Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000
con). Nhưng sau đó, đàn bò ĐBSCL đã giảm đi nhanh chóng, năm 2000 chỉ
còn 197.200 con. Trong khi đó đàn bò ĐBSH tăng nhanh tới 488.300 con và
ở MĐNB đạt 423.900 con (gấp từ 2,2 đến 2,5 lần ĐBSCL).
7 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bò sữa ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát Triển Bò Sữa Ở
Đồng Bằng Sông Cửu
Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có truyền thống và có điều kiện
chăn nuôi bò
Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000
con). Nhưng sau đó, đàn bò ĐBSCL đã giảm đi nhanh chóng, năm 2000 chỉ
còn 197.200 con. Trong khi đó đàn bò ĐBSH tăng nhanh tới 488.300 con và
ở MĐNB đạt 423.900 con (gấp từ 2,2 đến 2,5 lần ĐBSCL).
Điển hình sự giảm sút đàn bò ở một số tỉnh (năm 2000 so với năm 1980) là
Đồng Tháp giảm 85,5%; Tiền Giang giảm 80%, An Giang giảm 56%, Cần
Thơ - Sóc Trăng giảm 53%.
Tình trạng trên do quan điểm quản lý vĩ mô nặng về độc canh cây lúa, chậm
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chậm chuyển hướng đàn bò từ cày kéo
sang thịt sữa.
Từ năm 2000 tới nay, nhờ chương trình phát triển bò sữa quốc gia (theo quyết
định 167/QĐT.Tg của Thủ tướng ngày 26/10/2001), đã tạo ra sự chuyển biến
mạnh mẽ về vị trí con bò nói chung, bò sữa nói riêng trong sản xuất nông
nghiệp. Nhiều địa phương đã coi phát triển bò sữa - bò thịt là khâu quan trọng
trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa
sữa - thịt và giúp cho nông dân làm giàu, cải thiện đời sống.
Do đó, một số tỉnh đã có dự án phát triển bò sữa, đến năm 2005 chỉ tiêu đàn
bò sữa của Long An sẽ đạt 6200 con. An Giang 5000 con, Đồng Tháp 5000
con, Cần Thơ 1600 con.
Làm thế nào để nuôi bò sữa ở ĐBSCL đạt hiệu quả cao và bền vững?
Đàn bò của ĐBSCL có gần 200.000 con, nhưng chỉ có 1.500 con bò sữa
(trong đó 1.000 con ở Long An), sản lượng sữa có 2000 T/năm so với
MĐNB, đàn bò có 423.000 con (gấp 2 lần), nhưng đàn bò sữa 30.000 con
(gấp 20 lần), sản lượng sữa đạt 52.000 T/năm (gấp 25 lần).
Điều đó cho thấy, xuất phát điểm phát triển bò sữa ở ĐBSCL rất thấp. Tuy
nhiên, so với 10 năm trước... thì ĐBSCL khởi sự phát triển bò sữa đã có nhiều
thuận lợi căn bản.
1. Có nguồn tiêu thụ hết lượng sữa của nông dân nhờ có nhà máy sữa của
Vinamilk ở Cần Thơ. Đây là yếu tố quyết định đầu tiên của sự phát triển bò
sữa ở ĐBSCL
Tuy nhiên cần xác định rõ vùng phát triển bò sữa tốt nhất là trong phạm vi
bán kính cách nhà máy tối đa 100 - 120 km. Nơi phát triển bò sữa ở quá xa
nhà máy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nhanh sữa tươi về nhà
máy.
ở mỗi vùng, cần tạo lập các trạm lạnh để thu nhận sữa. Những trạm này đảm
trách một số xã có đàn bò sữa tối thiểu từ 200 - 300 con, với lượng sữa từ
1500 - 2500 lít/ngày, đủ công suất đặt một bồn lạnh. Các hộ nuôi bò sữa cách
trạm tối đa 5 km, đưa sữa đến trạm tối đa 1 giờ sau khi vắt là tốt nhất. Nếu
phát triển bò sữa quá phân tán, các hộ nuôi bò sữa ở quá xa trạm thu mua sữa,
sẽ không thể đảm bảo chất lượng sữa khi giao sữa, do đó dễ bị trừ tiền, giá
bán thấp.
2. Nguồn vốn
- Nuôi bò sữa rất cần có nguồn vốn để mua bò giống (15-20 triệu đồng/1 con),
xây chuồng trại (100.000 - 200.000đ/1m2), trồng cỏ thâm canh (7- 10 triệu
đồng/1ha), thuê các dịch vụ như thụ tinh, thú y, chuyên chở sữa tới nơi bán...
Do đó, rất cần có chương trình tín dụng của các ngân hàng, cho nông dân vay
vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi.
- Nhiều tỉnh đã có kế hoạch cho vay tín dụng phát triển bò sữa rất mạnh mẽ:
Đồng Tháp từ 30-60 tỷ. Cần Thơ từ 3 - 4 tỷ. Long An từ 1 - 4 tỷ.
Đây là yếu tố có tác dụng đòn bẩy giúp nông dân đủ khả năng tạo lập đàn bò
sữa của mình.
3. Khoa học công nghệ
Chăn nuôi bò sữa là nghề mới trong nông thôn, nhiều hộ nông dân chưa có
hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật nuôi bò sữa từ khâu chọn giống, thụ tinh, vắt sữa,
cho ăn theo năng suất sữa và theo giai đoạn (bò vắt sữa, bò cạn sữa, bò tơ, bê
con...).
Tuy nhiên, do ĐBSCL đi sau về chăn nuôi bò sữa nên có thể tiếp thu đầy đủ
các thành tựu KHCN đã đúc kết hàng chục năm trước, có nhiều mô hình nông
dân chăn nuôi bò sữa giỏi ở TP.HCM và ĐNB để tham quan học hỏi.
Trong khoa học công nghệ, một số biện pháp sau đây cần được thực hiện một
cách khẩn trương:
3.1. Nguồn giống bò sữa
a) Biện pháp cơ bản, bền vững vẫn là đi từ bò lai Sind, thụ tinh Holstein
Friesian để tạo ra bò lai F1, sau đó là F2 - F3. Nếu thiếu bò lai Sind, cần mua
thêm từ MĐNB và đẩy mạnh Sind hóa đàn hò vàng của ta.
b) Phải mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, coi đây là khâu quyết định để
gây tạo giống bò sữa tại địa phương. Cần khẳng định: “Không có thụ tinh
nhân tạo, không có giống bò sữa”. ĐBSCL có 200.000 con bò, trong đó có
100.000 bò sinh sản. Tỷ lệ lai Sind chiếm khoảng 30%, tức là có 30.000 bò
cái lai Sind đủ tiêu chuẩn thụ tinh với giống Holstein. Tỉ lệ thụ thai 60%, hàng
năm sẽ tạo ra 18.000 bê lai F1, trong đó có 9.000 bê cái F1. Như vậy sau 3
năm, tối thiểu cũng có 7.000 bê cho sữa (2005) và năm 2010 sẽ có đàn bò sữa
35.000 con được gây tạo tại ĐBSCL.
Đây là con đường sản xuất giống bò sữa khả thi nhất, bền vững nhất, phù hợp
với trình độ của các hộ nông dân ở vùng mới nuôi bò sữa.
c) Việc nhập bò HF từ úc hoặc mua bò lai F2-F3 từ TP.HCM về chỉ là biện
pháp nhất thời trước mắt, nhằm tạo lập cấc mô hình trình diễn và phải giao
cho cơ sở được đầu tư đầy đủ, để đạt hiệu quả cao. An Giang đã nhập 200
con, Cần Thơ nhập 100 con bò HF của úc về nuôi thuần dưỡng tại TT giống
của Công ty AFIEX (An Giang) và tại nông trường Sông Hậu (Cần Thơ),
trước khi bán cho nông dân (được biết tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm
Đồng cũng lập trại giống để nuôi thuần dưỡng bò HF-úc). Đây là chủ trương
sáng suốt của các tỉnh.
3.2. Nguồn thức ăn
- Cần xoá bỏ ý nghĩ “ĐBSCL thừa cỏ nuôi bò”. Nếu MĐNB có 6 tháng mùa
khô thiếu cỏ xanh thì ở ĐBSCL có 5 tháng lũ lụt, khắp nơi là biển nước, một
cọng cỏ cũng không còn.
- Cũng không nên ảo tưởng: "ĐBSCL là vựa lúa, sản xuất hàng chục triệu tấn
lúa, quá thừa rơm cho bò sữa!". Thật ra, đại bộ phận rơm đã bị đốt ngay tại
ruộng, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, thải CO2 vào khí quyển !
Nếu có thu được rơm về nhà cũng chủ yếu dùng để trồng nấm rơm xuất khẩu.
Tỷ lệ rơm sử dụng cho bò nói chung và cho bò sữa nói riêng là quá ít.
- Đặc biệt, ĐBSCL có nguồn phụ phế phẩm rất dồi dào mà TP.HCM và
MĐNB rất muốn khai thác như thân cây ngô, ngọn mía, vỏ dứa, bã đậu, bã
bia, rỉ mật.
Tuy nhiên, nguồn phụ phế phẩm trên đây nhiều tỉnh chưa dùng cho bò sữa,
tỉnh Long An mới dùng 10%. Đây là nguồn thức ăn quý giá tại chỗ, cần
hướng dẫn cho người nuôi bò sữa biết cách sử dụng.
Những thách thức của chương trình phát triển bò sữa ở ĐBSCL
Đặc thù của ĐBSCL khác với MĐNB là có mùa lũ lụt, có nhiều vùng đất
phèn, nhiễm mặn.
Mùa lũ từ tháng 7- 11 hàng năm. Trong 75 năm qua, ở ĐBSCL chỉ có 01 năm
không xảy ra lũ tụt (1998), lũ càng lớn, mức ngập lụt càng sâu, diện ngập lụt
càng rộng. Mưa lớn trong các tháng 8, tháng 10, trùng với lúc có đỉnh lũ, làm
cho thời gian rút nước kéo dài. Vì vậy, chỉ có thể phát triển bò sữa ở những
vùng "kiểm soát dược lũ”, có đê bao bảo vệ khu dân cư và chuồng trại bò sữa,
bảo đảm giao thông trong mùa lũ, các khu trồng cỏ không bị úng ngập dài
ngày.
Về đất phèn, ở ĐBSCL vùng đất phèn chiếm 40% diện tích, trong đó 19% đất
phèn nặng. Trong mùa lũ, nhờ chế độ chảy tràn và chế độ ngập sâu có tác
dụng cải tạo phèn. Chính vì vậy, ở vùng kiểm soát được lũ sẽ dễ dàng thau
chua, rửa phèn, tiến hành lên liếp, làm đê bao, có đủ điều kiện để trồng cỏ
thâm canh, xây cất chuồng trại cho bò sữa. Trái lại, ở những vùng không kiểm
soát được lũ thì không thể nuôi bò sữa ổn định, lâu dài.
ĐBSCL còn có vùng bị xâm nhập mặn, tổng diện tích trên 520.000 ha. Nhờ
hệ thống đê và cống ngăn mặn, có tác động tích cực, hạn chế mức độ xâm
nhập mặn. Tuy nhiên, đối với những vùng bị xâm nhập mặn quanh năm, việc
nuôi bò sữa sẽ rất khó khăn, kém hiệu quả.
Như vậy, việc phát triển bò sữa ở ĐBSCL không thể chỉ là "chung sống với
lũ” mà phải gắn với việc "Kiểm soát được lũ”. Chỉ nên quy hoạch nuôi bò sữa
ở những vùng ngập nông, có hệ thống bờ bao đủ sức kiểm soát dòng chảy
nhằm tránh những tổn thất có thể xảy ra. ở những vùng đất cao trồng lúa kém
hiệu quả, có thể chuyển sang trồng cỏ để nuôi bò sữa.
Mô hình thích hợp là 02 vụ lúa + VAC (trong đó C là chuồng nuôi 5- 10 bò
sữa) thu lợi nhuận cao, tận dụng lao động nông nhàn, góp phần cải thiện cảnh
quan môi trường và đời sống dân cư vùng lũ, VAC được tạo bởi bờ cao và
rộng (cao hơn đỉnh lũ là 0,5m). Trên bờ cao này có thể trồng cỏ và cây thức
ăn cho bò, làm chuồng nuôi bò sữa, lấy phân bò bón cho cỏ và nuôi cá. Bò
sữa được nuôi theo phương thức cầm cột, cung cấp thức ăn tại chuồng.
Chuồng bò sữa nhất thiết không để nền đất, phải láng xi măng, khô ráo,
không đọng nước, không để phân lưu cữu trong chuồng. Vùng có nhiều muỗi
cần phải che mùng cho bò sữa.
ở mỗi tỉnh, chỉ nên tập trung vào 2-3 huyện thị, mỗi huyện chỉ tập trung một
vài xã có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển bò sữa.
Từ những "điểm sáng nuôi bò sữa” có hiệu quả, sẽ dần dần mở rộng ra các xã,
các huyện khác.