Mở đầu
Di sản Hán Nôm là những thư tịch, tài liệu được
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chứa đựng nhiều
giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, di sản Hán Nôm là sợi dây liên
kết giữa quá khứ và hiện tại, nơi lưu trữ những giá trị
văn hóa lịch sử của dân tộc và di sản này, hiện nay vẫn
còn tồn tại khá nhiều trên khắp cả nước ta, trong đó
có Lý Sơn - một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Nguyễn Đăng Vũ trong bài viết “Bằng cấp đi
Hoàng Sa thời Minh Mạng và mấy điều suy luận” có
đề cập đến di sản Hán Nôm ở đảo Lý Sơn: “Trong số
hàng nghìn trang tư liệu Hán Nôm mà chúng tôi sưu tập
được hoặc do các dòng họ cung cấp không phải tất cả
đều ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa, có khi chỉ
nói về việc mua bán đất đai, thuế má, lập đền miếu, gia
phả, hôn nhân hoặc có khi chỉ là đơn kiện tụng, nhưng
tất cả đều có giá trị. Bởi nhờ các tài liệu này mà chúng
tôi hiểu hơn về lịch sử, nguồn gốc cư dân, chính sách
phát triển kinh tế, xã hội, các địa danh thời trước, những
lễ nghi .”.1 Tuy nhiên, theo thời gian, khối tài liệu này
đang đứng trước nguy cơ thất thoát, mai một. Bài viết
này, chúng tôi đề cập đến thực trạng di sản Hán Nôm
ở đảo Lý Sơn và đề ra một số ý kiến nhằm bảo tồn
phát huy loại hình di sản độc đáo này.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy giá trị di sản Hán Nôm trong các di tích ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
Mở đầu
Di sản Hán Nôm là những thư tịch, tài liệu được
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chứa đựng nhiều
giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, di sản Hán Nôm là sợi dây liên
kết giữa quá khứ và hiện tại, nơi lưu trữ những giá trị
văn hóa lịch sử của dân tộc và di sản này, hiện nay vẫn
còn tồn tại khá nhiều trên khắp cả nước ta, trong đó
có Lý Sơn - một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Nguyễn Đăng Vũ trong bài viết “Bằng cấp đi
Hoàng Sa thời Minh Mạng và mấy điều suy luận” có
đề cập đến di sản Hán Nôm ở đảo Lý Sơn: “Trong số
hàng nghìn trang tư liệu Hán Nôm mà chúng tôi sưu tập
được hoặc do các dòng họ cung cấp không phải tất cả
đều ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa, có khi chỉ
nói về việc mua bán đất đai, thuế má, lập đền miếu, gia
phả, hôn nhân hoặc có khi chỉ là đơn kiện tụng, nhưng
tất cả đều có giá trị. Bởi nhờ các tài liệu này mà chúng
tôi hiểu hơn về lịch sử, nguồn gốc cư dân, chính sách
phát triển kinh tế, xã hội, các địa danh thời trước, những
lễ nghi .”.1 Tuy nhiên, theo thời gian, khối tài liệu này
đang đứng trước nguy cơ thất thoát, mai một. Bài viết
này, chúng tôi đề cập đến thực trạng di sản Hán Nôm
ở đảo Lý Sơn và đề ra một số ý kiến nhằm bảo tồn
phát huy loại hình di sản độc đáo này.
1. Di sản Hán Nôm - nơi lưu giữ những giá trị
văn hóa của dân tộc
Từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, chữ Hán
vào Việt Nam theo con đường giao lưu và thống trị
của người Hán. Văn tự này càng trở nên phổ biến dưới
thời Đông Hán, khi Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao Châu.
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN HÁN NÔM
TRONG CÁC DI TÍCH Ở ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI
? cao NGUYỄN NGọc aNH* - NGUYỄN THáI Hòa**
* ThS., Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
** TS., Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, “đó là
thời kỳ giáo dục Hán tự ở Giao Châu khá phát triển,
có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử Việt Nam”.2
Sau thế kỷ thứ X, mặc dù Việt Nam đã giành được
độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong
kiến phương Bắc, nhưng do hơn một ngàn năm phải
chịu ách đô hộ, nên chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục
được duy trì và sử dụng như một phương tiện quan
trọng để phát triển văn hóa Việt Nam.3
Còn chữ Nôm, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
“Chữ Nôm (ngôn ngữ) là chữ viết cổ ghi tiếng Việt,
thuộc loại hình chữ vuông, được tạo ra trên nguyên
tắc và trên cơ sở của chữ Hán với cách đọc Hán - Việt.
Ngôn ngữ này có thể hình thành vào thế kỷ IX, X và
hoàn chỉnh dần vào các thế kỷ sau. Nó được dùng
trong sáng tác văn học từ thế kỷ XIII - XV. Và đặc biệt
ở thế kỷ XVIII - XIX, đã xuất hiện ngày càng nhiều tác
phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm (ví dụ Truyện Kiều).
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi chữ Quốc ngữ
24 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
được dùng phổ biến thì chữ Nôm không còn được
sử dụng nữa”.4 Như vậy, chữ Nôm là một sản phẩm
sáng tạo của trí tuệ người Việt trong hoàn cảnh lịch
sử cuối thời Bắc thuộc, đầu thời tự chủ. Bản thân sự
ra đời của nó cũng đã phản ánh một ý chí tự lực tự
cường dân tộc. Được hình thành và tồn tại qua hàng
ngàn năm, chữ Nôm không chỉ đóng vai trò là một
công cụ giao tiếp sinh động của người Việt mà còn là
phương tiện chuyển tải giá trị và những biểu đạt văn
hóa, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của cha
ông ta trong nhiều thế kỷ.5
Ngày nay, khi bước vào các di tích, hầu như đều
bắt gặp các di sản Hán Nôm. Chúng là nguồn tài liệu
không chỉ chứa đựng những thông tin về di tích mà
còn nhiều thông tin liên quan đến các lĩnh vực khác
như kiến trúc, lịch sử, tôn giáo Cũng nhờ vào các
văn bia, văn bản chữ Nôm và chữ Hán mà các nhà
nghiên cứu xác định được tuổi và cả những thông
tin về lịch sử hình thành hay kỹ thuật xây dựng, chế
tác, niên đại xây dựng và số lần trùng tu Ngoài ra,
những văn bản được lưu giữ trong các nhà thờ tộc họ
như gia phả, địa bạ, văn tế còn cho chúng ta biết về
quá trình di dân của dòng họ, nguồn gốc cư dân và
bối cảnh lịch sử của xã hội đương thời.
Đảo Lý Sơn, là nơi hiện còn lưu giữ nhiều di sản
Hán Nôm, bao gồm tờ lệnh, gia phả, phổ hệ, khế ước,
thuế khóa của triều đình, của quan lại địa phương,
của tộc họ vẫn được truyền đời nâng niu, gìn giữ. Qua
việc tìm hiểu nguồn tư liệu này, sẽ giúp chúng ta biết
được nguồn gốc hình thành các làng, vạn, miếu, đền
thờ, chùa... phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng
của cư dân và đặc biệt là chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc - Hoàng Sa,
Trường Sa.
2. Đảo Lý Sơn và các di tích tại đảo Lý Sơn
Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi,
có diện tích 9,965 km2, dân số 20.195 người, nằm cách
đất liền khoảng 25 hải lý về phía đông bắc gồm một
đảo lớn (Cù Lao Ré) và một đảo bé (Cù Lao Bờ Bãi).6
Theo tài liệu lịch sử, người Việt Bắc Bộ di cư vào
Quảng Ngãi theo ba đợt: Đợt thứ nhất ở thời nhà Hồ
vào hai châu Thăng Hoa và Tư Nghĩa năm 1402. Năm
1471, đợt di dân thứ hai vào thời vua Lê Thánh Tông.
Đợt di dân thứ ba khi Nguyễn Hoàng vào Nam mở
mang vùng đất phương Nam vào năm 1558. Đây là
ba cuộc di dân chính do nhà nước tổ chức, ngoài ra
còn có những cuộc di dân tự do của nông dân miền
25Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
Bắc ở thời Trần hay thời loạn Nam Bắc triều.7
Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo Lý
Sơn vào khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Trong
Non nước xứ Quảng của Phạm Trung Việt cho rằng
thời điểm khai khẩn đảo Lý Sơn của người Việt là vào
năm 1604. Họ là những cư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Theo các cụ già kể lại, ở Lý
Sơn có thờ 15 vị tiền hiền của 15 dòng họ khác nhau,
được xem là những người đầu tiên đến khai phá vùng
đất này. Ở phía tây đảo Lý Sơn có 7 vị tiền hiền của các
dòng họ: Phạm Khắc, Phạm Văn, Võ Xuân, Võ Văn, Lê,
Nguyễn, Đặng đã đến lập nên phường An Vĩnh. Tám
vị tiền hiền còn lại của các dòng họ: Nguyễn, Dương,
Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê đã đến
khai khẩn một vùng đất rộng lớn ở phía đông đảo Lý
Sơn, lập nên phường An Hải. Trải qua thời gian, không
rõ vì lý do gì ở làng An Hải và An Vĩnh đều không có
thờ vị tiền hiền của dòng họ Lê.8
Với đặc điểm là một hải đảo, nằm ở vị trí có khoảng
cách gần quần đảo Hoàng Sa nhất so với các nơi khác
nên ở Lý Sơn đã hình thành hải đội Hoàng Sa hoạt
động trên biển Đông từ rất sớm. Dù đội Hoàng Sa đã
chấm dứt hoạt động từ lâu, nhưng hình ảnh về những
người lính trong đội Hoàng Sa xưa vẫn tồn tại bởi dấu
ấn của họ còn để lại trong nhiều di tích. Tại đảo Lý
Sơn, hiện nay còn rất nhiều di tích gắn liền với hoạt
động của đội Hoàng Sa như: Âm Linh tự, mộ cai đội
Phạm Quang Ảnh, nhà thờ tộc họ Phạm Quang, nhà
thờ họ Phạm Văn, đình làng An Vĩnh
Âm Linh tự nằm ở thôn Tây xã An Vĩnh, là nơi phối
thờ linh vị của người đi lính Hoàng Sa và các vị thần
khác. Âm Linh tự được xây dựng vào giữa thế kỷ XVII,
thời các chúa Nguyễn. Âm Linh tự có kiến trúc theo
hình chữ công: chính giữa là nhà thờ chính, phía đông
là nơi nhà hội và nơi nấu ăn khi cúng tế, phía tây là nơi
thờ thần. Mặt trước sân Âm Linh tự là tháp thờ ghi 4
chữ Hán: “Chiến sĩ trận vong”, nhằm tưởng nhớ những
người lính đã hi sinh khi bảo vệ đảo Hoàng Sa. Vào
ngày 16.3 âm lịch hàng năm, ở Âm Linh tự tổ chức
tế lính Hoàng Sa và những người bỏ mạng trên biển.
Nhà thờ tộc họ Phạm Quang ở thôn Đông, xã An
Vĩnh, còn lưu giữ các tài liệu, gia phả bằng chữ Hán
có liên quan đến cai đội Phạm Quang Ảnh và những
người trong tộc họ đi lính Hoàng Sa... Theo nhiều tài
liệu lịch sử, vào tháng Giêng năm Ất Hợi (1815), vua
Gia Long sai Phạm Quang Ảnh đi Hoàng Sa để đo đạc
thủy trình. Trong gia phả của tộc họ Phạm Quang còn
đề cập đến cai đội Phạm Văn Nguyên. Đến năm Ất
Mùi (1835), vua Minh Mạng đã phái Cai đội Thủy quân
Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng các
phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, chuyên
chở vật liệu ra dựng miếu và dựng bia đá trên đảo
Hoàng Sa.
Nhà thờ họ Phạm Văn ở thôn Đông, xã An Vĩnh,
còn lưu giữ bài vị Phạm Hữu Nhật và mộ Thủy quân
Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật.
Đình làng An Vĩnh, nơi lính Hoàng Sa tế thần trước
khi xuất quân. Sau chiến tranh, đình làng An Vĩnh đã
bị hư hại nhiều, chỉ còn lại nền đất. Đầu năm 2010,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã
có dự án khôi phục đình làng An Vĩnh, đến ngày 16
tháng 4 năm 2010 dự án đã hoàn thành.
Ngoài ra, trên đảo Lý Sơn có nhiều di tích khác
như: Dinh Bà Thiên Y A Na, các lăng thờ cá Ông ở mỗi
xóm, chùa Hang Tại những di tích này, tư liệu Hán
Nôm cũng rất phong phú.
3. Thực trạng di sản Hán Nôm ở Lý Sơn
Di sản Hán Nôm gắn liền với sự hình thành và phát
triển của các di tích lịch sử văn hóa. Theo thống kê
bước đầu của chúng tôi qua các đợt khảo sát9 cũng
như qua các công trình nghiên cứu về Lý Sơn của
những người đi trước, thì số lượng di sản Hán Nôm ở
Lý Sơn còn lại chủ yếu bao gồm: tờ lệnh, hoành phi,
câu đối, gia phả, văn tế, địa bạ và hương ước.
Tờ lệnh: Được lưu giữ ở các họ tộc: Võ Văn, Phạm
Quang, Phạm Văn, Đặng, Nguyễn. Nội dung về việc
cử người đi Hoàng Sa để làm nhiệm vụ đo đạc thủy
trình, tìm kiếm sản vật, bảo vệ lãnh thổ. Đây là một tư
liệu vô cùng quý giá không chỉ với họ tộc mà còn có ý
nghĩa trong việc khẳng định chủ quyền thiêng liêng
của Tổ quốc.
Ngày 9.4.2009, tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã
An Hải, huyện Lý Sơn đã hiến tặng tư liệu này cho nhà
nước. Đó là tư liệu cổ, được viết bằng chữ Hán, do gia
tộc họ Đặng truyền đời lưu giữ suốt 175 năm qua. “Tài
liệu gồm 4 trang giấy dó, khổ 24 x 35,5 cm, tương đối
còn nguyên vẹn. Nội dung chính của tài liệu nêu rõ:
Việc tỉnh Quảng Ngãi được lệnh của Bộ Binh và triều
đình quyết định cử binh thuyền đi Hoàng Sa thi hành
việc công. Binh thuyền gồm 3 chiếc, mỗi chiếc 8 thủy
thủ, tổng cộng có 24 thủy thủ. Các ông Võ Văn Hùng
lo việc tuyển chọn ngư dân giỏi, có nhiều kinh nghiệm
đi biển và thông hiểu biển cả; Đặng Văn Siểm làm đà
26 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
công cùng 8 người khác (đều có tên và quê quán ở
trang cuối). Tài liệu cổ trên được ban hành ngày 15
tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Giáp Ngọ -
1834). Người thừa hành là Đặng Văn Siểm và Dương
Văn Định. Trên văn bản có nhiều dấu ấn. Ngoài dấu
ấn của quan Bố Chánh sứ và quan Án sát Quảng Ngãi,
cùng nhiều dấu ấn nhỏ đóng nơi ghi tên người và
những chữ cần lưu ý đối với người tiếp nhận văn bản.
Tư liệu quý giá này sở dĩ vẫn còn nguyên vẹn suốt 175
năm qua là nhờ được làm bằng chất liệu giấy dó, viết
bằng mực tàu, đựng trong hộp gỗ làm từ một loại gỗ
quý chịu đựng được sự khắc nghiệt của khí hậu hải
đảo, và nhất là sự bảo quản, giữ gìn hết sức cẩn thận
của tộc họ Đặng. Theo quy định của tộc họ Đặng, từ
20 đến 30 năm gia tộc họ Đặng mới được mở hộp gỗ
một lần để cho con cháu được nhìn thấy báu vật này
trong dịp tế xuân vào tháng 2 âm lịch”.10
Văn tế: Văn tế trong các di tích ở Lý Sơn cũng chiếm
một tỷ lệ đáng kể. Hiện nay, hầu như ở đình làng, nhà
thờ tộc họ, âm linh tự đều còn lưu giữ văn tế.
Địa bạ: Là loại sổ ghi chép, thống kê về ruộng đất
của các làng, xã trên cơ sở sự khám đạc và xác nhận
của chính quyền. Mục đích lập địa bạ là để quản lý
ruộng đất, thu tô thuế, vạch định ranh giới giữa các
đơn vị hành chính và tránh sự tranh chấp ruộng đất.
Vua Minh Mệnh đã từng nhấn mạnh việc lập Địa bạ
là để “vạch rõ bờ cõi cho hết mối tranh giành”.11 Theo
chúng tôi được biết, ở nhà thờ họ Nguyễn Quang ở
thôn Tây, An Hải, nhà thờ họ Võ Văn ở thôn Tây An
Vĩnh và các nhà thờ tiền hiền khác vẫn còn lưu giữ
nguồn tư liệu này.
Gia phả: Là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ,
vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ
phần của một gia đình lớn hay một dòng họ. Trước
đây, các nhà thờ tộc họ ở Lý Sơn đều có gia phả viết
bằng chữ Hán Nôm, tuy nhiên hiện nay, chỉ có nhà
thờ họ Võ Văn là còn lưu giữ, còn các tộc họ khác đều
viết lại bằng chữ Quốc ngữ.
Hoành phi, liễn đối: Chữ trên hoành phi thường
ngắn gọn, súc tích, chủ yếu nhằm ghi nhận dấu vết,
tên tuổi, đặc điểm nổi bật và công trạng của các vị
thần gắn bó với nguồn gốc lịch sử của những nơi thờ
phụng.12 Hầu hết các hoành phi, liễn đối được sắp đặt
ở những vị trí chính diện và trang trọng nhất trong
các đình, chùa, miếu, lăng. Dinh Bà Thiên Y A Na ở
thôn Đông, xã An Hải có các câu đối như sau:
- “Thần minh phổ tế hộ an dân
Linh trấn kim đài cư thưởng cảnh”.
Tạm dịch:
Thần cứu giúp và bảo hộ dân được bình an rộng
khắp
Linh thiêng cõi trần ở nơi đài vàng cảnh đẹp.
27Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
- “An hội thanh tâm duy đức thạnh
Bảo phò xích tử hiển thần oai”.
Tạm dịch:
An bình với tấm lòng sáng chỉ có đức hạnh
Che chở cho dân hiển bày oai dũng của thần.
Hay câu đối trước án thờ ở Âm linh tự:
“Địa nhựt tịch, dân nhựt phiên, bạt hải lư vong
vòng lợi lạc.
Sơn như lệ, hà như đới, thiên thu miếu mộ dũng
thần côn”
Tạm dịch:
Đất mỗi ngày mỗi mở rộng ra, dân mỗi ngày mỗi
đông thêm, vượt qua biển rộng đều sống đời lợi lạc
Núi như đá mài, sông như đai áo, ngàn năm miếu
mộ còn rực rỡ cái oai dũng của thần.
Bài vị: Là những tấm thẻ ghi tên tuổi và chức vị của
người được thờ tự. Bài vị khắc tên và chức vụ của các
thần, các vị tiền hiền hậu hiền, Ở Lý Sơn còn lưu giữ
nhiều bài vị khắc tên của những người từng đi lính
Hoàng Sa như bài vị của cai đội Phạm Quang Ảnh,
Phạm Hữu Nhật, Võ Văn Khiết Tại dinh thờ Thiên Y A
Na, trước tượng Bà có linh vị khắc chữ Hán với những
mỹ từ: “Sắc hoằng huệ phổ tuế linh mặc tướng trang uy
dực bảo trung hưng Thiên Y A Na diễn ngọc phi thượng
đẳng thần, tả linh châu thái tử thần tướng, hải linh bảo
thái tử thần tướng”.13
Hương ước: Để quản lý các thành viên, trong làng
đã xây dựng hương ước làng, mọi người đều phải
tuân theo với ý nghĩa “Phép vua thua lệ làng”. Hương
ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức
xã hội cũng như đời sống xã hội trong làng, các điều
lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và
bổ sung mỗi khi cần thiết. Hiện nay, ở đình làng An
Hải và An Vĩnh còn lưu giữ hương ước bằng chữ Nôm.
Sắc phong: “Sắc phong là nguồn tư liệu có giá trị
về nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng.
Nó bao gồm sắc phong chức tước cho quý tộc, quan
chức của các vương triều và sắc phong thần do nhà
vua phong tặng và xếp hạng cho các vị thần được thờ
phụng trong các đình, đền, miếu”.14 Qua sắc phong
có thể thấy được thái độ chính trị, khuynh hướng tôn
giáo, tín ngưỡng, văn hóa của cả triều đại. Trước đây,
ở Lý Sơn có sắc phong ở đình làng An Hải, An Vĩnh,
lăng cá Ông nhưng hiện nay, các sắc phong đều
không còn.
Tóm lại, thông qua các loại hình kể trên, để thấy
rằng ở Lý Sơn hiện nay, vẫn còn lưu giữ nhiều di sản
Hán Nôm rất có giá trị. Tuy nhiên, trong số đó, có lẽ
chỉ có những tờ lệnh là được phiên âm, dịch nghĩa
và phổ biến rộng rãi hơn cả, còn lại là chưa được
quan tâm, hoặc nếu có, thì cũng chỉ riêng lẻ, dưới góc
độ khai thác tư liệu nhằm phục vụ cho các bài viết
nghiên cứu, tham luận hoặc kiểm chứng tư liệu lịch
sử có liên quan Vì vậy mà những di sản này, vẫn
chưa phát huy được giá trị của nó và ngày càng đối
diện với nguy cơ hư hỏng, hao hụt bởi thời gian.
4. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm
trong các di tích
“Theo thống kê của Hội Bảo tồn di sản Hán Nôm
Việt Nam thì ngày nay, trên thế giới chưa đến 100
người đọc được chữ Nôm. Riêng phần chữ Hán, tuy
có nhiều người biết đọc và dịch hơn nhưng cũng
không phổ biến trong đời sống. Điều đó khiến một
phần quan trọng của lịch sử và văn hóa Việt Nam
không được người dân biết đến”.15
28 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
Lý Sơn có rất nhiều đình, chùa, miếu, đền và nhà
thờ họ còn lưu giữ tài liệu Hán Nôm, nhưng người đọc
được hầu như rất ít. Nhiều nguồn tư liệu Hán Nôm đã
bị mất do rất nhiều nguyên nhân như chiến tranh, khí
hậu và một số chính sách mà chưa kịp phiên âm, dịch
nghĩa hoặc sao chép. Nhiều di tích như đình làng An
Vĩnh, An Hải, lăng cá Ông, đã bị hủy hoại. Sau này,
mặc dù nhà nước có chính sách khôi phục, nhưng các
hiện vật, sắc phong, hoành phi, câu đối gắn liền với di
tích còn lại cũng không nhiều... Vì vậy, để bảo tồn và
phát huy giá trị di sản Hán Nôm ở đảo Lý Sơn, chúng
tôi xin được đề xuất một số biện pháp như sau:
Cần tiến hành nghiên cứu, thống kê chi tiết các
loại hình di sản Hán Nôm trong di tích cũng như trong
dân gian. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá, phân loại
những loại hình có nguy cơ mai một, hư hỏng để có
những biện pháp bảo quản hiệu quả nhất. Đồng thời
qua đó, hướng dẫn cho người dân - chủ sở hữu di sản
Hán Nôm, những biện pháp bảo quản cơ bản nhằm
hạn chế tình trạng hư hỏng của di sản trước sự tác
động của thiên nhiên và con người.
Những tư liệu Hán Nôm như gia phả, văn tế,
hương ước của làng xã, họ tộc là không thể hiến tặng,
mua bán. Ngay cả việc tiếp cận cũng rất khó, vì những
di sản này thường để trong tráp rồi khóa lại, chỉ đến
ngày vía thần tại đền miếu với đầy đủ các thành phần
trong ban quý tế mới được mở ra. Do vậy, cần tạo
dựng quan hệ, niềm tin và một tinh thần trách nhiệm
vì cộng đồng để người dân có thể cho phép sao
chụp, ghi chép lại các di sản.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bảo tồn
các di sản Hán Nôm, cụ thể là tư liệu hóa, số hóa các
di sản này theo chuẩn Dublin Core.16 Bên cạnh đó, cần
biên dịch toàn bộ tư liệu Hán Nôm hiện có ra chữ Quốc
ngữ, đưa lên mạng internet để nhiều người có thể
truy cập, tìm hiểu, nghiên cứu, nhất là giới trẻ nhằm
nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Có chính sách đào tạo, khuyến khích những người
làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa
Hán Nôm. Đặc biệt là đội ngũ làm công tác bảo tồn
- bảo tàng cần được trang bị một trình độ nhất định,
để khi tiếp xúc với tư liệu Hán Nôm, có thể đọc và
hiểu được nội dung và giá trị của di sản này.
Xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
của di sản Hán Nôm thông qua việc kêu gọi và khuyến
khích người dân cùng tham gia như: có ý thức trong
việc giữ gìn và phổ biến di sản; hiến tặng hoặc cho
phép sao chụp, nhằm làm phong phú thêm kho tàng
di sản Hán Nôm của Lý Sơn - Quảng Ngãi nói riêng và
cả nước nói chung; cung cấp những thông tin có liên
quan đến di sản hoặc tham gia biên dịch, diễn giải
các di sản Hán Nôm
Tổ chức trưng bày, giới thiệu các loại hình di sản
Hán Nôm ở Lý Sơn đến với đông đảo quần chúng
nhân dân trên đảo cũng như du khách, giúp họ hiểu,
trân quý và tự hào hơn về những di sản của cha ông.
Kết hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng
chương trình giáo dục về lịch sử và văn hóa của địa
phương, đặc biệt thông qua các tờ lệnh và nhiều tài
liệu Hán Nôm khác, để nhấn mạnh đến vai trò của
người dân Lý Sơn qua các thời kỳ đã góp phần bảo vệ
chủ quyền biển đảo của đất nước. Ngoài ra, chương
trình còn đưa các em học sinh đến tham quan tại các
di tích và diễn giải về nội dung, ý nghĩa, giá trị của di
sản Hán Nôm.
Cần khuyến khích, ưu tiên đầu tư kinh phí cho
những đề tài nghiên cứu về di sản Hán Nôm, đặc
biệt là những đề tài Hán Nôm có liên quan đến chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa
Kết luận
Di sản Hán Nôm ở Lý Sơn là nguồn tài liệu vô cùng
quý giá. Nhưng di sản ấy đang ngày càng bị đe dọa
bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế, cần ý thức rằng, việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm cũng
chính là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
của dân tộc.
29Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
cHÚ THÍcH
1 Nguyễn Đăng Vũ, “Bằng chứng đi Hoàng Sa thời Minh