Cá Sộp Channa striata (Bloch) thuộc giống Channa, họChannidae và
bộPerciformes ởnước ta còn được gọi là Cá Quả(miền Bắc), Cá Tràu
(miền Trung) và Cá Lóc (miền Nam). Loài cá này được phân bốrộng
rãi trong cảnước. Trong khuôn khổDựán Nghiên cứu bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thủy sản vùng cao (HighARCS), gần đây khi nghiên
cứu 21 mẫu Cá Sộp thu ởsông Đakrông thuộc huyện Đakrông, 6 mẫu
cá Sộp thu ởsông và suối của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trịso
sánh với 4 mẫu cá thu ởđầm Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam và 5 mẫu thu ởcác tỉnh phía Bắc nước ta đang được lưu giữtại
Bảo tàng cá -Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I chúng tôi đã phát
hiện loài C. striata (Bloch) có 4 dạng trong đó phát hiện 3 dạng mới cá
Sộp có thểlà các phân loài mới.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện mới về loài Cá Sộp Channa striata (Bloch) trong giống Channa, họ Channidae ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát hiện mới về loài Cá Sộp
Channa striata (Bloch) trong giống
Channa, họ Channidae ở các tỉnh
miền Bắc và Bắc Trung bộ
Nguyễn Văn Hảo, Đỗ Văn Thịnh, Nguyễn Thị Hạnh Tiên và Nguyễn
Thị Diệu Phương
Cá Sộp Channa striata (Bloch) thuộc giống Channa, họ Channidae và
bộ Perciformes ở nước ta còn được gọi là Cá Quả (miền Bắc), Cá Tràu
(miền Trung) và Cá Lóc (miền Nam). Loài cá này được phân bố rộng
rãi trong cả nước. Trong khuôn khổ Dự án Nghiên cứu bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thủy sản vùng cao (HighARCS), gần đây khi nghiên
cứu 21 mẫu Cá Sộp thu ở sông Đakrông thuộc huyện Đakrông, 6 mẫu
cá Sộp thu ở sông và suối của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị so
sánh với 4 mẫu cá thu ở đầm Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam và 5 mẫu thu ở các tỉnh phía Bắc nước ta đang được lưu giữ tại
Bảo tàng cá - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I chúng tôi đã phát
hiện loài C. striata (Bloch) có 4 dạng trong đó phát hiện 3 dạng mới cá
Sộp có thể là các phân loài mới.
Đặc điểm chung của loài Channa striata (Bloch)
Loài Cá Sộp C. striata (Bloch) thuộc giống Channa ở các tỉnh phía Bắc
nước ta có đặc điểm chung là: Có 2 vây bụng. Đầu và thân phủ vẩy
lược. Trên đầu có các tấm vẩy to hơn hẳn các vẩy nơi khác. Đỉnh đầu
rộng thẳng. Đường bên 48-58 vẩy, không liên tục mà bị gãy khúc. Vây
lưng, vây đuôi và vây hậu môn không có viền trắng hoặc vàng. Vây
lưng có 39 - 44 tia. Vây hậu môn có 23-28 tia. Trên thân có nhiều vân
chấm ngang thân hình dấu ngoặc (<) và có hoặc không có 5 - 6 sọc dọc
thân ở phía dưới đường bên. Trên thân không có vân hoa.
Các loài cá này sinh sống ở nhiều vùng địa hình và điều kiện sinh thái
khác nhau nên không hoàn toàn giống nhau, được xác định là các phân
loài và phân biệt như sau:
Khóa định loại các phân loài trong loài Channa striata
1(4) Khởi điểm vây lưng trước hoặc đối diện với khởi điểm vây bụng.
Vẩy trước vây lưng 13 - 15 vẩy: trong đó phần đến chẩm 7 - 8 vẩy.
Đỉnh đầu có 10 lỗ nhỏ rải rác. Lưỡi dẹp, mút dạng tròn.
2(3) Khởi điểm vây lưng đối diện với khởi điểm vây bụng. Miệng rộng,
chiều dài đầu = 2,74 rộng miệng. Chiều dài miệng nhỏ hơn chiều rộng
miệng. Chiều cao thân = 0,97 dầy thân = 2,00 chiều cao cán đuôi. Cán
đuôi dài, chiều dài lớn hơn chiều cao. Vẩy quanh cán đuôi 16 chiếc.
Lưỡi dẹp dầy, mút tròn, có 2 vết lõm ở gốc và giữa lưỡi.
Cá Sộp C. striata striata (Bloch)
3(2) Khởi điểm vây lưng trước khởi điểm vây bụng. Miệng hẹp, chiều
dài đầu = 3,19 rộng miệng. Chiều dài miệng lớn hơn chiều rộng miệng.
Chiều cao thân = 1,02 dầy thân = 1,8 chiều cao cán đuôi. Cán đuôi
ngắn, chiều dài nhỏ hơn chiều cao. Vẩy quanh cán đuôi 18 chiếc. Lưỡi
dẹp mỏng, mút tròn, 2 bên lõm vào trong.
Cá Sộp kim bảng C. striata kimbangensis nov. subsp.
4(1) Khởi điểm vây lưng sau hoặc đối diện với khởi điểm vây bụng.
Vẩy trước vây lưng 15-17 vẩy: trong đó phần đến chẩm 9-10 vẩy. Đỉnh
đầu có 15-16 lỗ nhỏ rải rác. Lưỡi dẹp, mút dạng hình tam giác.
5(6) Khởi điểm vây lưng đối diện với khởi điểm vây bụng. Mắt lớn,
chiều dài đầu=3,88 đường kính mắt. Khoảng cách mắt rộng, khoảng
cách hai mắt =1,76 đường kính mắt. Khoảng cách vây ngực đến vây
bụng >0,5 khoảng cách vây bụng đến vây hậu môn. Cán đuôi dài, chiều
dài lớn hơn chiều cao. Vẩy quanh cán đuôi 20-22 chiếc. Lưỡi dài dẹp
mỏng, mút tù và có dạng hình tam giác, chiếm hết chiều rộng xoang
miệng.
Cá Tràu đakrông C. striata dakrongensis nov. subsp.
6(5) Khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây bụng. Mắt nhỏ, chiều dài
đầu = 4,25 đường kính mắt. Khoảng cách 2 mắt hẹp = 2,44 đường kính
mắt. Khoảng cách vây ngực đến vây bụng < 0,5 khoảng cách vây bụng
đến vây hậu môn. Cán đuôi ngắn, chiều dài nhỏ hơn chiều cao. Vẩy
quanh cán đuôi 16 - 18 chiếc. Lưỡi ngắn dẹp dầy, mút nhọn và có dạng
hình tam giác nhọn, chiếm chưa hết chiều rộng xoang miệng.
Cá Tràu hướng hóa C. striata huonghoaensis nov. subsp.
Các phân loài cá Sộp ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam
a. Cá Sộp Channa striata striata (Bloch); b. Lưỡi và hàm dưới
c. Cá Sộp kim bảng Channa striata kimbangensis nov. subsp.; d. Lưỡi
và hàm dưới
e. Cá Tràu đakrông Channa striata dakrongensis nov. subsp.; f. Lưỡi
và hàm dưới
g. Cá Tràu hướng hóa Channa striata huonghoaensis nov. subsp.; h.
Lưỡi và hàm dưới
Sự phân bố của các nhóm Cá Sộp ở Việt Nam.
- Cá Sộp Channa striata striata (Bloch) có ở các thuỷ vực thuộc các
tỉnh phía Bắc; đặc biệt là đồng bằng sông Hồng.
- Cá Sộp kim bảng Channa striata kimbangensis nov. subsp. có ở các
thuỷ vực đầm Tam Chúc vùng núi đá vôi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam.
- Cá Tràu đakrông Channa striata dakrongensis nov. subsp. có ở các
thuỷ vực sông Ddakrong (cả sông và suối) huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị.
- Cá Tràu hướng hóa Channa striata huonghoaensis nov. subsp. có ở
các thuỷ vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Loài Cá Sộp Channa striata (Bloch) thuộc giống Channa, họ
Channidae, bộ Perciformes, cho tới nay đã phát hiện có tới 4 dạng và
xác định là 4 phân loài. Ngoài dạng thông thường là C. striata striata
(Bloch), còn thu thêm được 3 phân loài mới là: C. striata kimbangensis
nov. subsp., C. striata dakrongensis nov. subsp. và C. striata
huonghoaensis nov. subsp. Các mô tả chi tiết về các phân loài mới
đang lần lượt công bố trên các tạp chí khoa học.
Phản biện TS. Lê Văn Khôi