định chống bán phá giá và sự ra đời của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 là một nỗ lực rất lớn của các Bên. Hiệp định thực thi Điều Vi của GATT gồm có 18 Điều và 2 Phụ lục, trong đó có Điều II và Điều III là hai Điều quan trọng nhất khi xác định một vụ kiện chống bán phá giá (Điều II quy định về việc xác định sự tồn tại của bán phá giá và các quy tắc xác định, Điều III quy định về xác định tổn hại - tức là xác định liệu ngành công nghiệp của nước nhập khẩu có bị thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại không và quy tắc để xác định thiệt hại).
3 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá đã tồn tại rất lâu ở một số quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật về chống bán phá giá đã tồn tại rất lâu ở một số quốc gia, tuy nhiên mãi đến năm 1947 khi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) ra đời thì chống bán phá giá mới được điều chỉnh trên bình diện quốc tế. Điều VI của Hiệp định GATT đã đưa ra những trường hợp bị coi là bán phá giá và qua đó cho phép áp đặt các loại thuế chống bán phá giá, Điều 6 cũng đưa ra một vài quy tắc chung điều chỉnh việc áp dụng các loại thuế này.
Trong suốt vòng đàm phán Tokyo, các Bên trong Hiệp định GATT đã đàm phán về Hiệp định chống bán phá giá và sự ra đời của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 là một nỗ lực rất lớn của các Bên. Hiệp định thực thi Điều Vi của GATT gồm có 18 Điều và 2 Phụ lục, trong đó có Điều II và Điều III là hai Điều quan trọng nhất khi xác định một vụ kiện chống bán phá giá (Điều II quy định về việc xác định sự tồn tại của bán phá giá và các quy tắc xác định, Điều III quy định về xác định tổn hại - tức là xác định liệu ngành công nghiệp của nước nhập khẩu có bị thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại không và quy tắc để xác định thiệt hại).
Hoa Kỳ là một trong những nước có luật chống bán phá giá trước khi GATT ra đời, theo luật pháp Hoa Kỳ thì hai cơ quan thực thi luật chống bán phá giá là Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong đó Bộ Thương mại là một cơ quan thuộc nội các của Tổng thống , được điều hành bởi yếu tố chính trị, chịu trách nhiệm tiến hành điều tra chính thức các vụ việc về chống bán phá giá, trợ cấp, đồng thời chịu trách nhiệm trong việc tính toán các mức độ phá giá, trợ cấp khi một vụ kiện bắt đầu. Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ là cơ quan liên bang bán tư pháp, độc lập, gồm có 6 Uỷ viên (3 thuộc Uỷ viên Đảng cộng hoà và 3 Uỷ viên thuộc Đảng dân chủ), cơ quan này chịu trách nhiệm xác định liệu hàng hoá nhập khẩu có phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ hay không.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá là nhằm mục đích ngăn chặn các nhà xuất khẩu nước ngoài bán phá giá, tức là bán hàng với giá thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước hoặc thấp hơn chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó, do vậy những “thiệt hại đáng kể” hoặc “đe doạ gây thiệt hại” cho ngành công nghiệp nội địa phải được chỉ ra trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá. Luật pháp Hoa Kỳ quy định những quy tắc đặc biệt áp dụng cho những nước có nền kinh tế phi thị trường (DOC đã ra quyết định Trung Quốc và Việt Nam là những nước có nền kinh tế phi thị trường).
Theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ, có ba loại mức thuế chống bán phá giá, đó là loại mức thuế được tính toán của các công ty được lựa chọn (mức thuế dành cho bị đơn bắt buộc); loại mức thuế bình quân gia quyền cho tất cả những doanh nghiệp chứng minh không có sự kiểm soát của Chính phủ (mức thuế dành cho bị đơn tự nguyện); loại mức thuế cuối cùng là loại mức thuế toàn quốc dành cho những doanh nghiệp không tham gia vào vụ kiện hoặc là không thể chứng minh họ không bị sự kiểm soát của Chính phủ.
Lựa chọn bị đơn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ được quyền lựa chọn bị đơn bắt buộc là những nhà xuất khẩu lớn nhất hoặc dựa trên việc chọn mẫu theo phương pháp thống kê, trước đây DOC thường lựa chọn bị đơn bắt buộc trong số những nhà xuất khẩu hàng đầu, chiếm từ 40 – 50% lượng hàng hoá nhập khẩu. Những bị đơn bắt buộc này phải trả lời bảng câu hỏi về chống bán phá giá do DOC đưa ra. Bị đơn không bắt buộc bao gồm những nhà sản xuất không được lựa chọn là bị đơn bắt buộc, những bị đơn không bắt buộc có thể gửi đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ. Những nhà sản xuất không được lựa chọn là bị đơn bắt buộc và không cung cấp bản trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi của DOC về số lượng và giá trị và không có đơn xin áp dụng mức thuế suất riêng rẽ sẽ là đối tượng áp dụng mức thuế suất toàn quốc mang tính chất trừng phạt (mức thuế suất này được lấy từ đơn khiếu nại của ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ gửi đến DOC, và nhìn chung đây là mức thuế suất cao nhất).
Nước và giá trị thay thế: đối với nền kinh tế phi thị trường, DOC lựa chọn một nước thay thế để có được nguồn cung cấp dữ liệu thay thế, dữ liệu này được sử dụng để tính toán giá trị thông thường (nước được chọn làm nước thay thế phải có các tiêu chí: có mức độ phát triển kinh tế có thể so sánh được với nước có nền kinh tế phi thị trường; có một lượng đáng kể những nhà sản xuất, hàng hoá có thể so sánh được và có những dữ liệu tốt để xác định các giá trị thay thế). Tuy nhiên, bên khiếu kiện và bị đơn có thể đệ trình những ý kiến bình luận về việc lựa chọn nước thay thế tương thích. Trong bối cảnh bền kinh tế phi thị trường DOC sẽ tính nguyên vật liệu thô từ một nước thay thế để làm giá trị thay thế, tuy nhiên những bị đơn mua nguyên vật liệu thô từ nước có nền kinh tế thị trường thì DOC sẽ sử dụng giá mua thực tế để tính toán giá trị cho các nguyên vật liệu thô của các bị đơn (giá trị đầu vào của nước có nền kinh tế thị trường).
Quyết định sơ bộ: Quyết định sơ bộ của DOC được ban hành không muộn hơn 190 ngày kể từ ngày bắt đầu tiến hành điều tra, Quyết định sơ bộ đánh dấu việc bắt đầu của các “biện pháp tạm thời” và trách nhiệm đối với thuế chống bán phá giá cho các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra. Nếu cả DOC và ITC đều xác định có tồn tại tình trạng khẩn cấp thì những biện pháp tạm thời có thể sẽ được áp dụng 90 ngày trước ngày ban hành Quyết định sơ bộ trên cơ sở hồi tố (tình trạng khẩn cấp là việc hàng hoá được nhập khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ sau khi tiến hành điều tra hoặc sau khi có thông tin rộng rãi về việc đang có đơn khởi kiện).
Thẩm tra: DOC sẽ tiến hành việc thẩm tra nhằm kiểm tra sổ sách để xác nhận hoặc phủ nhận tính giá trị pháp lý của tất cả những thông tin mà doanh nghiệp là bị đơn đã đệ trình cho DOC, tất cả những dữ liệu được rà soát, so sánh với tài liệu gốc của các doanh nghiệp là bị đơn, trong trường hợp DOC phát hiện có hành vi không trung thực thì sẽ có những biện pháp nghiêm khắc để xử lý.
Bản biện luận tóm tắt và điều trần: trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, DOC có thể sẽ tổ chức một phiên điều trần (theo yêu cầu của bất kỳ bên có quyền lợi liên quan nào), tại phiên điều trần luật sư đại diện cho bên khởi kiện và bị đơn trình bày những tranh luận liên quan đến nội dung vụ kiện. Sau đó, các bên sẽ chuẩn bị và đệ trình bản biện luận tóm tắt xử lý những vấn đề quan trọng của vụ việc, sau đó là những bản biện luận phản bác tóm tắt, phản bác lại những quan điểm được nêu trong bản biện luận của các bên đối lập.
Quyết định cuối cùng: Quyết định cuối cũng của DOC được ban hành không muộn hơn 325 ngày kể từ ngày bắt đầu tiến hành điều tra, kèm theo Quyết định cuối cùng là một Bản ghi nhớ về những quyết định và các vấn đề, nội dung của Bản ghi nhớ xử lý những tranh luận của các bên trong vụ kiện, đồng thời đưa ra quyết định hoặc quan điểm của DOC về từng vấn đề.
SOURCE: