Tóm tắt. Bài báo phân tích tình hình phát triển công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn
2000- 2010. Tỉnh đã khai thác hợp lí những lợi thế về vị trí địa lí, dân cư lao động,
đường lối chính sách và cơ sở hạ tầng do đó trong 10 năm GDP công nghiệp đã
chiếm tỉ trọng cao khoảng 59,7% tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh. Giá trị sản xuất
công nghiệp ngày càng tăng, so với năm 2000 đến năm 2010 tăng 30 lần và có tốc
độ tăng bình quân về giá trị sản xuất đứng đầu trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đang có sự chuyển dịch. Tuy nhiên, trong
sự phát triển đó còn có hạn chế và thách thức về môi trường, nguồn cung cấp lao
động, quy hoạch và quản lí. . .
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 169-174
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2000-2010
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh
E-mail: violet-blueocean@yahoo.com
Tóm tắt. Bài báo phân tích tình hình phát triển công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn
2000- 2010. Tỉnh đã khai thác hợp lí những lợi thế về vị trí địa lí, dân cư lao động,
đường lối chính sách và cơ sở hạ tầng do đó trong 10 năm GDP công nghiệp đã
chiếm tỉ trọng cao khoảng 59,7% tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh. Giá trị sản xuất
công nghiệp ngày càng tăng, so với năm 2000 đến năm 2010 tăng 30 lần và có tốc
độ tăng bình quân về giá trị sản xuất đứng đầu trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đang có sự chuyển dịch. Tuy nhiên, trong
sự phát triển đó còn có hạn chế và thách thức về môi trường, nguồn cung cấp lao
động, quy hoạch và quản lí. . .
Từ khóa: Công nghiệp, Bắc Ninh, giá trị sản xuất, KCN.
1. Mở đầu
Đối với những nước xuất phát điểm kinh tế thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp như
Việt Nam để tăng trưởng kinh tế nhanh, giải quyết việc làm, thoát nghèo cần phải phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), quá trình này đang
diễn ra gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trong cao. Không nằm ngoài sự phát triển chung đó ngay từ
khi tái lập tỉnh (năm 1997), Bắc Ninh đã xác định ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp,
phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Bài báo này tập trung
phân tích thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2000-2010.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát chung
Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ, liền kề với Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, Bắc Ninh chịu sự tác động và lan toả mạnh
nhất từ các trung tâm kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và làm ảnh hưởng đến cơ
cấu và tốc độ tăng trưởng của tỉnh.
Từ Bắc Ninh có thể giao thương, trao đổi, chuyển giao công nghệ - kĩ thuật dễ
dàng với các tỉnh, thành phố của Việt Nam và các nước trên thế giới bằng đường sắt, ô
tô, đường biển và hàng không. Bắc Ninh cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng
169
Nguyễn Thị Huyền Trang
45km, cảng Hải Phòng khoảng 110km, cảng nước sâu Cái Lân khoảng 160km và có nhiều
tuyến đường ô tô quan trọng đi qua như quốc lộ 1A, 18, tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội
- Lạng Sơn – Trung Quốc. Các tuyến đường này là những huyết mạch nối Bắc Ninh với
các trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và đô thị lớn của Việt Nam, làm cho Bắc Ninh
trở thành cầu nối giữa các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh Đông Bắc
rộng hơn là Trung Quốc.
Bắc Ninh có nguồn lao động khá dồi dào, với 652,3 nghìn người chiếm 62,8% dân
số. Trình độ chuyên môn của người lao động ở mức khá, năm 2010 chiếm khoảng 38%
tổng lao động (từ trung cấp nghề đến địa học và trên đại học), tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao và cho nhu cầu tại khu công nghiệp.
Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến
khích sự phát triển của công nghiệp trong đó quan trọng là những chính sách về khu công
nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) làng nghề như: Nghị quyết số 02-NQ/TU,
ngày 4/5/2001 về việc xây dựng KCN Tiên Sơn, Quế Võ và khôi phục các làng nghề
truyền thống, xây dựng và quy hoạch CNN làng nghề; Quyết định số 60/2001/QB-UB
ngày 26/6/2001 về việc ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết
định 128/QĐ-UB ban hành Quy chế quản lý các KCN nhỏ và vừa, CCN làng nghề trên
địa bàn tỉnh. . .
Những chủ trương, nghị quyết trên là cơ sở thuận lợi để Bắc Ninh khai thác tốt hơn
tiềm năng của địa phương và đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp.
Bắc Ninh rất chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho phát triển công
nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Có thể nói cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh
đang được hiện đại hoá và đồng bộ. Mối liên hệ giữa nơi cung cấp nguyên, nhiên liệu với
nơi sản xuất và tiêu thụ luôn được đảm bảo thông suốt, nhanh chóng và kịp thời.
Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp, khá đồng đều trên phạm vi toàn tỉnh.
Giao thông vận tải bộ rất thuận tiện với sự phát triển của đường ô tô và sắt. Tỉnh có nhiều
tuyến quốc lộ quan trọng đi qua như quốc lộ 1A,1B, 18, 5 cho phép Bắc Ninh dễ dàng
thông thương với trung tâm kinh tế, văn hoá phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh)
đặc biệt là với Trung Quốc. Những tuyến đường tỉnh lộ và đường liên thôn, xã được sửa
chữa và xây dựng kiên cố.
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp
2.2.1. Những thành tựu
Ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ra đời từ rất sớm nhưng thực sự phát huy thế
mạnh, tạo nên sự tăng trưởng nhanh và đóng góp lớn với nền kinh tế tỉnh là từ năm 2000
đến nay.
Năm 2010, công nghiệp (không tính xây dựng) chiếm 59,6% GDP của tỉnh, tăng
nhanh so với năm 2000 (chỉ chiếm 27,7%). Tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp đạt
57%/năm [3]. GDP công nghiệp Tỉnh giai đoạn 2000 – 2010 [3]
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn từ 2.746,9 tỉ đồng năm 2000 tăng lên
84.707,8 tỉ đồng năm 2010, tăng gấp 30 lần chiếm 8,5% giá trị sản xuất công nghiệp của
170
Phát triển công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010
Hình 1. GDP công nghiệp Tỉnh giai đoạn 2000 – 2010 [3]
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và 8,7% về giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đồng
bằng sông Hồng, Bắc Ninh đứng thứ 5 trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (chỉ trên
Hải Dương và Hưng Yên) và thứ 4 vùng Đồng bằng sông Hồng (sau Hà Nội, Hải Phòng
và Vĩnh Phúc). Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất công nghiệp cao, khoảng
55% (giai đoạn 2005-2010), đứng đầu trong vùng kinh tế trọng điểm.
Bảng 1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2000 – 2010 [3]
* Giá thực tế
Ngành công nghiệp Năm 2000 Năm 2010
GTSX % GTSX %
(tỉ đồng)* (tỉ đồng)*
Công nghiệp điện tử - tin học - - 41.774 49,3
Thực phẩm, đồ uống 176,6 6,4 7.894,1 9,3
Luyện kim, sản xuất thép 603,1 21,9 7.694,6 9,0
Chế biến lâm sản 361,4 13,2 7.416,2 8,7
Chế tạo máy và các SP từ kim loại 226,9 8,2 6.288.8 7,4
Hoá chất và sản phẩm hoá chất 39,5 1,4 4.120,5 4,8
Vật liệu xây dựng 838,6 30,5 3.936,7 4,6
Giấy và các SP từ giấy 157,2 5,7 3.249,3 3,8
Dệt - may 137,7 5,0 2.120,2 2,5
Công nghiệp đã giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nội tỉnh và thu hút lượng
lớn lao động ngoại tỉnh. Lao động công nghiệp tăng từ 53.114 người (chiếm 10% lao động
toàn tỉnh) năm 2000 lên 188.714 người năm 2010 (chiếm 31,8%). Năng suất lao động
công nghiệp tăng nhanh từ 17,5 triệu đồng/người năm 2000 lên 136,5 triệu đồng/người
năm 2010 [3]. Bắc Ninh đã trở thành một trong những hạt nhân phát triển công nghiệp
toàn miền Bắc và là bộ phận quan trọng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam.
Cơ cấu ngành công nghiệp Bắc Ninh có sự chuyển dịch tích cực. Các ngành quan
trọng là: điện tử - tin học, thực phẩm, đồ uống; luyện kim, sản xuất thép; chế biến gỗ và
sản phẩm từ gỗ; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy... 171
Nguyễn Thị Huyền Trang
Bảng 2. Giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Ninh,
giai đoạn 2000-2010 [3]
Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế
Huyện/ T.P Năm Năm Năm % so với
2000 2005 2010 toàn tỉnh (2010)
Toàn tỉnh 2.746,9 13.015,3 84.707,8 100
T.P Bắc Ninh 563,5 1.850,6 12.594,4 14,9
T.X Từ Sơn 958,7 5.759,4 16.965,9 20,0
Tiên Du 140,3 1.969,3 9.630,7 11,4
Quế Võ 659,6 1.000,1 2.679,2 3,2
Yên Phong 170,2 1.011,8 38.552,0 45,5
Lương Tài 70,8 384,8 1.905,8 2,2
Thuận Thành 131,9 470,5 1.424,0 1,6
Gia Bình 51,9 568,8 956,1 1,2
Bắc Ninh đã chú trọng xây dựng và phát triển những sản phẩm chủ lực có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường như sản phẩm từ gỗ, kính, thiết bị điện, điện tử, thiết bị
thông tin liên lạc. Công nghiệp Bắc Ninh cũng đang chuyển dịch cơ cấu với xu hướng
giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến có hàm lượng kĩ thuật thấp, tăng tỉ trọng
các ngành công nghiệp cơ bản có hàm lượng kĩ thuật cao song vẫn còn chậm. Số lượng
các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng khá nhanh năm 2000 chỉ có 10.511 cơ sở đến năm
2010 đã tăng lên 29.379 cơ sở.
Sự hình thành và đi vào hoạt động của các KCN và CCN làng nghề đã góp phần
tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đến nay, cả tỉnh Bắc Ninh có 15 KCN
tập trung với tổng diện tích trên 7000 ha, có 10 khu đã và đang hoạt động (trong đó có 4
KCN có quy mô quốc gia: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Đại Đồng – Hoàn Sơn) với gần
190 doanh nghiệp, giá trị sản xuất của các khu công nghiệp chiếm tới gần 40% giá trị sản
xuất công nghiệp toàn tỉnh. Bắc Ninh cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước quy hoạch và
xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ. Các khu công nghiệp đã thu hút nhiều tập đoàn kinh tế
xuyên quốc gia nổi tiếng như: Canon, Samsung, ABB. . . Tính đến năm 2010, toàn tỉnh đã
thu hút trên 235 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh với tổng
số vốn đăng kí là 2.715,3 triệu USD, đứng thứ 5 ở vùng Đồng bằng sông Hồng về sức thu
hút đầu tư nước ngoài (tập trung chủ yếu vào các KCN). Cùng với các KCN là hệ thống
23 CCN làng nghề (được hình thành từ 61 làng nghề truyền thống đã được khôi phục và
các làng nghề cấy ghép) với giá trị sản xuất chiếm tới 75% giá trị sản xuất khu vực công
nghiệp ngoài quốc doanh. Giá trị các sản phẩm công nghiệp của KCN và CCN làng nghề
chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Cơ cấu lãnh thổ có sự thay đổi rõ nét, phân biệt thành hai khu vực với sự phát triển
khác nhau. Khu vực Bắc sông Đuống gồm các huyện, thành phố, thị xã: Bắc Ninh, Yên
Phong, Tiên Du, Quế Võ, Từ Sơn là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp với
các KCN và cụm công nghiệp làng nghề còn khu vực Nam sông Đuống gồm các huyện:
Lương Tài, Thuận Thành, Gia Bình công nghiệp kém phát triển chủ yếu là sản xuất công
nghiệp nhỏ và vừa.
172
Phát triển công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể. Khu vực kinh tế Nhà nước
vẫn đóng vai trò chủ đạo với những ngành công nghiệp then chốt nhưng có xu hướng giảm
nhanh tỉ trọng, đến năm 2010 khu vực này chỉ chiếm 3,09% giá trị sản xuất công nghiệp.
Khu vực ngoài nhà nước có tốc độ tăng vững chắc và chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên cũng
có sự giảm sút nhẹ, năm 2000 chiếm 58,7% đến năm 2010 giảm xuống còn 30,77%. Khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh đặc biệt là từ năm 2006 đến nay và ngày càng
chứng tỏ sức mạnh kinh tế của mình.
Hình 2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
theo thành phần kinh tế [3]
2.2.2. Hạn chế, thách thức
Không chỉ có những thành tựu như trên trong sự phát triển công nghiệp của Bắc
Ninh vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức.
Trước tiên là vấn đề môi trường đặc biệt là môi trường tại các làng nghề và KCN.
Quá trình sản xuất công nghiệp đã gây ô nhiễm nghiêm trọng: ô nhiễm không khí với bụi
khói gặp ở hầu hết các KCN và làng nghề, ô nhiễm nguồn nước do nước thải trực tiếp
không qua xử lí ở các làng nghề (giấy Phong Khê, sắt Đa Hội, đồ gỗ Hương Mạc. . . ) và
xả nước thải của một số doanh nghiệp tại KCN chủ yếu chứa các kim loại nặng và độc
hại, ô nhiễm tiếng ồn. . .
Thứ hai là đảm bảo nguồn lao động phổ thông cho các KCN và CCN làng nghề,
mặc dù đã có những cuộc xúc tiến lao động tại các tỉnh lân cận, thậm chí cả ở các tỉnh xa
(miền núi trung du phía Bắc) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ lao động cho các KCN và CCN.
Thứ ba là giải quyết chưa thật hợp lí lao động nông nghiệp khi chuyển đổi mục đích
sử dụng đất từ nông nghiệp sang xây dựng KCN và CCN làng nghề, phần lớn nguồn lao
động này phải bỏ quê lên các đô thị lớn tìm việc trong khi KCN và CCN làng nghề cần
lao động.
Thứ tư là việc quy hoạch phát triển công nghiệp chưa thống nhất và đồng bộ với
quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
173
Nguyễn Thị Huyền Trang
3. Kết luận
Xuất phát điểm kinh tế của Bắc Ninh là tỉnh thuần nông vì thế để thực hiện thành
công nhiệm vụ CNH – HĐH, Bắc Ninh đã ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp. Tỉnh
đã phát huy tốt các lợi thế về vị trí địa lí, dân cư lao động, chính sách và cơ sở hạ tầng cho
phát triển công nghiệp. Bắc Ninh trở thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đứng
đầu trong vùng kinh tế trong điểm phía Bắc, giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, tạo
ra nhiều việc làm, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, năng suất lao động cao. . . Trong
sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Bắc Ninh có sự đóng góp rất quan trọng của các
KCN và CCN làng nghề. Tuy nhiên, để công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội Bắc Ninh
nói chung phát triển bền vững cần quan tâm nhiều hơn và giải quyết triệt để các vấn đề về
môi trường, lao động cho các KCN, quy hoạch công nghiệp, quản lí công nghiệp. . .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban quản lí khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm 2007,
2008, 2009, 2010.
[2] Nghị Quyết ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh – năm 2001.
[3] Niên giám thống kê Bắc Ninh các năm 2000, 2010. NXB Thống kê.
[4] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2005. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nxb Đại học Sư
phạm.
[5] Văn phòng tỉnh uỷ Bắc Ninh. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI,
XVII, XVIII (năm 2001, 2005,2010.). Nxb Chính trị Quốc gia.
[6] Ngô Doãn Vịnh, 2005. Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đuờngdẫn tới giàu
sang). Nxb Chính trị Quốc gia.
ABSTRACT
Industrial development Bac Ninh during the 2000-2010
The article analyzes the situation of industrial development Bac Ninh period 2000
– 2010. The province has exploited the advantages of reasonable geographic location,
residential workers, the policy and infrastructure so that in 10 years of industrial GDP has
accounted for about 59.7% higher total product provincial social. The value of industrial
production is increasing, in 2000 compared to 2010 increased 30 times and the average
growth rate of output value leader in key economic areas in the North. The structure of
various industries, are shifting. However, such development has limitations and challenges
of environmental, labor supply, planning and managing...
174