Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên qua hoạt động Tự định hướng học tập

TÓM TẮT Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức trong thế kỉ XXI đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học phải hướng tới những phương pháp dạy học nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập nhằm đào tạo ra những con người năng động, độc lập trong xã hội. Tự định hướng học tập là một phương pháp dạy học theo quan điểm hướng vào người học, tạo cho sinh viên những phẩm chất như tích cực, chủ động, độc lập, tự tin và có định hướng mục tiêu. Hoạt động tự định hướng học tập cũng đòi hỏi ở giảng viên năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lí để có thể hướng dẫn sinh viên học tập đạt mục tiêu giáo dục.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên qua hoạt động Tự định hướng học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 99 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA SINH VIÊN QUA HOẠT ĐỘNG TỰ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NGUYỄN THỊ CẨM VÂN (*) TÓM TẮT Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức trong thế kỉ XXI đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học phải hướng tới những phương pháp dạy học nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập nhằm đào tạo ra những con người năng động, độc lập trong xã hội. Tự định hướng học tập là một phương pháp dạy học theo quan điểm hướng vào người học, tạo cho sinh viên những phẩm chất như tích cực, chủ động, độc lập, tự tin và có định hướng mục tiêu. Hoạt động tự định hướng học tập cũng đòi hỏi ở giảng viên năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lí để có thể hướng dẫn sinh viên học tập đạt mục tiêu giáo dục. ABSTRACT The fast development of the intellectual economy in the 21st century requires the education to reform its teaching methods and contents. The teaching reform at university should aim at the teaching methods which enhance students’ positiveness, activeness, and creativity in the process of studying for the purpose of training people who are self- motivated and independent for the society. Self-oriented study is a teaching method that focuses on leaners who need qualities such as positives, activeness, independence, self- confidence with oriented targets. Self-oriented study requires teachers to have professional ability, organizational skills, management so as to guide students to achieve educational objectives. 1. MỞ ĐẦU (*) Cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự gia tăng gấp bội của tri thức đòi hỏi giáo dục đào tạo phải đổi mới nội dung dạy học và phương pháp dạy học để đào tạo những con người có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Đại hội Đảng toàn quốc lần X đã nêu rõ: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục () ThS, Trường Đại học Sài Gòn. nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới.... Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học”(1). Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là chuyển từ các phương pháp truyền thụ thông tin một chiều sang các phương pháp dạy học tích cực: tổ chức, điều khiển để người học tự mình tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức thông qua những hành động và thao tác của họ. Quá trình đó diễn ra theo xu hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức, gia tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Các phương pháp dạy học tích cực định hướng cho việc tổ chức quá trình tự học, quá trình 100 cá nhân hoá và xã hội hoá việc học. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực? 2. NỘI DUNG 2.1. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Các phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học định hướng từ người học phải thể hiện các đặc trưng cơ bản sau: - Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập: Người học không phải được đặt trước những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa hay trong bài giảng của thầy mà được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, từ đó có nhu cầu hứng thú giải quyết những mâu thuẫn trong nhận thức của mình, tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá. Người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, đặt giả thiết, đặt vấn đề để tìm ra kiến thức, chân lí. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ trong xã hội hiện đại dẫn đến sự tăng nhanh của tri thức. Mặt khác, nó cũng ngày càng dễ bị lạc hậu vì tri thức mới có thể phủ nhận tri thức cũ. Điều này đòi hỏi ở người lao động năng lực tự học, năng lực làm việc độc lập, năng lực sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức hợp và năng lực hợp tác làm việc để thích nghi được với sự thay đổi của công nghệ sản xuất, của tri thức và của kĩ năng làm việc. Các phương pháp dạy học tích cực chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học hơn là việc tiếp thu tri thức một chiều. - Tăng cường việc học tập cá thể, kết hợp với học tập hợp tác nhóm: Người học, chủ thể của hoạt động học, tự học, tự nghiên cứu, tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, tức là cá nhân hoá việc học. Tất nhiên tri thức mà người học tự mình tìm ra dễ mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoa học. Mặt khác, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động cá nhân mà còn thông qua quá trình hoạt động phối hợp giữa các cá nhân, giữa người học và giảng viên. - Kết hợp sự đánh giá của thầy và sự tự đánh giá của trò: Việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng việc học tập và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng việc giảng dạy và điều chỉnh hoạt động của thầy. Giảng viên hướng dẫn cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình.(2) 2.2. Về phương pháp dạy học tự định hướng học tập  Khái niệm Thuật ngữ “Tự định hướng học tập” hay “Học tập tự định hướng” (tiếng Anh: self-direct learning) được dùng để phân biệt với học tập theo sự định hướng của giảng viên (tiếng Anh: teacher direct learning) là một hình thức dạy học hay một phương pháp dạy học trong đó người học tự xác định mục tiêu học tập để vạch ra kế hoạch học tập, nghiên cứu. Phương pháp này được xem như bắt đầu hình thành từ nửa sau của thế kỉ XX. Houle nghiên cứu động cơ học tập của những người trưởng thành (1961), Allen Tough công bố những dự án học tập dành cho người lớn (1971), Knowles xuất bản tác phẩm Học tập tự định hướng (1975). Những công trình trên đã góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho Học tập tự định hướng. Cho đến nay, sự phát triển của nhiều ý tưởng mới đã làm xuất hiện nhiều khuynh hướng về học tập tự định hướng. 101 Ví dụ: học tập tự vạch kế hoạch, học tập tự chủ, học tập mở, học tập từ xa v.v - Học tập tự vạch kế hoạch hay học tập theo dự án: người học được giảng viên giao nhiệm vụ để thực hiện. Dựa vào các điều kiện cho trước và mục tiêu của dự án, người học tự vạch ra kế hoạch để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. - Tự học (học tập tự chủ): thường kết hợp với tư duy độc lập. Người học tự nghiên cứu vấn đề, tự thể hiện và tự điều chỉnh. Tự học hay học tập tự chủ được xem xét ở khía cạnh hình thức hoạt động giúp cho người học có điều kiện tự nghiền ngẫm các vấn đề trong nội dung học tập theo một cách riêng và với tốc độ thích hợp. - Học tập mở, học tập từ xa: quá trình học tập, sự nghiên cứu cá nhân được diễn ra bên ngoài lớp học chính thức. Những chương trình học tập từ xa đầu tiên được biết đến rộng rãi nhất là chương trình của Đại học mở Anh quốc vào năm 1969. Hiện nay, hình thức học tập này đã lan rộng trên khắp thế giới với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, khái niệm Học tập tự định hướng có sự khác biệt với những khái niệm trên. Theo tác giả Maurice Gibbons, “Học tập tự định hướng là sự gia tăng kiến thức, kĩ năng, thành quả hoặc sự phát triển cá nhân mà cá nhân đó lựa chọn và thu nhận được bằng bất kì phương pháp nào, trong bất kì trường hợp nào, vào bất kì thời gian nào từ chính sự nỗ lực của cá nhân đó”(3). Còn Malcolm Knowles mô tả một cách khái quát: “Học tập tự định hướng là một quá trình trong đó cá nhân chủ động, có hoặc không có sự trợ giúp của các cá nhân khác; xác định nhu cầu học tập của mình; xây dựng mục tiêu học tập; xác định các nguồn tài nguyên học tập; lựa chọn, thực hiện chiến lược học tập và đánh giá kết quả học tập”(4). Các tác giả khác cũng cho rằng hoạt động học tập tự định hướng là quá trình học tập tự chủ và độc lập của người học. Trong quá trình học tập tự định hướng, người học và giảng viên sẽ cùng thảo luận với nhau để đưa ra quyết định nên học cái gì và có kế hoạch hoạt động như thế nào cho phù hợp với mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài. Mục đích của giảng viên là đáp ứng nhu cầu của người học hơn là dạy một khối lượng kiến thức và kĩ năng có được. Phương pháp này rất thích hợp để phát triển các kĩ năng học tập của con người như: viết bài luận, kĩ năng làm việc sáng tạo, kĩ năng nghiên cứu.  Phân biệt giữa học tập tự định hướng và học tập theo định hướng của giảng viên Giữa Học tập tự định hướng và Học tập theo sự định hướng của giảng viên có những điểm khác nhau cơ bản như sau: Học theo định hướng của giảng viên Học tập tự định hướng Chủ thể của quá trình học tập Người học phụ thuộc vào giảng viên về những nội dung và phương pháp dạy – học. Người học được phát triển năng lực chủ động, tự định hướng hoạt động học tập. Tài nguyên học tập Quan niệm rằng kinh nghiệm của người học ít giá trị hơn kinh nghiệm của giảng viên, của sách Quan niệm rằng kinh nghiệm của người học trở thành nguồn tài nguyên ngày càng phong phú cho 102 giáo khoa và những người viết sách. Do đó, giảng viên phải truyền dạy những nguồn tài nguyên này cho học sinh. học tập, cần được khai thác cùng với các nguồn tài nguyên từ kinh nghiệm của giảng viên và các chuyên gia. Nội dung học tập Người học tham gia vào quá trình giáo dục theo định hướng đối tượng để học tập. Do đó, các nội dung học tập được tổ chức thành từng đơn vị nội dung. Định hướng tự nhiên của người học là các nhiệm vụ hay vấn đề. Do đó, kinh nghiệm học tập được tổ chức như những công việc hoặc những dự án học tập. Động cơ học tập Động lực học tập của người học nhằm đáp ứng các mục tiêu bên ngoài như các lớp, các văn bằng, các giải thưởng, hoặc từ tâm lí sợ thất bại. Động lực học tập của người học là những mục tiêu nội tại như: mong muốn phát triển, mong muốn hiểu biết về một vấn đề, tâm lí tò mò.v.v  Quy trình Quá trình học tập tự định hướng diễn ra qua các giai đoạn cơ bản như sau: - Tự đánh giá: tự đánh giá kĩ năng kiến thức, giá trị của người học (xác định đầu vào). Quá trình tự đánh giá yêu cầu người học phải chấp nhận những điểm mạnh và điểm yếu của họ một cách trung thực. - Thiết lập mục tiêu: xem xét nguyện vọng và thiết lập mục tiêu hay mục đích phấn đấu. Thiết lập mục tiêu cũng đồng thời thiết lập các tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập. Đây là giai đoạn quan trọng trong học tập tự định hướng. - Lập kế hoạch học tập: người học vạch ra kế hoạch học tập để đạt những mục tiêu gần và mục tiêu xa. Kế hoạch học tập cũng bao gồm những yếu tố như phương pháp thực hiện, hình thức thực hiện, thời gian thực hiện, nguồn tài liệu và công cụ học tập, v.v... - Thực hiện: thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Giai đoạn này yêu cầu người học phải chịu trách nhiệm tự giác thực hiện 103 theo kế hoạch đã đề ra nhằm phát triển bản thân. - Đánh giá kết quả: tự đánh giá những thành quả đạt được và so sánh với giá trị ban đầu (đánh giá đầu ra). 2.3. Phát huy tính chủ động tích cực của sinh viên qua hoạt động tự định hướng học tập Có thể thấy hoạt động tự định hướng học tập không những thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực mà còn yêu cầu tính chủ động của người học phải được thể hiện cao hơn so với các phương pháp dạy học tích cực theo định hướng của giảng viên. Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay ở một số trường đại học đã làm cho mỗi sinh viên có thêm nhiều cơ hội lựa chọn những điều kiện khác nhau khi bắt đầu học tập một học phần. Sự lựa chọn đó cho thấy sự khác nhau về kinh nghiệm, năng lực, nguyện vọng học tập của mỗi sinh viên. Vì thế, hoạt động đào tạo của nhà trường nói chung và hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng cần dựa trên cơ sở quá trình nhận thức của từng cá nhân, diễn ra theo hướng cá thể hoá. Sử dụng phương pháp tự định hướng học tập thì sinh viên được chủ động chọn hoạt động học phù hợp với mình về nội dung học tập, hình thức học tập, thời gian và phương pháp học tập. Giảng viên là người phối hợp cùng sinh viên để tìm ra lí do học tập, tìm ra nguyện vọng và phương pháp học mà sinh viên mong muốn. Như vậy, quá trình học tập tự định hướng mang lại cho sinh viên những phẩm chất như: năng động, độc lập, sáng tạo, tự giác, tự tin và có định hướng mục tiêu. Bước đầu có thể vận dụng phương pháp tự định hướng học tập vào quá trình dạy học tại trường đại học thông qua những hoạt động như sau:  Chọn chương trình học tập: một trong những ưu điểm của hình thức tổ chức dạy học theo hệ thống tín chỉ chính là tạo điều kiện cho sinh viên chủ động cho kế hoạch học tập của mình khi lựa chọn các học phần để đăng kí học tập. Thông thường ở học kì đầu tiên, các sinh viên đều học tập trung theo những môn học do nhà trường sắp xếp do chưa có sự ổn định sau khi tuyển sinh cũng như do các sinh viên chưa quen với phong cách học tập tại trường đại học. Với sự giúp đỡ của các cố vấn học tập, sinh viên sẽ xác định nhu cầu cụ thể của bản thân, vạch ra kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để lựa chọn đăng kí học những học phần kế tiếp trong chương trình đào tạo.  Thực hiện chuyên đề trong từng môn học: trong quá trình dạy học, giảng viên sẽ tuỳ theo điều kiện thực tế về thời gian, kế hoạch giảng dạy học phần để tổ chức học tập tự định hướng. Có thể cho sinh viên xác định nhu cầu hiểu biết về một vấn đề nào đó của một chương, một phần trong nội dung môn học. Sau đó, giảng viên và sinh viên cùng thống nhất về kế hoạch thực hiện, cách thức thực hiện, cũng như về việc đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.  Thực hiện dự án học tập của môn học: hoạt động này có thể tiến hành vào thời gian sau khi học một phần nội dung của môn học hoặc toàn bộ nội dung môn học. Sau khi học những nội dung cơ bản, những kiến thức cơ sở trong nội dung môn học, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên xác định nhu cầu học tập những nội dung tiếp theo của môn học, giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập tiếp theo để đề xuất các dự án học tập. Do số lượng sinh viên thường rất đông nên giảng viên có thể lập 104 thành nhóm những sinh viên có nhu cầu học tập giống nhau để thực hiện chung một dự án. Việc này cũng giúp sinh viên được rèn luyện năng lực làm việc hợp tác nhóm.  Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học: hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động thường xuyên của sinh viên trong quá trình học tập. Giảng viên có thể tổ chức cho sinh viên chọn những vấn đề mà mình mong muốn được hiểu biết và phù hợp với điều kiện của cá nhân: về năng lực, thời gian, nguồn tài nguyên, điều kiện thực hiện.và đề xuất với giảng viên để tiến hành thực hiện. Sinh viên tự đánh giá bản thân về các yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ, từ đó xác định mục tiêu cho đề tài nghiên cứu. Có thể lựa chọn những đề tài nghiên cứu đáp ứng các mục tiêu sau: + Kiến thức: có thể là kiến thức về lĩnh vực chuyên môn hoặc kiến thức khoa học xã hội. + Kĩ năng: kĩ năng chuyên sâu hoặc kĩ năng tổng hợp; kĩ năng chuyên môn hay kĩ năng xã hội. + Thái độ: tích cực, tự giác, tự tin Đặc biệt là hoạt động tự định hướng học tập rất phù hợp với việc giảng dạy các môn kĩ thuật, các học phần thực hành tạo sản phẩm. 2.3.1. Ví dụ học phần Thực hành thiết kế thời trang (học phần thực hành): đây là học phần được giảng dạy sau khi sinh viên đã học qua các nội dung: Cắt may cơ bản, Trang phục nữ, Trang phục nam. Giảng viên có thể tổ chức quá trình học tập qua các giai đoạn như sau: - Nêu mục đích của môn học: giúp sinh viên biết được các giai đoạn thiết kế một bộ sưu tập thời trang và củng cố, bổ sung những kiến thức về xây dựng bản vẽ cắt may và kĩ thuật cắt may những trang phục cho các đối tượng. - Sinh viên xác định mục tiêu học tập của mình: để rèn luyện thêm về kĩ thuật cắt may, để học những kĩ thuật cắt may chưa được biết trong chương trình học, hoặc để biết kĩ thuật thiết kế trang phục phù hợp. Ở giai đoạn này, sinh viên phải đánh giá một cách trung thực khả năng của mình để có thể định hướng đúng cho việc học tập. - Sinh viên tự lựa chọn những chủ đề phù hợp với mục tiêu mà mình mong muốn hướng tới và đề xuất với giảng viên. Sinh viên và giảng viên cùng thống nhất về chủ đề, phương pháp học tập, tiêu chí đánh giá kết quả của việc học tập. - Sau đó tiến hành những bước tiếp theo như: lập kế hoạch thực hiện, tiến hành thực hiện đề tài và đánh giá sản phẩm. 2.3.2. Ví dụ học phần Văn hoá ẩm thực Việt Nam (học phần lí thuyết): đây là học phần được giảng dạy ở học kì đầu tiên trong chương trình đào tạo giảng viên Công nghệ - Kinh tế gia đình. Sau khi đã giảng dạy phần đại cương về những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực Việt nam cũng như những đặc điểm chung về văn hoá ẩm thực Việt Nam, giảng viên có thể tổ chức quá trình học tập nội dung tiếp theo qua các giai đoạn sau: - Nêu mục đích của học phần: giảng viên giúp sinh viên hiểu được những ảnh hưởng của điều kiện văn hoá, lịch sử, tự nhiên tác động đến văn hoá ẩm thực của các vùng miền, bổ sung những kiến thức về bản sắc văn hoá ẩm thực của vùng miền thể hiện qua các món ăn. - Sinh viên xác định mục tiêu học tập của mình: sinh viên tự xác định nhu cầu của bản thân đối với học phần này: để hiểu biết về một món ăn cụ thể của dân tộc (ví dụ: món bún, món phở, món xôi); để hiểu biết về nét đặc trưng văn hoá ẩm thực của một địa phương cụ thể; hoặc để có thể 105 so sánh những điểm khác nhau về văn hoá ẩm thực của các địa phương. Sinh viên phải đánh giá trung thực năng lực của bản thân, những kiến thức cơ bản đã có để có thể định hướng cho việc lựa chọn những chủ đề ở giai đoạn tiếp theo. - Sinh viên tự lựa chọn những chủ đề phù hợp với mục tiêu mà mình mong muốn hướng tới và đề xuất với giảng viên. Những chủ đề có thể lựa chọn là: tìm hiểu về một món ăn hay một thức uống cụ thể của Việt Nam thông qua đó hiểu thêm về văn hoá ẩm thực của Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hoá ẩm thực của một địa phương để biết về bản sắc văn hoá của địa phương đó. Sinh viên và giảng viên cùng thống nhất về chủ đề, phương pháp thực hiện (theo cá nhân hay theo nhóm), tiêu chí đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu. - Sau đó tiến hành những bước tiếp theo như: lập kế hoạch thực hiện, phân chia công việc cho các cá nhân trong nhóm (nếu là đề tài thực hiện theo nhóm), thực hiện đề tài và đánh giá kết quả. 3. KẾT LUẬN Phương pháp học tập tự định hướng đòi hỏi người học phải năng động, tự giác trong việc học tập của mình, đồng thời phương pháp này cũng đòi hỏi ở giảng viên năng lực chuyên môn cao để có thể giảng dạy theo nhu cầu của người học. Giảng viên cũng phải là người có năng lực tổ chức, quản lí khi việc học tập của sinh viên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một lớp học. Phương pháp học tập tự định hướng nâng cao vai trò chủ động của người học nhưng không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của giảng viên. Người thầy phải thể hiện vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học khi giúp người học xác định hướng học tập, mục tiêu học tập nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học. Tất cả các hoạt động dạy học dù theo phương pháp tự định hướng của người học cũng phải đáp ứng mục tiêu của môn học và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Chú thích: (1) Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Hà Nội ngày 25/4/2006. (2) Trần Bá Hoành (2006
Tài liệu liên quan