Phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam dưới góc độ địa lí kinh tế

Tóm tắt. Với ý định hình thành những đầu tàu kinh tế để bứt tốc nền kinh tế quốc gia, từ năm 2004 Chính phủ Việt Nam đã triển khai thí điểm việc phát triển khu kinh tế ven biển đầu tiên ở Chu Lai Quảng Nam. Đến năm 2008 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định phê duyệt đề án quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển đến năm 2020. Từ đó đến nay trên phạm vi cả nước đã hình thành 15 khu kinh tế ven biển nhưng cũng chưa thu được những kết quả như mong muốn (thu hút vốn đầu tư chưa nhiều, chưa thu hút được những Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, giá trị sản lượng cũng như việc làm tạo ra còn hạn chế, diện tích đất đai để lãng phí.). Trước tình hình như vậy, tác giả kiến nghị ở Việt Nam nên hình thành một số lãnh thổ đầu tàu kinh tế thay vì phát triển ồ ạt các khu kinh tế ven biển như vừa qua. Đó là cách làm hợp về lí thuyết và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam dưới góc độ địa lí kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0021 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 143-148 This paper is available online at PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÍ KINH TẾ Ngô Thúy Quỳnh Khoa Quản lí Nhà nước về Đô thị và Nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt. Với ý định hình thành những đầu tàu kinh tế để bứt tốc nền kinh tế quốc gia, từ năm 2004 Chính phủ Việt Nam đã triển khai thí điểm việc phát triển khu kinh tế ven biển đầu tiên ở Chu Lai Quảng Nam. Đến năm 2008 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định phê duyệt đề án quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển đến năm 2020. Từ đó đến nay trên phạm vi cả nước đã hình thành 15 khu kinh tế ven biển nhưng cũng chưa thu được những kết quả như mong muốn (thu hút vốn đầu tư chưa nhiều, chưa thu hút được những Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, giá trị sản lượng cũng như việc làm tạo ra còn hạn chế, diện tích đất đai để lãng phí...). Trước tình hình như vậy, tác giả kiến nghị ở Việt Nam nên hình thành một số lãnh thổ đầu tàu kinh tế thay vì phát triển ồ ạt các khu kinh tế ven biển như vừa qua. Đó là cách làm hợp về lí thuyết và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Từ khóa: Khu kinh tế ven biển, lãnh thổ đầu tàu kinh tế, quản lí phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển. 1. Mở đầu Ngày 23/9/2008 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020; theo đó ở ven biển nước ta sẽ hình thành 15 khu kinh tế. Đó là Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh hóa), Đông Nam Nghệ An (Nghệ An), Vũng áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây- Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nam Phú Yên (Phú Yên), Văn Phong (Khánh Hoà), Định An (Trà Vinh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Năm Căn (Cà Mau). Đến năm 2010 ba tỉnh được Thủ tướng cho phép về chủ trương thành lập khu kinh tế ven biển, đó là Thái Bình (Khu kinh tế Diêm Điền), Nam Định (Khu kinh tế Ninh Cơ ) và Quảng Trị (Khu kinh tế Đông nam Quảng Trị). Tổng diện tích đất liền và mặt nước của 15 khu vào khoảng 69 nghìn ha (trong đó diện tích đất liền để bố trí các dự án sản xuất khoảng 20 nghìn ha) [1, 3, 4, 5]. Muốn phát triển kinh tế quốc gia vừa phải lựa chọn đúng các ngành, lĩnh vực để phát triển; vừa phải tổ chức lãnh thổ hay xây dựng lãnh thổ quốc gia hợp lí. Xây dựng giang sơn đất nước luôn luôn là vấn đề hệ trọng. Muốn có phương án hợp lí, nhất thết phải dựa trên tư duy và quan điểm địa kinh tế. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ trình bày một số vấn đề được coi là quan trọng để những ai quan tâm có thêm thông tin tham khảo. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/1/2016 Liên hệ: Ngô Thúy Quỳnh, e-mail: ngothuyquynhadp@gmail.com 143 Ngô Thúy Quỳnh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình hình phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam: Sự bất ổn và những vấn đề cần suy ngẫm Đối với 15 khu kinh tế đang hoạt động, các địa phương đã tích cực triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật và thu hút dự án để phát triển sản xuất. Sau gần 10 năm triển khai, nhìn chung các khu kinh tế đã có được một số thành tựu nhưng chưa đáng kể và chưa được như mục tiêu đặt ra ban đầu. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay diện tích đất của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu kinh tế ven biển mới đạt khoảng 9% tổng diện tích đất dành cho sản xuất kinh doanh. Nếu so với các khu công nghiệp trong cả nước, quy mô các khu kinh tếven biển lớn gấp khoảng 10 lần nhưng sự đóng góp về chỉ tiêu sản xuất và nộp ngân sách thì lại thấp hơn rất nhiều. Tổng doanh thu những năm gần đây từ các khu kinh tế ven biển mới được khoảng 6 - 8 tỉ USD/năm và nộp ngân sách hằng năm chỉ khoảng 500 - 600 triệu USD. Bảng 1. Một số chỉ tiêu về phát triển khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến hết năm 2014 TT Khu kinh tế Năm thành lập Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước Dự án Vốn đăngkí, tr $ Vốn thực hiện, tr. $ Dự án Vốn đăng kí, tỉ VND Vốn thực hiện, tỉ VND 1 Đình Vũ - CátHải 2008 31 1898 600 40 16393 8861 2 Vân Đồn 2007 5 131 7 70 7875 60151 3 Nghi Sơn 2006 6 9710 888 45 74845 24697 4 Đông NamNghệ An 2007 7 49 28 76 10840 2656 5 Vũng Áng 2006 31 16500 2124 44 39430 27740 6 Hòn La 2008 - - - 35 41200 2360 7 Chân Mây -Lăng Cô 2006 10 1320 356 19 7677 1743 8 Chu Lai 2003 21 187 84 69 30460 15770 9 Dung Quất 2005 13 3719 439 91 75285 70000 10 Nam Phú Yên 2008 9 1716 12 15 1714 401 11 Nhân Hội 2005 10 506 37 16 10968 369 12 Vân Phong 2006 23 655 535 78 44933 926 13 Định An 2009 - - - 6 58957 8902 14 Năm Căn 2010 - - - - - - 15 Phú Quốc 2006 22 2028 37 85 89863 7684 (Nguồn: Vụ quản lí các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tổng vốn đầu tư thu hút vào các khu kinh tế ven biển khoảng 17,2 tỉ USD (trong đó vốn của các dự án FDI khoảng 4,9 tỉ USD chiếm khoảng 28,4% và vốn của các dự án trong nước khoảng 12,3 tỉ USD chiếm 71,6%). Tính trung bình vốn FDI/khu kinh tế ven biển mới được khoảng 327 triệu USD. Đây là mức quá thấp so yêu cầu. Mục đích thành lập các khu kinh tế ven biển của Nhà nước là để thu hút vốn FDI thì thực tế cho thấy mục đích này không đạt được. Nếu giả thiết ở nước ta chỉ có 3 khu kinh tế ven biển thì mỗi khu cũng đã thu hút được khoảng 1,6 tỉ USD và ngay như 144 Phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam dưới góc độ địa lí kinh tế với mức này cũng chưa thể tạo ra tiền đề để phát triển khu kinh tế ven biển một cách có hiệu quả. Bảng 2. Tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến hết năm 2014 Chỉ tiêu Dự án nướcngoài Dự án trong nước 1. Lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng + Số dự án, DA 7 143 + Vốn thực hiện/vốn đăng kí; % 29,6 12,4 + Tổng vốn đầu tư thực hiện, Tr. USD 150 714 2. Lĩnh vực phát triển sản xuất kinh doanh + Số dự án, DA 188 689 + Vốn thực hiện/vốn đăng kí; % 12,4 51,3 + Tông vốn đầu tư thực hiện, Tr. USD 4.751 11.612 3. Tổng vốn thực hiện vào các khu kinh tế ven biển, Tr. USD 4.901 12.326∗ Nguồn: Xử lí theo số liệu ở biểu 1 của Vụ quản lí các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ∗Tạm quy đổi 20.000 VNĐ bằng 1 USD để tính theo đô la Mỹ. Theo số liệu tổng hợp của Vụ quản lí các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào năm 2014 tổng doanh thu của 15 khu kinh tế ven biển mới được khoảng 9-10 tỉ USD (bằng khoảng 5,3% GDP quốc gia. Còn nếu tính theo giá trị gia tăng thì chỉ bằng 2,5% GDP), giá trị xuất khẩu khoảng 1,3 tỉ USD (bằng khoảng 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) và nộp ngân sách được khoảng 1,5 tỉ USD (bằng khoảng 3,5% tổng thu ngân sách nhà nước) và tạo ra chỗ làm việc cho khảng 92 vạn lao động (bằng khoảng 0,2% tổng lao động xã hội của cả nước). Kết quả và hiệu quả phát triển khu kinh tế ven biển đạt được còn thấp. Đánh giá về việc phát triển khu kinh tế ven biển, nhiều nhà khoa học và nhiều quản lí cho rằng, chủ trương phát triển khu kinh tế ven biển của nước ta là đúng nhưng trong khi nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, nước ta rất thiếu vốn đầu tư để phát triển thì việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch 15 khu kinh tế ven biển là có phần ồ tạt, tạo ra sự phân tán vốn đầu tư và do đó không có khu kinh tế ven biển nào được xây dựng hoàn chỉnh để phát huy giá trị của nó như mong muốn khi đề ra chủ trương phát triển khu kinh tế ven biển. Về mặt địa lí cũng bộc lộ nhiều bất hợp lí. Hai khu kinh tế ven biển Chu Lai của Quảng Nam và Dung Quất của Quảng Ngãi nằm sát cạnh nhau nhưng vì thuộc hai tỉnh nên chúng tồn tại tách rời nhau. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An nằm cạnh khu kinh tế Nghi Sơn của Thanh Hóa và phải sử dụng chung cảng biển Nghi Sơn đáng lẽ ra chỉ nên ghép với khu kinh tế Nghi Sơn là hợp lí nhưng vì thuộc hai tỉnh nên cũng tồn tại tách rời nhau. Khu kinh tế Định An (Trà Vinh) và khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau) không hội tụ đủ các điều kiện để phát triển khu kinh tế ven biển nên mặc dù thành lập từ năm 2009 nhưng đến năm 2014 vẫn chưa thu hút được dự án FDI nào và ngay như khu kinh tế Năm Căn thậm chí còn chưa thu hút được cả dự án đầu tư trong nước. Khu kinh tế Hòn La của Quảng Bình chỉ mới thu hút được một số dự án đầu tư trong nước. Ở vùng Bắc Trung Bộ, trong khi khả năng hàng hóa còn hạn chế, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài chưa “mặn mà” thì Nhà nước đã cho phép các địa phương phát triển nhiều khu kinh tế ven biển (Nghi Sơn ở Thanh Hóa; Vũng Áng ở Hà Tĩnh; Cửa Lò ở Quảng Bình, Chân Mây - Lăng Cô ở Thừa Thiên Huế) nên dù có cảng biển nước sâu nhưng vẫn không thu hút được vốn đầu tư và do đó các khu kinh tế ven biển chưa phát triển như kì vọng. Hoặc như ba địa phương được phép về chủ trương phát triển khu kinh tế ven biển (Thái Bình, Nam Định, Quảng Trị) thì tại những nơi dự kiến phát triển khu kinh tế đều không có cảng biển đủ lớn và nếu xây dựng khu kinh tế thì phải 145 Ngô Thúy Quỳnh giải phóng mặt bằng và đền bù rất lớn. Những điểm vừa nêu đặt ra nhiều vấn đề phải xem xét lại đối với phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam. Theo một số chuyên gia kinh tế, muốn hoàn thiện một khu kinh tế ven biển với diện tích khoảng 2500 3000 ha (đất liền được sử dụng để bố trí phát triển sản xuất) thì ít nhất cũng cần tới khoảng 7-8 tỉ USD (trong đó 1-1,5 tỉ USD xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật và khoảng 5,5 -6,5 tỉ USD để phát triển sản xuất). Như thế có nghĩa là nếu hoàn thiện 15 khu kinh tế ven biển như đã quy hoạch, Việt Nam sẽ cần khoảng 110-120 tỉ USD. Giả dụ mỗi năm Việt Nam thu hút được khoảng 12-13 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nếu khơi chảy nguồn vốn này vào các khu kinh tế ven biển khoảng 30%, tức là khoảng 4 tỉ USD/năm thì ít cũng phải sau khoảng 26-27 năm nữa Việt Nam mới hoàn thiện các khu kinh tế ven biển. Trước tình hình như vậy, tác giả cho rằng phải suy tính cách làm khác mà cụ thể là thay vì phát triển 15 khu kinh tế ven biển hãy tạo ra một số lãnh thổ đầu tàu để lôi kéo sự phát triển chung của cả nền kinh tế quốc gia. Làm như vậy mới có thể đầu tư tập trung và nhanh chóng hoàn thiện các lãnh thổ đầu tàu để phát huy cho công cuộc thịnh vượng kinh tế đất nước. Đến đây một câu hỏi được đặt ra là, lãnh thổ đầu tàu là gì? Từ việc quan sát kinh nghiệm của Pháp, Trung Quốc và phân tích thực tiễn Việt Nam, tác giả cho rằng lãnh thổ đầu tàu là một lãnh thổ xác định, có quy mô diện tích đủ lớn, hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển; nhờ đó có thể thu hút được những dự án kinh tế lớn, có công nghệ cao; từ đó tạo ra sức mạnh lôi kéo sự phát triển của một vùng rộng lớn cũng như của cả nước. Những lãnh thổ này đóng góp lớn cho gia tăng quy mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển kinh tế của cả nước; có sức lan tỏa, lôi kéo sự phát triển chung. 2.2. Kết luận và kiến nghị Sau khi phân tích sự hội tụ các yếu tố để phát triển lãnh thổ đầu tàu và khả năng thu hút vốn để phát triển chúng, bước đầu tác giả xin kiến nghị: (1). Chỉ nên phát triển ba khu kinh tế đầu tàu ở khu vực ven biển thuộc ba miền Bắc – Trung – Nam + Ở ven biển phía Bắc có thể cân nhắc hình thành vành đai kinh tế Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái. Đối với vành đai kinh tế này cần phát triển các lĩnh vực mũi nhọn như: Du lịch biển- nghỉ dưỡng - tắm biển - chữa bệnh; công nghiệp năng lượng - vật liệu - cơ khí đóng và sửa chữa tàu biển. + Ở duyên hải miền Trung có thể cân nhắc hình thành khu kinh tế đặc biệt Hội An - Chu Lai - Dung Quất. Định hướng phát triển những lĩnh vực mũi nhọn là cảng biển – kinh tế hàng hải – logistic - công nghiệp cảng và cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ cảng biển - du lịch biển – nghỉ dưỡng – tắm biển + Ở Nam Bộ có thể cân nhắc phát triển “Tam Giác du lịch – giải trí cao cấp”: Phú Quốc – Cà Mau – Hà Tiên. Lĩnh vực mũi nhọn của tam giác này là du lịch biển - nghỉ mát - nghỉ dưỡng - giải trí chất lượng cao – hội nghị. (2). Phát triển hai Trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đó là Tam đảo và vùng phụ cận ở phía Bắc và Đà Lạt và vùng phụ cận ở phía Nam + Tam đảo nối kết với Hạ Long. Ba Vì, Chùa Hương, Đền Hùng và Hà Nội thành Trung tâm du lịch lớn. + Đà Lạt nối kết với Nha Trang, Phan Thiết- Mũi Né, thành phố Hồ Chí Minh và các điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên thành Trung tâm du lịch độc đáo, hấp dẫn. 146 Phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam dưới góc độ địa lí kinh tế (3). Phát triển 4 Trung tâm đô thị - kinh tế giữ vai trò đầu tàu kinh tế lớn của quốc gia + Thành phố Hà Nội: ngoài chức năng trung tâm chính trị, hành chính sẽ có chức năng Trung tâm khoa học công nghệ, dịch vụ cao cấp (nhất là dịch vụ tài chính, y tế, văn hóa, đào tạo, hàng không...) và vui chơi giải trí cao cấp. + Thành phố Hồ Chí Minh: sẽ có chức năng Trung tâm khoa học công nghệ, dịch vụ hàng không, tài chính ngân hàng, y tế, đào tạo chất lượng cao, vui chơi giải trí cao cấp và logistic. + Thành phố Cần Thơ: Trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, đào tạo và khoa học công nghệ, vui chơi giải trí chất lượng cao và dịch vụ hàng không. + Thành phố Đà Nẵng: Trung tâm dịch vụ cao cấp (dịch vụ hàng không, vận tải biển, tài chính ngân hàng, viễn thông, du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ hàng hải...), logistic và công nghiệp cảng. Việc phát triển các lãnh thổ đầu tàu cần được tổ chức nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học với tinh thần trách nhiệm cao. Nước ta cần có những Tổ chức chuyên năng với đội ngũ chuyên gia có năng lực để chăm lo việc này. Những lĩnh vực Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên mời các Tổ chức quốc tế có chuyên gia giỏi tham gia nghiên cứu và xây dựng các phương án quy hoạch phát triển các đô thị lớn và quy hoạch phát triển các lãnh thổ đầu tàu. Việc lựa chọn địa điểm và phát triển các lãnh thổ đầu tàu là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ, công phu. Tác giả mong muốn các cơ quan chức năng của nhà nước nhanh chóng triển khai việc nghiên cứu vấn đề quan trọng này. Theo giả thiết đã đề xuất thì để phát triển 3 lãnh thổ đầu tàu ven biển cần khoảng 28-30 tỉ USD. Giả sử mỗi năm thu hút 2 tỉ vốn FDI và 1 tỉ vốn trong nước để đầu tư phát triển các lãnh thổ đầu tàu ấy thì sau khoảng 6-7 năm có thể hoàn thiện tương đối các lãnh thổ đầu tàu để nhanh chóng phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Để các lãnh thổ đầu tàu như tác giả đã nêu trên phát triển và đem lại hiệu quả cao, Nhà nước cần thực hiện được một số việc quan trọng sau đây: - Nhanh chóng xây dựng đề án phát triển các lãnh thổ đầu tàu dựa trên tư duy, quan điểm của địa lí học và kinh tế học; rồi từ đó triển khai lập các quy hoạch phát triển các lãnh thổ đầu tàu và pháp lí hóa hệ thống các lãnh thổ đầu tàu trong luật pháp phát triển quốc gia. Đồng thời, tiến hành quảng bá hình ảnh và xúc tiến đầu tư phát triển các lãnh thổ đầu tàu đã được quy hoạch. - Nhà nước cần đổi mới luật pháp quản lí vùng lãnh thổ, nhất là pháp luật đối với hệ thống đô thị trung tâm và đối với các lãnh thổ đầu tàu. Nội dung phát triển đô thị hạt nhân và lãnh thổ đầu tàu quy định trong Luật này phải cụ thể và rõ ràng. Trong đó, quy định rõ ràng trách nhiệm của các cấp, các ngành cũng như của những người đứng đầu cơ quan quản lí nhà nước. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước đối với các lãnh thổ đầu tàu kinh tế. Nhà nước cần có chương trình quảng bá và triển khai mạnh mẽ việc xúc tiến thương mại và đầu tư cho các lãnh thổ đầu tàu; khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng trong các lãnh thổ đầu tàu và thực hiện chế độ hợp tác công-tư trong đầu tư phát triển để xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn và quan trọng. Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng, cụ thể và đủ mức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào làm ăn tại các lãnh thổ đầu tàu kinh tế đã được xác định, nhất là các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ về đào tạo nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, vay vốn tín dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu. . . phải cao hơn mức ưu đãi hiện có. - Nhà nước cần có kế hoạch phối hợp với các những trường đại học có năng lực để tạo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước đối với vùng lãnh thổ, nhất là quản lí phát triển các lãnh thổ đầu tàu. Đồng thời, nhanh chóng hình thành những cơ sở đảm nhận chức năng đào tạo chuyên gia 147 Ngô Thúy Quỳnh quản lí vùng lãnh thổ phù hợp với đều kiện mới. - Nhà nước cần hình thành một Cơ quan hoặc một Tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động phát triển quốc gia. Tổ chức này có cả trách nhiệm đánh giá chất lượng quản lí phát triển vùng lãnh thổ. Từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc đổi mới công tác quản lí nhà nước đối với phát triển vùng lãnh thổ cũng như đổi mới công tác đào tạo chuyên gia cho lĩnh vực phát triển vùng thổ ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thủ tướng Chính phủ, 2008. Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 về phê duyệt đề án quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến 2020. [2] Ngô Thúy Quỳnh, 2009. Tổ chức lãnh thổ kinh tế (giáo trình, Học Viện Chính sách và Phát triển. Nxb Chính trị Quốc gia. [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011. Báo cáo quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển đến năm 2020 (báo cáo trình Thủ tướng chính phủ). [4] Ngô Doãn Vịnh, 2009. Bàn về phát triển kinh tế - Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang. Nxb Chính trị Quốc gia. [5] Viện Chiến lược phát triển, 2010. Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 của thành phố Hà Nội. [6] ABSTRACT Developing coastal economic zones in Vietnam in accordance with the geoeconomics viewpoint In order to create economic zones that will improve the national economy, in 2004 the Vietnamese Government began an economic development plan for the coastal zones, the first to take place in Chu Lai, Quang Nam Province. Within a few years that was declared a complete failure. The Prime Minister then, in 2008, issued a decision that approved economic development projects for the coastal economic zones up to 2020. Since that time 15 coastal economic zones have been created but they have not attracted the desired foreign capital investment, productivity in these zones is low, job creation has been limited and land resources are being wasted. Given this situation, the author proposes that an economic area model be applied to the coastal economic zones that will look beyond theory to practical needs and requirements. Keywords: Coastal economic zones, leading economic areas, territory development management, master development planning. 148