Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong xu thế hội nhập quốc tế

Tóm tắt. Chủ động hội nhập quốc tế kết hợp với phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mong muốn do nhiều nguyên nhân. Để trở thành vùng phát triển công nghiệp năng động của cả nước, đòi hỏi các địa phương trong vùng phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong xu thế hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 132-140 This paper is available online at PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Lê Anh Tuấn Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội Tóm tắt. Chủ động hội nhập quốc tế kết hợp với phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mong muốn do nhiều nguyên nhân. Để trở thành vùng phát triển công nghiệp năng động của cả nước, đòi hỏi các địa phương trong vùng phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên. Từ khóa: Miền Trung, kinh tế trọng điểm, hội nhập quốc tế, công nghiệp. 1. Mở đầu Nằm ở trung độ, với vị trí là “mặt tiền” của đất nước hướng ra Biển Đông, có nhiều tiềm năng và lợi thế trong thu hút đầu tư cũng như phát triển kinh tế, nhưng từ bao đời nay, trừ một số đô thị lớn, VKTTĐMT vẫn là dải đất nghèo so với nhiều vùng khác trong cả nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế, với khát vọng vươn lên, toàn vùng đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Những nỗ lực đã đã mang lại những kết quả khả quan, VKTTĐMT đang dần trở thành vùng phát triển năng động của cả nước. Trong thành quả chung đó, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực cho tăng trưởng, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Bài báo phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại của hoạt động công nghiệp ở VKTTĐMT trong giai đoạn 2000 - 2010. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát chung - Có diện tích 27.976,7 km2, dân số 6.150,3 nghìn người (2010) [3], với chuỗi đô thị đang phát triển, các khu kinh tế (KKT) nằm trải dài trên 558 km bờ biển, VKTTĐMT Received July 20, 2012. Accepted January 24, 2013. Contact Lê Anh Tuấn, e-mail address: tuan854@gmail.com 132 Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong xu thế hội nhập... có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Là mặt tiền của cả nước, tiểu vùng sông Mekong và châu Á - Thái Bình Dương. Từ đây, có thể nối với các nước khác trong khu vực qua các tuyến đường Đông – Tây cũng như đi ra thế giới thông qua hệ thống các cảng biển và cảng hàng không hiện có. Đây là vùng có trục hạ tầng lớn của đất nước với quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt, đường điện 500 kV,... Đó là những lợi thế to lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng nguyên nhiên liệu, máy móc cũng như trao đổi hàng hóa từ bên ngoài vào vùng và ngược lại. - Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh để xây dựng cảng nước sâu, thuận lợi cho phát triển công nghiệp gắn với biển như đóng và sửa chữa tàu thuyền; dịch vụ hàng hải; lọc hóa dầu; năng lượng; chế biến nông-lâm-thủy sản; hóa chất; vật liệu xây dựng,. . . Một số loại khoáng sản như than đá, quặng urani, vàng, sắt, kaolin, cát thủy tinh, felsapt, đá vôi, đá xây dựng, sét gạch ngói,. . . là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Tài nguyên thủy, hải sản rất phong phú là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản của vùng. - Dân cư có truyền thống cách mạng, cần cù, hiếu học; nguồn nhân lực tương đối đông đảo, giá rẻ là một lợi thế cho vùng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác là đơn đặt hàng cho ngành công nghiệp trong vùng phát triển. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ hội để phát huy vị trí và vai trò của vùng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Việt Nam nói chung và nhất là VKTTĐMT đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm cùng với xu thế chuyển giao công nghệ và phân công quốc tế làm tăng cơ hội thu hút đầu tư. Một số công trình đầu tư lớn, trọng điểm trong vùng đã bắt đầu đi vào khai thác, hoạt động tạo thuận lợi hơn nữa cho quá trình phát triển công nghiệp. 2.2. Tình hình phát triển và phân bố - Công nghiệp đã thực sự là ngành xương sống, đóng vai trò là động lực cho sự phát triển chung của vùng. + Đóng góp vào GDP của công nghiệp ngày càng tăng lên, từ 29,1% (cùng với xây dựng) năm 2000 lên 36,1% năm 2005 và đạt 42,5% năm 2010 [4], dẫn đầu trong 3 khu vực kinh tế. Quy mô sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 11.002 tỉ đồng (theo giá thực tế) năm 2000 lên 31.291 tỉ đồng năm 2005 và đạt 173.214 tỉ đồng năm 2010, chiếm 5,8% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước [4]. Về giá trị tuyệt đối, năm 2010 tăng gấp 15,7 lần so với năm 2000. Trong giai đoạn 2000 – 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình năm về giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,7% (cao hơn mức trung bình của cả nước là 16,0%), còn giai đoạn 2006 – 2010 lên tới 22,9% (trong khi cả nước là 14,2%). + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh trong giai đoạn vừa qua là kết quả của quá trình đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ và thu hút đầu tư nước ngoài. + Việc phát triển mạnh mẽ công nghiệp trên cơ sở khai thác những lợi thế của vùng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho một bộ phận lao động của vùng. 133 Lê Anh Tuấn Các sản phẩm công nghiệp ngày càng nhiều về số lượng, phong phú về chủng loại, tốt về chất lượng càng làm đa dạng hơn các mặt hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. - Cơ cấu công nghiệp của vùng đã có những chuyển biến tích cực phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Về cơ cấu ngành, nhóm ngành chiếm ưu thế tuyệt đối là công nghiệp chế biến (tới 94,5% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng năm 2010). Tiếp theo là nhóm điện – ga – nước (3,7%) và nhóm công nghiệp khai thác (1,8%) [6]. Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng ngày càng đa dạng hơn, mà sự xuất hiện của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm dầu mỏ từ khi KKT Dung Quất đi vào hoạt động năm 2008 có thể coi như bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của vùng. Về cơ cấu thành phần, kinh tế Nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo, năm 2010 chiếm 58,1% giá trị sản xuất, tiếp đến là kinh tế ngoài Nhà nước (32,6%), còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng không đáng kể (9,3%) [3,4]. Giá trị sản xuất công nghiệp có sự phân hóa theo tỉnh, thành phố trong vùng. Nếu như giai đoạn 2000 – 2005, Đà Nẵng luôn đứng đầu về giá trị sản xuất thì đến năm 2010 đã phải nhường vị trí này cho Quảng Ngãi do liên quan tới sự hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Năm 2010, Quảng Ngãi có giá trị sản xuất công nghiệp gần 98,5 tỉ đồng (chiếm 56,8% toàn vùng), thấp nhất là Thừa Thiên – Huế với 13,5 nghìn tỉ đồng (7,8%). - VKTTĐMT đã hình thành được một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, vừa có các ngành mũi nhọn mang tính chủ lực với công nghệ cao vừa có các ngành truyền thống, tiểu thủ công nghiệp. Xếp theo thứ tự về giá trị sản xuất đó là ngành sản xuất sản phẩm dầu mỏ, thực phẩm – đồ uống, chế biến gỗ - lâm sản, cơ khí,. . . Biểu đồ 1. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành năm 2010 (%) [4] + Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ: Đây là ngành công nghiệp mới xuất hiện trong vùng từ sau năm 2008 gắn với việc hình thành KKT Dung Quất và nhà máy lọc dầu cùng tên. Việc hoạt động nhà máy này với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu/năm là cú huých đối với nền kinh tế của vùng nói riêng và cả dải đất miền Trung nói chung. Năm 2010, ngành này chiếm gần 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Các sản phẩm từ dầu mỏ rất đa dạng (các loại xăng, dầu, chất dẻo,. . . ) phục vụ cho thị trường trong nước. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có các sản phẩm này với sản lượng hơn 5,7 134 Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong xu thế hội nhập... tấn xăng, dầu các loại năm 2010. + Công nghiệp thực phẩm – đồ uống: Là ngành công nghiệp truyền thống được phát triển tương đối mạnh gắn với tiềm năng của vùng, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động và đóng góp đáng kể vào các mặt hàng xuất khẩu. Năm 2010, ngành này chiếm 12,6% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng và đứng hàng thứ hai sau công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ với các sản phẩm chủ yếu là bia rượu, nước giải khát, thủy sản đông lạnh, nước mắm, đường mía và các sản phẩm khác. Bảng 1. Một số sản phẩm công nghiệp chính của VKTTĐMT năm 2010 [4] TT Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng % cả nước 1 Sản phẩm dầu mỏ Nghìn tấn 5.735,6 100,0 2 Xi măng Nghìn tấn 1.783,6 3,2 3 Thủy sản chế biến Nghìn tấn 48,1 3,8 4 Quần áo may sẵn Triệu chiếc 158,7 5,2 5 Bia các loại Triệu lít 352,2 14,8 6 Vải lụa Triệu m2 71,3 5,8 7 Đường tinh chế Nghìn tấn 55,5 5,3 8 Điện sản xuất Triệu KWh 1.619,4 1,8 Hiện nay, trong vùng có nhà máy nước khoáng Quảng Ngãi, nhà máy sản xuất rượu Sakê và rượu trắng (Thừa Thiên – Huế), nhà máy liên doanh sản xuất bia Foster (Đà Nẵng), nhà máy bia Huda (Thừa Thiên – Huế). Ngoài ra còn có các nhà máy đường Quảng Ngãi, nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Núi Thành (Quảng Nam), chế biến rau quả đóng hộp Tam Kỳ,... Tuy nhiên, do thị trường không thật ổn định, nhu cầu tiêu thụ cũng như thị hiếu hay thay đổi nên ngành công nghiệp này gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển. Do vậy, ngành công nghiệp này đang được chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng chế biến, tạo nên những sản phẩm có chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường. + Công nghiệp chế biến gỗ - lâm sản: Ngành này đứng thứ ba với 8,1% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Gỗ và các loại được khai thác chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên rồi đưa về chế biến ở vùng này. Các sản phẩm chính gồm có gỗ các loại được gia công và sản xuất các sản phẩm từ gỗ. + Công nghiệp cơ khí: Đứng hàng thứ tư với 7,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Ở đây chủ yếu là cơ khí sửa chữa, đóng mới tàu thuyền loại nhỏ phục vụ vận tải và nghề cá. Ngoài ra còn có các phân ngành cơ khí phục vụ chế biến nông – thủy sản, sản xuất các loại phụ tùng, cho công nghiệp nhẹ, các cấu kiện cho xây dựng cơ bản,... Công nghiệp cơ khí phát triển mạnh ở Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế. + Công nghiệp vật liệu xây dựng: Chiếm 6,5% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng năm 2010 và đứng hàng thứ năm trong số các ngành công nghiệp. Dựa vào thế mạnh về nguyên liệu và nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng nên ngành này được phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng. Các sản phẩm của ngành là xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác 135 Lê Anh Tuấn như ngói nung, gạch nung, vôi, gạch tuynen, bê tông, đá xây dựng,... Nhiều loại đã chiếm lĩnh được thị trường nội vùng cũng như thị trường trong cả nước. Hiện nay, ngành đang đổi mới công nghệ, kĩ thuật để sản xuất một số sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp tại một số địa phương có lợi thế. Ngoài các nhà máy xi măng ở Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, trong vùng còn có các nhà máy sản xuất bê tông Hải Vân, Thiên Sơn (Quảng Ngãi), các nhà máy gạch men sứ Đồng Tâm, Phú Bài cùng với các cơ sở sản xuất gạch men ceramic và sứ vệ sinh ở Đà Nẵng, Huế,... Biểu đồ 2. Lược đồ công nghiệp VKTTĐMT + Công nghiệp dệt may – da giầy: Là ngành truyền thống của vùng dựa trên những lợi thế về nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, ngành này chiếm 6,2%, tạo ra việc làm cho hàng vạn lao 136 Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong xu thế hội nhập... động. Các sản phẩm chủ yếu của ngành là vải sợi, quần áo may sẵn, quần áo dệt kim, giày dép các loại. Trong thời gian tới, ngành phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại, hướng vào khâu thiết kế, tạo mẫu mốt, sản phẩm cao cấp và chú trọng phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và phụ tùng cho ngành. Các cơ sở dệt may – da giày phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế,.... Ngoài các ngành nêu ở trên, VKTTĐMT còn có các ngành công nghiệp khác như sản xuất điện, hóa chất, điện tử - tin học và một vài ngành khác với giá trị sản xuất nhỏ. Bên cạnh đó, các làng nghề thủ công truyền thống về gốm, đúc đồng, mộc, đá mỹ nghệ,... cũng có những đóng góp nhất định. Nhìn chung, trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành công nghiệp trong vùng đã xây dựng được một cơ cấu ngành đa dạng, sản xuất ra được nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu nội vùng, trong nước và quốc tế, trong đó quan trọng nhất là các sản phẩm từ dầu mỏ. - Sự phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) đã đem lại kết quả đáng khích lệ, các hình thức này đã khẳng định được vai trò cũng như mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển công nghiệp của vùng. Tính đến hết năm 2010, toàn vùng có 4 KKT ven biển với tổng diện tích là 28.741 ha và 27 KCN với diện tích 6.291,53 ha đang hoạt động. Trong quá trình hội nhập, các KKT, KCN đã góp phần rất lớn vào thu hút đầu tư, công nghệ từ bên ngoài và phát triển sản xuất công nghiệp, góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Đây chính là nơi hình thành và phát triển nhiều ngành công nghiệp chủ lực có quy mô lớn như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ô tô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông-lâm-thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, cơ khí,... Đặc biệt, giai đoạn 2006 - 2010, đã hình thành tại KKT Dung Quất tổ hợp công nghiệp nặng đầu tiên của Việt Nam, gồm các nhà máy lọc dầu, đóng tàu, chế tạo thiết bị công nghiệp nặng Doosan, nhựa Polypropylene, luyện cán thép, nhiên liệu sinh học. Sự phát triển của KKT Dung Quất đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu ngành công nghiệp của toàn vùng, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới mà trong đó quan trọng nhất là ngành lọc hóa dầu. 2.3. Hạn chế, tồn tại - Quy mô các doanh nghiệp trong vùng vẫn còn nhỏ bộ, chưa thực sự có nhiều các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đã thế, cơ cấu sản phẩm công nghiệp tại các KCN, KKT của các tỉnh trong vùng có sự tương đồng, trùng lắp làm hạn chế khả năng cạnh tranh chung của vùng và bị phân tán nguồn lực đầu tư. - Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất công nghiệp vẫn còn ít. Năng suất lao động công nghiệp của vùng chưa cao do lao động tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chế biến nông-lâm-thủy sản và các ngành còn sử dụng các công nghệ cần nhiều lao động. - Công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển, do đó chưa khai thác được hết các tiềm năng, thế mạnh về nguyên liệu, lao động, vốn,... của các địa phương để phục vụ phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trong vùng. - Ngành công nghiệp chưa phát huy vai trò trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động 137 Lê Anh Tuấn của vùng. Lao động công nghiệp mới chiếm trên dưới 10% tổng số lao động và phân bố không đồng đều giữa các địa phương. - Sự phát triển các KKT, KCN trong vùng vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn về xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ cấu đầu tư vào các KCN còn nhiều bất cập, chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm là các ngành thu hút nhiều lao động và có tỉ lệ xuất khẩu cao,.. Các dự án sử dụng nhiều vốn còn khá khiêm tốn. - Vấn đề môi trường do quá trình phát triển công nghiệp cũng đã bắt đầu bộc lộ mà nếu khụng có biện phỏp giải quyết và phũng ngừa sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của vùng. 2.4. Nguyên nhân và giải pháp 2.4.1. Nguyên nhân - Xuất phát điểm nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của các địa phương trong vùng thấp. Dân cư nông thôn chiếm tới 79% dân số, tỉ lệ nghèo cao hơn bình quõn cả nước, thu nhập bình quân đầu người thấp làm cho sức mua thấp, nền kinh tế sản xuất hàng hoá nói chung và công nghiệp nói riêng chậm phát triển. - Tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp của các địa phương khá tương đồng, các địa phương lại đều có tư duy phát triển dàn trải trong khi cơ chế liên kết còn chưa chặt chẽ, làm xuất hiện các xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng trong phát triển công nghiệp. - Tình trạng di cư cao mà nguyên nhân quan trọng nhất là tình trạng thiếu cơ hội việc làm ở địa phương. Hơn nữa, những người có trình độ chuyên môn học vấn cao thường có xác suất di cư cao hơn dẫn đến tình trạng thiếu nhân công có kiến thức và trình độ kĩ thuật. Với lực lượng lao động có học vấn và kĩ năng tay nghề thấp làm cho ngành công nghiệp các tỉnh trong vùng ở vào vị thế cạnh tranh bất lợi, nhất là trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hiện nay khi mà lao động đông, giá rẻ không còn là lợi thế nữa. - Một hạn chế có tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư cũng như phát triển công nghiệp của vùng là sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông, viễn thông, internet... Số lượng cảng biển nhiều nhưng thiếu các cảng lớn, có khả năng vận chuyển, bốc xếp container, cước phí cao, thời gian lưu hàng dài. - Nguồn vốn đầu tư mới đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển công nghiệp, đa số các địa phương trong vùng chưa có khả năng tích lũy để phát triển, đồng thời thiếu các cơ chế, chính sách cho việc huy động vốn có hiệu quả. - Do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình và hệ sinh thái đa dạng nên chủng loại cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng. Đây là điều kiện tạo nên sự khép kín trong sản xuất, hạn chế đến việc chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp và chuyên môn hoá trong phân công lao động công nghiệp. Tình trạng này dẫn đến việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến không thật ổn định. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; tác động của sự biến đổi khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển công nghiệp của vùng. Những năm gần đây, khủng 138 Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong xu thế hội nhập... hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã ảnh hưởng rất rất lớn đến thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp trong vùng. 2.4.2. Giải pháp - Tiến hành rà soát các quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các KKT, KCN của từng địa phương để phân bố lại lực lượng sản xuất theo hướng ưu tiên khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để phát triển các ngành công nghiệp; từng bước hạn chế sự trùng lắp về cơ cấu ngành, sản phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp. Phát triển công nghiệp phụ trợ để phục vụ phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trong vùng. - Cần vai trò "nhạc trưởng": để trả lời câu hỏi làm gì để phát triển công nghiệp ở VKTTĐMT cho thấu đáo, có sức thuyết phục và khả thi cao thật không dễ dàng. Tuy nhiên, điều đầu tiên mang tính định hướng chiến lược, hướng quyết định nhất, mà mọi người đều dễ dàng nhận ra là cần có vai trò "nhạc trưởng", chịu trách nhiệm điều hành chung cũng như liên kết các địa phương lại với nhau. - Tăng cường sự liên kết vì lợi ích chung giữa các địa phương trong vùng cho phát triển công nghiệp. Nhìn vào thế mạnh của từng địa phương có thể thấy không hoàn toàn giống nhau mà có sự khác biệt mang tính đặc thù. Cho nên cần tìm một cơ chế và cách giải quyết để vượt qua rào cản về tâm lí địa phương và địa giới hành chính. Theo đó, sự liên kết của các tỉnh trong VKTTĐMT là rất rõ và hoàn toàn thực hiện được. Chẳng hạn giữa Huế và Đà Nẵng là khu vực có nhiều tiềm lực để xây dựng và phát triển nền công nghiệp phụ trợ cho miền Trung và cả nước. Còn sự liên kết giữa Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định sẽ được hình thành trờn cơ sở liên kết cụm ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, vận tải biển, sản xuất thép, chế biến nông lâm-thủy-hải sản. Sự liên kết cụm ngành sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhiều thông tin hiểu biết về sản xuất, kĩ thuật, thị trường dẫn đến thúc đẩy việc tăng năng suất và phát huy được nhiều sáng kiến, sáng chế không ngừng. - Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong vùng, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài các cảng chuyên dùng, các tỉnh nếu không có cảng biển đáp ứng nhu cầu giao thương trong khu vực, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất ra t