Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập

Tóm tắt. Phát triển kĩ năng tiền đọc là một mục tiêu giáo dục cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính ở trường mầm non hòa nhập trên cơ sở phát huy các điểm mạnh của trẻ và hướng đến mục tiêu giúp trẻ đọc hiểu. Các biện pháp bao gồm: tạo môi trường giàu kích thích trẻ học đọc; tăng cường các hoạt động cùng trẻ đọc sách, xem tranh; sử dụng trò chơi học tập; tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với biểu tượng, tranh, chữ cái, sách, truyện.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0130 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 217-223 This paper is available online at PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TIỀN ĐỌC CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Bùi Thị Lâm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển kĩ năng tiền đọc là một mục tiêu giáo dục cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính ở trường mầm non hòa nhập trên cơ sở phát huy các điểm mạnh của trẻ và hướng đến mục tiêu giúp trẻ đọc hiểu. Các biện pháp bao gồm: tạo môi trường giàu kích thích trẻ học đọc; tăng cường các hoạt động cùng trẻ đọc sách, xem tranh; sử dụng trò chơi học tập; tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với biểu tượng, tranh, chữ cái, sách, truyện. Từ khóa: Kĩ năng tiền đọc, giáo dục hòa nhập, trẻ khiếm thính, trường mầm non. 1. Mở đầu Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong giáo dục cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Đặc biệt ở giai đoạn 5 - 6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển kĩ năng tiền đọc - viết là một nội dung của việc chuẩn bị ngôn ngữ để trẻ bước vào học tập ở trường phổ thông. Các nghiên cứu về trẻ mầm non đã phát hiện ra rằng trẻ có nhiều cơ hội nói chuyện, đọc sách và chơi cùng người lớn tại gia đình thì kết quả học tập tại trường mầm non và trường tiểu học được cải thiện rõ rệt [3]. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất là trường mầm non nên lập kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ đọc viết thông qua chơi, trải nghiệm, nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ vào tiểu học (Hyson, Tomlinson, 2014) [3]. Với trẻ khiếm thính, việc chuẩn bị các kĩ năng tiền đọc trước khi vào lớp 1 là rất cần thiết để giúp trẻ học tập có kết quả ở trường phổ thông. Những khó khăn, hạn chế về ngôn ngữ nói có ảnh hưởng đến quá trình hình thành kĩ năng tiền đọc của trẻ khiếm thính, nếu không được hỗ trợ phù hợp các em sẽ rất khó đạt được kĩ năng này. Trong môi trường giáo dục hòa nhập, nhà giáo dục cần hiểu các nhu cầu cá nhân của từng trẻ, từ đó có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để tất cả trẻ em đều có thể học tập và thành công. Mặc dù vậy, hiểu biết về hỗ trợ trẻ khiếm thính nói chung, hỗ trợ nâng cao kĩ năng tiền đọc các em là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Quá trình học đọc của trẻ khiếm thính có những điểm mạnh và thách thức riêng [6] đòi hỏi gia đình, giáo viên, người hỗ trợ tìm kiếm cách thức hỗ trợ phù hợp cho trẻ. Cũng như tất cả trẻ em Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 10/8/2015 Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt@hnue.edu.vn 217 Bùi Thị Lâm khác, trẻ khiếm thính cũng có sự đa dạng về khả năng, kinh nghiệm, cách học ưa thích, thái độ. . . Do vậy, các hoạt động, những hướng dẫn cho trẻ trong lớp học hòa nhập cần được điều chỉnh cho phù hợp với trẻ và giúp trẻ học đọc trong các tình huống có ý nghĩa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm kĩ năng tiền đọc và phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi Đọc, viết là những kĩ năng quan trọng, là cơ sở để trẻ lĩnh hội tri thức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm sống. Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc nhưng phải chuẩn bị những kĩ năng tiền đọc cho trẻ. Công việc này được tiến hành suốt giai đoạn mầm non, đặc biệt là giai đoạn 5 - 6 tuổi. Kĩ năng tiền đọc của trẻ em được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên các tác giả như Marie Clay, J. Piaget. . . đều cho rằng tiền đọc là khả năng khởi đầu cho việc đọc trước khi trẻ có thể đọc một cách thực thụ. Nó được coi như là một sự cố gắng nỗ lực đầu tiên của đứa trẻ trong việc thực hiện hành vi đọc. Việc hình thành và phát triển kĩ năng tiền đọc là nền tảng quan trọng cho sự phát triển các năng lực học tập sau này của trẻ, giúp trẻ có nhiều thuận lợi hơn trong việc học đọc viết. Như vậy, có thể hiểu kĩ năng tiền đọc là những kĩ năng mà trẻ có được trước khi biết đọc và hiểu được những con chữ, con số có ý nghĩa. Thông qua kĩ năng tiền đọc trẻ hình thành được năng lực nhận biết chữ cái và con số, là cầu nối để trẻ học đọc. Hay nói cách khác kĩ năng tiền đọc là một phần của khâu chuẩn bị cho trẻ học đọc trước khi trẻ bước vào trường phổ thông. Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi là quá trình tác động sư phạm nhằm phát triển các kĩ năng chuẩn bị cho trẻ học đọc trước khi vào trường phổ thông. 2.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng tiền đọc của trẻ khiếm thính Học đọc là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều kĩ năng liên quan với nhau như: xem tranh ảnh và kể về nội dung tranh ảnh đó; hiểu những kí hiệu như kí hiệu nhà vệ sinh, lối ra vào, các góc học tập. . . ; nhận biết và gọi tên các chữ cái trong bảng chữ cái; hiểu sự liên kết giữa các âm và chữ cái trong bảng chữ cái; hiểu các từ đơn giản; biết tiếng Việt đọc từ trái sang phải. . . [5]. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa sự phát triển kĩ năng tiền đọc - viết ở trẻ em nghe bình thường với trẻ khiếm thính (Ewoldt 1985; Padden và Ramsey 1993; Rottenberg 2001; Sandra 2005, ) [4]. Trẻ khiếm thính cũng cần hình thành tất cả kĩ năng tiền đọc như các trẻ em khác để có thể trở thành người biết đọc. Tuy nhiên, quá trình hình thành các kĩ năng tiền đọc ở trẻ khiếm thính có thể có những khác biệt về thời gian hoặc cách thức học tập và biểu hiện của kĩ năng. Trẻ khiếm thính mặc dù có khiếm khuyết về thính giác, nhưng trẻ có khả năng tri giác thị giác khá tốt, đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển kĩ năng tiền đọc cho chúng. Vì vậy, cách tiếp cận tổng thể trong hình thành kĩ năng tiền đọc cho trẻ em là cách tiếp cận phù hợp với quá trình học đọc của trẻ khiếm thính. Giống như các trẻ nghe bình thường, trẻ khiếm thính cũng thể hiện sự quan tâm đối với chữ in và bản vẽ khá sớm (Rottenberg 2001; Williams 1994, Truax 2002) [6] . Những kĩ năng tiền đọc ở trẻ khiếm thính đã xuất hiện trước khi trẻ bắt đầu học về đọc viết và chữ in khi đến trường phổ thông. Giai đoạn đầu chỉ là những biểu hiện về hành vi tưởng chừng như không liên quan: trẻ chơi 218 Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập với quyển sách bằng cách gặm hay làm nhàu quyển sách,. . . hay cao hơn là trẻ chỉ cho mẹ cuốn truyện, cuốn sách mà trẻ muốn mẹ đọc. Qua đó trẻ nhận thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ viết với ngôn ngữ nói và ý nghĩa của chữ viết là để biểu thị nội dung trong sách và truyền đạt thông tin. Các nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ khiếm thính đã có kĩ năng đọc sớm, một vài trong số đó được hướng dẫn trực tiếp trong việc đọc, số còn lại là do trẻ tò mò. Chính sự tò mò về sách và những con chữ đã kích thích trẻ đọc và có những kĩ năng đọc nhất định thay vì được hướng dẫn đọc trực tiếp (Rottenberg, Claire J., 2001, Sandra 2005) [4]. Trước đó cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ khiếm thính có những kĩ năng tiền đọc trước khi chúng học đọc một cách chính thức (Baghban 1984, Brenna 1995, Williams 1994, Truax, Foo and Whitesell 2002) [6]. Đến 5 - 6 tuổi, trẻ khiếm thính đã có thể biết được mối liên hệ giữa lời nói/ kí hiệu và chữ viết hay hình ảnh và chữ viết, trẻ nhận biết chữ bằng cách đọc thông qua hình ảnh minh hoạ. Trẻ thích thú khi được bắt chước hành động như người lớn như bắt chước cầm sách, truyện để đọc. Ngoài ra trẻ đã có thể có các kĩ năng làm việc với sách vở, cầm sách nếu được giáo viên chú ý phát triển. Trẻ cảm thấy thích thú và hứng khởi với những con chữ, con số và từ đây chúng có thể chia sẻ nó với bạn bè cùng lớp, với người lớn. Việc hiểu và nhận biết được các giai đoạn phát triển kĩ năng tiền đọc giúp cho nhà giáo dục có những tác động đến trẻ phù hợp, đi theo đúng mục tiêu mà nhà giáo dục muốn hướng đến cho trẻ khiếm thính [6]. Sự khác biệt lớn nhất giữa việc sử dụng các kĩ năng tiền đọc ở trẻ nghe được và trẻ khiếm thính là trẻ sử dụng các kĩ năng tiền đọc của mình như là một phương thức giao tiếp xã hội (Maxwell 1985; Rottenberg và Searfoss 1992, Sandra 2005)[4]. Bằng chứng là Rottenberg và Searfoss (1992) chỉ ra rằng trẻ khiếm thính sử dụng chữ viết, biểu tượng như là một cách để tìm hiểu và tham gia vào thế giới của người nghe bình thường, nơi lời nói là phương tiện chủ yếu để giao tiếp. Đối với trẻ em chưa thể viết hoặc vẽ một thông điệp rõ ràng, thì những chữ in, biểu tượng, thẻ tên, biểu đồ,. . . được sử dụng như một phương tiện để truyền tải thông tin (Rottenberg và Searfoss 1992). Do không nghe được âm thanh lời nói nên với những trẻ khiếm thính sử dụng kí hiệu, các em dựa trên các tín hiệu thị giác là bảng chữ cái ngón tay để ghi nhớ và thể hiện cho các chữ cái. Vì vậy, chữ cái ngón tay cũng có thể được coi như một phương tiện hỗ trợ cho trẻ khiếm thính khi hình thành các kĩ năng tiền đọc liên quan đến nhận biết chữ cái và con số. Chuẩn bị kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính là một quá trình và cần được chuẩn bị cả về thể chất, nhận thức, cảm xúc, môi trường và kinh nghiệm [1] [2]. Đặc biệt, đối với trẻ 5 - 6 tuổi nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng cần tập trung vào các mục tiêu đó là: phát triển hứng thú, sự chú ý của trẻ đến việc đọc; hiểu được mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết; định hướng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; kết hợp đọc từ với xem tranh; phát triển vốn từ thị giác; nhận biết chữ cái: nhận dạng và phát âm chữ cái trong các từ, cụm từ, nhận biết chữ in thường, chữ viết thường dưới hình thức trò chơi và các hoạt động trải nghiệm. Các kĩ năng này sẽ giúp trẻ học đọc tốt hơn khi bước vào trường phổ thông. 2.3. Các biện pháp phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập Để trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi có những kĩ năng tiền đọc, giáo viên mầm non cần sử dụng các biện pháp mang tính chất hứng thú, đa dạng và linh hoạt, giúp trẻ học đọc thông qua môi trường, qua các hoạt động, trò chơi, trải nghiệm. . . 219 Bùi Thị Lâm 2.3.1. Tạo môi trường giàu kích thích trẻ học đọc Trẻ khiếm thính học đọc, viết thông qua quan sát trong môi trường và việc tiếp xúc hàng ngày. Tạo môi trường phong phú về biểu tượng, chữ viết phù hợp với chủ đề là biện pháp giúp trẻ được “tắm mình” trong môi trường chữ với nhiều cơ hội học tập tự nhiên, thú vị. Từ đó phát triển các kĩ năng tiền đọc cho trẻ như: nhận biết chữ cái trong nhiều môi trường; nhận biết được cấu tạo sách và thích thú khi được hoạt động với sách vở; có hành vi của người đọc; biết các quy tắc đọc sách, thúc đẩy khả năng hoạt động độc lập với sách, truyện. Tạo môi trường giàu kích thích trẻ học đọc ở lớp mẫu giáo hòa nhập được thực hiện thông qua việc trang trí, sắp xếp các khu vực hoạt động trong trường, lớp, tạo tình huống để trẻ được đọc và chia sẻ việc đọc với giáo viên, bạn bè. Giáo viên có thể tạo môi trường phù hợp, khuyến khích trẻ học đọc bằng cách: Sắp xếp các góc trong lớp như góc thư viện, góc đọc sách... với các cuốn truyện có chữ, các loại sách được bày trên bàn, trên giá sách, dễ nhìn và sử dụng. Các cuốn truyện cần được trang trí đẹp mắt, to và rõ ràng, thuận lợi để trẻ có thể nhìn và sử dụng chúng. Nên có sự luân phiên thay đổi sách truyện phù hợp với chủ đề, gây hứng thú đọc sách. Đối với không gian chung trong lớp, giáo viên có thể dán tên các đồ dùng trong lớp bằng chữ viết, lưu ý là chỉ dán những đồ dùng trẻ hay sử dụng và dễ nhìn thấy. Dán tên trẻ lên các đồ dùng cá nhân ở lớp để giúp trẻ dễ dàng nhận biết tên của mình với đồ vật của mình có liên hệ với nhau (tủ đồ, bàn ghế, nơi để dép,. . . ). Sử dụng các biểu đồ và hình ảnh có chữ. Đối với các khu vực khác trong trường, chọn nơi phù hợp ở hành lang để treo tranh, viết chữ hay vẽ tranh, trang trí chữ viết kèm dưới tranh. Các phòng chức năng trong trường cũng cần được gắn biển tên để trẻ biết (phòng cá nhân, phòng hiệu trưởng, nhà vệ sinh,. . . ). Tại sân trường hoặc tại gốc cây có thể làm bảng tên của cây, làm hình ảnh kèm tên chữ viết ở ghế đá, thùng rác... hoặc các biển báo khuyến khích hành vi phù hợp của trẻ như: giữ gìn vệ sinh, giữ trật tự. . . Ngoài ra, xây dựng môi trường giàu kích thích khuyến khích trẻ học đọc còn bao gồm cả việc giáo viên tạo tình huống để trẻ được đọc, chia sẻ với giáo viên và bạn bè về con chữ về nội dung được viết. 2.3.2. Tăng cường hoạt động cùng trẻ đọc sách, xem tranh Cách tốt để trẻ em học đọc là thông qua các câu chuyện, thơ, mẫu chữ in trên sách, tranh. . . . Để hình thành các kĩ năng tiền đọc, trẻ khiếm thính cũng cần nhiều cơ hội trải nghiệm việc đọc sách, xem tranh. Tuy nhiên một mình trẻ tham gia vào những hoạt động đó thì có thể trẻ chưa thực sự hiểu về các con chữ hay những cuốn sách, truyện. Trẻ khiếm thính cần sự giúp đỡ của người lớn và các bạn cùng trang lứa khi muốn tìm hiểu và đọc chúng. Cùng đọc với người lớn và bạn trong nhóm là một cách để học đọc rất hiệu quả và gây hứng thú, tạo mối quan hệ giữa người lớn với trẻ và giữa các trẻ với nhau. Hoạt động này giúp trẻ khám phá việc người lớn đọc như thế nào thông qua kinh nghiệm và trải nghiệm của chúng với người lớn và sách. Trẻ bắt đầu hiểu ra đươc quy luật của việc đọc: đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Giáo viên có thể khuyến khích trẻ khiếm thính cùng đọc với giáo viên và bạn bè bằng cách: Chắc chắn rằng trẻ đeo máy trợ thính/điện cực ốc tai hoặc hệ thống radio của mỗi trẻ được sử dụng để trẻ có thể nghe tốt. Lựa chọn các cuốn sách, truyện có có tranh và chữ minh hoạ. Nên sử dụng tranh kết hợp với chữ để đọc sẽ giúp trẻ hình dung dễ dàng hơn. Nội dung và kích thước của những quyển sách khổ 220 Phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập lớn rất phù hợp cho việc cùng đọc sách với trẻ. Cùng trẻ đọc, xem sách, xem tranh tại các góc thư viện, góc sách, truyện. Khuyến khích trẻ em nói chuyện với nhau về nội dung của bức tranh, cuốn sách, truyện. Đọc sách trong thời gian yên tĩnh hoặc ở những nơi yên tĩnh và thật gần gũi với trẻ. Thường xuyên chỉ và nói cho trẻ về các bức tranh, con chữ. Giáo viên có thể dùng tay chỉ chữ và cầm tay trẻ chỉ chữ, điều này gián tiếp giúp trẻ hình thành kĩ năng tiền đọc ở trẻ. Cho trẻ cơ hội để khám phá sách và tập giở trang sách. Không nên đọc tất cả những nội dung ghi trên trang sách mà chắt lọc những ý mà trẻ có thể hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản. Nhắc lại và nhấn mạnh những từ có ý nghĩa then chốt của câu chuyện. Liên hệ những chi tiết, nội dung của sách truyện, của bức tranh với bản thân trẻ, các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Một cuốn sách, truyện, tranh có thể được đọc và xem nhiều lần. Cần lưu ý tới số lượng trẻ khi cùng đọc sách để đảm bảo hiệu quả của việc đọc, không nên đọc trong nhóm quá đông trẻ. 2.3.3. Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ Trò chơi là một hoạt động thú vị và là một phương tiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng. Trò chơi cũng được sử dụng phổ biến để phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính. Thông qua trò chơi trẻ khiếm thính được trải nghiệm, hoạt động tích cực, cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính bao gồm quá trình giáo viên lựa chọn, xây dựng trò chơi phù hợp với mục tiêu hình thành kĩ năng tiền đọc cho trẻ; chuẩn bị các điều kiện tổ chức trò chơi và tổ chức trò chơi. Các trò chơi học tập được lựa chọn cần đảm bảo tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện các kĩ năng tiền đọc, trẻ khiếm thính có thể hiểu và tham gia vào trò chơi thông qua các hình ảnh minh họa, thông qua việc làm mẫu của giáo viên và bạn bè, tạo cơ hội cho trẻ thành công với các nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Ở các trường mầm non, các trò chơi với chữ cái được sử dụng phổ biến để giúp trẻ nhận biết chữ cái trong môi trường khác nhau, phân biệt chữ cái, thiết lập mối liên hệ giữa các chữ cái và ý nghĩa của nó, hình thành hứng thú với việc đọc cho trẻ, chẳng hạn, các trò chơi tìm chữ cái trong từ, domino với tên của các trẻ trong lớp. . . Giáo viên có thể áp dụng các trò chơi này hoặc điều chỉnh trò chơi cho phù hợp với khả năng của trẻ khiếm thính. Trẻ khiếm thính học và tiếp thu thông tin chủ yếu thông qua nhìn, do vậy khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần kết hợp giữa hướng dẫn bằng lời với cử chỉ, điệu bộ, hành động, làm mẫu cho trẻ. Hướng dẫn chơi cho trẻ thật ngắn gọn, dễ hiểu. Mặt khác, tạo điều kiện cho trẻ quan sát các bạn chơi để chắc chắn trẻ hiểu luật chơi và thực hiện đúng cách chơi. Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên cần hỗ trợ nếu trẻ gặp khó khăn, động viên trẻ cố gắng hoặc đề nghị một trẻ khác chơi tốt hơn hỗ trợ trẻ khiếm thính. Khi trẻ không đạt giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi, hãy phân tích nguyên nhân thực sự là gì, do nhiệm vụ quá khó với trẻ hay đơn giản chỉ là do trẻ chưa hiểu được cách chơi, từ đó có kế hoạch hỗ trợ trẻ thích hợp. 221 Bùi Thị Lâm 2.3.4. Tăng cường các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với biểu tượng, tranh, chữ, sách, truyện Đọc cũng như nói cần có thời gian để phát triển. Trẻ nhận thức về chữ viết trong môi trường thực tế và trẻ cần có thời gian để kết nối giữa những gì được viết và những gì trẻ tiếp nhận được từ đó trẻ mới có thể đọc hiểu [3]. Quá trình này được gọi là tiếp cận trải nghiệm đối với việc học đọc. Trải nghiệm là hoạt động phù hợp với đặc điểm học tập của trẻ khiếm thính đó là học thông qua cảm nhận trực tiếp, tương tác trực tiếp với sự vật, hiện tượng, con người gần gũi với cuộc sống của trẻ. Trong hoạt động trải nghiệm, các kĩ năng tiền đọc của trẻ được hình thành và phát triển một cách bền vững, trẻ có thể vận dụng các kĩ năng này để giải quyết các tình huống có ý nghĩa với trẻ. Các hoạt động trải nghiệm để hình thành kĩ năng tiền viết cho trẻ khiếm thính có thể diễn ra thông qua các hoạt động học tập, vui chơi và ngay cả trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ tại trường mầm non và gia đình, đó có thể là các hoạt động làm sách truyện, trang trí góc chơi, trang trí lớp học, làm bưu thiếp, đọc các biểu tượng trên bảng hiệu hoặc nhãn sản phẩm. . . Cùng trẻ làm những cuốn sách là hoạt động trải nghiệm mà trẻ khiếm thính rất thích, có tác dụng tốt để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung và kĩ năng tiền đọc nói riêng. Giáo viên có thể dùng tranh do trẻ vẽ, ảnh chụp về các hoạt động của trẻ để cùng trẻ làm thành những cuốn sách kể về những kinh nghiệm mà trẻ đã trải qua. Có nhiều dạng sách truyện khác nhau mà giáo viên cùng trẻ làm như sách truyện dây, truyện liên hoàn, truyện theo dạng sơ đồ. . . Hãy bắt đầu hoạt động này bằng việc trò chuyện với trẻ về những điều trẻ muốn nói về bức tranh và giáo viên giúp trẻ viết ra bằng một câu ngắn gọn ý tưởng của trẻ cho bức tranh đó. Dùng bút màu khác hay bút đánh dấu để làm nổi bật các từ quan trọng của lời kể giúp trẻ dễ dàng liên kết chữ viết với nội dung bức tranh. Kết quả của hoạt động này không chỉ là cuốn sách do trẻ cùng với cô làm nên mà quan trọng hơn là trẻ được tham gia vào quá trình làm, được cùng nhau trò chuyện, cùng nhau kể về những việc mình đã làm, và đặc biệt, qua đó trẻ biết rằng chữ viết có thể giúp chúng thể hiện suy nghĩ, ý tưởng... Thông qua hoạt động này trẻ cũng có được cơ hội làm quen với chữ cái, hiểu ý nghĩa của chữ viết. Cùng trẻ viết thư và làm thiệp cũng là một trải nghiệm tốt giúp hình thành kĩ năng tiền đọc cho trẻ khiếm thính. Đây là hoạt động cho trẻ cơ hội thực hành viết và đọc theo mục đích gắn liền với đời sống thực tiễn, trẻ học được rằng các chữ viết có thể chuyển tải những thông điệp khác nhau từ trẻ đến người thân. Hoạt động này có thể được thực hiện tại các góc chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Làm thẻ từ là một hoạt động trải nghiệm để mở rộng vốn ngôn ngữ cho trẻ đồng thời kích thích phát triển các kĩ năng tiền đọc như hiểu biểu tượng, nhận biết và lí giải tình huống. Hoạt động này có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân. Giáo viên cùng trẻ viết từ cạnh các hình vẽ, biểu tượng để giúp trẻ kết hợp giữa chữ viết với biểu tượng hoặc tranh ảnh, hiểu các biểu tượng. Các thẻ từ có thể là các thẻ rời hoặc là bảng danh sách từ
Tài liệu liên quan