Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở - Một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay

Tóm tắt. Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới phát triển sự nghiệp giáo dục, bài báo đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS) trong bối cảnh hiện nay. Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện giáo dục; đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới chương trình Sách giáo khoa sau năm 2015; đáp ứng yêu cầu đổi mới vai trò của CBQL trường THCS và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở - Một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 9-14 This paper is available online at PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - MỘT YÊU CẦU CẤP THIẾT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Trần Thế Lưu Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới phát triển sự nghiệp giáo dục, bài báo đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS) trong bối cảnh hiện nay. Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện giáo dục; đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới chương trình Sách giáo khoa sau năm 2015; đáp ứng yêu cầu đổi mới vai trò của CBQL trường THCS và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục. Từ khóa: Phát triển, đội ngũ, cán bộ quản lí, yêu cầu cấp thiết, trung học cơ sở. 1. Mở đầu Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước giai đoạn nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít cam go, thách thức mới: Hội nhập và toàn cầu hóa với nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu tiến lên nền kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những yêu cầu được đặt lên hàng đầu là phải đổi mới. Đặc biệt, với giáo dục, để phát triển phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt” [7; tr. 130, 131]. Với vai trò là “khâu then chốt”, là một trong những yếu tố cơ bản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục, đổi mới công tác quản QLGD và phát triển đội ngũ cán bộ QLGD được đặt ra như một yêu cầu cấp bách hàng đầu. Thực tế, so với yêu cầu đổi mới, “quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [8;117]. Nghị quyết Trung ương VIII đã nhận định chính công tác quản lí còn nhiều yếu kém là nguyên nhân dẫn tới nhiều yếu kém khác của giáo dục trong thời gian qua. Thực trạng này đang là hồi chuông cảnh báo đối với giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI. Một trong những cấp học đáng được chú ý nhất là Trung học cơ sở. Đây là cấp học có một vai trò đặc biệt trong quá trình học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ. Vừa tiếp tục phát triển những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được từ cấp Tiểu học và hoàn thiện nó; vừa giúp các em hình Ngày nhận bài: 15/05/2014. Ngày nhận đăng: 10/09/2014. Liên hệ: Trần Thế Lưu, e-mail: luutranthe59@gmail.com 9 Trần Thế Lưu thành, hoàn thiện nhân cách và định hướng cho tương lai; bước đầu hình thành cho học sinh những kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, người giáo viên và cán bộ QLGD tại các trường THCS có một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm đáp ứng các yêu cầu sau: 2.1. Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã xác định rõ quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học [8, tr 119]. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp; Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả; Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo... Nghị quyết cũng đã chỉ rõ các giải pháp thực hiện chính trong quá trình đổi mới là: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan; đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lí chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí...[8, tr 125-142]. Có thể thấy, Đảng ta đã xác định đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc trên mọi phương diện của giáo dục. Với 7 định hướng và 9 giải pháp được đề ra, sự nghiệp đổi mới sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống chính trị, đến tất cả các thành phần xã hội và các yếu tố trong hệ thống giáo dục. Riêng đối với giáo dục phổ thông, Nghị quyết nhấn mạnh: 10 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường Trung học cơ sở - một yêu cầu cấp thiết... “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”[8, tr 123]. Như vậy, yêu cầu đối với giáo dục phổ thông cũng được nâng lên, bắt buộc giáo dục ở bậc học này cũng phải đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung chương trình đến phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Người học phải học một cách toàn diện thì người dạy và đặc biệt là người quản lí cả người học và người dạy phải có kiến thức rộng và sâu trên nhiều lĩnh vực; phải có ngăng lực, quản lí, lãnh đạo sự thay đổi. Đây là một trong những lí do hết sức cơ bản mà CBQL trường THCS cần phải phấn đấu để nâng cao năng lực của bản thân. 2.2. Đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới chương trình Sách giáo khoa sau năm 2015 Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới là: Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả. . . như Bác Hồ từng mong muốn: "một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em [2; tr. 12]. Với mục tiêu chuyển đổi quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang bước vào thực hiện Đề án đổi mới chương trình Sách Giáo khoa sau năm 2015. Với định hướng một chương trình dạy học phân hóa và tích hợp, chương trình chuẩn với khối kiến thức chuyên sâu của từng môn học để học sinh lựa chọn và dành một thời lượng nhất định cho giáo dục lịch sử văn hóa của mỗi địa phương; đa dạng hóa sách giáo khoa và tài liệu dạy học (một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa cho mỗi môn học; sách, tài liệu tham khảo)... sẽ đòi hỏi cao hơn về trình độ, chất lượng của người dạy và người QLGD. Đây lại là một nguyên nhân quan trọng nữa để thấy sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục nói chung và cán bộ QLGD trường THCS nói riêng. 2.3. Đáp ứng yêu cầu đổi mới vai trò của người cán bộ quản lí trường Trung học cơ sở Có thể thấy, quá trình đổi mới giáo dục chi phối và đòi hỏi tất cả các thành phần, các yếu tố trong hệ thống giáo dục đều phải phát triển và đổi mới. Trong đó, thành phần “then chốt” là giáo viên và cán bộ QLGD cũng phải thay đổi một cách căn bản. Trước hết, đối với đội ngũ cán bộ QLGD đòi hỏi phải đổi mới nhận thức về vai trò và năng lực của người quản lí. Phương thức quản lí giáo dục từ trước tới nay chủ yếu dựa trên định hướng ổn định, trật tự 11 Trần Thế Lưu và mệnh lệnh. Tuy nhiên, thực tế giáo dục hiện nay không cho phép duy trì phương thức quản lí này, nói đúng hơn, nó đã lạc hậu và không được chấp nhận trong xu thế phát triển hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt và hội nhập quốc tế. Người cán bộ QLGD phải chuyển từ định hướng ổn đinh, trật tự và mệnh lệnh sang phát triển và thuyết phục. Nếu không nhận thức được thực tế này, tất yếu sẽ gặp phải nhiều khó khăn, là “nguyên nhân của nhiều yếu kém khác” trong giáo dục. Cán bộ QLGD hiện nay không chỉ đơn thuần là một người quản lí mà đồng thời phải là nhà lãnh đạo, nhà hoạt động xã hội, nhà quản lí hành chính nhà nước... và là nhà giáo có kiến thức tổng hợp của nhiều bộ môn, chuyên ngành khác nhau. Điều đó, đòi hỏi mỗi một cán bộ QLGD phải có kiến thức rộng và sâu trên nhiều lĩnh vực, có óc canh tân, có khả năng hoạch định chiến lược và có cả sự tinh tế, nhạy cảm trong văn hóa quản lí. Để đáp ứng được những yêu cầu trên cần phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nhất là trình độ và năng lực quản lí để họ có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới. 2.4. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, giáo dục cũng buộc phải hội nhập quốc tế. Nghĩa là người làm công tác giáo dục và QLGD phải chấp nhận những thách thức và cơ hội của tiến trình hội nhập quốc tế về giáo dục. Phạm vi đối tượng người học không còn chỉ bó hẹp trong một quốc gia dân tộc. Nội dung kiến thức không dừng lại đơn thuần trong từng môn học mà đòi hỏi những kiến thức tích hợp. Việc dạy – học cũng không dừng lại ở kiến thức môn học mà còn phải giáo dục kĩ năng sống cho mỗi người trong thời hiện đại. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế giữa các nước cũng ngày một phát triển. Có thể nói, toàn cầu hóa là một vòng xoáy lớn cuốn tất cả các quốc gia dân tộc vào trong đó với một vận tốc chóng mặt. Người QLGD không chỉ đối chọi với những thách thức mà còn phải là trụ cột cho giáo viên, học sinh của mình vững vàng hội nhập trên mọi phương diện. Liệu CBQL trường THCS có thể vững vàng bước vào vòng xoáy của sự dịch chuyển xuyên biên giới về cả chương trình giáo dục và cung ứng giáo dục hay không ? Điều đó phụ thuộc vào chính sự rèn luyện để phát triển nâng cao năng lực của mỗi người. 2.5. Xuất phát từ thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí trường Trung học cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã chỉ rõ “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [8;117]. Trong Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ rõ: “Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kì mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn... Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn thấp”[12]. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS theo Chuẩn Hiệu trưởng ở một số địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kết quả cho thấy: ở Tiêu chí 10 (Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin), có đến hơn 50% hiệu trưởng tự đánh giá điểm trung bình; chỉ có 30% dám tự nhận điểm khá, tốt. Riêng với thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm văn hóa – giáo dục cao của cả nước cũng chỉ có gần 70% số người được hỏi nhận mình có thể ứng dụng công nghệ thông tin khá, tốt trong quá trình quản lí. 12 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường Trung học cơ sở - một yêu cầu cấp thiết... Riêng về khả năng sử dụng ngoại ngữ để có thể giao tiếp và đọc được tài liệu nước ngoài thì kết quả càng đáng buồn hơn nữa. Các Tiêu chí: Tiêu chí 11. Phân tích và dự báo; Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược; Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới hầu như các CBQL cũng nhận một kết quả hết sức khiêm tốn. Điều đó nói lên một thực tế, năng lực của người quản lí trong giáo dục của chúng ta còn thấp, khả năng tự chủ chưa cao. Đây là một vấn đề đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng có những giải pháp khắc phục giúp cho đội ngũ CBQL đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập quốc tế. Một thực tế nữa là hiện nay, đội ngũ CBQL của chúng ta chủ yếu là từ những giáo viên giỏi, có thâm niên giảng dạy được đưa lên làm CBQL. Tuy nhiên, giáo viên và CBQL là hai công việc, hai nghề khác nhau. Bởi vậy, đội ngũ CBQL đó vừa thiếu chuyên nghiệp, vừa thụ động. Tất nhiên, thụ động chính là kết quả của thiếu chuyên nghiệp. Từ đó, khả năng hoạch định kế hoạch, nối kết các lực lượng trong công tác quản lí giáo dục cũng còn hạn chế. Có thể thấy, thực tiễn đang đòi hỏi trách nhiệm ở người cán bộ QLGD cao hơn trước đây rất nhiều, ví dụ: - Nếu trước đây, người CBQL là người chỉ đạo, phân tích và tổng kết... thì nay, họ còn phải là người định hướng và hoạch định; - Nếu trước đây đòi hỏi cao ở kinh nghiệm thì nay, người CBQL còn phải là người đổi mới, sáng tạo; - Nếu trước đây Giáo dục chú trọng chương trình thì nay, vấn đề con người và vai trò bồi dưỡng con người của người giáo viên và CBQL được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, rất cần có những bước phát triển về năng lực của người quản lí. Nếu trước đây, năng lực của người CBQL ở THCS chỉ cần những tiêu chuẩn như: Có trình độ văn hóa và chuyên môn tốt (từ khá trở lên); nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy, có kinh nghiệm tự học, tự bồi dưỡng vươn lên; có năng lực chỉ đạo công tác chủ nhiệm; có năng lực phân tích các hoạt động giáo dục; có năng lực tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu kế hoạch giáo dục, có kinh nghiệm làm công tác quản lí hành chính; có năng lực làm khoa học, đưa nhà trường vào hoạt động có nề nếp...; thì nay, theo chúng tôi, cần đòi hỏi những năng lực, phẩm chất cao hơn như: có tầm nhìn và khả năng giao tiếp ở tầm quốc tế; sử dụng thành thạo tiếng Anh và các thiết bị tin học; có tầm nhìn chiến lược, có óc canh tân; phong cách mềm dẻo và nhạy cảm với khía cạnh văn hóa quản lí; có khả năng sáng tạo một hệ thống quản lí, một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả; biết phát huy nhân tố con người, quan tâm đến phát triển con người, coi con người là tài nguyên của đất nước; biết liên hệ chặt chẽ và tạo được sức mạnh trách nhiệm cộng đồng đối với hệ thống; không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện. Theo tác giả Stephen R. Covey [11] có 7 thói quen mọi người cần rèn luyện để tạo nên sự thành công, bao gồm: (i) Luôn chủ động, (ii) Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định, (iii) Ưu tiên cho điều quan trọng nhất, (iv) Tư duy cùng thắng, (v) Lắng nghe và thấu hiểu, (vi) Đồng tâm hiệp lực và (vii) Rèn giũa bản thân. Làm được những điều đó, người CBQL mới có thể đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay. 3. Kết luận Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm đáp ứng các yêu cầu: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới chương trình Sách giáo khoa sau năm 2015; đổi mới vai trò của người CBQL trường THCS; hội nhập quốc tế về giáo dục và xuất phát từ thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS. 13 Trần Thế Lưu TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2004. Chỉ thị 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. [2] Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2014. Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. [3] Chính phủ, 2005. Đề án về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005-2010" kèm theo quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997. Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997. Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Văn phòng Trung ương Đảng. [9] R. Heller, 2006. Quản lí sự thay đổi. Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [10] Hồ Chí Minh toàn tập, 1998. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [11] Stephen R. Covey, 2004. The 7 Habits of Highly Effective People. Free press, New York, London, Toronto, Sydney. [12] Thủ tướng Chính phủ, 2012. Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. ABSTRACT Current development of management staff members of lower secondary schools Development of management staff members of lower secondar