Người Khmer ở Nam Bộ có một nền nghệ thuật dân gian
đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó, hình thức kịch múa Rô-băm
và kịch hát Dù kê là những loại hình sân khấu tiêu biểu, vẫn được
lưu giữ trong cộng đồng cư dân Khmer Nam Bộ. Rô-băm là hình
thức sân khấu cổ điển, tuồng tích khai thác từ đề tài Phật giáo,
Bà la môn giáo, mà ảnh hưởng quan trọng nhất là bộ sử thi
Ramayana của Ấn Độ. Sân khấu này đã được những nghệ nhân
vùng Nam Bộ “bản địa hóa” thành một loại hình nghệ thuật mang
tính quần chúng hơn, tuy nhiên, Rô-băm hiện nay đang đứng
trước nguy cơ mai một do nhiều tác động của thời đại. Bài tham
luận này hướng tới việc đưa ra giải pháp nhằm phát triển loại
hình sân khấu độc đáo này dưới góc nhìn văn hóa đại chúng.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển di sản sân khấu Rô-băm của người Khmer Nam Bộ Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 Nguyễn Thị Tâm Anh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 82-88
Phát triển di sản sân khấu Rô-băm của người Khmer Nam Bộ
Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng
Nguyễn Thị Tâm Anh
1*
1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
*Tác giả liên hệ, Email: anh.ntt@ou.edu.vn
THÔNG TIN TÓM TẮT
Ngày nhận: 25/05/2020
Ngày nhận lại: 21/07/2020
Duyệt đăng: 23/08/2020
Từ khóa:
Khmer Nam Bộ, Rô-băm, sân
khấu cổ điển, văn hóa đại
chúng, văn hóa tinh hoa
Keywords:
Khmer ethnic in the Southern
Vietnam, Robam, classical
theater, popular culture, elite
culture
Người Khmer ở Nam Bộ có một nền nghệ thuật dân gian
đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó, hình thức kịch múa Rô-băm
và kịch hát Dù kê là những loại hình sân khấu tiêu biểu, vẫn được
lưu giữ trong cộng đồng cư dân Khmer Nam Bộ. Rô-băm là hình
thức sân khấu cổ điển, tuồng tích khai thác từ đề tài Phật giáo,
Bà la môn giáo, mà ảnh hưởng quan trọng nhất là bộ sử thi
Ramayana của Ấn Độ. Sân khấu này đã được những nghệ nhân
vùng Nam Bộ “bản địa hóa” thành một loại hình nghệ thuật mang
tính quần chúng hơn, tuy nhiên, Rô-băm hiện nay đang đứng
trước nguy cơ mai một do nhiều tác động của thời đại. Bài tham
luận này hướng tới việc đưa ra giải pháp nhằm phát triển loại
hình sân khấu độc đáo này dưới góc nhìn văn hóa đại chúng.
ABSTRACT
The Khmer in the Southern Vietnam have a folk art imbued
with national identity ..., in which Rô-băm and Dù-kê are the
typical types of theater, still stored in the South Khmer
communities. Robam is a form of classical theater, whose
performance is extracted from the subjects of Buddhism and
Brahmanism, in which the most important influence is the Indian
epic Ramayana. This stage has been localized by the Southern
artisans, into an art form which is more popular and preserved
until today. However, Robam is currently in danger of
disappearance due to the effects of the times. This paper aims to
find solutions to develop this unique type of stage from the
perspective of popular culture. With most of the field survey
data, the article will provide reference sources reliable.
1. Đặt vấn đề
Dân tộc Khmer vốn có một nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc và phong phú. Qua bao thăng
trầm trong lịch sử dân tộc và cũng chính là những biến động trong lịch sử nghệ thuật, đã có một
số loại hình nghệ thuật dần bị mai một, thậm chí mất hẳn. Một trong những loại hình đặc sắc chứa
đựng tâm tư, tình cảm của đồng bào Khmer Nam Bộ là kịch múa Rô-băm. Ngày nay, loại hình này
vẫn được lưu giữ trong cộng đồng nhưng cũng đang trên đà mai một. Qua các chuyến thực địa,
chúng tôi không khỏi xót xa nhìn cảnh bầu đoàn Rô-băm với trang phục, áo mão cũ kỹ, thiếu thốn,
Nguyễn Thị Tâm Anh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 82-88 83
nhạc cụ hư hỏng, mặt nạ rách gãy... được cất vào sâu một góc nhà....Vì lẽ đó, chúng tôi cũng xin
mạnh dạn đề xuất một hướng đi mới nhằm phát triển nghệ thuật sân khấu Rô-băm, góp thêm một
góc nhìn trong sự đa chiều, đa diện của vấn đề nghiên cứu.
Để phát triển nghệ thuật sân khấu Rô-băm, một điều cơ bản cần phải làm là bảo tồn những
tinh hoa của loại hình nghệ thuật này, cái gọi là “tinh hoa” đó phải được quan niệm trong "trạng thái
động", nghĩa là cần gắn với bối cảnh hiện tại. Chúng tôi xin đề xuất chủ trương nhìn nhận sân khấu
Rô-băm là văn hóa đại chúng dù rằng loại hình này xuất phát từ nghệ thuật cung đình (văn hóa tinh
hoa). Trong phạm vi bài viết, chúng tôi dựa trên lý thuyết nghiên cứu về Văn hóa đại chúng để đề
xuất hướng phát triển nghệ thuật sân khấu Rô-băm trong văn hóa Khmer Nam Bộ.
2. Bàn về cách hiểu Văn hóa Đại chúng
Về cơ bản chúng ta có bốn định nghĩa ứng với bốn đặc trưng của văn hoá đại chúng, từ
nghĩa từ nguyên của “popular” theo Raymond Williams (Storey, 2001, p. 5) như sau:
(a) Văn hóa đại chúng bao gồm những hiện tượng, sản phẩm / dịch vụ văn hóa được nhiều
người ưa thích (Popular: well-liked by many people).
(b) Văn hóa đại chúng bao gồm những sản phẩm / dịch vụ văn hóa mà những nhóm xã hội
(nhất là những nhóm thiểu số / bên lề) tự tạo nên để đáp ứng cho những nhu cầu đặc thù của riêng
họ (vốn không được văn hóa thống lĩnh thừa nhận và quan tâm) (Popular: actually made by the
people for themselves).
(c) Văn hóa đại chúng là hình thức văn hóa thấp hơn của đa số quần chúng phân biệt với
văn hóa cao hơn của một thiểu số tinh hoa (Popular: inferior kinds of works).
(d) Văn hóa đại chúng bao gồm những sản phẩm / dịch vụ văn hóa người ta chủ ý tạo ra
(thường gắn với công nghiệp văn hóa, sản xuất hàng loạt) nhằm thỏa mãn thị hiếu của số đông
(đại trà) (Popular: work deliberately setting out to win favor with the people).
Nếu phân loại văn hóa nghệ thuật, chúng tôi tạm chia thành 3 dạng:
Văn hóa dân gian
Văn hóa đại chúng
Văn hóa tinh hoa
Tuy vậy, trên thực tế, ba dạng văn hóa trên không có ranh giới, chúng giao thoa và chuyển
hóa lẫn nhau; chúng luôn nằm ngang đồng đẳng, không có cao thấp; và đây là ba hình thức văn
hóa khác nhau của một nền văn hóa.
Văn hóa dân gian (Folk culture): đề cập nền văn hóa hình thành, phát triển, được chuyển
giao trực tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác giữa những người bình dân quen thuộc với nhau. Văn
hóa dân gian hình thành, phát triển dù không có sự dẫn dắt bởi lợi nhuận tài chính. Văn hóa dân
gian xuất hiện từ những nhu cầu không được thỏa mãn bởi nền văn hóa thống lĩnh. Văn hóa dân
gian không chỉ thuộc về truyền thống (nông thôn, nông dân, nông nghiệp) mà ngay trong xã hội
hiện đại vẫn có văn hóa dân gian.
Văn hóa tinh hoa (Elite culture): muốn thưởng thức phải được đào tạo, có những nghệ
thuật gia đam mê theo đuổi; không nên chỉ hiểu văn hóa tinh hoa là văn hóa đỉnh cao, cao cấp hơn
những dạng văn hóa khác.
Còn văn hóa đại chúng (Popular culture): nỗ lực xóa nhòa ranh giới giữa văn hóa dân
gian và văn hóa tinh hoa. Văn hóa đại chúng gắn với công nghiệp mang tính thương mại.
84 Nguyễn Thị Tâm Anh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 82-88
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra định nghĩa của mình về thuật ngữ "Văn
hóa đại chúng":
Theo Brummett (1994): "Văn hóa đại chúng đề cập những hệ thống và những sản phẩm
văn hóa mà phần đông nhân loại chia sẻ và biết đến" (p. 21).
Trên tinh thần đó, sân khấu kịch múa Rô-băm có thể xếp vào cả 3 dạng thức văn hóa: dân
gian, tinh hoa và đại chúng tùy từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, trong phạm vi bài tham luận
nhằm mục đích bảo tồn và phát huy loại hình kịch múa Rô-băm trong giai đoạn hiện nay, chúng
tôi sẽ phân tích về sân khấu Rô-băm theo dạng thức văn hóa đại chúng.
Chúng tôi cho rằng muốn bảo tồn, phát huy sân khấu Rô-băm phải luôn hướng sân
khấu theo 3 đặc tính:
o Văn hóa đại chúng có tính đại chúng.
o Văn hóa đại chúng gắn với công nghiệp văn hóa và có tính thương mại.
o Văn hóa đại chúng hiện hữu hàng ngày và khắp mọi nơi.
3. Lý thuyết "ngôi nhà" của văn hóa đại chúng
Để cụ thể hơn cho hướng phát triển sân khấu Rô-băm, chúng tôi
dựa trên lý thuyết "ngôi nhà" của văn hóa đại chúng theo nhà nghiên cứu Nachbar và Lause
(1992, p. 21).
Hình 1: The house of popular culture
Nguồn: Nachbar and Lause (1992, p. 21)
Để phân tích "ngôi nhà" này, tùy mục đích mà chúng ta có cách phân tích khác nhau. Nếu
muốn thông qua một giá trị văn hóa cụ thể để tìm được tâm thức cộng đồng thì triển khai theo
hướng từ trên xuống; còn nếu muốn phát triển một giá trị văn hóa theo hướng đại chúng cần phân
tích từ dưới lên. Như thế, với mục đích đã trình bày chúng tôi sẽ triển khai phân tích sân khấu Rô-
băm theo hướng từ dưới lên của "ngôi nhà".
Theo đó, cấu trúc của văn hoá đại chúng được hình dung như một ngôi nhà có 3 tầng lầu.
Nguyễn Thị Tâm Anh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 82-88 85
Tầng 1, cũng là tầng nền móng, tuy thấp nhất nhưng có ý nghĩa nâng đỡ, ảnh hưởng tới
toàn bộ căn nhà, được gọi là Tâm thức văn hoá (Cultural Mindset). Bản thân tầng này cũng gồm
hai lớp:
- Lớp đáy dưới cùng có những niềm tin bền vững (Bedrock beliefs), bao gồm những
huyền thoại (Myths) và những giá trị nền tảng có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối gần
như toàn bộ tâm thức văn hoá. Như vậy, tầng nền móng này phải là những yếu tố căn
tính quan trọng nhất của nghệ thuật Rô-băm nói chung.
- Lớp trên gồm những niềm tin và giá trị bề mặt, tuy cũng quan trọng nhưng vẫn dễ dàng
thay đổi. Lớp này có thể là sự biến thiên từ bản sắc văn hoá Khmer và qua giao lưu văn
hóa Việt.
Cả hai lớp trong tầng này luôn có sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Chính vì thế, các
giá trị bề mặt luôn thay đổi mới có thể tác động, tạo nên những biểu hiện ở các tầng cao hơn, thành
những hiện tượng văn hoá đại chúng mà ta có thể dễ dàng quan sát được. Vì thế, ngay từ Tâm thức
văn hoá, chúng ta phải lựa chọn những giá trị hài hoà giữa tâm thức dân tộc và cái cốt yếu căn bản
của nghệ thuật sân khấu Rô-băm. Lựa chọn chính xác điều này, cũng giống như xây dựng nền móng
tốt cho cả ngôi nhà vậy. Chúng tôi nhận thấy sân khấu Rô-băm cũng thể hiện rõ cái đặc sắc của văn
hóa dân tộc Khmer đó là tinh thần hướng đến giá trị Chân - Thiện - Mỹ, triết lý giáo dục con người
về quy luật nhân quả, nghiệp báo trong giáo lý đạo Phật: cái thiện và cái ác luôn tồn tại song hành
trong đời sống nhưng cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng và chinh phục cái ác.
Tầng thứ 2 được gọi tên là tầng của những sản phẩm văn hoá (Artifacts), gồm có những
con người (People) và những vật thể (Objects) được đại chúng chấp nhận và có tính phổ biến đại
trà rất cao. Cả hai đối tượng này (người và vật thể) được phân vào hai phòng. Phòng thứ nhất là
căn phòng do tâm thức dân tộc tưởng tượng và xây dựng nên (Imaginary/Created). Phòng thứ hai
là căn phòng thực tế (Real), gồm những con người và biểu tượng tồn tại thật. Trong cả hai căn
phòng này, những hình tượng con người, qua quá trình vĩ nhân hoá, thần thánh hoá sẽ trở thành
những anh hùng (Heroes) và những vật biểu tượng (Icons) có mức độ biểu trưng rất cao nhờ những
ý nghĩa và giá trị mà người ta xây dựng cho nó.
Trong sân khấu Rô-băm, đề tài chính vẫn là tích truyện Reamker và các truyện tích liên
quan đến Vua, Thần truyện Reamker cũng là một dị bản từ sử thi Ramayana của Ấn Độ. Theo
tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các môn văn nghệ truyền thống của người Khmer thì Rô-băm cũng
chia thành hai tuyến nhân vật chính (heros) tiêu biểu cho hai loại người trong xã hội: nhân vật
chính diện (đại diện cho bên thiện như Vua, hoàng tử, ...) và nhân vật phản diện (đại diện cho bên
ác mà tiêu biểu là Yak và các quân lính của Yak - được hiểu là Chằn hay Quỷ1). Trong phần lớn
tuồng tích sân khấu đều có nhân vật Chằn trong vai diễn phản diện, tượng trưng cho thế lực đen
tối đầy tham vọng. “Diệt Chằn” trở thành mô-típ dàn dựng chính trong sân khấu Khmer, hình
tượng Chằn trở nên quen thuộc với khán giả sân khấu Rô-băm cũng như trong đời sống văn hóa
tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ. Bên cạnh các vai chính tiêu biểu cho hai tuyến nhân vật
trên còn có các vai thú vật như chim thần Krut, khỉ Hanuman, hươu, cá sấu, ếch, ... và các vai phụ
khác như quân lính, nàng hầu, đạo sỹ, tiên nữ... Đặc biệt, sân khấu Rô-băm Nam Bộ còn có nhân
vật hề xuất hiện trong tất cả các vở diễn để gây cười cho khán giả và thuyết minh một số đoạn
trong vở. Vai hề làm giảm đi tính nặng nề, kinh điển, và khiến sân khấu Rôbăm trở nên gần gũi
hơn, hấp dẫn hơn với quần chúng nhân dân lao động. Đây chính là sự uyển chuyển của văn hóa
đại chúng cần khai thác thêm.
1 Trong bài viết, chúng tôi sử dụng từ Chằn để đề cập đến đối tượng là Yak - đại diện phe phản diện trong sử thi
Ramayana
86 Nguyễn Thị Tâm Anh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 82-88
Thêm một nét đặc sắc trong sân khấu Rô-băm đó chính là mặt nạ (icons) mà các nhân vật
đội. Mặt nạ Rô-băm trùm kín hết cả đầu, chỉ khoét 2 mắt để nhìn. Các vai diễn phải đeo mặt nạ
như Chằn, Khỉ, hươu, chim thần... đã thực sự gây ấn tượng và đem lại sự thích thú cho người xem.
Tự bản thân mỗi mặt nạ có đời sống riêng, mang tính thần linh và được các diễn viên thổi hồn vào
qua mỗi vở diễn. Quả thật, phải xem tận mắt diễn Rô-băm mới thấy sự hứng khởi của người xem
mỗi khi nhân vật Chằn hay Khỉ xuất hiện. Chằn bao giờ cũng phải thật độc ác, hung dữ đến khiếp
sợ (được xem là linh hồn trong sân khấu Rôbăm) còn Khỉ thì thể hiện sự nhanh trí, mưu mẹo và
trung thành. Cứ vậy mà mỗi mặt nạ được hình thành với những nét đặc trưng riêng khiến người
xem nhìn vào là có thể tưởng tượng thấy nhân vật. Ở khía cạnh này, nếu chúng ta bảo tồn và phát
triển nghề làm mặt nạ cũng là góp phần phát triển sân khấu Rô-băm vậy. Một giải pháp khả thi
khác có thể thực hiện đó là tạo ra những mặt nạ với kích thước nhỏ và quảng bá như một sản phẩm
du lịch nhằm hướng đến những đối tượng tiếp cận đa dạng và đại chúng hơn.
Tầng 3 là tầng của những Sự kiện (Event). Đây là nơi giúp cho những hiện tượng văn hoá
đại chúng được khuếch trương và ngược lại nhận được sự ủng hộ cũng như sự lan toả từ công
chúng. Bởi chỉ có sự kiện mới có thể phục vụ cho đông người, và đồng thời trong lúc đó, nội dung
của sự kiện sẽ tác động vào vô thức tập thể, gây nên những hiệu ứng đặc biệt mà nếu chỉ có cá
nhân cảm thụ sẽ không thể có được tác động đó. Tầng này gồm những hình thức hay thể loại (Arts)
cùng những nghi thức (Rituals) riêng, được chi phối bởi những quy tắc hay công thức (Formulas)
nhất định khi tổ chức một sự kiện văn hoá đại chúng.
Các đoàn diễn Rô-băm trong những năm qua tuy không lưu diễn thường xuyên mà chỉ tập
trung trong ngày Tết truyền thống Chol Chnam Thmay do thiếu hụt vốn đầu tư nhưng trong cộng
đồng cư dân Khmer vẫn có những nhóm múa Rô-băm tự phát biểu diễn trong lễ hội, đám phước...
Nhóm múa Rô-băm là nhóm người mang mặt nạ các nhân vật gồm có Chằn, Khỉ, một phụ nữ (gọi
là bà mẹ Ping pouy), một vị tướng cưỡi trên một con ngựa. Họ vừa đi vừa múa, nhân vật Chằn
biểu diễn những động tác hung dữ, ngang tàng, hù dọa trẻ nhỏ, đến nhà người dân phá phách làm
họ sợ hãi... Sau đấy, Khỉ sẽ đi tới đánh Chằn, ngăn không cho phá hoại. Hai bên Chằn và Khỉ giao
chiến một hồi, đến khi tình hình trở nên quyết liệt, căng thẳng thì bà mẹ Ping pouy sẽ đi tới và làm
những động tác can ngăn, hòa giải. Vị tướng đi theo sau nhưng tác động không đáng kể, đóng vai
trò trung gian, chủ yếu tạo bầu không khí vui tươi, sống động trong ngày lễ hội. Nhìn chung các
hoạt động này giúp người dân nuôi dưỡng tình yêu với sân khấu truyền thống, đây là điều kiện tốt
để tiếp tục duy trì và phát triển loại hình sân khấu truyền thống này.
Đối với người Khmer, sân khấu Rôbăm còn là một sân khấu nghi lễ. Diễn Rô-băm đáp ứng
được những ước mơ, niềm tin của người dân Khmer và cũng là để xua đuổi tà ma. Trong nghi thức
của mọi vở diễn Rô-băm, sau khi làm lễ cúng tổ, trước khi mở màn phải có tiếng trống giáo đầu
gọi là “Trống cúng tổ” có tiết tấu từng nhịp rất rõ ràng, sau đó tất cả nghệ sĩ trong đoàn đồng ca
hát bài “Mời thầy cúng tổ”. Do đó, các cấp có thẩm quyền và chức năng cần nhìn nhận việc thực
hiện nghi thức trên là bản sắc văn hóa và cần thiết để giúp các nghệ nhân, nghệ sĩ giảm áp lực về
tâm lý tư tưởng.
Như vậy, thông qua các sự kiện được xây dựng từ lầu 2, và 3, nếu chúng ta thấy được sự
tương đồng từ những niềm tin và giá trị tiềm ẩn nơi tầng Tâm thức nền móng phía dưới, thì có thể
nói rằng đó là thành công của một sự kiện văn hoá đại chúng. Nếu đủ đặc sắc ấn tượng, cái tâm
thức của dân tộc sẽ đồng bộ với tâm thức văn hoá đại chúng và với những người tổ chức sự kiện,
tạo thành những trào lưu. Ở một quy mô lớn hơn, những trào lưu văn hoá đại chúng nếu tràn qua
biên giới quốc gia, có sự ảnh hưởng tới khu vực hay quốc tế, nó thậm chí mang theo hệ giá trị văn
hoá của một dân tộc đến quốc tế, tạo nên tương tác giữa những hệ giá trị, góp phần thúc đẩy văn
hoá dân tộc phát triển.
Nguyễn Thị Tâm Anh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 82-88 87
Để tạo hiệu ứng tối ưu, khi thiết kế, xây dựng các sự kiện quảng bá sân khấu Rô-băm,
chúng ta cũng cần sử dụng một số thủ pháp tạo tác các sự kiện và sản phẩm văn hóa đại chúng
theo phân tích của Danesi (2015), gồm:
(1) Spectacle (Đa dạng, tạp kỷ): trước khi khai diễn có thể kể chuyện và đố vui về nội
dung tình tiết gay cấn và thưởng kẹo bánh cho trẻ nhỏ hoặc khán giả.
(2) Collage, Bricolage, Pastiche (cắt dán, lắp ghép, tổ hợp): phát huy vai trò của vai hề
trong sân khấu, vừa tạo không khí vui nhộn vừa trao gửi bài học giáo dục.
(3) Nostalgia (Hoài cổ): nhấn vào giá trị lịch sử văn hóa dân tộc, kết nối truyền thống và
hiện đại.
Nhóm nghiên cứu thiết nghĩ sân khấu Rô-băm hoàn toàn có thể bảo tồn và phát triển. Điều
cốt yếu là người thiết kế, xây dựng ý tưởng cần nắm chắc mục tiêu hướng đến, có lẽ không nên
quá câu nệ, cứng nhắc mà cần linh hoạt, uyển chuyển trước những thay đổi của cuộc sống... và
luôn chú ý:
• Những yếu tố cần bảo tồn:
o Bảo tồn nhạc cụ và vốn bài bản trong âm nhạc Rô-băm.
o Bảo tồn những kỹ thuật múa Rô-băm.
o Bảo tồn nghề làm mặt nạ Rô-băm.
• Những yếu tố cần phát triển:
o Phát triển lực lượng Rô-băm.
o Phát huy vai trò người nghệ sĩ và nâng cao ý thức giữ gìn nghệ thuật truyền thống
cho giới trẻ.
o Phát triển thêm các xưởng và câu lạc bộ dạy nghề làm mặt nạ và luyện tập vũ điệu
Rô-băm.
o Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có thể hiện các nhân vật điển hình trong Rô-
băm như chằn, khỉ...
4. Kết luận
Tóm lại, nội dung bài viết này, chúng tôi dựa trên lý thuyết nghiên cứu về Văn hóa đại
chúng để đề xuất hướng phát triển nghệ thuật Sân khấu Rô-băm.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị cụ thể sau:
1. Cần giáo dục, đẩy mạnh việc giáo dục về các giá trị văn hóa Rô-băm cho thế hệ trẻ cũng
như xã hội (nhạc cụ, tính giáo dục qua tuồng tích, nghề truyền thống, lịch sử dân tộc...)
2. Cần tính toán sự hợp lý trong việc vận hành nhà hát cho sân khấu Rô-băm, đầu tư tại
các tỉnh như Sóc Trăng, Trà Vinh.
3. Đưa Rô-băm vào phục vụ du lịch nhằm tạo nguồn thu kinh tế.
4. Cần chú ý vai trò của nghệ nhân làm mặt nạ Rô-băm.
5. Phát triển các sản phẩm du lịch để quảng bá văn hóa: áo thun, tem thư, post card, móc
khóa, bookmark...
88 Nguyễn Thị Tâm Anh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 82-88
Tài liệu tham khảo
Brummett, B. (1994). Rhetoric in popular culture (p. 21). New York, NY: St. Martin's Press.
Danesi, M. (2015). Popular culture-introductory perspectives (3rd ed., p. 29-30). Lanham,
Maryland: Rowman and Littlefield.
Nachbar, J. G., & Lause, K. (1992). Popular Culture - An introductory text (p. 21). Bowling
Green, OH: Bowling Green State University Popular Press.
Nguyen, A. T. T. (2015). Hình tượng Chằn (Yak) trong văn hóa Khmer Nam Bộ [The image of
Chan (Yak) in Khmer culture in Southern Vietnam]. Hanoi, Vietnam: NXB Văn hóa
Dân tộc.
Storey, J. (2001). Cultural theory and popular culture - An introduction (5th ed., p. 5). London,
UK: Pearson.