Phát triển bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt Phát triển bảo tàng ngoài công lập là việc làm cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các bảo tàng ngoài công lập ở nước ta. Bài viết đã phân tích đánh giá các yếu tố tác động, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trên cơ sở bối cảnh, thực trạng của bảo tàng ngoài công lập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập trong tương lai.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 23 - Tháng 3 - 201822 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA PHÁT TRIỂN BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀNG THANH MAI Tóm tắt Phát triển bảo tàng ngoài công lập là việc làm cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các bảo tàng ngoài công lập ở nước ta. Bài viết đã phân tích đánh giá các yếu tố tác động, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trên cơ sở bối cảnh, thực trạng của bảo tàng ngoài công lập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập trong tương lai. Từ khóa: Phát triển, bảo tàng ngoài công lập, giải pháp Abstract Building a strategy for developing non-state museums is an essential task to enhance the management, direction and promotion of the appearance and development of non-state museums in our country. The article analyzes and evaluates the impact factors, views and guidelines of the Party and the State on the basis of the context and reality of non-state museums, from those, propose some solutions to develop non-state museum system in the future. Keywords: Development strategy, non-public museum 1. Bối cảnh và thực trạng phát triển các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam Lịch sử phát triển bảo tàng thế giới cho thấy các bảo tàng tư nhân ra đời rất sớm và không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng với hàng chục ngàn bảo tàng với nhiều loại hình, quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhiều bảo tàng công cộng thuộc các loại hình khác nhau được phát triển từ các bảo tàng tư nhân – bảo tàng ngoài công lập, các bộ sưu tập cổ vật, nghệ thuật của các cá nhân hay các dòng họ lớn tập trung ở các nước như: Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Đức... Từ “Museum” – Bảo tàng lần đầu tiên được sử dụng ở Anh vào năm 1862, miêu tả sưu tập đồ vật lạ, hiếm và ngoại nhập mà ông Elias Ashmole đem đến cho Trường Đại học Tổng hợp Oxford (Anh). Trước đó, nhiều bảo tàng ở Anh đã được ra đời dựa trên các sưu tập tư nhân, chẳng hạn Bảo tàng British (British Museum) được thành lập năm 1753 dựa trên sưu tập tư nhân của ông Hans Sloane – một nhà vật lý, nhà sưu tầm nổi tiếng người Ireland. Từ các sưu tập tư nhân dành riêng cho các cận thần Hoàng gia Anh và những người trung lưu, các bảo tàng dần trở thành các cơ quan giáo dục công cộng như ngày nay. [8, tr.24 -26] 23Số 23 - Tháng 3 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Đôi chút muộn hơn so với Anh, Italia, nhiều bảo tàng tư nhân được hình thành ở các nước Bắc Âu, Nga. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, ở Nga vào thời kỳ trung cổ đã xuất hiện những kho chứa để bảo quản các loại vũ khí khác nhau: đồ binh giáp và đạn dược, kho súng đầu tiên được thành lập vào năm 1574 trên nền của nhà đúc súng thần công; đồng thời những sưu tập tư nhân đầu tiên được hình thành như của B. PH. Godunov, Ph. S. Miloslavskji tất cả chuẩn bị để bảo tàng xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII với các sưu tập tư nhân được coi là nền móng bởi chủ nhân của nó (người sở hữu) đã làm quen với kinh nghiệm của bảo tàng châu Âu. Tương tự như một số quốc gia ở Châu Âu, lịch sử phát triển của bảo tàng ở Mỹ cũng gắn với sự ra đời của bảo tư nhân. Bảo tàng đầu tiên - Bảo tàng Peale do Charles Peale thành lập năm 1783 và là khởi đầu cho truyền thống xây dựng các bảo tàng dựa trên sưu tập tư nhân ở nước Mỹ. Ở châu Á, Nhật Bản là một trong các quốc gia có hệ thống bảo tàng phát triển. Nhật Bản cũng là nơi bảo tàng ra đời rất sớm và từ năm 1862, Nhật Bản đã góp mặt trong một triển lãm quốc tế tổ chức tại Anh với sưu tập các tác phẩm nghệ thuật của người Nhật Bản được Rutherford Alcock – đặc phái viên đầu tiên của Anh tại Nhật Bản sưu tầm và giới thiệu. Sớm tiếp cận với hệ thống bảo tàng phát triển ở châu Âu, ngay từ thời Meiji (Minh Trị) (giai đoạn từ tháng 9/1868 đến tháng 7/1912) – một trong những thời kỳ phát triển nở rộ của hệ thống bảo tàng ở Nhật, các bảo tàng đã chịu ảnh hưởng to lớn từ phong cách bảo tàng châu Âu. Tiêu biểu là bảo tàng tư nhân nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc – Bảo tàng Nghệ thuật Ohara được Ohara Magosaburo – một nhà sưu tập Nhật Bản nổi tiếng thành lập năm 1930 giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật phương Tây. Các quốc gia khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có các bảo tàng tư nhân ra đời từ rất sớm và ngày nay, nhiều bảo tàng tư nhân rất nổi tiếng, là các điểm đến hấp dẫn và không thể thiếu của du khách. Bảo tàng tư nhân hay bảo tàng ngoài công lập là loại hình bảo tàng ra đời sớm, từ chỗ sưu tầm hiện vật, sưu tập hiện vật để thỏa mãn niềm đam mê của bản thân, dần dần người ta đã chia sẻ thú vui thưởng ngoạn các sưu tập hiện vật. Theo xu thế thời đại, ở các nước phát triển và đang phát triển, bảo tàng ngoài công lập chiếm ưu thế với sự đỡ đầu của các tập đoàn, các công ty hàng đầu của mỗi quốc gia. Đó là một xu thế hợp với quy luật kinh tế hiện nay và nó đang đi đúng hướng. Ở Việt Nam, các sưu tập cổ vật, nghệ thuật tư nhân được hình thành khá sớm nhưng các bảo tàng tư nhân lại ra đời rất muộn. Phải đến khi Luật Di sản văn hóa (2001), Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt, các bảo tàng tư nhân mới có cơ sở pháp lý để ra đời. Hoạt động tiêu biểu có Bảo tàng Cổ vật Hoàng Gia (Quảng Ninh) (9/2002), Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày, Bảo tàng mỹ thuật hoạ sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng Mỹ thuật họa sĩ Sĩ Tốt và gia đình (Hà Nội) (2006), Bảo tàng Không gian văn hoá Mường (Hoà Bình) (2007) Cho đến nay, cả nước có hơn 30 bảo tàng ngoài công lập, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế mạnh. Những tỉnh miền núi xa xôi chưa thấy có nhiều và nếu có, chủ nhân của bảo tàng này cũng từ nơi khác đến xây dựng. Loại hình của các bảo tàng này cũng khá đa dạng, đó là bảo tàng cổ vật, bảo tàng lịch sử, nghệ thuật, bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng ký ức, bảo tàng nghề và làng nghề truyền thống, bảo tàng di sản văn hoá của một dân tộc, văn hoá biển Sự ra đời của các bảo tàng ấy đã tạo nên bức tranh toàn cảnh đa sắc mầu với những điểm sáng đáng được ghi nhận và đánh giá cao từ cộng đồng. Đặc điểm chung lớn nhất của bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập đó là không có sự khác biệt lớn trong công tác quản lý, điều hành hoạt động. Tất cả các bảo tàng đều có một cơ cấu quản lý bao gồm ít nhất là 3 yếu tố: Số 23 - Tháng 3 - 201824 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA quản lý hành chính, quản lý chuyên môn bảo tàng và quản lý quá trình hoạt động. Những nhiệm vụ này có thể thuộc về một người hoặc nhiều người khác nhau tùy thuộc vào số lượng nhân sự, phạm vi hoạt động, quy mô của bảo tàng. Bảo tàng công lập hay ngoài công lập đều bình đẳng trong việc thu hút khách tham quan, khẳng định vị thế của mình và mở rộng tầm ảnh hưởng tới công chúng. Dù là bảo tàng công lập hay ngoài công lập thì đều đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chảy máu cổ vật, giới thiệu di sản văn hoá Việt nam đến với công chúng trong và ngoài nước. Sự khác biệt cơ bản đó là: bảo tàng ngoài công lập được các cá nhân đầu tư vốn thành lập và điều hành. Dù bảo tàng ngoài công lập được thành lập vì bất kỳ ý tưởng, mục đích gì chẳng hạn tưởng niệm tổ tiên, dòng tộc; duy trì , phát triển và sẻ chia niềm đam mê sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật; thể hiện vị thế của bản thân thì người thành lập bảo tàng luôn đóng vai trò quyết định cho quá trình ra đời và hoạt động của bảo tàng đó. So với hệ thống bảo tàng công lập, các bảo tàng ngoài công lập rõ ràng có rất ít lợi thế về các nguồn lực sẵn có như: không gian, kiến trúc, cảnh quan, nguồn nhân lực, nguồn kinh phí hoạt động Bên cạnh đó, các bảo tàng ngoài công lập cũng cần phải có thời gian để dần khẳng định tên tuổi và vị thế mình. Hệ thống bảo tàng ngoài công lập hoạt động dựa trên nguồn kinh phí tự túc từ chủ sở hữu bảo tàng thông qua các hoạt động kinh doanh như Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hoá, Bảo tàng Tiền tệ ở Hà Nội, Bảo tàng Đồng Quê ở Nam Định hay từ sự đóng góp tự nguyện từ các cá nhân yêu mến bảo tàng, từ các cựu chiến binh mong muốn gìn giữ, giới thiệu những hiện vật đã làm nên giá trị anh hùng của các chiến sỹ cách mạng trong các nhà tù và trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm như Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày của Bác Lâm Văn Bảng ở Hà Nội. Hay nguồn kinh phí duy trì hoạt động của bảo tàng từ sự đóng góp của các thành viên trong gia đình như trường hợp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, sự đóng góp của cộng đồng dân cư trong làng như Bảo tàng Nhiếp Ảnh Lai Xá ở Hoài Đức – Hà Nội. Các bảo tàng ngoài công lập hiện nay rất thiếu cán bộ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn bảo tàng nên ý tưởng trưng bày bảo tàng chưa có sự đột phá mang tính sáng tạo và hấp dẫn, lý lịch hiện vật thiếu thông tin, các khâu công tác nghiệp vụ trong bảo tàng chưa được triển khai đồng bộ và bài bản theo quy định của cơ quan quản lý ngành. Sự liên kết giữa các bảo tàng ngoài công lập với nhau và với các bảo tàng công lập còn chưa chặt chẽ, chưa có một mô hình tổ chức, quản lý hoạt động phù hợp. Đội ngũ quản lý bảo tàng chủ yếu là các doanh nhân, cán bộ lão thành, những cán bộ hưu trí vì tâm huyết với di sản, vì hồi tưởng đến quá khứ hào hùng của đất nước mà cùng nhau hưởng ứng chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước. Theo thống kê sơ bộ, các bảo tàng ngoài công lập đang lưu giữ một số lượng lớn các tài liệu hiện vật như: Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày ở Hà Nội có tổng số 3.213 hiện vật. Bảo tàng Mỹ thuật họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ có khoảng hơn 3.000 hiện vật, bảo tàng Nhiếp ảnh Lai xá mặc dù mới được thành lập nhưng hiện vật gốc thể khối có khoảng 200 hiện vật và một số lượng lớn hiện vật ảnh Một trong những bảo tàng ngoài công lập có số lượng hiện vật lớn, quý hiếm và được lưu giữ, bảo quản tốt, nội dung thông tin chứa đựng trong hiện vật được khai thác và phục vụ cho các công tác khác của bảo tàng phải kể đến Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Bảo tàng hiện đang lưu giữ các tài liệu hiện vật bao gồm: ảnh tư liệu, văn bản gốc (các ghi chép khi GS Nguyễn Văn Huyên làm luận án ở Paris, các công trình nghiên cứu của ông ở Trường Viễn Đông Bác cổ (Pháp), thư từ, máy nghe nhạc, thẻ thư viện, các tài liệu hành chính thời kháng chiến chống thưc dân Pháp, chiến tranh chống Mỹ...). Cùng với các kỷ vật của ông Huyên là 25Số 23 - Tháng 3 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA những kỷ vật của bà Vi Kim Ngọc: nhật ký bà viết về chồng, về các con, các cháu, những bản vẽ, tài liệu khi bà làm kỹ thuật viên ở Đại học Y Hà Nội, thư từ và cả những cuốn sổ chi tiêu hàng ngày... Đa số tư liệu có niên đại từ nửa đầu thế kỷ XX, một số từ cuối thế kỷ XIX và hiện vật những năm 1970-1980. Nhiều câu chuyện chân thực, xúc động được thể hiện qua các bức ảnh, những trích dẫn thư, nhật ký và video, với chính giọng nói của những người con kể về bố mẹ, về gia đình, cũng như lời của nhiều bạn bè, đồng nghiệp của ông bà. Tổng số hiện vật đã vào sổ đăng ký và quản lý của bảo tàng là : 1328 hiện vật. Hiện vật chất liệu giấy chiếm số lượng chủ yếu, gồm khoảng 8000 hiện vật đã đăng ký và chưa đăng ký. Hiện vật gốc thể khối chiếm 1/4 số hiện vật. Các hiện vật thể khối đã được đăng ký và đưa lên trưng bày. Do điều kiện thực tế, các bảo tàng ngoài công lập còn thiếu kinh phí và diện tích để xây dựng các phòng kho bảo quản theo đúng tiêu chuẩn như các bảo tàng công lập. Hiện nay, một số bảo tàng đã có kho bảo quản hiện vật được tận dụng từ các phòng trống không sử dụng của gia đình để làm nơi cất giữ những hiện vật chưa được trưng bày. Các hiện vật với các chất liệu khác nhau được bảo quản trong cùng một phòng với cùng một điều kiện bảo quản, thiếu các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bảo quản như : Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày, Bảo tàng Mỹ thuật họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng Tiền Tệ, Bảo tàng Đồng Quê Hầu hết các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác trưng bày, giới thiệu hiện vật nhằm thu hút khách tham quan. Diện tích trưng bày tại các bảo tàng ngoài công lập nhìn chung chật hẹp, chỉ một số ít bảo tàng có diện tích trưng bày tương đối rộng như: Bảo tàng Vũ khí cổ, Bảo tàng Cội nguồn Phú Quốc, Bảo tàng Không gian Văn hoá Mường. Nội dung trưng bày tại các bảo tàng khá phong phú, phản ánh nhiều lĩnh vực nhưng thủ pháp trung bày còn hạn chế, thiếu sáng tạo và tính chuyên nghiệp nên chưa thu hút được khách tham quan như: Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hoá, Bảo tàng Kỷ vật chiến tranh Các trang thiết bị phục vụ cho trưng bày nghèo nàn, đơn giản, chưa đầu tư một số trang thiết bị hiện đại như: âm thanh, ánh sáng, thiết bị nghe nhìn Hiện nay, chỉ có một số ít bảo tàng có sự đầu tư bài bản, hiện đại, sử dụng thủ pháp trưng bày mới cho phòng trưng bày như: Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng Áo Dài. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay, cùng với các bảo tàng công lập thì hệ thống bảo tàng ngoài công lập đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, đóng góp thiết thực vào công tác giáo dục lịch sử, văn hóa cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hiện nay, các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình theo xu hướng mới của thế giới phù hợp với điều kiện, năng lực của từng bảo tàng nhằm thu hút, lôi cuốn khách tham quan ở địa phương, trong nước và du khách quốc tế. Về hoạt động hướng dẫn tham quan, các bảo tàng ngoài công lập có tổ chức trưng bày thường xuyên trong nhà bảo tàng và mở cửa đón khách tham quan bảo tàng. Do số lượng cán bộ chuyên môn tại các bảo tàng ngoài công lập còn ít, thiếu nghiệp vụ, công tác tuyên truyền phát huy giá trị các sưu tập hiện vật hạn chế, các bảo tàng ngoài công lập còn vắng khách tham quan nên chỉ mở cửa đón khách vào một số ngày trong tuần (Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày, Bảo tàng không gian văn hóa Mường, Bảo tàng Đồng Quê), một số bảo tàng mở cửa đón khách tham quan có đặt lịch hẹn trước (Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng mỹ thuật họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ) và có bảo tàng thì mở cửa phòng trưng bày để khách tự tham quan tìm hiểu (Bảo tàng Thiên Đàng, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng kiến trúc nhà cổ Việt) Trong những ngày bảo tàng mở cửa đón Số 23 - Tháng 3 - 201826 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA khách tham quan, hướng dẫn thuyết minh trong bảo tàng đều là những người thân trong gia đình hoặc là trực tiếp giám đốc bảo tàng hướng dẫn (Bảo tàng mỹ thuật họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng tranh Nguyễn Tư Nghiêm, Bảo tàng nhà văn Nguyễn Tuân, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên,) là các cựu chiến binh (Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày). Họ là cán bộ bảo tàng hoặc là tình nguyện viên (Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường). Đối tượng khách tham quan bảo tàng chủ yếu là học sinh, sinh viên, cựu chiến binh, nhà nghiên cứu, nhân dân địa phương. Ngoài hướng dẫn tham quan, một số bảo tàng còn triển khai các hoạt động khác nhằm giới thiệu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đến công chúng như ở bảo tàng không gian văn hóa Mường: Với quan điểm mong muốn trong một thời gian ngắn khách tham quan có thể hiểu biết về văn hoá của dân tộc Mường bằng cách đưa họ thật sự hòa mình vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Mường như: cùng làm nương rẫy, xay giã gạo, dệt vải quay sợi cùng làm và thưởng thức các món ăn dân tộc, hòa mình vào không khí âm nhạc lễ hội, chơi các trò chơi dân gian Mường. Ngoài ra, bảo tàng còn tổ chức các hoạt động khác như: Kết nối nghệ thuật với cộng đồng (nghệ sỹ gặp gỡ người dân vẽ trực họa và trưng bày tại Bảo tàng); Kết hợp với các trường đại học ở Hà Nội tổ chức chương trình tình nguyện viên sinh viên; Kết hợp với các đài truyền hình VTV, VTC, HTV làm các chương trình phim tài liệu, nghiên cứu, và quảng bá hình ảnh về văn hóa Mường như Lễ mộ thố, Lễ mát nhà, Lễ đắp bếp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên chú trọng thu hút đối tượng công chúng khách tham quan là học sinh, sinh viên. Bảo tàng đã bước đầu xây dựng chương trình giáo dục gắn bảo tàng với nhà trường, xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề ra kế hoạch tham quan đối với học sinh trước, trong và sau khi tham quan như: diễn kịch, thảo luận, khám phá hoạt động khoa học và sự nghiệp của giáo sư Nguyễn Văn Huyên. Bảo tàng tổ chức hoạt động giáo dục, giao lưu, giới thiệu sách, các công trình nghiên cứu của Giáo sư tại phòng thư viện của bảo tàng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít bảo tàng ngoài công lập đã và đang triển khai nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, quảng bá, giới thiệu hình ảnh của bảo tàng đến công chúng. Còn lại nhiều bảo tàng vì những lý do khác nhau nên hoạt động giáo dục tại bảo tàng chưa thực sự phong phú, hấp dẫn khách tham quan. Thậm chí có những bảo tàng phải tạm ngừng hoạt động đón khách tham quan (Bảo tàng họa sỹ Sỹ Tốt và gia đình). Việc tham quan bảo tàng của khách trong nước đa phần chỉ gắn với các chương trình giáo dục truyền thống, các buổi học ngoại khóa, các sự kiện kỷ niệm đặc biệt. Nhiều bảo tàng ngoài công lập còn trì trệ trong công tác marketing, thu hút khách tham quan đến với bảo tàng một cách tự nguyện. Mặc dù còn có một số điểm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và khả năng thu hút khách tham quan bảo tàng nhưng cũng có nhiều cơ hội để hệ thống bảo tàng ngoài công lập phát triển như: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá các hoạt động bảo tàng đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để bảo tàng ngoài công lập được thành lập và hoạt động. Trong những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế trong nước cùng với trình độ dân trí dần nâng cao, nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày một lớn, nhịp độ phát triển du lịch và giao lưu văn hoá quốc tế chính là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của bảo tàng. Bên cạnh những cơ hội tốt cho sự phát triển thì các bảo tàng ngoài công lập cũng phải đối mặt với một số thách thức như: Yêu cầu của người xem ngày càng cao đòi hỏi bảo tàng phải có bản sắc riêng.. Sự cạnh tranh thu hút công chúng giữa các thiết chế văn hóa khác với bảo tàng. Các bảo tàng ngoài công lập đều ở các khu vực dân cư, xa khu vực trung tâm, rất ít bảo tàng có vị trí đắc địa, nằm ở các khu vực trung tâm, đường giao thông chính, nên khách rất khó khăn trong vấn đề tiếp cận, tham quan bảo tàng, cũng như những khó khăn về vấn đề tài chính nhằm duy trì và mở rộng hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập. Một vấn đề then chốt cho sự phát triển 27Số 23 - Tháng 3 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA của các bảo tàng ngoài công lập đó là sự phân cấp quản lý của các cơ quan quản lý từ trưng ương đến địa phương chưa rõ ràng, sự chỉ đạo chuyên môn chưa đồng bộ và có hiệu quả, chưa có sự hỗ trợ nhiều từ các cơ quan quản lý ngành như: Cục Di sản văn hoá, sở văn hoá các địa phương, phòng văn hoá các quận huyện nơi có bảo tàng cũng như các sở ban ngành có liên quan, dẫn đến quản lý chồng chéo, không cụ thể trách nhiệm cho một đơn vị quản lý cụ thể, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các bảo tàng. 2. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập trong thời gian tới * Quan điểm: - Xây dựng và phát triển bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam thành hệ thống hoàn chỉnh, đồng bộ, dân tộc và hiện đại,