Là một tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động trên phạm vi toàn cầu hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững, GTZ, với tên gọi đầy đủ bằng tiếng Đức là Deutsche Gesellschaft
für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH, thuộc sở hữu của Chính phủ liên bang
Đức. GTZ hoạt động nhằm hỗ trợ Chính phủ Đức đạt được các mục tiêu về chính sách
phát triển. GTZ cung cấp các giải pháp bền vững, có tầm nhìn dài hạn đối với quá trình
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái trong một thế giới toàn cầu hóa. Hoạt
động trong những điều kiện khó khăn, GTZ thúc đẩy quá trình cải cách và quá trình
chuyển đổi phức tạp. Mục tiêu tổ chức của GTZ là cải thiện điều kiện sống của con
người một cách bền vững.
Ngoài Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (BMZ) là khách hàng chính, GTZ cũng cung cấp
dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức đối tác dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác
trong chính phủ Đức, của chính phủ các nước khác và các khách hàng quốc tế, ví dụ
như Ủy ban Châu Âu (EC), Liên hợp quốc (UN) và Ngân hàng Thế giới (WB), và các
doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. GTZ hoạt động theo nguyên tắc vì lợi ích của cộng
đồng. Toàn bộ phần chênh lệch lợi nhuận trong quá trình hoạt động được phân bổ trở
lại cho các dự án hợp tác quốc tế vì mục đích phát triển bền vững.
60 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển chuỗi giá trị - Công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị
cho sản xuất nông nghiệp
–Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú–
Tháng 3, 2009
GIỚI THIỆU VỀ GTZ
Là một tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động trên phạm vi toàn cầu hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững, GTZ, với tên gọi đầy đủ bằng tiếng Đức là Deutsche Gesellschaft
für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH, thuộc sở hữu của Chính phủ liên bang
Đức. GTZ hoạt động nhằm hỗ trợ Chính phủ Đức đạt được các mục tiêu về chính sách
phát triển. GTZ cung cấp các giải pháp bền vững, có tầm nhìn dài hạn đối với quá trình
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái trong một thế giới toàn cầu hóa. Hoạt
động trong những điều kiện khó khăn, GTZ thúc đẩy quá trình cải cách và quá trình
chuyển đổi phức tạp. Mục tiêu tổ chức của GTZ là cải thiện điều kiện sống của con
người một cách bền vững.
Ngoài Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (BMZ) là khách hàng chính, GTZ cũng cung cấp
dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức đối tác dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác
trong chính phủ Đức, của chính phủ các nước khác và các khách hàng quốc tế, ví dụ
như Ủy ban Châu Âu (EC), Liên hợp quốc (UN) và Ngân hàng Thế giới (WB), và các
doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. GTZ hoạt động theo nguyên tắc vì lợi ích của cộng
đồng. Toàn bộ phần chênh lệch lợi nhuận trong quá trình hoạt động được phân bổ trở
lại cho các dự án hợp tác quốc tế vì mục đích phát triển bền vững.
GTZ hợp tác với các đối tác phía Việt Nam từ năm 1993 và khuyến khích quá trình phát
triển bền vững trong ba lĩnh vực ưu tiên gồm Phát triển Kinh tế Bền vững, Quản lý
Nguồn Tài nguyên Thiên nghiên bao gồm cấp nước, quản lý và xử lý chất thải rắn và
nước thải, và Y tế. Các dự án bổ sung nằm trong lĩnh vực chung mang tên Xóa đói
Giảm nghèo được thực hiện dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác của Chính phủ Đức
hoặc được thực hiện bởi bộ phận Dịch vụ Quốc tế của GTZ. Trung tâm Di dân Quốc tế
và Phát triển (CIM), một hoạt động chung giữa GTZ và Vụ Việc làm Quốc tế thuộc Tổng
Cục Việc làm Liên Bang Đức (BA) hiện cũng có 20 chuyên gia làm việc tại các tổ chức
đối tác của Việt Nam.
CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC : Trung tâm khuyến nông/ Trung tâm khuyến ngư
AFA : Hiệp hội thuỷ sản An Giang
ASMED : Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
BMZ : Bộ phát triển kinh tế và hợp tác Đức
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CIEM : Viện quản lý kinh tế Trung ương
DNNVV : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FS : Công ty Fresh Studio Innovation Asia
GAP : Good Agricultural Practice- Thực hành nông nghiệp tốt
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GLOBALGAP : Chứng chỉ quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt
GRASP : Thực hành nông nghiệp tốt hướng giảm thiểu rủi ro xã hội
GTZ : Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH
- Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức
HUA : Đại học Nông nghiệp Hà Nội
IIS : Hệ thống chỉ số tác động
LCB : Ban điều phối địa phương
LED : Phát triển kinh tế địa phương
MRD : Đồng bằng sông Cửu Long
MPI : Bộ Kế hoạch và Đẩu tư (cấp quốc gia)
M&E : Giám sát và đánh giá
PPP : Hợp tác nhà nước và tư nhân
SMEDP : Chương trình Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
SOP : Quy chế vận hành chuẩn
Sở KHCN : Sở khoa học và công nghệ
Sở KHĐT : Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp tỉnh)
Sở NN&PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TTƯD : Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ
VC : Chuỗi giá trị
2
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
(Nhờ bên thiết kế điền số trang giùm cho phần này)
TÓM TẮT CHUNG
I BỐI CẢNH..
II CÁC ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU
III QUÁ TRÌNH CAN THIỆP
I. Chiến lược can thiệp
II. Sự hợp tác
III. Cơ chế hướng dẫn
IV. Quá trình
V. Học tập và sáng tạo
IV CÁC KẾT QUẢ
V BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI BƠ
Phát triển thị trường cho sản phẩm nông sản và thể chế hoá chuỗi giá trị
I. Các điều kiện ban đầu
II. Hỗ trợ can thiệp của GTZ
III. Kết quả
IV. Tác động và các bước tiếp theo
V. Các địa chỉ liên hệ
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA – CÁ BASA
Phát triển và ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm
I. Thông tin chung
II. Các điều kiện ban đầu
III. Quá trinh can thiệp
IV. Tác động và tính bền vững của các kết quả
V. Bài học kinh nghiệm..
3
TÓM TẮT CHUNG
I BỐI CẢNH
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Nông nghiệp
chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khoảng 50% lực lượng lao
động hoạt động trong các ngành nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp chiếm
13% doanh thu xuất khẩu. Trong những năm 80 Việt Nam vẫn còn là nước nhập
khẩu thuần lương thực, ngày nay đã vươn lên là nước đứng đầu về xuất khẩu
hạt tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu gạo và cà phê.
Chính phủ đã rất tích cực hỗ trợ nông dân thông qua hàng loạt chương trình,
nhằm tăng sản lượng trên nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều việc phải làm để cải thiện chất lượng và mức độ gia tăng giá trị cao
hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi nông nghiệp vẫn là nguồn thu cơ bản của
người dân nông thôn và họ có nguy cơ bị bỏ lại sau khi đô thị hóa đang phát
triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Mục tiêu tổng quát và dài hạn trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội
2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là “xây dựng sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp trên quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả và bền vững, và
đạt năng suất cao, chất lượng cao, mang tính cạnh tranh, dựa trên việc ứng
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, qua đó đáp ứng yêu cầu của thị
trường trong nước và xuất khẩu” và nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoan này là
“tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thiết lập nền sản xuất nông
nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn, cải tiến chất lượng, tính hiệu quả và tính cạnh
tranh, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng cường công nghiệp hóa và hiện
đại hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển mạnh các ngành công nghiệp
và dịch vụ ở các vùng nông thôn”. .
Tại các tỉnh trọng tâm của Chương trình Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMEDP, nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, ở Đăk lăk, sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm hơn 50% GDP của tỉnh. Bảng dưới đây cho
thấy đóng góp của các ngành nông-lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong
GDP của 4 tỉnh trong tâm của Chương trình SMEDP:
Cơ cấu trong GDP
GDP trong các
lĩnh vực Nông-lâm nghiệp
Công nghiệp-
Xây dựng Dịch vụ
Hưng Yên 27.95% 42.17% 29.88%
Quảng Nam 24.98% 38.18% 36.84%
Đắk Lắk 55.41% 15.96% 28.63%
An Giang 35.03% 11.70%
53.27%
Nguồn: Báo cáo 2008 của các tỉnh Hưng Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk và An
Giang
Do điều kiện địa lý khí hậu khác nhau, các tiểu ngành và sản phẩm nông nghiệp
của các tỉnh khác nhau. Hưng Yên ở vùng châu thổ sông Hồng nổi tiếng với sản
4
phẩm nhãn Lồng, sản xuất gạo và rau; An Giang ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long nổi tiếng với sản xuất gạo, rau và thủy sản; Đắk Lắk ở Tây Nguyên nổi
tiếng với các sản phẩm cây lâu năm như cà phê, hạt điều và hạt tiêu; Quảng
Nam thì được biết đến với sản xuất mây tre và ươm tơ.
Tuy nhiên, hoạt động canh tác trong các tiểu ngành này không bền vững và
năng suất thấp. Việc sử dụng các nguồn lực sản xuất không hợp lý và hạn chế
trong chuyển giao khoa học và công nghệ. Các nhân tố sản xuất khác như cơ sở
hạ tầng, dịch vụ, giáo dục và đào tạo cũng còn nhiều hạn chế. Những điều này
dẫn đến tính cạnh tranh của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thấp, đặc biệt là
chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
II. ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU – Những thiếu sót mà các tác nhân trong chuỗi không
thể tự giải quyết
Những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp nêu trên cũng đúng với hiện
trạng tại các tỉnh. Mặc dù có rất nhiều tiềm năng đã được khám phá trong các
nghiên cứu chuỗi giá trị tại các tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều thiếu
sót và trở ngại chính sau đây:
Mối liên hệ và hợp tác lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi
Người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và các yêu cầu của thị
trường
Cơ cấu hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển lạc hậu
Chất lượng và an toàn thực phẩn chưa được chú ý đầy đủ
Những tác động và cản trở tới môi trường chưa được xem xét tới
Các sản phẩm của Việt Nam lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn
mác của Việt Nam
Để đáp ứng những thách thức và với mục tiêu gia tăng tính cạnh tranh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Chương trình Phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ đã giành một cấu phần để phát triển các tiểu ngành, các chuỗi giá trị.
Cấu phần hướng tới các tiểu ngành nông nghiệp và liên kết các hoạt động này
với sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các quan hệ hợp tác nhà nước
và tư nhân (PPP).
Phương pháp phát triển chuỗi giá trị của Chương trình tập trung vào lĩnh vực
nông nghiệp (sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp). Phương pháp
này có tiềm năng to lớn trong tạo việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn.
Trong giai đoạn đầu của Chương trình, các hoạt động tập trung vào các chuỗi
giá trị rau, quả. Các chuỗi giá trị được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:
Kết hợp với các tỉnh mà cấu phần Phát triển kinh tế địa phương đang
hướng tới;
Tiềm năng phát triển của ngành, bao gồm các khả năng xuất khẩu và
tiềm năng gia tăng giá trị;
Các bên tham gia có tâm huyết, đặc biệt là các hiệp hội doanh nghiệp,
cũng như tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác với cộng đồng doanh
nghiệp (PPP) và tham gia vào các sáng kiến phát triển nông nghiệp bền
vững.
Tính phức tạp của chuỗi giá trị nhằm truyền bá các bài học kinh nghiệm
tới các chuỗi giá trị khác; có tiềm năng áp dụng các biện pháp và công cụ
5
phát triển, bao gồm cả việc giới thiệu phương thức sản xuất, chế biến và
thương mại hiện đại;
Có các khả năng hợp tác và kết hợp với các dự án khác của GTZ trong
lĩnh vực trọng tâm “bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên“,
đặc biệt trong chế biến và thương mại các sản phẩm nông nghiệp và lâm
nghiệp do các nhóm mục tiêu của các dự án này sản xuất ra;
Kết hợp với sáng kiến của các tổ chức hỗ trợ khác.
Việc lựa chọn các chuỗi giá trị được thực hiện trong quá trinh triển khai dự án.
Một số chuỗi giá trị là sự tiếp nối các sáng kiến sẵn có như chuỗi vải, cà phê và
cá tra - cá basa. Các chuỗi gíá trị khác được xuất hiện sau này, dựa trên đề xuất
của các ban ngành địa phương. Các chuỗi giá trị được lựa chọn là vải, nhãn,
mây tre, cà phê, hạt điều, trái bơ, cá tra – cá basa và rau từ các tỉnh Hải Dương,
Hưng Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk và An Giang.
III. QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ CAN THIỆP
Hoạt động phát triển chuỗi giá trị của GTZ ở Việt Nam thực hiện theo phương
pháp luận Liên kết Giá trị (ValueLinks) của GTZ và các tài liệu liên quan1. Đây là
một bộ công cụ được sử dụng nhằm tăng cường năng lực thể chế và quan hệ
hợp tác trong các tiểu ngành, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận với thị
trường trong nước và quốc tế, gia tăng giá trị cho sản phẩm, đẩy mạnh xuất
khẩu, qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất.
Hình dưới đây thể hiện các mô đun chính của ValueLinks:
Phương pháp Liên kết Giá trị - Các mô đun
Hợp tác với khu
vực tư nhân
Xác định tầm
nhìn/ xây
dựng chiến
lược
Phân tích
chuỗi giá trị
Hỗ trợ quá
trình phát triển
Chuỗi giá trị
Thực hiện trên
các lĩnh vực
khác nhau
Phân tích
chuỗi & xây
dựng chiến
lược
Giám sát và
đánh giá
Xác định các
phạm vi của
hệ thống
Lựa chọn
chuỗi giá trị
để hỗ trợ
Hỗ trợ các mối
liên kết trong
kinh doanh
Quyết định sử
dụng phương
pháp xúc tiến
chuỗi giá trị
Giám sát và
đánh giá tác
động
Tăng cường các
dịch vụ tài chính
Tăng cường hệ
thống dịch vụ
Ảnh hưởng về
chính sách & môi
trường kinh
doanh
Đưa ra các tiêu
chuẫn về chất
lượng
6
III.1 Chiến lược can thiệp – phương pháp hợp tác đa bên và có sự tham
gia thực hiện dọc theo chuỗi
Mục tiêu các hoạt động can thiệp của SMEDP nhằm gia tăng tính cạnh tranh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả các tổ chức nông dân, được coi như
doanh nghiệp nông nghiêp), thông qua việc khắc phục những hạn chế đã nêu ở
các chuỗi giá trị, đặc biệt là mối quan hệ hợp tác lỏng lẻo giữa các tác nhân
trong chuỗi và chất lượng dịch vụ yếu kém.
Phát triển chuỗi giá trị áp dụng cách tiếp cận đa bên, có sự tham gia của nhiều
đối tác khác nhau nhằm sử dụng các thế mạnh của họ để giải quyết những hạn
chế vướng mắc. Chương trình chỉ hỗ trợ các chuỗi có tiềm năng và lợi thế cạnh
tranh và các tác nhân trong chuỗi cũng như các đơn vị hỗ trợ địa phương có tâm
huyết, cam kết thực hiện các hoạt động nâng cấp chuỗi.
III.2 Hợp tác – tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi
Trong chuỗi giá trị, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi
cấp độ của chuỗi, bao gồm những người cung cấp sản phẩm đầu vào cụ thể,
người sản xuất, người thu gom, các công ty gia công, chế biến, các đại lý vận
tải, người phân phối, tiêu thụ, và đại diện của các đơn vị hỗ trợ, các trường,
viện những người đóng vai trò thúc đẩy chuỗi. Ở cấp quốc gia, điều phối thực
hiện cấu phần chuỗi giá trị là Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trực thuộc
Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI). Tuy nhiên, phát triển
chuỗi giá trị không nằm trong chức năng chính của VCCI nên cơ quan này
không đảm đương hiệu quả vai trò thể chế hoá và nhân rộng phương pháp luận
chuỗi giá trị.
Phương pháp có sự tham gia được áp dụng trong lập kế hoạch và cả trong thực
hiện các hoạt động can thiệp nhằm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ và tăng tính tự
chủ của các nhà hoạt động chuỗi, đặc biệt là các đối tác ở khu vực tư nhân như
công ty thu mua, nhà phân phối
Tính tự chủ của các bên tham gia chuỗi được tăng cường khi họ trực tiếp tham
gia vào quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động nâng cấp. Mục tiêu và tiến
độ thực hiện được trao đổi và thông báo rõ ràng trong các cuộc họp, hội thảo.
Chương trình SMEDP đã chú trọng khuyến khích các dự án đầu tư chung nhằm
khắc phục những thiếu sót trong chuỗi và kết hợp nguồn lực của các cá nhân và
các tổ chức khác nhau. Một công cụ hữu ích trong các hoạt động này là hợp tác
nhà nước và tư nhân (PPP), là sự kết hợp các nỗ lực của các tổ chức phát triển
và các doanh nghiệp tư nhân nhằm giải quyết những khó khăn trở ngại và huy
động các tiềm năng sẵn có. Các quan hệ hợp tác này được xây dựng dựa trên
quan điểm là chỉ riêng nguồn ngân sách nhà nước và công nghệ không thể giải
quyết được những thách thức phức tạp của quá trinh giảm nghèo và phát triển
kinh tế bền vững của những nước đang phát triển. Có nghĩa là, các tổ chức phát
1 Các tài liệu này có thể truy cập tại trang web của SMEDP tại
7
triển cần có sự hợp tác từ các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân để đạt được
các mục tiêu nêu trên. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong thế giới toàn
cầu hoá cũng nhận thấy việc kết hợp với các tổ chức phát triển, ví dụ như GTZ,
mang tính quan trọng chiến lược - đặc biệt nếu như doanh nghiệp có chính sách
theo đuổi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và phát triển bền vững.
Xây dựng năng lực chuyên sâu được thực hiện cho những đơn vị cung cấp dịch
vụ cả ở khối nhà nước và tư nhân trong các lĩnh vực như phát triển chuỗi giá trị,
tiêu thụ sản phẩm, an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và quản lý sản xuất.
Các khoá đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất được cùng thực hiện và
chia sẻ kinh phí giữa SMEDP, các đối tác địa phương và nông dân. Ví dụ trường
hợp ứng dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP tại một số mô hình điểm ở An Giang,
nông dân đã đầu tư hệ thống xử lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu
chuẩn, Sở Thuỷ sản2 (DOFI) đã đào tạo và trực tiếp hướng dẫn nông dân ứng
dụng các tiêu chuẩn, GTZ hỗ trợ các tư vấn kỹ thuật.
III.3 Cơ cấu điều hành – khu vực nhà nước và tư nhân thực hiện dưới sự
hỗ trợ của GTZ
Phương pháp phát triển chuỗi giá trị của SMEDP được thực hiện tại bốn tỉnh
trọng điểm, tại đó có các Ban điều phối Địa phương (LCB) đóng vai trò điều phối
giữa các đơn vị, tổ chức. Tuỳ theo từng tiểu ngành hoặc chuỗi giá trị, các sở ban
ngành liên quan cũng là thành viên của Ban điều phối địa phương sẽ là đơn vị
điều phối cho chuỗi giá trị được lựa chọn. Ví dụ Sở NN&PTNT ở Hưng Yên, Đắk
Lắk và An Giang điều phối các chuỗi giá trị nhãn, cà phê, các tra – basa và rau;
Sở KH&CN Đắk Lắk điều phối chuỗi giá trị trái bơ ở Đắk Lắk; và Sở Công
Thương điều phối chuỗi giá trị mây ở Quảng Nam.
Các chiến lược nâng cấp và kế hoạch hoạt động cho từng chuỗi được LCB và
SMEDP phê duyệt và việc thực hiện sẽ được triển khai theo kế hoạch đã được
phê duyệt. Những thay đổi trong quá trình thực hiện đều được thông qua LCB và
SMEDP.
Trong quá trình nâng cấp chuỗi, phân công trách nhiệm được thực hiện rõ ràng
giữa các tác nhân trong các khu vực nhà nước và tư nhân, đóng góp vào phát
triển chuỗi. Sự hỗ trợ và quyết định của SMEDP và LCB dần dần được chuyển
giao sang các doanh nghiệp tư nhân, và họ sẽ đóng vai trò lãnh đạo chuỗi trong
quá trình đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
III.4 Quá trình – sử dụng phương pháp luận ValueLinks để hoàn thiện quá
trình
Theo phương pháp luận ValueLinks cho quá trình phát triển chuỗi giá trị có
nhiều giai đoạn, bao gồm lựa chọn ngành hoặc chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá
trị, thiết kế chiến lược nâng cấp, thực hiện các hoạt động can thiệp, giám sát và
đánh giá.
Việc lựa chọn tiêu ngành/ chuỗi giá trị phụ thuộc vào tầm quan trọng của tiểu
2 Sở Thủy sản hiện sát nhập vào Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
8
ngành trong kinh tế địa phương, cam kết của các đối tác, các đặc điểm của tiểu
ngành, lợi thế cạnh tranh, và tiềm năng gia tăng giá trị.
Sau khi tiểu ngành được lựa chọn, phân tích chuỗi giá trị được tiến hành để
đánh giá những nhược điểm cũng như tiềm năng cơ hội. Phân tích chuỗi cũng
xác định dòng sản phẩm, các tác nhân có liên quan cũng như các đơn vị hỗ trợ
và quan hệ giữa họ.
Các cuộc họp và hội thảo giữa các bên liên quan được thực hiện sau đó để báo
cáo kết quả phân tích chuỗi và theo đó chiến lược nâng cấp chuỗi được xây
dựng nhằm giải quyết những thiếu sót, tận dụng các cơ hội thị trường nhằm gia
tăng giá trị cho sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của những người sản xuất/ các
doanh nghiệp.
Ở thời điểm bắt đầu dự án, việc xây dựng một tầm nhìn chung cho các bên liên
quan trong chuỗi là rất quan trọng. Họ sẽ có một cái nhìn thống nhất về tương
lai, chuỗi giá trị sẽ ra sao trong khoảng ba hoặc năm năm tới và muốn đạt được
mục tiêu đó, họ sẽ phải thống nhất và cùng xây dựng các chiến lược can thiệp.
Các hoạt động can thiệp sẽ phải chú trọng đến các nhân tố quyết định như tác
động, tình bền vững và nhân rộng.
Sau đó chiến lược nâng cấp sẽ được chuyển thành kế hoạch hành động cụ thể,
bao gồm các hoạt động, thời gian, trách nhiệm và đóng góp của các bên. Và dự
án bắt đầu thực hiện các hoạt động can thiệp.
Một hệ thống giám sát được thiết lập cho quá trình thực hiện và phản hồi từ các
báo cáo giám sát sẽ được dùng để điều chỉnh các hoạt động và hoặc xây dựng
các hoạt động bổ sung. Giám sát và đánh giá được thực hiện dựa trên hệ thống
chỉ số tác động(IIS) để giám sát các chỉ số chính đã được Bộ Phát triển và Hợp
tác kinh tế Đức (BMZ) thông qua, và dựa trên các chỉ số bổ sung để điều hành
quá trình phát triển chuỗi (dựa trên các nguồn thông tin khác nhau như tài liệu
nghiên cứu cơ bản, phân tích chuỗi giá trị, các chỉ số chất lượng dùng trong
quản lý kiến thức nội bộ). Hệ thống giám sát mang các đặc tính quản trị kiến
thức và thúc đẩy quá trình cải tiến thường xuyên trong nâng cấp chuỗi và định
hướng tác động. Ngoài ra, một hệ thống giám sát các khóa đào tạo và hội thảo
cũng được thiết lập. Các dữ liệu và thông tin đã qua xử lý của các nghiên cứu
cơ bản chuỗi giá trị được đưa vào hệ thống giám sát đánh giá.
Trong quá trinh này, GTZ SME