Tóm tắt
An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, nơi dòng sông
Mê Kông chia làm 2 nhánh sông Tiền, sông Hậu, mang phù sa theo mùa nước nổi
hàng năm đổ về tạo nên những cánh đồng màu mỡ, trù phú, có điều kiện thuận lợi
trong phát triển nông nghiệp, là Tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa gạo,
có tiềm năng rất lớn về thủy sản. Tuy nhiên, do điều kiện biến đổi khí hậu và có lũ
thấp trong những năm gần đây, đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nông
nghiệp tỉnh An Giang, bài viết phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong điều kiện biến đổi khí hậu và có lũ thấp, đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển bền vững nông nghiệp tỉnh An Giang.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu và lũ có xu hướng xuống thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
91
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ LŨ
CÓ XU HƯỚNG XUỐNG THẤP
Nguyễn Chí Hải
Trường Đại học An Giang
Tóm tắt
An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, nơi dòng sông
Mê Kông chia làm 2 nhánh sông Tiền, sông Hậu, mang phù sa theo mùa nước nổi
hàng năm đổ về tạo nên những cánh đồng màu mỡ, trù phú, có điều kiện thuận lợi
trong phát triển nông nghiệp, là Tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa gạo,
có tiềm năng rất lớn về thủy sản. Tuy nhiên, do điều kiện biến đổi khí hậu và có lũ
thấp trong những năm gần đây, đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nông
nghiệp tỉnh An Giang, bài viết phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong điều kiện biến đổi khí hậu và có lũ thấp, đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển bền vững nông nghiệp tỉnh An Giang.
Từ khóa: Nông nghiệp bền vững, biến đổi khí hậu, lũ thấp, phù sa.
Abstract
Sustainable development of agriculture in An Giang Province, adapt to climate
change, floods low
An Giang Province is located at the waterhead of Cửu Long Delta, where the
MeKong River splits into two branches called Tiền River and Hậu River. Alluvial
soil carried by the seasonal tide has consolidated the formation of the fertile fields
in this region, favorable conditions for agricultural development. Location always
leads the country in rice production, potential for seafood development. In recent
years, climate Change, floods low, affect the sustainable development of agriculture
in An Giang province. The article aims to analyze, assess the advantages and
disadvantages, proposed solution to sustainable development of agriculture in An
Giang province.
Keyword: Sustainable agriculture, climate change, floods low, alluvial soil.
1. Đặt vấn đề
An Giang là một tỉnh biên giới Tây
Nam của Việt Nam, thuộc vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Tỉnh có hệ thống
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là nơi
khởi nguồn của sông Mê Kông chảy
vào Việt Nam mang theo trữ lượng nước
dồi dào, lượng phù sa màu mỡ phục vụ
trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. An
Giang có những lợi thế để trở thành địa
phương dẫn đầu cả nước về phát triển
nông nghiệp, là vựa lúa và vùng thủy
sản lớn của cả nước.
Từ trước đến nay, mùa lũ ở tỉnh An
Giang luôn xuất hiện đều đặn với cường
độ lớn và thường xuyên, tỉnh An Giang
đã tận dụng “về khai thác lợi thế mùa
nước nổi” nhằm giúp người dân giảm
nhẹ thiệt hại và chung sống hòa bình
với lũ, phát triển các mô hình, ngành
nghề có hiệu quả trong mùa lũ. Kết quả
đã làm hài hòa giữa lợi ích kinh tế của
người dân với môi trường, vừa đảm bảo
tăng thu nhập trong mùa lũ vừa bù đắp
phù sa, rửa phèn cải tạo đất, nên định
hướng sản xuất nông nghiệp của Tỉnh
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
92
trong giai đoạn này là “sống chung với
lũ” sẽ bền vững lâu dài.
Do một số nguyên nhân khách quan
về biến đổi khí hậu và nguyên nhân chủ
quan của con người về khai thác thủy
điện, tình trạng lũ lớn không còn xảy ra
trên địa bàn Tỉnh từ giai đoạn 2003 đến
nay (trừ đỉnh lũ 2011), chúng ta cần đưa
nhiều giải pháp điều chỉnh và thích ứng
nhằm giúp nền nông nghiệp ổn định và
phát triển bền vững, giúp người nông dân
tăng thu nhập thông qua năng suất, và chất
lượng sản phẩm. Hạn chế làm suy kiệt tài
nguyên đất và làm ô nhiễm môi trường.
Dự báo tình trạng lũ thấp và biến đổi
khí hậu còn kéo dài trong những thập niên
tới, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang
đang và sẽ đối mặt nhiều nguy cơ tiềm
ẩn, tình trạng gia tăng chi phí sản xuất và
đe dọa môi trường sinh thái. Do đó, cần
có những giải pháp đột phá, đúng đắn để
cân bằng các yếu tố về kinh tế và môi
trường, có phương hướng phát triển nông
nghiệp bền vững. Tác động của biến đổi
khí hậu và lũ có xu hướng xuống thấp
đến phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang
2. Tác động của biến đổi khí hậu
và lũ có xu hướng xuống thấp đến
phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang
2.1. Tác động của biến đổi khí
hậu đến phát triển nông nghiệp tỉnh
An Giang
Tình hình biến đổi khí hậu đang
diễn biến khó lường và theo chiều hướng
tiêu cực, đặc biệt là hiện tượng hạn hán,
xâm nhập mặn, mưa trái mùa, và sạt lở
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát
triển nông nghiệp tỉnh An Giang.
2.1.1. Hạn hán và xâm nhập mặn
vào mùa khô
Trong những năm gần đây, tình
trạng hạn hán và xâm nhập mặn vào
mùa khô xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp tỉnh An Giang. Theo dự báo của
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam
Bộ, hiện tượng El Nino đang xảy ra và
có thể kéo dài, gây ra hiện tượng thời
tiết cực đoan.
Thực tế, từ năm 2015 đã xảy ra
những hiện tượng nhiệt độ tăng cao có
thời điểm lên đến 37,6 0C, lượng bốc
hơi ở mức cao, độ ẩm không khí thấp,
số giờ nắng luôn ở mức cao hơn so với
cùng kỳ các năm trước. Mực nước tại
Tân Châu, Châu Đốc, Chợ Mới, Long
Xuyên xuống thấp so với những năm
trước đây, hệ thống kênh mương nội
đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp cạn
nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất nông nghiệp.
Với diễn biến phức tạp hạn hán đã
ảnh hưởng nhất định gây nguy cơ thiếu
nước sinh hoạt cho khoảng 150000 dân ở
khu vực vùng cao của các xã Văn Giáo,
Nhơn Hưng, Chi Lăng, Núi Voi và An
Cư của huyện Tịnh Biên; các xã Cô Tô,
Lương Phi, Lê Trì, Ba Chúc và Lạc Quới
của huyện Tri Tôn. Tình hình xâm nhập
mặn đang diễn ra ở nhiều địa phương
vùng đồng bằng sông Cửu Long có khả
năng sẽ ảnh hưởng một vài huyện của tỉnh
An Giang. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh
An Giang đã phối hợp đoàn công tác của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh An Giang đã đo khảo sát di động vào
ngày 16/2/2016. Kết quả, độ mặn trên
kênh Tám Ngàn (tại ranh giới An Giang
- Kiên Giang và khu vực tiếp giáp kênh
Rạch Giá - Hà Tiên) ở mức 1,4‰. Tại
cầu Tân Tuyến (kênh 10), cầu Tân Vọng
2 (ranh An Giang - Kiên Giang), cầu
Kênh Ranh (ngã ba kênh Ninh Phước 2
- kênh Tri Tôn) và cầu Tân Chí Thành
(cách cầu Xã Diễu về phía Kiên Giang
khoảng 2,5 km), độ mặn 1,2‰.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
93
Theo trang Thông tin điện tử Tuyên
giáo An Giang về tình hình và giải pháp
ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn
trên địa bàn tỉnh An Giang, xâm nhập
mặn có thể ảnh hưởng đến 14564 ha đất
sản xuất, trong đó khu vực giáp ranh tỉnh
Kiên Giang là 8000 ha (huyện Thoại Sơn
2730 ha, huyện Tri Tôn 5270 ha)
An Giang là tỉnh có bị ảnh hưởng
của hạn hán và xâm nhập mặn, và đã có
những tác hại đến sản xuất nông nghiệp
của nông dân. Vì vậy, việc đánh giá
đúng các tác động của hạn hán, xâm
nhập mặn để tìm ra giải pháp ứng phó
trước mắt, cũng như xây dựng kế hoạch
chủ động ứng phó lâu dài là nhiệm vụ
quan trọng mà các cấp, các ngành cần
đặc biệt quan tâm.
2.1.2. Hiện tượng mưa trái mùa
thường xuyên diễn ra
Hiện tượng thời tiết bất thường
đang ngày càng khó đoán, mưa lớn
bắt đầu đến muộn hoặc sớm hơn trung
bình khoảng 1 tháng, thông thường mùa
mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc cuối
tháng XI. Hiện nay, nhiều cơn mưa trái
mùa xuất hiện, có mưa lớn kéo dài làm
lúa đổ ngã, gây ngập úng đã ảnh hưởng
đến nâng suất, chất lượng lúa của tỉnh
An Giang cũng như toàn vùng đồng
bằng sông Cửu Long,
Nhiều loại cây ăn trái bị mưa làm ảnh
hưởng tới khả năng ra hoa kết trái, ảnh
hưởng không nhỏ tới quá trình sinh trưởng
của nhiều loại cây trồng. Biên độ nhiệt độ
giữa ngày và đêm có sự chênh lệch lớn
(ngày nóng, đêm lạnh) dễ làm phát sinh
bệnh cháy lá trên lúa, hay khí hậu ấm nóng,
ẩm độ cao dễ phát sinh rầy nâu.
2.1.3. Tình trạng sạt lở ven sông ở
tỉnh An Giang
Trong những năm qua ở tỉnh An
Giang, tình hình sạt lở càng nghiêm
trọng, đặc biệt là sạt lở dọc các tuyến
sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao.
Năm 2012 sạt lở tại phường Bình
Đức, thành phố Long Xuyên với chiều
dài 80 m; phường Bình Khánh, thành
phố Long Xuyên.
Năm 2017 đã xảy ra sạt lở nghiêm
trọng bờ sông Vàm Nao, với chiều dài
70 m, vách sạt thẳng đứng, lấn sâu về
phía bờ 35 m, sạt lở đã nhấn chìm hoàn
toàn 16 căn nhà và cắt đứt tuyến đường
liên xã.
Tình hình sạt lở tiếp tục diễn biến
hết sức phức tạp, trong 5 tháng đầu năm
2017 đã xảy ra 15 điểm sụt lún, sạt lở đất
bờ sông, kênh, rạch, ở An Phú 6 điểm,
Chợ Mới 3 điểm, Tân Châu 4 điểm, Phú
Tân 2 điểm, với chiều dài sạt lở 1224 m,
có 18 căn nhà đã sụp hoàn toàn xuống
sông cùng với nhiều tài sản, công trình
hạ tầng khác, đã di dời khẩn cấp 136
căn, phải di dời thêm các hộ dân vùng
lân cận có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở.
Kết quả khảo sát của Viện Khoa
học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí
hậu, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng
sản đã sơ bộ nhận định một số nguyên
nhân gây ra các vụ sạt lở nghiêm trọng
trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và
sạt lở tại bờ sông Vàm Nao, đoạn chảy
qua ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện
Chợ Mới nói riêng là do các đập thượng
nguồn giữ lại bùn cát nên dòng chảy hạ
lưu bị đói bùn cát, để cân bằng năng
lượng dư thừa buộc dòng nước phải bào
xói bờ. Kết quả điều tra khảo sát, tính
toán ổn định mái dốc cho thấy tại nhiều
vị trí mặt cắt hệ số ổn định K < 1, bờ
sông có nguy cơ mất ổn định cao.
Tình trạng sạt lở đang xảy ra ở
nhiều nơi vùng đồng bằng sông Cửu
Long ngày càng nghiêm trọng, đặc
biệt là ở tỉnh An Giang; nên cần có
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
94
sự quan tâm của các nhà khoa học, sự
vào cuộc của chính quyền địa phương
nhằm đánh giá đúng mức những
nguyên nhân, hậu quả. Tìm giải pháp
khắc phục, hạn chế tình trạng sạt lở,
đảm bảo vùng đê bao, mùa vụ cho
nhân dân an tâm sản xuất.
2.2. Ảnh hưởng của lũ về ít đến
phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang
2.2.1. Xu hướng lũ sẽ thấp dần
Trong những năm gần đây, tình hình
lũ về An Giang cũng như đồng bằng sông
Cửu Long về lưu lượng có xu hướng thấp
dần, đỉnh lũ liên tục biến đổi và có chiều
hướng giảm dần qua các năm.
Hình 1. Biểu đồ mực nước cao nhất vào mùa mưa tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc
trên sông Cửu Long
Qua hình 1. Biểu đồ mực nước
cao nhất vào mùa mưa tại hai trạm Tân
Châu và Châu Đốc trên sông Cửu Long,
chúng ta thấy mực nước cao nhất năm
2005 là 435 cm trạm Tân Châu và 390
cm trạm Châu Đốc, và đang giảm dần
qua các năm từ năm 2005 đến 2015, gần
như giảm đều, tuy nhiên năm 2013, mực
nước ở hai trạm Tân Châu và Châu Đốc
tăng cao, nguyên nhân do có mưa lớn
kéo dài ở vùng hạ Lào, có xả lũ từ phía
thượng nguồn, đến năm 2014, năm 2015
mực nước lại tiếp tục giảm.
Hiện tượng lũ thấp nguyên nhân là
do tác động xây dựng hệ thống thủy lợi
khép kín phục vụ phát triển sản xuất lúa
3 vụ, một nguyên nhân khác là tác động
từ xây dựng các công trình thủy điện do
Trung Quốc, Lào triển khai ở thượng
nguồn sông Mê Kông đã làm hạn chế
lưu lượng nước ở hạ nguồn đồng bằng
sông Cửu Long.
Có thể lũ sẽ không còn nhiều như
trước đây, đất đai sẽ kém màu mỡ,
chi phí cho nông nghiệp tăng cao, có
nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn.
Đây là một thách thức mới đối với sự
phát triển bền vững của nông nghiệp
An Giang.
2.2.2. Tác động tích cực của lũ thấp
Sản xuất nông nghiệp tỉnh An
Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu
và có lũ xuống thấp đã làm thay đổi
tập quán canh tác của nông dân theo
hướng chạy theo số lượng. Nông dân
đã mạnh dạn chuyển từ sản xuất lúa
1-2 vụ/năm sang 2-3 vụ/năm. Năm
2006 diện tích lúa 3 vụ là 43143 ha,
sản lượng 179906 tấn thì 10 năm sau,
đến năm 2016 diện tích lúa 3 vụ là
185111 ha, sản lượng 1,04 triệu tấn,
tăng gấp 6 lần so với 2006. Từ đó,
diện tích sản xuất nông nghiệp ở tỉnh
An Giang không ngừng tăng lên, đặc
biệt là diện tích sản xuất lúa.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
95
Bảng 1. Diện tích đất trồng lúa ở tỉnh An Giang và đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích: Nghìn ha
Khu vực/Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4093,9 4184,0 4340,3 4249,5 4308,5
An Giang 586,6 607,6 625,1 641,4 625,8 644,2
[Nguồn: Tổng cục Thống kê]
Nông nghiệp tỉnh An Giang đã đóng
góp giá trị kim ngạch xuất khẩu cao năm
2016, “Một số mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu: Gạo ước đạt 450 ngàn tấn, tương
đương 200 triệu USD; Thuỷ sản đông
lạnh ước đạt 140 ngàn tấn, tương đương
253 triệu USD; Rau quả đông lạnh xuất
9,4 ngàn tấn đạt 14,8 triệu USD”(Ủy
ban nhân nhân tỉnh An Giang, 2016).
Đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia với sản lượng lúa tăng đều hàng
năm, năm 2016 đạt 4,068 triệu tấn (tăng
141% so với 2006 là 2,88 triệu tấn), có
sản lượng cao nhất, nhì cả nước, cho
thấy tỉnh An Giang giữ vai trò quan
trọng trong hệ thống an ninh lương thực
của quốc gia.
Hình 2. Sản lượng lúa của tỉnh An Giang và đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 2. Sản lượng thủy sản của tỉnh An Giang và đồng bằng sông Cửu Long
Sản lượng: tấn
2011 2012 2013 2014 2015
Đồng bằng sông Cửu Long 3.169.715 3.385.989 3.439.665 3.604.813 3.680.470
An Giang 335.399 339.323 327.200 340.427 343.078
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ngoài sản lượng lúa gạo, tỉnh An
Giang còn là vùng trọng điểm sản xuất
thủy sản nước ngọt như cá tra, cá ba sa,
cá diêu hồng,... do có lợi thế về nguồn
nước và diện tích mặt nước khá lớn, nên
có sản lượng thủy sản lớn, đóng góp giá
trị kim ngạch cao.
Nhìn chung, lũ có xu hướng thấp
cộng với tác động của biến đổi khí hậu,
đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã tỏ ra
thích nghi, năng động chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, đã mang lại hiệu quả tốt. Cụ
thể về diện tích đất trồng lúa, sản lượng
lúa, sản lượng thủy sản luôn tăng.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
96
2.2.3. Tác động tiêu cực khi lũ có
xu hướng xuống thấp
Tỉnh An Giang sẽ chịu nhiều ảnh
hưởng do lũ xuống thấp, sẽ đe dọa
nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp
của Tỉnh, nghiêm trọng nhất là lượng
phù sa sẽ giảm mạnh, đất đai bạc màu,
diện tích đất bị nhiễm phèn ngày càng
tăng, đa dạng sinh học giảm mạnh,
nhiều bệnh dịch mới xuất hiện.
Qua hình 3. Biểu đồ lượng phù sa
trung bình đo được tại Châu Đốc, cho
thấy lượng phù sa chảy vào sông Hậu ở
mùa khô và mùa mưa đang theo hướng
giảm dần. Vào mùa mưa lượng phù sa
từ 9,3 triệu tấn năm 2009 xuống còn 4,8
triệu tấn năm 2015, vào mùa khô lượng
phù sa từ 3,2 triệu tấn năm 2009 xuống
còn 1,6 triệu tấn năm 2015.
Hình 3. Biểu đồ lượng phù sa trung bình đo được tại Châu Đốc
Hình 4. Biểu đồ lượng phù sa trung bình đo được tại Tân Châu
Qua hình 4, lượng phù sa trung bình
đo được tại Tân Châu, cho thấy lượng
phù sa chảy vào sông Tiền vào mùa khô,
và mùa mưa đang theo hướng giảm dần.
Vào mùa mưa lượng phù sa từ 82,8 triệu
tấn năm 2009 xuống còn 34,8 triệu tấn
năm 2015, vào mùa khô lượng phù sa từ
31,4 triệu tấn năm 2009 xuống còn 12,1
triệu tấn năm 2015.
Qua biểu đồ hình 2, hình 3, ta
thấy lượng phù sa đang giảm trên sông
Cửu Long, điều này sẽ tác động tiêu
cực đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh
An Giang.
Làm tăng chi phí sản xuất nông
nghiệp, tăng giá sản phẩm, giảm năng
suất. Nguyên nhân do độ phì nhiêu,
màu mỡ của đất giảm nhiều nên người
nông dân phải bù đắp dinh dưỡng cho
cây lúa bằng cách bón nhiều phân, phun
nhiều thuốc, chi phí lao động cũng tăng
cao, làm cho giá sản phẩm tăng cao
khó cạnh tranh với thị trường, mặt khác
chất lượng sản phẩm kém, năng suất lại
không cao.
Qua khảo sát so sánh chi phí sản
xuất vụ lúa Đông xuân 2014 - 2015 với
lúa Đông xuân 2015 - 2016.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
97
Bảng 3. So sánh chi phí sản xuất giữa 2 vụ Đông xuân 2014 - 2015 và Đông xuân 2015 - 2016
Các yếu tố
Đông xuân
2014 - 2015 (đồng)
Đông xuân
2015 - 2016 (đồng)
% Tăng
Chi phí vật chất/1 ha (Giống, làm
đất, thuốc, phân bón...)
22.074.647 22.256.921 0,83
Chi phí lao động 4.506.076 4.645.979 3,1
Tổng chi phí cho 1 ha 26.580.722 26.902.900 1,21
Năng suất 7,747 7,204 -7,01
[Nguồn: Báo cáo điều tra chi phí sản xuất vụ Đông xuân 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh An Giang]
Qua bảng 4, so sánh chi phí sản
xuất vụ lúa vụ Đông xuân 2014 - 2015
với lúa vụ Đông xuân 2015-2016. Ta
thấy chi phí vật chất cho 1 ha đã tăng
0,8%, chi phí cho lao động tăng 3,1%,
tổng chi phí cho 1 ha tăng 1,21%, ngược
lại năng suất giảm 7,01%. Điều này, có
thể hiểu đất sản xuất nông nghiệp đã
bạc màu, cần nhiều phân bón để tăng
dinh dưỡng, lượng thuốc bảo vệ thực
vật cũng tăng cao, và tăng chi phí lao
động. Kết quả cho thấy lượng phù sa ít
đã tác động đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp, phá hoại cân bằng sinh thái, gây
ô nhiễm môi trường, cản trở sự phát
triển bền vững.
Ngoài ra, lũ xuống thấp còn tác động
tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Tỉnh An Giang nằm ở hạ lưu sông Mê
Kông, là tỉnh đầu nguồn của vùng đồng
bằng sông Cửu Long có hệ thống sông
ngòi, kênh mương chằng chịt. Vào mùa
lũ, toàn tỉnh có khoảng 70 - 80% diện tích
bị ngập nước, đây là điều kiện thuận lợi
cho các loài thủy sản sinh sống và phát
triển. Nguồn lợi thủy sản ở đây rất phong
phú (có khoảng 140 loài cá), được bổ sung
từ thượng nguồn sông Mê Kông và biển
Hồ thuộc Campuchia vào mùa lũ hàng
năm. Những năm gần đây, sản lượng thủy
sản giảm đáng kể (năm 2002 là 79.000
tấn, năm 2004 chỉ còn 58.000 tấn).
Bảng 4. Sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên của An Giang
Sản lượng: Tấn
2010 2011 2012 2013 2014 2015
An Giang 37.209,0 40.183,0 38.486,0 33.700,0 34.689,0 21.513,0
[Nguồn: Tổng cục thống kê]
Nguyên nhân gây giảm sút nguồn
lợi thủy sản tự nhiên chính là do hoạt
động của con người, việc khai thác với
cường độ cao và mang tính chất hủy
diệt hàng loạt, hiện tượng phá hoại
rừng đầu nguồn, đắp đập ngăn sông và
xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn,
ảnh hưởng của các biện pháp thủy lợi
như bao đê chống lũ, môi trường nước
bị ô nhiễm... đã làm suy giảm đáng kể
nguồn lợi thủy sản.
2.3. Một số giải pháp định hướng
phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh
An Giang trong giai đoạn tới
Thứ nhất, giải pháp thị trường:
Cần tăng cường công tác xúc tiến mời
gọi đầu tư tham gia trực tiếp liên kết và
tiêu thụ sản phẩm chủ lực và sản phẩm
tiềm năng của tỉnh như lúa gạo, thủy
sản, rau màu, cây ăn quả làm cơ sở cho
việc đầu tư, triển khai các hoạt động
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển ổn định.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
98
Thứ hai, giải pháp quy hoạch và
chuyển đổi sản xuất: Do sự thay đổi
nhanh chóng của điều kiện tự nhiên, cần
rà soát, cập nhật và điều chỉnh các quy
hoạch, kế hoạch của ngành theo yêu cầu
của thực tế, thị trường như các vùng
sản xuất chuyên canh, các vùng sản
xuất ứng dụng công nghệ cao, các mô
hình sản xuất phù hợp với điều kiện lũ
thấp như hiện nay. Luân canh các loại
rau màu phù hợp, có giá trị cao trên thị
trường trên đất trồng lúa, nhất là vụ Hè
thu thường xảy ra tình trạng khô hạn
đầu vụ và mưa bão cuối vụ. Chuyển đổi
mô hình canh tác từ 3 vụ lúa sang 2 lúa
1 màu.
Thứ ba, giải pháp về công trình:
Trong xu hướng lũ thấp xuất hiện nhiều
hơn thì giải pháp đầu tư hạ tầng công
trình thủy lợi là cần thiết, tăng cường
công tác phối hợp các cơ quan có liên
quan để dự báo và cảnh báo sớm về thời
tiết, khí hậu, diễn biến của lũ để có kế
hoạch ứng phó kịp thời. Chủ động có
kế hoạch và triển khai thi công các công
trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho khu
vực đồng bằng và cả vùng cao, tăng
cường phối hợp với các tỉnh trong vùng
tứ giác Long Xuyên để có sự thống nhất
trong việc chia sẽ nguồn nước trong khu
vực góp phần phát triển hài hòa cho cả
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ tư, giải pháp ứng dụng khoa
học công nghệ: Ứng dụng biện pháp
canh tác giảm phát thải