Phát huy tác dụng của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng trong quá trình xã hội hóa giáo dục

Bản chất của xã hội hóa giáo dục là mọi người làm giáo dục để giáo dục phục vụcho mọi người. Trách nhiệm của ngành giáo dục và nhà trường mầm non là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng, trước khi giáo dục đòi hỏi xã hội thểhiện trách nhiệm tham gia, đóng góp xây dựng giáo dục. ABSTRACT The nature of educational socilization is the participation of everyone in education to make education serve ev

pdf14 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tác dụng của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng trong quá trình xã hội hóa giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA NHÀ TRƯỜNG MẦM NON VÀO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TAKING ADVANTAGES OF NURSERY SCHOOLS IN THE COMMUNITY LIFE DURING THE SOCIALIZATION OF EDUCATION NGUYỄN THỊ MỸ LỘC Đại học Quốc gia Hà Nội NGUYỄN HOÀI NAM Học viên Cao học khoá 2004-2007 Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục TÓM TẮT Bản chất của xã hội hóa giáo dục là mọi người làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm của ngành giáo dục và nhà trường mầm non là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng, trước khi giáo dục đòi hỏi xã hội thể hiện trách nhiệm tham gia, đóng góp xây dựng giáo dục. ABSTRACT The nature of educational socilization is the participation of everyone in education to make education serve everyone. The responsibility of the educational sector and nursery schools is raising people’s awareness of the roles and benefits of education in the community life before expecting the society to contribute to education building. 1. Đặt vấn đề Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận GDMN là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMN nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng GDMN. Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho GDMN. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất” [5]. Sau đó không lâu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “... Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non” [1]. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh XHHGD, trong đó có XHHGD mầm non (XHHGDMN). Trong nhận thức chung, XHHGD được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở nước ta, XHHGD còn là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Tại Thành phố Đà Nẵng, công tác XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Để đẩy mạnh hơn nữa XHHGDMN, ngành Giáo dục & Đào tạo Thành phố cần sử dụng một cách đồng bộ các giải pháp khác nhau, song trước hết phải phát huy được tác dụng của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng. Giải pháp này sẽ giúp tăng cường vai trò chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục và nhà trường mầm non trong việc thực hiện XHHGD. 2. Thực trạng XHHGDMN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Trong những năm qua, quá trình XHHGDMN ở Thành phố Đà Nẵng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Giai đoạn 1997-2006, Thành phố đã đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường học hơn 297 tỉ đồng; đã bố trí hơn 450.000m2 để xây mới, mở rộng các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các trường học ngoài công lập đã đầu tư 355 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật. Ngành Giáo dục và đào tạo Thành phố cũng đã huy động được gần 40 tỷ đồng/năm từ các nguồn thu cho phép (học phí, tiền xây dựng trường, Quỹ Hội cha mẹ học sinh) để đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục... Bên cạnh đó, việc thực hiện có kết quả Đề án quy hoạch bậc học mầm non đến năm 2010 của Thành phố đã từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất trường lớp. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, 100% xã/phường đều có trường mầm non hoặc mẫu giáo (trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia) với đủ các loại hình: công lập, bán công, dân lập, tư thục. Hệ thống các trường này đã thu hút 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 78% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp; trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt tỉ lệ 98%. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn là 99,6% và trên chuẩn là 32,8%... Qui mô phát triển bậc học mầm non được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1: Tổng hợp tình hình bậc học mầm non ở Thành phố Đà Nẵng đầu năm học 2006 - 2007 (phân tích theo tỉ lệ loại hình) Năm học 2006 - 2007 Các chỉ tiêu ổng cộn g Côn g lập Bán công Dân lập Tư thục ổng số ỉ lệ % ổng số ỉ lệ % ổng số ỉ lệ % ổng số ỉ lệ % I/ Số trường 11 1 6,9 6 4,4 ,8 2 6,9 - Mầm non 6 9 0,6 5 5,6 ,1 1 2,7 - Mẫu giáo 2 6,7 ,3 ,3 6,7 - Nhà trẻ 00,0 II/ Số học sinh 4.72 8 1.29 0 2,5 .252 8,0 76 ,7 6.61 0 7,8 - Nhà trẻ .349 .728 0,7 .243 4,9 15 ,6 .163 1,8 - Mẫu 6.37 1.44 giáo 9 .562 6,2 .009 9,0 61 ,4 7 3,4 III/ Số giáo viên .301 65 3,2 70 1,7 0 ,9 .246 4,2 - Nhà trẻ 29 68 3,0 6 ,6 35 3,4 - Mẫu giáo .572 97 8,0 44 5,5 0 ,3 11 5,2 * Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng [2]. Theo Bảng 1, toàn Thành phố hiện có 111 trường mầm non với cơ cấu gồm: 36,9% là trường công lập, 14,4% là trường bán công, 1,8% là trường dân lập và 46,9% là trường tư thục. Số trường ngoài công lập (gồm các trường tư thục, dân lập) chiếm 48,7% với 1266 giáo viên (chiếm 55,1%) đã đảm nhận việc chăm sóc, giáo dục 49,5% số trẻ em đến trường. Điều đó cho thấy mức độ tham gia của xã hội vào sự nghiệp GDMN ở Thành phố Đà Nẵng là tương đối lớn. Tuy nhiên, quá trình XHHGDMN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mà trước hết phải kể đến là sự bất cập của đội ngũ những người làm công tác GDMN. Đa số cán bộ quản lý các trường công lập do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng và cách làm việc trong thời kỳ bao cấp trước đây nên rất lúng túng, thiếu năng động khi các trường này chuyển đổi sang cơ chế tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm và tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Tình trạng này cũng xảy ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường phải chuyển đổi sang loại hình trường bán công hoặc tư thục. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học, mặc dù trong thời gian qua đã được tăng cường, nhưng vẫn còn thiếu thốn, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển giáo dục. Điều này được phản ánh rõ nét qua so sánh các chỉ tiêu giữa hai năm học 2005 - 2006 và 2006 - 2007 được nêu trong bảng 2. Bảng 2: Tình hình phát triển bậc học mầm non tại Thành phố Đà Nẵng qua các năm học So với năm học trước Các chỉ tiêu Đầu năm học 2005-2006 Đầu năm học 2006- 2007 Tă ng, giảm Tỉ lệ % I/ Số trường 110 111 1 0,9 - Mầm non 94 96 2 2,1 - Mẫu giáo 13 12 -1 -7,7 - Nhà trẻ 3 3 0 0 II/ Số học sinh 32.056 34.728 26 72 7,7 - Nhà trẻ 7.379 8.349 97 0 13, 1 - Mẫu giáo 24.677 26.379 1. 702 6,9 III/ Số giáo viên 2.144 2.301 15 7 6,7 - Nhà trẻ 668 729 61 9,1 - Mẫu giáo 1.476 1.572 96 6,5 * Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng [2]. Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, các chỉ tiêu của bậc học mầm non trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng năm học 2006 - 2007 có tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ phát triển số lượng trường và giáo viên vẫn còn rất chậm so với sự tăng lên rất nhanh của số lượng học sinh. Số học sinh của năm học 2006 - 2007 tăng lên 7,7% so với năm học 2005 - 2006. Trong khi đó, số trường học chỉ tăng 0,9%, và số giáo viên tăng 6,7%. Điều này càng khẳng định, việc đẩy mạnh quá trình XHHGDMN là một hướng đi đúng đắn để tăng cường hơn nữa các nguồn lực đầu tư cho phát triển GDMN, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng tăng nhanh trên địa bàn Thành phố. 3. Giải pháp “Phát huy tác dụng của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng” Để đẩy mạnh quá trình XHHGD, trước hết, mỗi nhà trường mầm non cần phải phát huy được tác dụng của mình trong đời sống cộng đồng, phải làm cho cộng đồng thấy được vai trò của GDMN đối với sự phát triển mọi mặt của địa phương. Muốn vậy, cần giải quyết tốt các vấn đề sau: 3.1. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ trong các cơ sở GDMN Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các cơ sở GDMN. Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, mỗi nhà trường mầm non cần chú ý đến việc đảm bảo môi trường, cảnh quan sư phạm. Các phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu vệ sinh phải thoáng mát, sạch sẽ. Khuôn viên của Trường phải đủ rộng để tạo dựng được một khu vườn tự nhiên sinh động và khu vui chơi rộng rãi, an toàn. Trong việc nuôi dưỡng, nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt của trẻ theo qui định của Bộ GD&ĐT, phải nuôi dưỡng trẻ theo khoa học như: cung cấp cho trẻ đủ năng lượng phù hợp với từng độ tuổi; cân đối các chất protit, lipit, gluxit, các vitamin và khoáng chất, cân đối năng lượng cần cung cấp cho trẻ trong các bữa ăn trong ngày; phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ béo phì. Trong việc dạy dỗ, nhà trường mầm non phải thực hiện đúng nội dung, chương trình các môn học để cung cấp cho trẻ những tri thức ban đầu về thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển được các phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, chuẩn bị cho trẻ những tiền đề cần thiết để bước vào học lớp một và các lớp tiếp theo một cách thuận lợi. Trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ, đội ngũ giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định. Nhà trường mầm non cần có kế hoạch và biện pháp để giúp đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trau dồi các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân. 3.2. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ thông qua các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng Được trang bị đầy đủ kiến thức là điều kiện cần thiết để các bậc cha mẹ thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở gia đình. Vì vậy, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho các bậc cha mẹ là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt công việc này, nhà trường mầm non không chỉ góp phần giúp cộng đồng khắc phục những khó khăn tạm thời do thiếu trường, thiếu lớp mà còn là một hướng đi lâu dài để đáp ứng yêu cầu nuôi dạy một bộ phận lớn trẻ em chưa đến lớp và trẻ em ở những vùng nông thôn khó khăn. Để bồi dưỡng kiến thức cho các bậc cha mẹ, nhà trường mầm non cần chủ động phối hợp với ngành Y tế, Văn hóa - Thông tin và các ngành có liên quan để tạo ra những tác động tổng hợp đến nhận thức của mọi người. Trong quá trình phối hợp, ngoài những hình thức mang tính truyền thống như tổ chức các khóa học tập, triển khai các nghị quyết, văn bản có liên quan đến giáo dục; thì cần có những hình thức tuyên truyền mạnh mẽ hơn, tích cực hơn như biên soạn các tài liệu ngắn gọn, các tờ rơi phát cho cha mẹ học sinh, các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế-xã hội; cung cấp nội dung tuyên truyền trên hệ thống loa thông tin, bảng tin, panô, áp phích, góc tuyên truyền tại các trường mầm non; kết hợp hoạt động văn hóa văn nghệ với hoạt động truyền thông đại chúng để tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ rộng rãi trong nhân dân. Nhà trường mầm non cần tham mưu cho chính quyền các cấp chỉ đạo xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên bao gồm giáo viên mầm non, cán bộ y tế, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ... Tổ chức cho họ đến tận các gia đình có trẻ trong độ tuổi để tuyên truyền, hướng dẫn. Những tuyên truyền viên cần nắm chắc tri thức khoa học về nuôi dạy trẻ và biết linh hoạt áp dụng các tri thức khoa học đó phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, địa phương và cần có khả năng giao tiếp khéo để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. 3.3. Quy hoạch mạng lưới giáo dục mầm non theo địa bàn và chú trọng phát triển hệ thống trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia Hiện nay có một thực tế là, ở khu vực nông thôn và những vùng khó khăn, nhu cầu gửi trẻ của nhân dân chưa được đáp ứng do thiếu cơ sở GDMN. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh đã tìm mọi cách để gửi con em vào các trường mầm non có chất lượng cao làm cho các trường này rơi vào tình trạng quá tải. Từ thực tế này cho thấy, GDMN vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của cộng đồng về chăm sóc nuôi dạy trẻ, chưa đảm bảo được sự công bằng trong việc thụ hưởng giáo dục của nhân dân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhà trường mầm non chưa phát huy được tầm ảnh hưởng của mình một cách rộng rãi trong cộng đồng, quá trình XHHGDMN còn chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Vì vậy, ngành GDMN cần quy hoạch lại mạng lưới các trường mầm non sao cho thích hợp với từng địa bàn dân cư, tạo điều kiện để mọi gia đình đều có nơi để gửi con em mình một cách thuận lợi nhất. Đồng thời, cần từng bước đầu tư phát triển các trường mầm non (bao gồm cả công lập và ngoài công lập) thành một hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia. Muốn vậy, một mặt, cần chú trọng mở thêm các cơ sở GDMN, đặc biệt ở khu vực nông thôn và những vùng khó khăn để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân; nâng cấp các cụm lớp mầm non không đủ điều kiện, xóa dần các lớp lẻ tại các hộ dân ở khu vực nội thành; Mặt khác, khuyến khích phát triển các mô hình trường mầm non ngoài công lập nhưng vẫn đảm bảo tính chủ đạo của Nhà nước trong quản lý GDMN, mở rộng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các loại hình. Tuy nhiên, do tình hình phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện giáo dục của các địa phương còn có nhiều sự khác biệt nên việc tập trung đầu tư có trọng điểm vào một số trường để sau đó nhân ra diện rộng là một cách làm có hiệu quả. Thực tế cho thấy, các trường mầm non trọng điểm thực sự là đơn vị đi đầu về chuyên môn, ứng dụng nội dung và phương pháp giáo dục tiên tiến, là nơi đúc kết kinh nghiệm để triển khai cho các trường khác học tập. Đội ngũ giáo viên ở một số trường trọng điểm đã phát huy vai trò dìu dắt chuyên môn đối với những trường mới thành lập, đặc biệt là trong loại hình trường tư thục. Ở các trường trọng điểm, tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp hơn ở các trường đại trà, trẻ sinh hoạt có nền nếp, nhanh nhẹn, ứng xử tự tin và đạt được nhiều giải cao trong các hội thi của quận, huyện và thành phố. Từ một góc độ khác, việc phát triển các trường mầm non trọng điểm ở tất cả các loại hình (công lập và ngoài công lập) sẽ giãn bớt được số học sinh đang quá đông ở các trường điểm (vốn chỉ có trong loại hình công lập), đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh là gửi được con mình vào nơi có điều kiện nuôi dạy tốt. 4. Kết luận Tóm lại, thực hiện XHHGD là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục mầm non nói riêng. Trong những năm qua, quá trình XHHGDMN ở Thành phố Đà Nẵng đã đạt được những thành công nhất định, song cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình XHHGDMN, ngành Giáo dục & Đào tạo Thành phố cần thực hiện một cách đồng bộ hàng loạt các giải pháp, mà trước hết là phải phát huy được tác dụng của nhà trường mầm non vào trong đời sống cộng đồng. Muốn vậy, các cơ sở GDMN phải không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo địa bàn và ngày càng mở rộng hơn nữa hệ thống các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015”. [2] Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo thống kê đầu năm học 2006 - 2007, Đà Nẵng. [3] Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (2002), Báo cáo tổng kết 5 năm (1997 - 2002) thực hiện xã hội hóa giáo dục, Đà Nẵng. [4] UBND Thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-UB ngày 14/02/2007 của UBND Thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, Đà Nẵng. [5] Website “mamnon.com” ( 12/3/2007.
Tài liệu liên quan