Tóm tắt: Giới thiệu các quan điểm về dịch vụ tham khảo số và
những ảnh hưởng của dịch vụ này đến việc hỗ trợ học tập về
nghiên cứu ở môi trường đại học. Tìm hiểu một vài quan điểm
về các mô hình của thư viện thế giới và thực trạng phát triển tại
các thư viện Việt Nam, đề xuất một số mô hình phát triển dịch vụ
tham khảo số ở các thư viện đại học. Bài viết mong muốn sẽ góp
phần vào sự phát triển dịch vụ quản trị tri thức số ở các thư viện
đại học tại Việt Nam.
23 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển dịch vụ tham khảo số hỗ trợ học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬP
VÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Dương Thị Chính Lâm1* - Phạm Bá Toàn2**
Tóm tắt: Giới thiệu các quan điểm về dịch vụ tham khảo số và
những ảnh hưởng của dịch vụ này đến việc hỗ trợ học tập về
nghiên cứu ở môi trường đại học. Tìm hiểu một vài quan điểm
về các mô hình của thư viện thế giới và thực trạng phát triển tại
các thư viện Việt Nam, đề xuất một số mô hình phát triển dịch vụ
tham khảo số ở các thư viện đại học. Bài viết mong muốn sẽ góp
phần vào sự phát triển dịch vụ quản trị tri thức số ở các thư viện
đại học tại Việt Nam.
Từ khóa: Dịch vụ thư viện số; Nghiên cứu; học tập; Thư viện số;
Dịch vụ tham khảo số.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thư viện đại học hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ học tập, nghiên cứu và tra cứu các nguồn thông tin, tri thức có
giá trị. Với sự phát triển của thế giới số thông qua việc cải tiến về công
nghệ, cơ cấu nền kinh tế và mô hình giáo dục mới, thói quen tìm kiếm
thông tin và tri thức thay đổi về số lượng và giá trị (Liu, 2011). Người
dùng không chỉ có nhu cầu tra tìm đơn thuần trên Google những tài
liệu, mà họ còn cần đến việc tổ chức, sắp xếp, chọn lọc các tri thức sẵn
có từ tài liệu. Vì vậy, các dịch vụ tham khảo số ra đời, phát triển mạnh
mẽ để cung cấp và thỏa mãn nhu cầu người dùng tin trong môi trường
* Thạc sĩ, Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
** Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.
627
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
kết nối số (Liu, 2011). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ
tham khảo số, nhiều thách thức được đặt ra đối với các thư viện đại
học, về mặt trình độ chuyên môn lẫn kinh phí đầu tư hỗ trợ.
Thêm vào đó, những nguồn tài nguyên thông tin/tri thức cũng
được mở rộng với quy mô lớn và đa dạng, từ tài nguyên in ấn đến
tài nguyên số, bao gồm tài nguyên được số hóa tại chỗ (Digitized
resources). Từ nguồn tài nguyên số thuần túy (Born-digital resources)
đến các cơ sở dữ liệu hoặc các kho số (Digital repositories), kể cả những
nguồn tài nguyên có kiểm soát đến những nguồn tài nguyên truy cập
mở (Open Access, hoặc OER). Do số lượng nguồn tài nguyên số đa
dạng và phong phú, nên đã tạo áp lực lớn cho các cán bộ phụ trách
dịch vụ tham khảo trong việc lựa chọn, cũng như xây dựng, chọn lọc
thế nào để phục vụ tốt nhất cho người học và nhà nghiên cứu.
Bài nghiên cứu chia sẻ và giới thiệu về những mô hình phát triển
các dịch vụ tham khảo số ở một số thư viện trên thế giới và ở Việt Nam.
Thông qua đó, bài viết chỉ ra được những thách thức và khả năng phát
triển dịch vụ tham khảo số cho các thư viện đại học, dần dần thay đổi
vai trò của mình trong thời đại biến chuyển về công nghệ số.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Ảnh hưởng của thời đại số tới các thư viện đại học
Các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư, đã làm thay đổi toàn diện trong
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến kỹ thuật, cải tiến nhiều công
cụ và phương thức sản xuất mới. Nhiều thiết bị công nghệ ra đời hỗ trợ
trong công tác giáo dục ở các trường đại học được đầu tư, cụ thể như
sự xuất hiện của mạng Internet, thiết bị thu phát tín hiệu; máy vi tính;
sự phát triển của các phần mềm và công cụ lập trình máy học như trí
tuệ nhân tạo (AI), hệ thống chuyên gia (Expert Systems-ESs), Web of
Science (Asemi & Nowkarizi, 2020). Ngoài ra, các công nghệ thông tin
truyền thông (ICT) cũng góp phần trong sự thay đổi các trường đại học
nói chung và thư viện đại học nói riêng, vì ICT đóng một vai trò thay
đổi về các phương thức giao tiếp trong giảng dạy và tra cứu thông tin;
628
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
thay đổi về cách sinh viên tương tác với bài giảng và giảng viên theo
từng đề cương môn học thông qua hệ thống quản trị học tập (Learning
Management Systems), cũng như tương tác với thư viện khi có những
câu hỏi thắc mắc, hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin, tri thức qua các nền
tảng Web 2.0, các công cụ thao tác trực tuyến theo thời gian thực.
Sự ra đời của các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay
Twitter đã làm thay đổi cách thức con người giao tiếp từ trực tiếp sang
trực tuyến, xóa bỏ đi rào cản về mặt không gian và thời gian; email
thay đổi cách con người chuyển những văn bản làm việc và nghiên
cứu (Webster, 2006). Với sự hỗ trợ từ các quan điểm về STEM và không
gian kiến tạo (Makerspace), đã giúp nâng cao vai trò của công nghệ để
thúc đẩy cho việc sáng tạo, cũng như một tiềm năng mang tính cách
mạng đối với việc giáo dục ở xã hội tri thức (Branigan-Pipe, 2017). Sự
chuyển biến nhanh của công nghệ, không chỉ các thư viện đại học phải
nỗ lực để thích nghi trong việc đáp ứng các nhu cầu tin ngày càng cao
của người dùng tin, mà còn là tạo được không gian học tập góp phần
thúc đẩy nhu cầu học tập suốt đời (Farkas, 2015).
Ngoài ra, theo Christine L. Borgman cho rằng ”sự xuất hiện các
bài nghiên cứu, cách thức ứng dụng về thư viện số được mở rộng
mạnh mẽ khắp thế giới vào những năm 1990”(Liu, 2011, tr.192) đây
chính là một trong những lý do cho sự phát triển của các dịch vụ số.
Thư viện số phát triển đã thúc đẩy việc mở rộng những phương thức
giao tiếp với người dùng tin, xóa bỏ những hạn chế của không gian
thư viện vật chất, thay vào đó là không gian số giúp tương tác trong
thời gian thực đối với những người dùng tin ở nơi xa (Liu, 2011).
Cùng với sự phát triển của thư viện số, các cơ sở dữ liệu số nội sinh
được các thư viện quan tâm tạo lập, nguồn tài nguyên giáo dục mở
(OER), truy cập mở (Open Access); các dịch vụ thông tin mới được
hình thành để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin như: dịch tư
vấn, hỗ trợ trực tuyến (Ask A Librarian), dịch vụ mượn trả tự động,
dịch vụ mượn liên thư viện Trong đó, dịch vụ tham khảo số được
quan tâm phát triển và ứng dụng nhiều trên nền không gian số. Theo
Hiệp hội về Phát triển Công nghệ Thư viện và Thông Tin (Library
629
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
and Information Technology Association-LITA, 1999 được trích bởi
Lankes, 2004) chỉ ra rằng vai trò của con người vẫn là nhân tố quyết
định đến sự thành công của một thư viện, người hiểu biết và chỉ dẫn
người dùng tin chạm được tới những tri thức cần thiết, cũng như
khai thác tối đa giá trị của nguồn tài nguyên trong thư viện. Sự biến
chuyển về công nghệ và phương thức giảng dạy thay đổi, đã làm cho
vai trò của các thư viện đại học trở nên thiết yếu trong việc hỗ trợ học
tập và nghiên cứu thông qua việc cung cấp và tư vấn dịch vụ tham
khảo số đối với người dùng tin.
2.2. Các quan điểm về dịch vụ tham khảo số
Dịch vụ tham khảo xuất hiện và phát triển cùng với nền tảng
về nguồn tài nguyên, biên mục, phân loại và hệ thống tra cứu để hỗ
trợ người dùng tìm kiếm thông tin tối ưu nhất (Jan, 2018). Tuy nhiên,
trong thời đại chuyển đổi số ở thế kỷ XXI, dịch vụ tham khảo được
đưa vào một môi trường số (Digital Environment) không chỉ đơn
thuần hỗ trợ người dùng truy cập tới nguồn tài nguyên tri thức số ở
các không gian vật lý, mà còn hỗ trợ từ xa trong thời gian thực giúp
tiết kiệm thời gian và hiệu quả cho người dùng tin (Jan, 2018). Hiện
nay, có rất nhiều quan điểm bàn luận xung quanh cách thức định
hình dịch vụ tham khảo số, những quan điểm góc nhìn đều miêu tả
chính xác và cụ thể về dịch vụ này.
Dịch vụ tham khảo số có rất nhiều cụm từ được tham chiếu đến,
theo Liu (2011, tr.195) thì bao gồm: ”
- Dịch vụ tham khảo số (Digital Reference Service);
- Dịch vụ tham khảo ảo (Virtual Reference Service);
- Dịch vụ tham khảo trực tuyến (Online Reference Service);
- Dịch vụ tham khảo điện tử (Electronic Reference Service);
- Dịch vụ hỏi đáp trực tuyến với cán bộ thư viện (Ask a/the
librarian service);
- Dịch vụ hỏi đáp thư viện (Ask to Library).”
630
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Hình 1: Bảng khảo sát sự thông dụng của thuật ngữ
trong dịch vụ tham khảo số
Theo khảo sát của nhóm các cán bộ thư viện Đức được trích bởi
Liu (2011) về các cụm từ phổ biến tham chiếu đến dịch vụ tham khảo
số ở một số thư viện trên thế giới, cho thấy rằng, cụm từ "dịch vụ hỏi
đáp trực tuyến" với cán bộ thư viện phổ biến nhất và thấp nhất là tham
khảo. Qua khảo sát trên, các tác giả cho thấy rằng có rất nhiều tên gọi
để tham chiếu đến một dịch vụ tham khảo số và sự phổ biến của dịch
vụ Ask a Librarian được thể hiện ở các Website thư viện cũng chỉ là một
tên gọi cho dịch vụ tham khảo số. Tuy nhiên, cụm từ "dịch vụ tham
khảo số" vẫn là cụm từ rõ ràng nhất và phản ánh đúng bản chất của
dịch vụ được các chuyên gia thư viện và thông tin học bàn luận trong
suốt thời gian phát triển của thư viện (Liu, 2011).
Có rất nhiều quan điểm xung quanh dịch vụ tham khảo số, thể
hiện từng khía cạnh và bản chất mà dịch vụ được xây dựng. Theo Katz
(2002/2003), dịch vụ tham số được xem như một cuộc trao đổi trực tuyến,
hướng đến việc tìm kiếm câu trả lời phù hợp với nhu cầu tin nhanh nhất
có thể, trong khi đó, McClure và Lankes (n.d.) xem dịch vụ tham khảo
số là việc hỗ trợ trung gian được đề nghị thông qua mạng Internet. Còn
đối với Lankes (1998, được trích bởi Kadir & Dollah, 2006) Wasik (được
trích bởi Liu, 2011), dịch vụ tham khảo số và dịch vụ hỏi đáp dựa trên
nền tảng Internet giúp kết nối giữa chuyên gia với người dùng tin thuộc
nhiều lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, đối với Janes, Carter and Memmott
631
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
(1999, được trích bởi Kadir & Dollah, 2006) thì dịch vụ tham khảo số phải
là một hệ thống mà ở đó người dùng tin có thể đưa ra câu hỏi và nhận
được câu trả lời bởi cán bộ thư viện thông qua các phương tiện thông
tin truyền thông (email, trả lời trực tuyến, các biểu mẫu trên website),
nhưng không phải là những người trực điện thoại của tổng đài.
Mỗi quan điểm trên khi mô tả về dịch vụ tham khảo số đều đưa
ra cách lập luận theo nhiều khía cạnh của dịch vụ. Như McClure và
Lankes (n.d.), Janes, Carter và Memmott (1999) đều trình bày khía cạnh
về phương tiện thông tin truyền thông trong hỗ trợ hỏi đáp của cán bộ
thư viện. Còn đối với Wasik (được trích bởi Liu, 2011) và Lankes (1998)
thì nêu ra nền tảng để người dùng tin và cán bộ thư viện kết nối với các
chuyên gia là mạng Internet, giúp tạo ra sự gặp gỡ với chuyên gia, đây
chính là một trong những nền tảng sơ khởi cho dịch vụ tham khảo số,
cũng như sự khác biệt giữa tham khảo truyền thống và tham khảo số.
Quan điểm của hai chuyên gia Wasik và Lankes cho rằng, dịch vụ thư
viện số có tiềm năng khai thác và phát triển rất lớn, không bị bó hẹp
trong các công nghệ thông tin truyền thông như các mạng xã hội, mà
còn có thể kết hợp với các không gian ảo (cyberspace) để kiến tạo một
dịch vụ tham khảo trong thế hệ tiếp theo. Theo Liu (2011) và Kadir &
Dollah (2006), các quan điểm trên về dịch vụ tham khảo số cũng nêu ra
được những đặc tính cần có, đó là:
- Nền tảng sử dụng
- Đối thoại kết nối giữa người với người
- Giao diện hỏi đáp
- Nguồn tài nguyên số được kết nối.
Để triển khai các dịch vụ tham khảo số vào thực tế, các thư viện
đại học cũng phải hiểu rõ tầm quan trọng của dịch vụ này đối với việc
hỗ trợ học tập, nghiên cứu, cũng như những nền tảng công nghệ nào,
giúp hiện thực hóa vai trò của các cán bộ thư viện và chuyên sâu hơn
là đội ngũ làm dịch vụ tham khảo, chuyên trách bộ môn, hỗ trợ nghiên
cứu, học tập?
632
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
3. VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ THAM KHẢO SỐ ĐỐI VỚI VIỆC HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU
VÀ HỌC TẬP
Cán bộ tham khảo được biết đến như một “người trung gian giữa
người dùng tin và nguồn thông tin, tri thức”, cũng là người chỉ dẫn
“nguồn siêu xa lộ thông tin” (Schement, 2002, tr. 867, được trích dẫn
bởi Kadir & Dollah, 2006). Trong hai thập kỷ gần đây, vai trò của cán
bộ tham khảo ở các thư viện đã thay đổi một cách nhanh chóng về
phương tiện và phương thức làm việc. Với nhiều nguồn tài nguyên
tri thức số, cũng như việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong việc
giao tiếp và tương tác tới người dùng tin. Thêm vào đó, vai trò của các
thư viện đại học cũng thay đổi, chú trọng vào việc hỗ trợ nghiên cứu,
học tập với mức độ phức tạp và giá trị tri thức cao hơn (không chỉ là
những thông tin tổng quát, cơ bản). Cùng với sự ra đời của các vị trí
mới, cán bộ thư viện chuyên trách bộ môn (Subject-specific librarian,
hoặc Liaison Librarian) (Osborn, 2017) và cán bộ thư viện hỗ trợ nghiên
cứu đã thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ thông tin đến người dùng
tin vừa nhanh chóng, đảm bảo chất lượng nội dung thông tin, tri thức.
Thư viện đại học ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của
mình thông qua việc phát triển các dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của người dùng tin, dịch vụ tham khảo số cũng góp phần làm đa dạng
các dịch vụ hỗ trợ học tập cho sinh viên. Dịch vụ tham khảo số cho
đến hiện tại tồn tại ở hai dạng thức, dịch vụ tham khảo số đồng bộ
(Synchronous Reference Service) và dịch vụ tham khảo số không đồng
bộ (Asynchronous Reference Service) (Jan, 2018). Dịch vụ tham khảo
số đồng bộ được mô tả là dạng dịch vụ trao đổi thông tin, hỗ trợ người
dùng tin trong “thời gian thực” (Real-time) (Jan, 2018) giúp việc trả lời
và cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng và tối ưu nhất.
Theo Francoeur (2002, được trích bởi Singh, (2004) và Chandwani
(2018, được trích bởi Jan, 2018), dịch vụ tham khảo số đồng bộ bao gồm
các loại hình như: dịch vụ trò chuyện trực tuyến (Ask&Answer) dựa
trên các công cụ truyền tải tin nhắn trực tuyến, cụ thể là Messenger
trên các mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram,...), các box tin nhắn
trên các Website thư viện; dịch vụ gọi trực tuyến (Video based/ Video
633
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Conference/ Live Stream) bao gồm các công nghệ như Zoom, Google
Meet, Skype, hoặc Viber,...; dịch vụ hỏi đáp tự động (Digital/Virtual
Reference Robot) dựa trên sự phát triển của mạng Internet, ngành
khoa học máy tính như máy học (Learning Machine), trí tuệ nhân tạo
(AI), cùng các nền tảng ES và phân tích ngôn ngữ, sẽ khởi tạo được một
cơ chế trả lời tin nhắn tự động cũng như liên kết với mạng Internet để
cung cấp thông tin chính xác thông qua các thuật toán được lập trình
sẵn. Francoeur (2002, được trích bởi Singh, 2004), Chandwani (2018,
được trích bởi Jan, 2018) cũng giới thiệu về dịch vụ tham khảo số không
đồng bộ bao gồm: Dịch vụ tham khảo qua email, các câu hỏi, hoặc nhu
cầu tin được gửi đi thông qua địa chỉ email chính thức của các thư
viện, vừa giúp người dùng tin nhận đầy đủ thông tin được tổng hợp từ
nhiều nguồn tri thức, vừa giúp các cán bộ tham khảo có thời gian kiểm
chứng thông tin chính xác nhất và sắp xếp thông tin một cách khoa
học trước khi gửi đến người dùng tin. Dịch vụ tham khảo qua website,
là nguồn đáng tin cậy cho người dùng tin tại trường, đồng thời cán bộ
thư viện có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin cơ bản của người dùng
tin, giúp giới hạn hoặc đào sâu những nguồn thông tin, tri thức phù
hợp với nhu cầu sử dụng của từng người hoặc nhóm người dùng tin.
Thông qua những công cụ và phương thức tương tác của dịch
vụ tham khảo số, các thư viện sẽ tiếp nhận các nhu cầu tin đa dạng
nhất một cách nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi. Đối với nhu cầu về học
tập của sinh viên như: tham khảo tài liệu thông qua đề cương môn
học, tìm kiếm thông tin thống kê, hoặc nhu cầu tìm kiếm thuật ngữ
chuyên ngành, cán bộ tham khảo có thể tiếp nhận yêu cầu thông qua
email hoặc Website, sau đó tìm kiếm truy hồi trong cơ sở dữ liệu và
tạo lập, sắp xếp thông tin gửi lại cho sinh viên. Để tìm kiếm thông tin
về thống kê, cán bộ tham khảo số có thể tận dụng những cơ sở dữ
liệu marketline, EBSCO để giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về thị
trường đối với các môn kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô hoặc chiến lược
Marketing. Ngoài ra, nếu sinh viên có nhu cầu tìm kiếm những thông
tin thông qua giao tiếp trực tuyến, cán bộ tham khảo có thể sử dụng các
phần mềm hỗ trợ video như Zoom, Google Meet,... để tương tác trực
tiếp, đưa ra các tham vấn dựa trên những câu hỏi có tính định hướng
634
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
chuyên sâu vào vấn đề/đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đang
quan tâm. Qua đó, cũng có thể giúp sinh viên có thêm các kỹ năng
để giải quyết vấn đề như việc tự đặt nghi vấn cho vấn đề nghiên cứu
(Skeptical Point), cách sắp xếp vấn đề cần giải quyết và các phân công
công việc, ngoài những vấn đề về cung cấp thông tin thuần túy.
Bên cạnh việc giúp đỡ các sinh viên trong học tập, cán bộ tham
khảo số còn có vai trò quan trọng trong hỗ trợ nghiên cứu cho các
nghiên cứu viên. Sau khi các nhà nghiên cứu xác định được câu hỏi,
vấn đề của đề tài nghiên cứu, cán bộ tham khảo sẽ hỗ trợ bằng cách
cung cấp một danh mục các tài liệu, các cơ sở dữ liệu phù hợp, các
dataset (tạm dịch là dữ liệu nghiên cứu sơ cấp) hỗ trợ cho đề tài nghiên
cứu. Dịch vụ tham khảo số không chỉ giúp các nhà nghiên cứu tiếp
cận danh mục các tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu, mà còn mang
đến cho cho họ tổng quan về lịch sử nghiên cứu của đề tài đó, giúp
người nghiên cứu có góc nhìn sơ khởi về thuật ngữ, sự thay đổi của
các quan điểm, thông qua đó nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh, hoặc
định hướng về đề tài mình sẽ làm tránh bị trùng lặp và có thể kế thừa
những thành quả nghiên cứu tiền nhiệm. Các cán bộ tham khảo sẽ vừa
cung cấp danh mục tài liệu tham khảo phù hợp, vừa mang đến một cái
nhìn tổng quan giúp định hướng một phần cho nghiên cứu của tác giả.
Với sự hỗ trợ của các công cụ ngày càng hiện đại, dịch vụ tham khảo
số dần đóng vai trò thiết yếu trong số các dịch vụ cung cấp thông tin ở các
thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm thông tin - thư viện, không chỉ hỗ
trợ các sinh viên tìm kiếm thông tin, tri thức chính xác chuyên sâu phục
vụ học tập, mà còn giúp các học giả định hướng và củng cố nguồn tư liệu
tham khảo quý giá trong việc trích dẫn các công trình khoa học. Cán bộ
tham khảo đóng vai trò là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển cho dịch
vụ tham khảo số bên cạnh những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật.
4. MÔ HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU
VÀ HỌC TẬP
4.1. Một số mô hình dịch vụ tham khảo tại các thư viện trên thế giới
Khoảng giữa những năm 1980, các thư viện học thuật và y tế đã
phát triển các dịch vụ tham khảo số, chủ yếu là cung cấp bằng e-mail.
635
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Với sự ra đời của World Wide Web, các thư viện nhanh chóng phát
triển dịch vụ thông qua các biểu mẫu Web để gia tăng lượng tương
tác giữa người dùng tin và tổ chức cung cấp các dịch vụ tham khảo số.
Vào đầu những năm 1990, các dịch vụ tham khảo số bắt đầu xuất hiện
nhưng không liên kết với bất kỳ thư viện nào. Các dịch vụ tham khảo
số này thường được gọi là dịch vụ “AskA”. Đại diện cho xu hướng này
là sự ra đời của Thư viện Công cộng trực tuyến (IPL, ipl2: The Internet
Public Library). Đây là một trang Web phi lợi nhuận do sinh viên điều
hành và được quản lý bởi một liên hiệp (consortium), đứng đầu là Đại
học Drexel có trụ sở tại Philadelphia, Pennsylvania, US. IPL có nguồn
gốc từ Trường Michigan School of Information. Sau đó họ đã chuyển
các máy chủ và nhân viên đến Đại học Drexel. Tháng 1 năm 2007, ”IPL
Consortium” điều hành IPL, gồm 15 trường đại học; trong đó Đại học
Michigan và Trường Drexel College of Computing and Informatics
đã tổ chức trang Web này, dưới tài trợ của Institute of Museum and
Library Services, Drexel cũng sử dụng trang Web như một “trung tâm
đào tạo công ng