Mục đích phát triển tiềm năng và khả năng con người làm
chủ môi trường sống của mình và của cộng đồng:
- Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, qua đó tạo
sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng.
- Củng cố các thiết chế, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình chuyển biến và sự tăng trưởng của cộng đồng.
- Tạo sự bình đẳng giữa các nhóm xã hội khác nhau, đẩy mạnh
công bằng xã hội.
- Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát
triển .
96 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----# "-----
MÔN HỌC
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
GIẢNG VIÊN: CN. TẠ XUÂN HOÀI
Phát triển cộng đồng
Đối tượng sử dụng:
Tất cả sinh viên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Đại học Tơn Đức Thắng
Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn
Phát triển cộng đồng 2June 15, 2010
Mục đích mơn học
Mục đích phát triển tiềm năng và khả năng con người làm
chủ môi trường sống của mình và của cộng đồng:
- Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, qua đó tạo
sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng.
- Củng cố các thiết chế, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình chuyển biến và sự tăng trưởng của cộng đồng.
- Tạo sự bình đẳng giữa các nhóm xã hội khác nhau, đẩy mạnh
công bằng xã hội.
- Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát
triển .
- Giúp cho cộng đồng từ một tình trạng kém phát triển, không tự
giải quyết các vấn đề riêng của mình tiến tới tự lực, tự cường.
Phát triển cộng đồng 3June 15, 2010
Tài liệu mơn học
Giáo trình chính:
Phát triển cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng.Tơ Duy Hợp –
Lương Hồng Quang (2000).
Tài liệu tham khảo:
1. Phát triển cộng đồng. Nguyễn Thị Oanh (2000).
2. Phát triển cộng đồng. Nguyễn Hữu Nhân (2004).
Phát triển cộng đồng 4June 15, 2010
Cấu trúc mơn học
Chương 1: Lịch sử hình thành và lý thuyết phát triển cộng đồng
Chương 2: Tiếp cận và tìm hiểu cộng đồng
Chương 3: Tiến trình phát triển cộng đồng
Chương 4: Vai trò - phẩm chất của tác viên phát triển cộng đồng
Chương 5: Xây dựng và quản lý dự án phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng
Chương 1:
Lịch sử hình thành và lý thuyết
phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng 6June 15, 2010
1. Lịch sử Phát triển cộng đồng
- Phát triển cộng đồng được dịch từ tiếng Anh Community
Development xuất hiện vào những năm 1940 tại các cựu
thuộc địa của Anh
- Năm 1950, Liên Hiệp Quốc công nhận khái niệm Phát
triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng
Phát triển cộng đồng như một công cụ để thực hiện các
chương trình phát triển quốc gia
- Thập kỷ 1960 được Liên Hiệp Quốc chọn làm thập kỷ phát
triển thứ I (The first development decade) đối với các nước
chậm phát triển bằng các hoạt động phát triển cộng đồng
(PTCĐ)
Phát triển cộng đồng 7June 15, 2010
1. Lịch sử Phát triển cộng đồng
- Ở Việt Nam khái niệm PTCĐ cũng đã được đưa vào từ giữa
thập kỷ 1950, thông qua các hoạt động phát triển giáo dục
ở miền Nam.
- Sang thập kỷ 1960 – 1970 thì hoạt động PTCĐ chuyển
sang lĩnh vực xã hội.
- Từ thập kỷ 1980 đến nay, PTCĐ được biết đến một cách
rộng rãi hơn qua các chương trình viện trợ phát triển của
nước ngoài.
Trong giai đoạn này, sự đổi mới trong cách tiếp cận đó là
những người làm công tác PTCĐ đã tập trung chú ý đến
sự tham gia của người dân và coi đây là nhân tố quyết
định cho sự thành công và có hiệu quả bền vững.
Phát triển cộng đồng 8June 15, 2010
Hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất
liên kết xã hội:
+ Cộng đồng tính: là dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ
xã hội trong đó có những đặc trưng được xác định như:
tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội.
Về mặt tổ chức xã hội, có hai tổ chức gắn kết với nhau để
tạo thành cộng đồng tính là:
(1) dòng họ hay dòng tộc
(2) đẳng cấp hay tầng lớp xã hội.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Phát triển cộng đồng 9June 15, 2010
Đặc trưng của cộng đồng tính là:
- Quan hệ mang tính chất thân tình, mang độ cố kết có ý
nghĩa tự nhiên và thể hiện tính cộng đồng cao
- Tính cộng đồng là bền vững, được khẳng định theo thời
gian và chính thời gian là yếu tố kết dính các thành viên
trong cộng đồng.
- Vị thế xã hội của các thành viên trong cộng đồng được xã
hội gán sẵn hơn là sự phấn đấu của các thành viên mà có.
- Dòng họ là quan hệ cơ bản, vừa là huyết thống, vừa là
khuôn mẫu văn hoá của sinh hoạt cộng đồng.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Phát triển cộng đồng 10June 15, 2010
+ Cộng đồng thể: được xác định là nhóm người, nhóm xã hội
cụ thể có liên kết với nhau ở nhiều quy mô khác nhau,
không có những đặc tính của cộng đồng tính, nhưng:
- Có cá tính cá nhân rất cao.
- Có tính nhạy cảm trong quan hệ xã hội.
- Quan hệ xã hội theo sự thỏa thuận giữa các thành viên
trong cộng đồng.
- Có tính hợp lý và tính toán thiệt hơn, hơn là tình cảm
trong các quan hệ xã hội.
- Các vị thế của các thành viên trong cộng đồng là do sự
phấn đấu đạt được.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Phát triển cộng đồng 11June 15, 2010
Khái niệm Cộng đồng trong PTCĐ được hiểu là: gồm một số
đông dân cư sống trong cùng một địa vực nhất định,
cùng điều kiện môi trường, có liên hệ với nhau, cùng
quan tâm đến nhu cầu, sở thích, nguyện vọng chung. Do
đó, cộng đồng có thể là một làng, một xã hay một huyện
được qui định về:
- Không gian địa lý
- Cơ cấu xã hội
- Các mối quan hệ cộng đồng
- Các sự kiện trong cộng đồng
- Cảm xúc khi nghĩ đến cộng đồng
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Phát triển cộng đồng 12June 15, 2010
Bản chất của cộng đồng:
- Đoàn kết xã hội của cộng đồng: là ý chí và tình cảm của
những người cùng sống trong một địa vực
- Sự liên kết xã hội của cộng đồng : là sự tương quan giữa
người với người, có tính kết hợp hay những phản ứng tương
hỗ khá chặt chẽ.
- Cơ cấu xã hội của cộng đồng : là sự sắp xếp các vị trí cá
nhân hay đặc trưng cho nhóm trong cộng đồng được biểu
thị bởi các vị thế khác nhau.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Phát triển cộng đồng 13June 15, 2010
Đặc trưng của cộng đồng nghèo, kém phát triển:
Trong CĐ đa số là người nghèo khổ khi chính bản thân họ:
- Thiếu thốn những nguồn để đạt được các kiểu ăn uống
thường ngày, tham gia vào các hoạt động và sống trong
những điều kiện và những tiện nghi sinh hoạt được coi là
bình thường, hay ít nhất cũng được chấp nhận một cách
rộng rãi trong xã hội mà họ là thành viên.
- Những nguồn của họ là nằm dưới những đòi hỏi đúng
mức của một cá nhân, một gia đình hay một cộng đồng
trung bình, bao gồm những mô thức sống, những cơ may,
những hoạt động sống thông thường...
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Phát triển cộng đồng 14June 15, 2010
Khi xác định tình trạng nghèo, kém phát triển của một
cộng đồng dựa trên bốn phương diện sau:
+ Về kinh tế của cộng đồng
+ Về cơ sở hạ tầng trong cộng đồng
+ Về nghĩa vụ và quyền hạn công dân trong cộng đồng
+ Về cơ hội tiếp cận của người dân trong cộng đồng
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Phát triển cộng đồng 15June 15, 2010
+ Khái niệm phát triển:
- Xuất hiện đầu thế kỷ 20, được sử dụng đi đôi với khái
niệm chậm phát triển và được đồng nhất với khái niệm
văn minh.
- Đến những năm 1930, khái niệm phát triển được đồng
nhất với khái niệm Phát triển kinh tế.
- Đến sau chiến tranh thế giới lần thứ II (9/1939 –
8/1945), khi tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập, mới
bắt đầu đưa ra lý thuyết về sự phát triển. Nhưng chưa có
sự phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển một
cách cụ thể.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.2. Khái niệm phát triển
Phát triển cộng đồng 16June 15, 2010
- Trong giai đoạn hiện nay khái niệm Phát triển xã hội
được hiểu:
Là sự mở rộng độc lập lực lượng sản xuất, để cung cấp
cho toàn xã hội những điều kiện vật chất cần thiết cho
đời sống, cũng như các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có
giá trị đời sống, trong khuôn khổ một trật tự chính trị,
bảo đảm cho các thành viên xã hội sự công bằng về cơ
may, sự tham gia vào các quyết định chính trị và thịnh
vượng vật chất do mọi người cùng tạo ra.
Được đề cập đến 3 nội dung: (1) sự bền vững; (2) các vấn
đề về con người; (3) 3 vấn đề xã hội lớn mang tính toàn cầu,
như việc làm, giảm nghèo và sự hội nhập xã hội.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.2. Khái niệm phát triển
Phát triển cộng đồng 17June 15, 2010
+ Các chỉ số chủ yếu đo lường sự phát triển xã hội:
- Chỉ tiêu Tổng thu nhập nội địa tính bình quân đầu người:
GDP (Gross Domestic Product Indicator)
- Chỉ số Phát triển con người: HDI (Human Development
Index)
- Chỉ số nghèo của con người: HPI (Human Poverty Index)
- Chỉ số liên quan đến phát triển giới: GDI (Gender –
Related Development Index)
- Thước đo quyền hạn giới: GEM (Gender Empowerment
Measure)
-
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.2. Khái niệm phát triển
Phát triển cộng đồng 18June 15, 2010
+ Khái niệm:
“PTCĐ là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết
hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng và giúp cộng
đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc
gia.” [Năm 1956, Liên hiệp quốc]
“PTCĐ là một tiến trình trong đó cộng đồng nhận rõ nhu cầu
hay mục tiêu của mình, sắp xếp nhu cầu và mục tiêu này,
phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm nguồn tài
nguyên để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó
sẽ phát huy những thái độ, kỹ năng hợp tác với nhau trong
cộng đồng” [Muray và G. Ross]
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.3. Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng 19June 15, 2010
Một định nghĩa khác:
“PTCĐ là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng
đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức cuộc
sống, kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hóa
chúng, huy động nguồn lực để giải quyết chúng. Phát triển
cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kỹ
thuật, nó nhằm tăng sức mạnh cho cộng đồng tự quyết về
sự phát triển và định hình tương lai của mình” [Tô Duy Hợp
và Lương Hồng Quang]
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.3. Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng 20June 15, 2010
Những điểm chung định nghĩa về PTCĐ:
- Cộng đồng phải tự xác định được các vấn đề khó khăn cần
giải quyết cho đời sống của chính cộng đồng mình.
- Cộng đồng phải tự chọn được những vấn đề cần ưu tiên bằng
cách phân tích định lượng và định tính.
- Cộng đồng phải xây dựng được các chương trình hành động
trên cơ sở phối hợp các nguồn lực bên ngoài.
- Triển khai và thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.3. Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng 21June 15, 2010
+ Nguyên lý phát triển cộng đồng:
- Nguyên lý PTCĐ dựa trên nguyên lý phát triển xã hội,
còn nguyên lý phát triển xã hội dựa vào nguyên lý phát
triển phổ quát:
. Phát triển (Development) là quá trình biến đổi về chất -
lượng, nếu chỉ biến đổi làm tăng về lượng thì đó chỉ là tăng
trưởng.
. Phát triển xã hội là sự biến đổi xã hội về mặt chất – lượng,
bao gồm tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh giáo dục, y tế về số
lượng cũng như chất lượng và các chỉ số về cơ sở hạ tầng,
các dịch vụ và có sự biến đổi theo hướng tiến bộ hơn, đẹp
hơn, tốt hơn
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.3. Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng 22June 15, 2010
- Nguyên lý tính tương đối: nghĩa là không nên tuyệt đối hóa
một vấn đề, một hiện tượng xã hội theo một quan điểm cụ
thể nào cả. Với nguyên lý này thì phát triển chỉ là tương đối.
- Nguyên lý tính đa dạng: cộng đồng được biểu hiện đa dạng,
phong phú nên PTCĐ cũng mang tính đa dạng và phong phú
tùy theo sự nhận diện cộng đồng.
- Nguyên lý tính bền vững: bởi mức độ đoàn kết tập thể trong
cộng đồng mà cộng đồng luôn có tính bền vững
Lý thuyết này xem xét sự phát triển của cộng đồng trong
tính toàn diện
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.3. Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng 23June 15, 2010
+ Mục đích phát triển cộng đồng:
- Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự
cân bằng cả vật chất - tinh thần, qua đó tạo sự chuyển biến
xã hội trong cộng đồng.
- Củng cố các thiết chế, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình chuyển biến và sự tăng trưởng của cộng đồng.
- Tạo sự bình đẳng giữa các nhóm xã hội khác nhau trong
việc tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, đẩy
mạnh công bằng xã hội.
- Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát
triển. Giúp cho cộng đồng từ một tình trạng kém phát triển,
tiến tới tự lực, tự cường.
2. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
2.3. Khái niệm phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng 24June 15, 2010
- Dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom up) tức là
phải xuất phát từ nhu cầu của chính người dân.
- Phải đồng bộ dựa trên mọi khía cạnh của cuộc sống kinh tế,
văn hóa, xã hội
- Chỉ đạt được hiệu quả khi nằm trong chiến lược phát triển
đúng đắn của quốc gia
- Sự tham gia của người dân là yếu tố cơ bản
- Cần tập trung vào phát triển năng lực trên cơ sở không “làm
thay”, “làm cho” người dân
- Phải tạo được sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân
và tạo được sự chuyển biến trong tổ chức, cơ cấu và các mối
tương quan lực lượng trong xã hội
3. Quan điểm và nguyên tắc hành động trong PTCĐ
3.1. Quan điểm định hướng PTCĐ
Phát triển cộng đồng 25June 15, 2010
- Xu hướng tăng cường năng lực (Capability Building) và tạo
sức mạnh (Empowerment) cho cộng đồng
- Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng phải luôn đi
đôi với nhau
- Phát triển cộng đồng được xem như một nghề có quy chế
chính thức.
3. Quan điểm và nguyên tắc hành động trong PTCĐ
3.2. Xu hướng PTCĐ hiện nay
Phát triển cộng đồng 26June 15, 2010
- Tin tưởng mọi người dân đều có khả năng tự quản lý cuộc
sống và vấn đề của chính mình
- Việc tạo sự công bằng cần phải thể hiện bằng những hành
động cụ thể, không chỉ là một khẩu hiệu.
- Dân chủ là nguyên tắc cần đề cao và hướng tới để đảm bảo
rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng.
- Mọi chương trình hành động trong PTCĐ phải do cộng đồng
tự giải quyết, nhằm bảo đảm tính tự chịu trách nhiệm.
- Không nên áp đặt chương trình PTCĐ từ trên hoặc từ bên
ngoài vào cộng đồng.
- Không nên đổ lỗi cho người dân bởi “hạn chế về nhận thức”,
mà phải thấy lỗi này do chính tay nghề của tác viên PTCĐ
3. Quan điểm và nguyên tắc hành động trong PTCĐ
3.3. Nguyên tắc hành động trong PTCĐ
Phát triển cộng đồng 27June 15, 2010
Câu hỏi thảo luận
1). Các yếu tố của sự bất cơng xã hội ?
2). Mục đích của phát triển là gì ?
3). Hãy nêu các đặc điểm của phát triển thành cơng và bền
vững ?
4). Các đặc điểm của một cộng đồng nghèo ?
5). Tăng năng lực cho người bị thiệt thịi là gì ?
6). Giá trị và các nguyên tắc của phát triển cộng đồng ?
7). Phương pháp phát triển cộng đồng lấy con người làm
trung tâm là gì ?
Phát triển cộng đồng
Chương 2:
Tiếp cận và tìm hiểu cộng đồng
Phát triển cộng đồng 29June 15, 2010
1. Diễn tiến tiếp cận và phương pháp tìm hiểu CĐ
1.1. Diễn tiến tiếp cận cộng đồng
PTCĐ cần phải thực hiện theo diễn tiến tiếp cận song hành
như sau:
+ Thực hiện những cuộc điều tra Xã hội học với qui mô phù
hợp với cộng đồng đang tìm hiểu.
+ Thực hiện nghiên cứu tham gia như:
- Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân
(Participatory Poor Assessment - PPA)
- Đánh giá nông thôn có người dân tham gia
(Participatory Rural Assessment - PRA)
+ Và thực hiện một số phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác
Phát triển cộng đồng 30June 15, 2010
Điều tra Xã hội học:
- Qui mô đối tượng rộng mang lại thông tin mang tính đại
diện cho toàn cộng đồng
- Một số yêu cầu trong phương pháp này:
+ Cách thức thiết kế cấu trúc bảng hỏi phải thật kỹ và thật
hoàn toàn khách quan khoa học Bảng hỏi được trắc
nghiệm (chạy thử) rồi mới sử dụng.
+ Nắm vững phương pháp chọn mẫu tùy thuộc vào vấn đề
nghiên cứu.
+ Điều tra viên cần được tập huấn kỹ, nắm vững nội dung
thông tin cần thu thập.
1. Diễn tiến tiếp cận và phương pháp tìm hiểu CĐ
1.2. Phương pháp tìm hiểu cộng đồng
Phát triển cộng đồng 31June 15, 2010
Tìm hiểu cộng đồng qua cứ liệu có sẵn
Trước khi tiếp cận một cộng đồng, tác viên phát triển phải
tìm hiểu tất cả những gì có thể biết được thông qua các
nguồn thông tin tư liệu có liên quan đến cộng đồng trong
cuộc nghiên cứu, như: thư tịch, tư liệu, sách báo, tạp chí
Ví dụ: thống kê về dân số, thông số về địa lý, sản lượng
sản xuất kinh tế, vấn đề nhân lực và nguồn lao động
Nguồn thông tin này không phải thật sự chính xác 100%
nhưng cung cấp cho ta một toàn cảnh rất có ích. Hoặc rất
tiện khi thu thập những thông tin cần đến mà các phương
pháp khác không thể thu thập được
1. Diễn tiến tiếp cận và phương pháp tìm hiểu CĐ
1.2. Phương pháp tìm hiểu cộng đồng
Phát triển cộng đồng 32June 15, 2010
Phỏng vấn sâu:
Phương pháp phỏng vấn sâu những đối tượng là những
người hiểu rõ bề sâu của cộng đồng, cần chuẩn bị:
- Vùng nội dung cần thu thập thông tin bằng những câu hỏi
ngắn gọn, dễ hiểu
- Tránh những câu hỏi chung chung không đi sâu vào vấn đề,
mà loại thông tin này khó lòng thu thập được bằng thống
kê, hay trong cứ liệu.
- Việc phỏng vấn sâu cần chú ý đến thời gian phỏng vấn,
tránh mất thời giờ và làm phiền người được phỏng vấn
1. Diễn tiến tiếp cận và phương pháp tìm hiểu CĐ
1.2. Phương pháp tìm hiểu cộng đồng
Phát triển cộng đồng 33June 15, 2010
Quan sát tham dự (lân la với người dân)
- Phương pháp này giúp tác viên thâm nhập thực tế, đi sâu
vào cộng đồng và tìm hiểu cộng đồng từ bên trong, nhìn
các vấn đề của cộng đồng bằng cái nhìn của chính người
dân.
- Chỉ cần hòa đồng, lắng nghe, quan sát tác viên sẽ nắm
bắt rất nhiều tâm tư, nguyện vọng, công việc hàng ngày