Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tóm tắt. Đắk Lắk là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên có diện tích tự nhiên trên 13 nghìn km2, đứng thứ 2 trong vùng và thứ 4 cả nước, quy mô dân số trên 1,75 triệu người (năm 2010), đứng đầu vùng Tây Nguyên. Công nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP (18,5%), song tạo ra giá trị sản xuất khá, với 7.423,0 tỉ đồng, đứng đầu toàn vùng Tây Nguyên. Dựa vào lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, lao động, công nghiệp của tỉnh đã tập trung vào một số ngành quan trọng như chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất điện, chế biến gỗ - lâm sản. Các hình thức tổ chức lãnh thổ đang từng bước hình thành và phát triển như cụm công nghiệp, khu công nghiệp.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 157-164 This paper is available online at PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Lê Văn Nhất Sở Giáo dục - Đào tạo Đắk Lắk Tóm tắt. Đắk Lắk là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên có diện tích tự nhiên trên 13 nghìn km2, đứng thứ 2 trong vùng và thứ 4 cả nước, quy mô dân số trên 1,75 triệu người (năm 2010), đứng đầu vùng Tây Nguyên. Công nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP (18,5%), song tạo ra giá trị sản xuất khá, với 7.423,0 tỉ đồng, đứng đầu toàn vùng Tây Nguyên. Dựa vào lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư, lao động, công nghiệp của tỉnh đã tập trung vào một số ngành quan trọng như chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất điện, chế biến gỗ - lâm sản... Các hình thức tổ chức lãnh thổ đang từng bước hình thành và phát triển như cụm công nghiệp, khu công nghiệp... Từ khóa: phát triển công nghiệp, Đắk Lắk, cơ cấu công nghiệp. 1. Mở đầu Công nghiệp là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành công nghiệp phát triển sẽ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và là động lực cho cả nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra phương hướng chung: “. . . Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. . . ” [2]. Công nghiệp (cùng với xây dựng) ở Đắk Lắk hiện nay tuy mới chiếm 18,5% GDP và 8,5% lao động đang làm việc, nhưng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành nông, lâm nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh và bền vững. Ngày nhận bài 7/10/2012. Ngày nhận đăng 20/1/2013. Liên lạc Lê Văn Nhất, e-mail: lenhatdaklak@gmail.com 157 Lê Văn Nhất 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát chung Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng. Mạng lưới giao thông phát triển với các tuyến đường quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ như quốc lộ 14, quốc lộ 26, 27, lại có sân bay Buôn Ma Thuột đủ khả năng phục vụ các chuyến bay trong nước và khu vực Asean. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Đắk Lắk mở rộng giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa nói chung và công nghiệp nói riêng không chỉ trong vùng, với Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ mà còn tăng cường khả năng liên kết giữa Đắk Lắk với các tỉnh trong cả nước, mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế. Đắk Lắk có tiềm năng về khoáng sản, nhất là khoáng sản phi kim loại (như cao lanh, fespat, đá xây dựng, cát, cuội, sỏi xây dựng, than bùn...) phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên đất của tỉnh phong phú, đa dạng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm đặc trưng là cà phê, cao su, điều... trên đất đỏ; mía, bông, ngô, sắn... là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Tài nguyên rừng dồi dào, với tổng diện tích 610,5 nghìn ha (trong đó rừng tự nhiên là 567,9 nghìn ha), đứng thứ 5 cả nước (sau Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum và Sơn La) [6], có nhiều loại cây đặc sản có giá trị kinh tế. Với hai hệ thống sông chính là sông Xrê Pôk và sông Ba cùng nhiều sông suối nhỏ có trữ lượng thủy điện lớn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất điện. Là một tỉnh tương đối đông dân (trên 1,75 triệu người năm 2010, đứng đầu vùng Tây Nguyên), nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức trong quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp. 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp 2.2.1. Quy mô giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp Đắk Lắk có vị trí khiêm tốn trong cơ cấu GDP, tuy đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm, từ 13,9% năm 2000 lên 17,2% năm 2005 và 18,5% năm 2010 [1]. So với cả nước (41,6%) và vùng Tây Nguyên (23,1%) thì tỉ trọng của khu vực công nghiệp (cùng với xây dựng) còn thấp. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng khá nhanh, từ 722,8 tỉ đồng năm 2000 lên 1.918,1 tỉ đồng năm 2005 và 7.423,0 tỉ đồng năm 2010, sau 10 năm tăng 10,3 lần, đứng đầu toàn vùng Tây Nguyên với tỉ trọng 32,3% [1, 6]. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình năm giai đoạn 2001 - 2010 đạt 20,4%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 15,6%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 25,1%/năm, cao hơn mức trung bình của toàn vùng Tây Nguyên (14,2%/năm) và cả nước (14,9%/năm) [6]. 158 Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế Sự phát triển công nghiệp của Đắk Lắk trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế khác nhau: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hình 1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 (%) [1] Nhìn chung khu vực kinh tế trong nước giữ vai trò chủ đạo, chiếm gần như tuyệt đối giá trị của ngành công nghiệp (98,7 - 98,8%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến năm 1996 mới xuất hiện, song cho đến nay vẫn còn nhỏ bé. Ở khu vực kinh tế trong nước thì thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao hơn và có xu hướng tăng, từ 52,2% năm 2000 lên 72,6% năm 2010, tập trung ở thành phần tư nhân và cá thể. Khu vực Nhà nước tuy có xu hướng giảm trong cơ cấu giá trị sản xuất, từ 46,5% năm 2000 xuống 26,2% năm 2010 và tập trung ở thành phần Nhà nước Trung ương, song nắm giữ những ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất điện, giấy và các sản phẩm từ giấy, cơ khí... [1, 8] 2.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo ngành Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giai đoạn 2000 - 2010), cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk có nhiều thay đổi theo 3 nhóm ngành và trong từng ngành. - Cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành: Nhóm ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm ưu thế, tuy tỉ trọng có giảm xuống, từ 84,0% năm 2000 xuống 82,0% năm 2005 và 73,1% năm 2010 [1], điều này phù hợp với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu tại chỗ như nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản, khoáng sản phi kim loại... Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, ga, nước chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, từ 14,5% năm 2000 lên 22,3% năm 2010, đặc biệt là ngành sản xuất điện do có nguồn thủy điện dồi dào. Nhóm ngành công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (4,6% năm 2010). Tuy nhiên, ngành này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho 159 Lê Văn Nhất ngành xây dựng và kết cấu hạ tầng cũng như giải quyết việc làm tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. - Các ngành công nghiệp chủ yếu: Cơ cấu công nghiệp theo ngành của Đắk Lắk tương đối đa dạng. Ba ngành dẫn đầu về giá trị sản xuất là công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp điện và công nghiệp chế biến gỗ - lâm sản. Tiếp theo là các ngành khai thác đá và mỏ khác, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt - may, da - giày... Bảng 1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2010 [1] (tỉ đồng, giá hiện hành và %) Các ngành Năm 2000* Năm 2005 Năm 2010 Tổng số (tỉ đồng) 722,8 1.918,1 7.423,0 Trong đó (%) 100,0 100,0 100,0 - Chế biến lương thực - thực phẩm 38,8 50,3 36,1 - Sản xuất điện 13,4 11,5 21,6 - Chế biến gỗ - lâm sản 22,8 16,1 11,0 - Khai thác đá 1,5 5,2 4,6 - Vật liệu xây dựng 5,5 4,2 3,3 - Dệt - may, da - giày 5,6 4,6 3,1 - Công nghiệp khác 12,4 8,1 20,3 * Năm 2000 bao gồm cả tỉnh Đắk Nông + Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là ngành công nghiệp chủ đạo của Đắk Lắk. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tăng nhanh, từ 280,8 tỉ đồng năm 2000 (chiếm 38,8%) lên 2.682,3 tỉ đồng năm 2010 (chiếm 36,1%) đứng đầu toàn ngành công nghiệp. Toàn tỉnh có 3.692 cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. Sự phát triển của ngành tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hàng loạt các cơ sở chế biến cà phê, cao su, điều, chế biến mía đường, chế biến tinh bột sắn, ngô, chế biến bông,. . . đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Tiêu biểu là Công ty Liên doanh Chế biến Cà phê Xuất khẩu Buôn Ma Thuột, Xí nghiệp Chế biến Cà phê Xuất khẩu Đắk Lắk, Nhà máy Chế biến Cà phê Hòa tan Trung Nguyên, Công ty Mía đường 333, Nhà máy Chế biến Mủ cao su Đắk Lắk,. . . Các ngành này được tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar), thị xã Buôn Hồ . . . + Công nghiệp điện lực được phát triển dựa trên nguồn trữ lượng thủy năng lớn của hệ thống sông Xrê Pôk và nhiều sông suối khác. Ngành này hiện đứng thứ hai về giá trị sản xuất (sau công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm) với tỉ trọng là 21,6%. Giá trị sản xuất tăng nhanh, từ 96,5 tỉ đồng năm 2000 lên 221,0 tỉ đồng năm 2005 và đạt tới 1.602,0 tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp 16,6 lần). Sản lượng điện tăng liên tục, từ 189 triệu KWh năm 2000 lên 342,1 triệu KWh năm 2005 và 710 triệu KWh năm 2010 [1]. Mặc dù vậy, so với tiềm năng và nhu cầu thì giá trị sản xuất mà ngành này còn nhỏ bé. Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ được xây dựng với công 160 Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa suất gần 15 MW. Có 3 nhà máy đang hoạt động (Đrây H’Linh 1, Đrây H’Linh 2 và EaH’Leo) có tổng công suất 12.670 KW. Ngoài ra, còn có 23 trạm thủy điện nhỏ với tổng công suất là 3.050 KW. Sản lượng điện hàng năm là 393 triệu KWh. Tỉnh cũng đã và sẽ đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện lớn trong thời gian tới như Buôn Kuốp (công suất 280MW), Krông Năng (công xuất đạt 86 MW), Xrê Pôk III ở Buôn Đôn (công suất 60 MW), Buôn Tua Srah, Krông Kmar. . . Sản lượng điện dự kiến đạt khoảng 800 triệu KWh. + Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản cũng là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của Đắk Lắk, chiếm 11,0% giá trị sản xuất công nghiệp với mức tăng trưởng khá, từ 165,1 tỉ đồng năm 2000 lên 813,1 tỉ đồng năm 2010. Toàn tỉnh có 980 cơ sở công nghiệp, tiêu biểu như Công ty Khai thác Chế biến Lâm sản Ea Súp, Công ty Lâm sản Buôn Ma Thuột, Công ty Khai thác Chế biến Lâm sản Krông Búk,. . . Các sản phẩm chủ yếu là gỗ xẻ để phục vụ cho sản xuất giường, tủ, bàn ghế và xuất khẩu. Tuy nhiên trang thiết bị công nghệ của ngành này phần lớn còn lạc hậu, trong khi sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên rất đa dạng về chủng loại và kích thước thân cây, tỉ lệ gỗ cành nhánh, gỗ kém phẩm chất rất nhiều. Với các dây chuyền chế biến truyền thống không còn phù hợp, không nâng cao được tỉ lệ tận dụng, chất lượng chế biến lâm sản chưa cao, hiệu quả thấp, chưa tạo ra được các sản phẩm tinh chế có giá trị cao. Đó là những khó khăn cần được tháo gỡ, đầu tư nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của ngành này. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dụng thêm một số cơ sở sản xuất mới với công nghệ hiện đại để có sản phẩm chất lượng cao và đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất từ song, mây, tre, lồ ô,. . . + Công nghiệp khai thác đá và mỏ khác đứng thứ tư về giá trị sản xuất công nghiệp với tỉ trọng 1,5% năm 2000 và 4,6% năm 2010. Hiện toàn tỉnh có 217 cơ sở khai thác đá và các mỏ khác [1]. Ngành công nghiệp khai thác đá được phát triển để phục vụ cho xây dựng các nhà máy thủy điện và công trình cầu đường. Ngoài ra, trên địa bàn Đắk Lắk còn phát triển một số ngành công nghiệp khác như dệt - may, da - giày, vật liệu xây dựng, cơ khí,. . . dựa trên lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và nhu cầu thị trường. Nhìn chung, cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh thời gian qua đã có những thay đổi theo hướng đa dạng hóa, các ngành mới xuất hiện hướng vào khai thác các thế mạnh của tỉnh đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 2.2.4. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ - Về giá trị sản xuất cũng có sự phân hoá sâu sắc giữa các địa phương. Thành phố Buôn Ma Thuột có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất (chiếm 53,0% giá trị sản xuất công nghiệp cả tỉnh). Ở đây tập trung 1.644 cơ sở sản xuất công nghiệp (18,9% tổng số cơ sở), trong đó có 7 cơ sở công nghiệp do Nhà nước quản lí như Công ty Khai thác Chế biến Lâm sản Ea Súp, Công ty Công nghiệp rừng Tây Nguyên, Công ty Lâm sản Buôn 161 Lê Văn Nhất Ma Thuột cùng với nhiều cơ sở tư nhân. Một số huyện có giá trị sản xuất công nghiệp khá là Ea Kar (13,1%), Ea H’Leo (11,4%), Krông Păk (5,1%), Cư Mgar (4,6%). Ở đây tập trung tới 2.848 cơ sở công nghiệp cá thể (chiếm 33,8% toàn tỉnh) thuộc các lĩnh vực chế biến nông sản (cà phê, cao su, tiêu, điều, xay sát gạo, ngô...); khai thác đá, cát, sỏi,... Mười huyện, thị xã còn lại chỉ chiếm 12,8% giá trị sản xuất toàn ngành [1]. - Trên địa bàn của tỉnh hiện nay đã hình thành và phát triển một số hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp như cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Các hình thức này bước đầu đã mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. + Cụm công nghiệp [7, 8]: Cụm công nghiệp Buôn Hồ (huyện Krông Buk) tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản (cà phê, cao su, xay sát gạo, ngô, chế biến thức ăn gia súc, gỗ xuất khẩu); sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất phân vi sinh; công nghiệp nhựa, bao bì; cơ khí sửa chữa máy móc các loại, công nghiệp hàng tiêu dùng. Cụm công nghiệp Ea Đar (huyện Ea Kar) nằm trên địa phận xã Ea Đar, huyện Ea Kar, qui mô 51,5 ha với các ngành chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa; chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ cao cấp; sản xuất hàng tiêu dùng. Cụm tiểu thủ công nghiệp Buôn Ma Thuột tại km 8, tỉnh lộ 8 thuộc phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ vào sản xuất các ngành nghề thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm sản, sản xuất cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, hàng thổ cẩm v.v... Ngoài ra, tỉnh sẽ triển khai quy hoạch thêm một số cụm công nghiệp ở Đông Bắc thành phố như ở phường Thành Nhất, Tân An, Khánh Xuân. Sự phát triển của các cụm công nghiệp đang và sẽ góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các cơ sở công nghiệp trong cụm đã bước đầu được đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ. Ngoài việc tạo ra các loại sản phẩm xuất khẩu còn giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các huyện, thị xã và thành phố. + Khu công nghiệp: Tỉnh Đắk Lắk đang triển khai quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật cho khu công nghiệp Hòa Phú (nằm kề khu công nghiệp Tâm Thắng của tỉnh Đăk Nông). Các khu công nghiệp này sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Từ đó, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, khẳng định vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, Đắk Lắk cũng giống như một số tỉnh Tây Nguyên khác là đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Vì vậy, trong tổ chức sản xuất các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, các hình thức tiến bộ của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới ở giai đoạn đầu. 162 Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những thành tựu Ngành công nghiệp Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giai đoạn 2000 - 2010) mặc dù chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu GDP, nhưng đã dần khẳng định được vai trò trong nền kinh tế. Trên cơ sở khai thác các lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như gắn với xu thế hội nhập, sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt được một số thành tựu nổi bật: - Sản xuất duy trì được tốc độ phát triển nhanh, ổn định. Tốc độ tăng trưởng của cả giai đoạn 2000 - 2010 là 20,4%/năm, năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 7.423 tỉ đồng (giá hiện hành), tăng 10,3 lần so với năm 2000. - Các ngành công nghiệp thế mạnh được quan tâm đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại như ngành công nghiệp chế biến cà phê, chế biến mủ cao su. . . bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt. - Sản xuất công nghiệp đang thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế thuộc khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự đa dạng về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm. - Đắk Lắk đã chú trọng và tích cực đẩy mạnh sản xuất, khai thác các mặt hàng công nghiệp có lợi thế để xuất khẩu như sản phẩm của cây công nghiệp, lâm sản và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. - Phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, làm thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. - Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất công nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Các thủ tục hành chính được cải cách nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. . . Nhờ đó tạo khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. 2.3.2. Những hạn chế - Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên là những ngành chủ đạo; các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, ngành có hàm lượng công nghệ cao còn chiếm tỉ trọng nhỏ. - Thiếu sự liên kết giữa công nghiệp Trung ương và công nghiệp Địa phương trên địa bàn tỉnh trong một số lĩnh vực công nghiệp, tiêu biểu là trong hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp cơ khí. . . - Hệ thống hạ tầng kĩ thuật, nhất là hệ thống giao thông vận tải còn nhiều bất cập, trang thiết bị kĩ thuật của các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, chưa hoàn thiện, công nghệ lạc hậu, đầu tư chắp vá cùng với sự hạn chế về trình độ quản lí, nguồn lao động. . . dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao, chi phí trung gian còn lớn, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh yếu, nhiều sản phẩm chỉ qua sơ chế thô nên giá trị sản phẩm thấp. 163 Lê Văn Nhất - Chất lượng quy hoạch, quản lí công nghiệp triển khai chậm, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. - Tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, còn lơi lỏng trong công tác quản lí, để gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và cảnh quan thiên nhiên. 3. Kết luận Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc nghiên cứu phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở khai thác các lợi thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tỉnh đã tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ đạo như chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất điện, chế biến gỗ - lâm sản, khai thác đá... với các hình thức tổ chức lãnh thổ tiến bộ (cụm công nghiệp, khu công nghiệp) và đã có những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, để sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả cao và bền vững, trong những năm tới, Đắk Lắk còn phải thực hiện một loạt các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là huy động và sử dụng nguồn vốn, khoa học - công nghệ, thị trường, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. Niên giám thống kê các năm 2005, 2009, 2010. [2] Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015. [3] Lê Văn Nhất, 2004. Kinh tế Đắk Lắk trong thời kì đổi mới: tiềm năng, thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ Địa lí. [4] Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, 2011. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Lê Thông (chủ biên), 2010. Việt Nam các tỉnh và thành phố. Nxb Giáo dục Việt Nam. [6] Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê Việt Nam 2011.
Tài liệu liên quan