Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử

Tóm tắt Di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử thuộc loại di sản đặc sắc ở Việt Nam, nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quốc gia mỗi năm đón hàng trăm nghìn lượt khách. Việc phát triển du lịch tại Yên Tử sơn đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế, song cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, xâm phạm những nguyên tắc căn bản của bảo tồn di sản văn hóa, đến sức chứa du lịch và nhất là đến di chuyển bền vững. Bài viết nêu lên những giá trị tư tưởng của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, hiện trạng phát triển du lịch, những tác động của du lịch tới di sản, những đánh giá và định hướng cho phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 26 - Tháng 12 - 201872 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM YÊN TỬ NGUYỄN PHẠM HÙNG Tóm tắt Di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử thuộc loại di sản đặc sắc ở Việt Nam, nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quốc gia mỗi năm đón hàng trăm nghìn lượt khách. Việc phát triển du lịch tại Yên Tử sơn đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế, song cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, xâm phạm những nguyên tắc căn bản của bảo tồn di sản văn hóa, đến sức chứa du lịch và nhất là đến di chuyển bền vững. Bài viết nêu lên những giá trị tư tưởng của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, hiện trạng phát triển du lịch, những tác động của du lịch tới di sản, những đánh giá và định hướng cho phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử. Từ khóa: Di sản văn hóa, Yên Tử, Phật giáo Trúc Lâm, du lịch tôn giáo, du lịch bền vững Abstract The Truc Lam Buddhism cultural heritage in Yen Tu is a unique heritage in Vietnam, located in Yen Tu scenic relic complex which is being completed to request the UNESCO recognizing as World Heritage. Simultaneously, this is also a national tourist destination welcome hundreds of thousands of tourists every year. The development of tourism in Yen Tu mountain has brought many economic benefits, but also revealed inadequacies that seriously affect the environmental landscape, violated the basic principles of cultural heritage preservation as well as tourism capacity and especially to sustainable travel. The article highlights the ideological values of Truc Lam - Yen Tu Buddhist cultural heritage, the current status of tourism development, the impact of tourism on heritage, and assessments and directions for sustainable tourism development that firmly associated with the preservation of Truc Lam Buddhist cultural heritage in Yen Tu. Keywords: Cultural heritage, Yen Tu, Truc Lam Buddhism, religious tourism, sustainable tourism Việt Nam là một quốc gia có Phật giáo/đạo Phật truyền vào từ rất sớm. Đạo Phật có lịch sử trên 2.000 năm và có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống dân tộc (1). Phật giáo đã tạo nên một di sản văn hóa to lớn có giá trị cho phát triển du lịch Phật giáo. Du lịch văn hóa Phật giáo là một bộ phận của du lịch tôn giáo, tín ngưỡng - một loại hình du lịch giúp cho du khách có được sự thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những khác biệt, mới lạ, độc đáo của một tôn giáo, tín ngưỡng. Nó đòi hỏi sản phẩm du lịch phải thể hiện được những nét đặc sắc nhất của tôn giáo, tín ngưỡng đó. Muốn có được một sản phẩm du lịch tôn giáo chuẩn, người làm du lịch phải có những hiểu biết sâu sắc về đối tượng được khai thác. Nếu không hiểu đúng đối tượng, rất có thể sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch giả, hay kém chất lượng, không phản ánh đúng bản chất của đối tượng cần khám phá, thậm chí có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo, tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như phát triển du lịch bền vững. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là du lịch văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử sơn, Quảng Ninh, đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. 73Số 26 - Tháng 12 - 2018 VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA 1. Yên Tử sơn - tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm - du lịch di sản Phật giáo Yên Tử sơn là ngọn núi cao 1.068m so với mực nước biển, nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh, với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời, nó có một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa cổ kính gắn với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm, một tôn giáo mang dậm dấu ấn Việt Nam thời Trần. Đỉnh núi Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ. Đây được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) khoảng 6.000m, với hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi quanh co, cheo leo, thậm chí hiểm trở... Yên Tử có nhiều điểm di tích từ chân núi lên đỉnh núi, rất cuốn hút du khách như: Chùa suối Giải Oan, tháp mộ Tam tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang, chùa Hoa Yên (hay chùa Vân Yên), chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, chùa Vân Tiêu, cuối cùng là chùa Đồng, nằm tại đỉnh cao nhất của núi Yên Tử. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới (11). Yên Tử sơn trở nên nổi tiếng từ thế kỷ XIII bởi vai trò đất tổ của Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trần Nhân Tông (1258 - 1308) tên thật là Trần Khâm, là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức ngày 7 tháng 12 năm 1258). Ông ở ngôi 15 năm (1278 - 1293), rồi nhường ngôi cho con, xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông mất ngày 03 tháng 01 âm lịch, năm Mậu thân (1308) tại am Ngọa Vân núi Yên Tử. Xá lị được cất trong bảo tháp tại am Ngọa Vân. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam với những võ công và văn trị kiệt xuất và là một vị Giáo chủ uy vọng của Phật giáo. Về sau ông được gọi cung kính là Phật hoàng (Vua Phật), danh xưng này ở Việt Nam chỉ được dành cho Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông là một hiện tượng độc đáo, cũng có thể nói rằng là độc nhất vô song trong giới tu hành theo Phật giáo trên thế giới, bởi ông là vị Hoàng đế duy nhất trở thành Giáo chủ, và là vị Hoàng đế - Giáo chủ thống nhất được cả giáo quyền và thế quyền, có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa, tư tưởng Việt Nam (8). Tinh thần nhập thế của Trần Nhân Tông được mọi tín đồ Phật giáo hết mực ca ngợi. Ngay cả việc chọn nơi đất tổ cho Thiền Trúc Lâm, nhà vua cũng không quên trách nhiệm với đất nước. Nói như Hải Lượng thiền sư, tức danh sĩ Ngô Thì Nhậm ở thế kỷ XVIII, trong cuốn sách nổi tiếng Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh: “Đức ngài lúc bấy giờ xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được yên tâm. Cái ý ấy là không tiện nói rõ, sợ người ta dao động. Cho nên nhằm được ngọn núi Yên Tử là núi cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang tỉnh Lạng, dựng lên ngôi chùa, thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm. Thật là một vị Vô Lượng Đại lực Thế Chí Bồ Tát” (15). Đó là thể hiện sâu sắc tư tưởng nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm. Nhưng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử còn thể hiện tinh thần “vô úy và phi cứu cánh” của đạo trong quan niệm “đạt đạo” của Trần Nhân Tông thông qua “con đường nghiệm đạo” tồn tại hiện thực trong quá trình tu hành của Đức Phật hoàng. Đó là con đường dài khoảng 6.000m đầy gian nan, khó nhọc từ chân núi lên đỉnh Yên Tử đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông chủ ý tạo nên. Phật hoàng chủ ý khai mở một con đường “độc hành” (chỉ đi được một người) nhỏ bé, gập ghềnh lên Yên Tử như một sự “hành xác”, một sự “nghiệm đạo”, nhằm mục đích “đạt đạo” cho mình và cho người. Hòa thượng Thích Thanh Từ, một học giả uyên thâm về Phật giáo Trúc Lâm, trong sách giảng về Phật hoàng Trần Nhân Tông, Hai quãng đời của sơ tổ Trúc Lâm, đã chỉ rõ: “Tổ không đi ngựa, chỉ đi bộ thôi Ở đây đường nhỏ xíu, chỉ một Số 26 - Tháng 12 - 201874 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA người đi, không có người thứ hai cùng đi, làm sao kiệu cáng khiêng cho được. Như vậy để thấy rằng ý nguyện của Ngài dứt khoát, khi tu là phải đạt đạo” (7). Con đường này là sản phẩm tinh thần của Phật giáo Trúc Lâm mà Phật hoàng trực tiếp tạo nên, như một trong những di sản văn hóa quan trọng nhất mà ông để lại tại Yên Tử sơn. Đó là tư tưởng tu hành đối với người xuất gia của Trần Nhân Tông1. Hiện nay, Yên Tử sơn là một điểm du lịch văn hóa Phật giáo quan trọng thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách mỗi năm. Du lịch Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử là du lịch có tính chuyên biệt, nó chuyên biệt cả về sản phẩm du lịch và chuyên biệt cả trong yêu cầu đối với du khách. Không phải ai cũng có thể tham gia những chuyến du lịch này, và tham gia một cách tùy tiện (10). Dù là người tu hành hay người thế tục, khi tham gia vào chuyến du lịch này, đều phải chuẩn bị cho mình tâm thế, hành trang cần thiết và phù hợp để được thưởng thức, trải nghiệm những danh lam, thắng cảnh Phật giáo, được tắm mình trong không gian Phật giáo Trúc Lâm uy nghiêm, kỳ bí và thiêng liêng, giữa thiên nhiên kỳ vĩ, với những dấu tích kiến trúc xưa cũ rêu phong cổ kính còn lại ẩn mình trong sương mờ hay trong những rừng cây, dưới những vách núi hoang sơ... Và nhất là, du khách phải được đi trên con đường “nghiệm đạo” từ chân núi lên đỉnh núi, được đặt chân lên những dấu chân của các bậc sư tổ đã “khai đạo và tạo đường” lên núi năm xưa. Yếu tố trải nghiệm của du lịch Phật giáo Trúc Lâm tiêu biểu nhất tại điểm du lịch này chính là con đường “hành hương”, con đường “nghiệm đạo” đó. Vì vậy, mỗi bước đi của du khách hôm nay phải là một bước trải nghiệm trên con đường “nghiệm đạo” đó, trong sự hỗ trợ của toàn bộ cảnh quan văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, thể hiện “tinh thần vô úy và phi cứu cánh” của đời sống đạo còn lưu giữ được. 2. Những tác động của du lịch đối với di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử Du lịch văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử hiện nay đang đứng trước những lựa chọn, thử thách không dễ vượt qua, đó là vấn đề bảo tồn “tính nguyên bản” hay “hiện đại hóa” di sản văn hóa; bảo vệ sự khác biệt, đặc thù của sản phẩm “du lịch tinh hoa” hay phát triển sản phẩm “du lịch đại chúng”; vấn đề sức chứa du lịch, an toàn du lịch; nhất là vấn đề di chuyển bền vững trong phát triển du lịch bền vững... Bài viết này chỉ đề cập tới một trong những tác động của du lịch đối với di sản có tính cấp bách cần nghiên cứu thấu đáo, đó là vấn đề di chuyển bền vững tại Yên Tử, trong đó nổi cộm là việc xây dựng các tuyến cáp treo. Từ đánh giá việc xây dựng cáp treo đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong giải quyết di chuyển bền vững, trong bảo tồn di sản văn hóa quan trọng này. Du lịch là sự di chuyển từ nơi này tới nơi khác trên phạm vi toàn cầu hay trong phạm vi một quốc gia. Di chuyển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đang thể hiện những đặc điểm chính: Thứ nhất, số lượng du khách tăng không ngừng; thứ hai, không gian di chuyển rộng hơn, nên quãng đường di chuyển dài hơn; thứ ba, thời gian di chuyển và lưu trú nhiều hơn; thứ tư, chi phí cho du lịch cao hơn. Đồng nghĩa với nó là hiệu quả của sự phát triển du lịch rất rõ rệt trong việc trong việc tăng thu nhập cho quốc gia, cho doanh nghiệp, cho người lao động, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng cường giao lưu, hợp tác, phát triển... Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch hiện nay đang có nhiều tác động tiêu cực tới sự bền vững của môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội, mà nguyên nhân đầu tiên có thể được xem là xuất phát từ sự di chuyển du lịch. Những tác động tới môi trường tự nhiên bởi sự vươn xa các di chuyển du lịch không ngừng do sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tác động của nó đối với thay đổi khí hậu. Phần lớn việc thải khí CO2 đến từ nhu cầu vận tải và nhu cầu khách sạn tăng. Theo số liệu từ các tổ chức quốc tế, 72% của việc thải khí CO2 đến từ vận tải, 24% từ khách sạn, và 4% từ các hoạt động tại địa phương. Việc thải khí của hàng không được thực hiện ở độ cao đã tác động lên khí hậu được khuếch đại nhiều lần, nên chiếm tới 75% tác động xấu đến khí hậu của ngành du lịch. Những tác động tới môi trường văn hóa xã hội bởi sự thâm nhập ngày càng nhiều của du khách từ nơi khác tới các nền văn hóa bản địa, sự quá tải du khách tới các điểm đến di 75Số 26 - Tháng 12 - 2018 VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA sản văn hóa gây ra những xáo trộn và biến đổi văn hóa ở mức báo động. Vấn đề “di chuyển bền vững” đang là vấn đề của du lịch toàn cầu. Muốn phát triển du lịch bền vững, trước hết phải được bắt đầu từ “di chuyển bền vững”. Khái niệm “du lịch bền vững” phải liên kết chặt chẽ với khái niệm “di chuyển bền vững”. Cần có di chuyển bền vững trước khi có du lịch bền vững. Vì thế, bên cạnh việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch thông minh, thì Việt Nam cũng phải chú trọng hơn tới giải quyết vấn đề di chuyển bền vững trong du lịch. Việc di chuyển du lịch tại Yên Tử sơn hiện đang đặt ra những vấn đề cấp bách trong việc bảo tồn di sản văn hóa quan trọng này. Để thuận lợi cho việc đưa được thật nhiều du khách lên đỉnh Yên Tử, người ta đã xây dựng và sẽ xây dựng nhiều đường cáp treo lên ngọn núi này (2). Việc làm cáp treo đưa khách lên đỉnh Yên Tử nhận được sự tán thưởng của nhiều người, từ chính quyền địa phương đến nhiều doanh nghiệp đầu tư và “du khách đại chúng”. Điều đó cho thấy tiện ích “giao thông” của phương tiện này. Nhưng việc xây dựng những đường cáp treo lên đỉnh Yên Tử cần phải hết sức cân nhắc, khi nó vi phạm những nguyên tắc căn bản trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa (6, tr.25-26), đã được quy định trong hai bộ luật quan trọng liên quan là Luật Di sản văn hóa (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2001) và Luật Du lịch (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2017). Qua khảo sát trực tiếp thực tiễn, qua phản ánh của dư luận xã hội và qua các phương tiện thông tin đại chúng, với tư cách là người đã nghiên cứu văn hóa Phật giáo và văn hóa du lịch lâu năm, chúng tôi thấy việc xây dựng và sẽ tiếp tục xây dựng cáp treo lên đỉnh Yên Tử sơn đã bộc lộ những bất cập sau đây: Thứ nhất, nó phá vỡ cảnh quan di tích tôn giáo nơi đây. Bức tranh thiên nhiên và văn hóa đặc thù của di tích tôn giáo được xem là kinh đô Phật giáo Trúc Lâm trang nghiêm, u tịch, huyền bí đã và sẽ bị những đường cáp treo hiện đại xé rách. Thứ hai, nó ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên và văn hóa. Môi trường tự nhiên bị xâm hại do sự tác động cơ học của con người, sự tàn hủy sinh thái tự nhiên, cộng với việc xả thải rác thải sinh hoạt của hàng nghìn du khách mỗi ngày. Môi trường văn hóa cũng bị xâm hại bởi sự xô bồ, lộn xộn, mất anh ninh, trật tự, sự dung tạp không được kiểm soát của nhiều du khách đã vi phạm tính thiêng của di sản tôn giáo này. Thứ ba, nó ảnh hưởng tới sức chứa du lịch. Lượng khách quá đông vào mùa lễ hội, khi hàng nghìn người di chuyển trong một giờ, phủ kín Yên Tử chật hẹp đã tạo ra sự quá tải về sức chứa, tiềm ẩn (và đã xảy ra) nguy cơ mất an ninh và an toàn du lịch (16). Thứ tư, nó ảnh hưởng tới giá trị văn hóa cốt lõi của “đất tổ Phật giáo Trúc Lâm” trong sự toàn vẹn của nó. Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử được tạo nên bởi toàn bộ không gian thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở, bởi các công trình tôn giáo cổ kính, tôn nghiêm, và nhất là bởi con đường hơn 6.000 mét cheo leo gập ghềnh từ chân núi tới đỉnh núi có hơn 700 năm lịch sử. Đây là con đường của “đạo”, một bộ phận cấu thành không thể tách rời của không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, là con đường mà tổ sư Trần Nhân Tông và các tu sĩ đã “hành xác”, “nghiệm đạo”, chứ không phải là con đường “giao thông” thông thường. Không phải ngẫu nhiên mà Phật hoàng Trần Nhân Tông và các môn đồ không chủ trương có một con đường đi ngựa hay khiêng kiệu nhàn nhã, mà mở con đường “độc hành” vất vả này lên đỉnh núi, như Hòa thượng Thích Thanh Từ đã phân tích. Đây là con đường mang tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm, góp phần tạo nên giá trị của di sản văn hóa mang tầm cỡ thế giới. Làm cáp treo có thể góp phần lãng quên, góp phần từng bước xóa bỏ con đường “nghiệm đạo” này, xóa bỏ một phần quan trọng trong giá trị của di sản. Thứ năm, nó vi phạm những nguyên tắc của du lịch tôn giáo, tín ngưỡng. Người làm cáp treo chưa hiểu rõ giá trị di sản Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, chưa hiểu rõ du lịch Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Giá trị của di sản Phật giáo Trúc Lâm là “tính nguyên bản” của các công Số 26 - Tháng 12 - 201876 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA trình cổ xưa và sự linh thiêng của đất tổ Trúc Lâm. Du lịch Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử quan trọng nhất là thưởng thức, trải nghiệm, khám phá sự khác biệt, mới lạ của không gian văn hóa đất tổ Phật giáo Trúc Lâm. Hạt nhân của sự khác biệt, mới lạ đó là tính thiêng của Yên Tử sơn. Tính thiêng đó tồn tại một phần bởi sự trang nghiêm huyền bí tôn giáo từ những di tích cổ xưa còn lại, và một phần bởi sự cách trở “giao thông” với đời tục xô bồ bằng con đường “nghiệm đạo” kỳ vĩ độc nhất ở Việt Nam. Sự gian nan, cách trở của của con đường hành xác, nghiệm đạo lên Yên Tử sơn chính là một bộ phận cấu thành của Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử sơn. 3. Đánh giá và định hướng Ngày nay, người ta đã nhìn con đường 6.000m lên núi Yên Tử như là con đường “giao thông” khó nhọc, nên mới quyết định làm cáp treo cho tiện. Họ không biết rằng, con đường càng hiểm trở, càng khó khăn bao nhiêu, thì càng thể hiện được cái “tinh thần vô úy và phi cứu cánh” của Phật giáo Trúc Lâm bấy nhiêu. Chính con đường này đã tạo ra sự mới lạ và khác biệt, đã tạo ra sự tò mò muốn thưởng thức, trải nghiệm, khám phá của du khách. Cáp treo đã xóa bỏ con đường “nghiệm đạo” tôn giáo bằng con đường “giao thông” thế tục. Người ta sẽ nhàn nhã trèo lên buồng cáp treo để lên đỉnh non thiêng. Và cái nhàn nhã đó sẽ “giết chết” “đỉnh non thiêng” trong tâm hồn họ. Người ta đã nhìn Yên Tử sơn chỉ như nhìn những điểm tham quan Phật giáo thông thường khác, thậm chí như nhìn bao điểm tham quan du lịch thông thường khác. Vì thế mới có thái độ hành xử thiếu cẩn trọng đối với điểm đến du lịch đặc biệt này. Không dừng lại ở đó, trước nhu cầu ngày càng lớn của “du khách đại chúng”, của nhà đầu tư, người ta đang chuẩn bị xây dựng thêm một tuyến cáp treo lên núi Yên Tử từ phía địa phận tỉnh Bắc Giang (3). Một lượng lớn du khách sẽ cùng lúc đổ về đây. Và đỉnh non thiêng Yên Tử sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Nếu điều đó xảy ra, trong tương lai, chúng ta khó có thể còn được chiêm ngưỡng dấu tích “nguyên bản” của “kinh đô Phật giáo Trúc Lâm” như nó vốn có. Và không có gì làm chắc rằng Yên Tử sơn sẽ mãi còn là một điểm đến linh thiêng và hấp dẫn du khách. Bảo tồn “tính nguyên bản” của di sản văn hóa không chỉ là cho văn hóa, mà còn cho chính du lịch, bởi vì, “tính nguyên bản” của di sản văn hóa tạo nên sự khác biệt, mới lạ, chính nó tạo nên sức hấp dẫn du lịch. Bảo tồn “tính nguyên bản” của di sản văn hóa phải được xem là một hoạt động phát triển du lịch bền vững. Tất cả các hoạt động đầu tư, tôn tạo, khai thác đối với điểm di sản Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử số một tại Việt Nam này đều phải đảm bảo không là ảnh hưởng tới “tính nguyên bản” đó (7). Không phải chỗ nào cũng có thể đại chúng hóa du lịch, hay phát triển du lịch đại chúng, nhất là đối với những điểm đến du lịch thuộc loại di sản đặc biệt cần được bảo vệ, như hang Sơn Đoòng trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình, hay Yên Tử sơn trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Quảng Ninh. Để bảo vệ Sơn Đoòng, theo khuyến cáo của UNESCO, người ta đã không làm “đường giao thông thuận tiện” vào hang, và không phải du khách nào cũng có thể vào đó. Chỉ một lượng khách nhất định được khống chế bởi những yêu cầu cao về chuyên môn, về tâm