Tóm tắt. Nam Định là một trong những tỉnh, thành phố tập trung nhiều làng nghề
của vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có các làng nghề thủ công mĩ nghệ, cơ
khí, tái chế phế liệu và dệt, nhuộm, ươm tơ. Công nghệ sản xuất tiến gần hơn với
công nghệ hiện đại. Làng nghề đã tạo ra một lượng hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và quan trọng hơn là giải quyết được việc làm,
từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Vì
vậy, sự phát triển của các làng nghề ở Nam Định đã góp phần không nhỏ trong quá
trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly
hương”, “nhập xưởng bất nhập thành”.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời kì công nghiệp hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 147-157
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ
Trần Thị Thanh Thuỷ
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam
E-mail: tranthuycdspgm@gmail.com
Tóm tắt. Nam Định là một trong những tỉnh, thành phố tập trung nhiều làng nghề
của vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có các làng nghề thủ công mĩ nghệ, cơ
khí, tái chế phế liệu và dệt, nhuộm, ươm tơ... Công nghệ sản xuất tiến gần hơn với
công nghệ hiện đại. Làng nghề đã tạo ra một lượng hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và quan trọng hơn là giải quyết được việc làm,
từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Vì
vậy, sự phát triển của các làng nghề ở Nam Định đã góp phần không nhỏ trong quá
trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly
hương”, “nhập xưởng bất nhập thành”.
Từ khóa: Nam Định, làng nghề, cơ sở kinh doanh, thị trường, nguyên vật liệu, vốn
đầu tư...
1. Mở đầu
Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, diện tích tự nhiên không
lớn nhưng Nam Định lại là một trong những tỉnh rất đông dân. Tỉ lệ dân nông thôn chiếm
trên 70% dân số. Để giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH) trước sức ép của
dân số, phát triển các làng nghề được xác định là một hướng đi đúng đắn để làng nghề trở
thành động lực cho quá trình CNH-HĐH nông thôn cũng như quá trình phát triển KT-XH
của địa phương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Điều kiện hình thành và phát triển làng nghề ở Nam Định
Các làng nghề ở Nam Định phát triển mạnh mẽ ngay từ thời xa xưa không chỉ bởi
những điều kiện tự nhiên thuận lợi mà hơn thế còn bởi vị trí chính trị đặc biệt của vùng đất
này. Dưới thời Pháp thuộc, Nam Định lại là một trung tâm kinh tế quan trọng của ĐBSH.
Trải qua lịch sử 700 năm hình thành và phát triển, Thành Nam xưa và Nam Định ngày nay
đã trở thành nơi quy tụ nhiều dòng tộc, nhiều thợ tài hoa từ khắp mọi miền. Họ đã mang
theo nhiều nghề truyền thống độc đáo đến an cư và lập nghiệp ở vùng đất văn hiến này.
Ví như ông tổ của nghề dệt là những người thợ gốc làng Vạn Phúc (Hà Nội). Ông tổ nghề
147
Trần Thị Thanh Thuỷ
chạm khắc gỗ La Xuyên là người vùng Gia Viễn (Ninh Bình). Hay nét độc đáo của Phở
gia truyền Nam Định thực tế lại bắt nguồn từ văn hoá ẩm thực của cộng đồng người Hoa
những năm 30 thế kỉ trước. . . Con người ở đây cần cù chịu khó, khéo léo, thông minh, vì
vậy, Nam Định cũng được coi là nơi phát tích và bảo lưu nhiều phố nghề, làng nghề truyền
thống.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ của một số
làng nghề đang bị thu hẹp, làng nghề khó có thể khai thác được tối đa những lợi thế của
mình để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, hầu hết các làng nghề này đều phát triển mạnh. Lực
lượng lao động dồi dào, vừa có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại
vừa khéo léo, lại có truyền thống và cốt cách riêng chính là nền tảng cho sự tồn tại của
nhiều làng nghề từ hàng chục, thậm chí hàng trăm năm qua. Những năm gần đây, được
các cấp chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư mọi mặt, trước hết là hệ thống cơ sở hạ
tầng đồng bộ, nguồn vốn tín dụng nhiều ưu đãi. . . các làng nghề Nam Định đã phát triển
mạnh mẽ. Nhiều ngành nghề mới, làng nghề mới ra đời và ngày càng tỏ rõ vai trò quan
trọng trong quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn.
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề Nam Định
2.2.1. Số lượng các làng nghề
Các ngành nghề nông thôn (NNNT) của Nam Định phát triển mạnh ở tất cả các
huyện, thành phố trong tỉnh với nhiều loại hình sản xuất, nhiều loại sản phẩm hàng hoá đa
dạng, phong phú. Theo các tiêu chí của làng nghề được quy định trong thông tư 116/2006
của Bộ NN và PTNT ngày 18/6/2006, hiện nay Nam Định có 94 làng nghề phân bố ở
59/229 xã, phường thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Trong số này
có 18 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống (LNTT).
Biểu đồ 1. Số lượng làng nghề, LNTT phân theo đơn vị hành chính năm 2010 [2]
Các làng nghề ở Nam Định khá đa dạng và phong phú với 19 ngành nghề thuộc 6
loại cơ bản:
148
Phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời kì công nghiệp hoá
Bảng 1. Số lượng làng nghề phân theo các nhóm ngành chính năm 2010 [2]
TT Ngành sản xuất Số Tỉ lệ % so với Số Tỉ lệ % so với
LN tổng số LN LNTT tổng số LNTT
1 Làng nghề chế biến LTTP 7 5,6 1 5,6
2 Làng nghề dệt, nhuộm, ươmtơ 13 13,9 4 22,1
Dệt may 9 9,6 3 16,5
Tơ tằm 4 4,3 1 5,6
3 Làng nghề sản xuất VLXD 5 5,3 0 0
4 Làng nghề tái chế, cơ khí 19 20,3 5 27,7
- Cơ khí 15 16,0 4 22,1
- Nhựa 3 3,2 0 0
- Rèn 1 1,1 1 5,6
5 Làng nghề TCMN 42 44,6 5 27,8
- Thêu ren 2 2,1 0 0
- Đồ gỗ mỹ nghệ 7 7,4 2 11,0
- Sơn mài 9 9,6 1 5,6
- Mây tre đan 9 9,6 1 5,6
- Cói 7 7,4 0 0
- Nón lá 8 8,5 1 5,6
6 Làng nghề khác 8 8,6 3 16,5
- Mành mành 1 1,1 0 0
- Võng vó 1 1,1 0 0
- Đan cót 1 1,1 1 5,6
- Chăn bông 1 1,1 1 5,6
- Muối 2 2,1 0 0
- Trồng hoa, cây cảnh 2 2,1 1 5,6
Tổng số 94 100 18 100
2.2.2. Lao động trong các làng nghề
Lao động trong các làng nghề cũng biến động, gắn liền với những giai đoạn thăng
trầm của nó, nhất là trong 10 năm trở lại đây. Từ năm 2000 đến năm 2005, lao động
làm việc trong các làng nghề có xu hướng tăng lên, trung bình mỗi năm tăng thêm 6.780
người. Tuy nhiên, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do ảnh hưởng của quá trình hội
nhập, sản xuất bị thu hẹp nên đến năm 2007, số lao động làm việc trong các làng nghề
giảm xuống chỉ còn 71.963 người. Từ năm 2008, 2009 lại thêm những tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, lao động trong các ngành nghề liên tục giảm, đến năm 2009
chỉ còn 45.700 người. Nguyên nhân chủ yếu là do một lực lượng lao động không nhỏ buộc
phải chuyển nghề do các công việc họ đảm nhiệm trước đây, nay đã được thay thế bằng
các máy móc, thiết bị hiện đại. Vì thế lao động trong khu vực làng nghề trong thời gian
qua có xu hướng giảm sút. Đến năm 2010, số lao động chính thức trong các làng nghề
thống kê được là 43.640 người. Tuy nhiên, số lao động thực tế đang làm việc lớn hơn
149
Trần Thị Thanh Thuỷ
nhiều vì những lao động gia đình, lao động thời vụ không được tính đến [2].
Ở Nam Định, số lao động chuyên nghề chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 18% tổng số lao
động làm nghề (tỉ lệ này của các làng nghề trong cả nước là 11,29%), trong khi đó, số lao
động kiêm nghề dao động khoảng 70%. Do có sự phân công lao động sâu sắc nên trong
các làng nghề xuất hiện một bộ phận lao động hoạt động trong các ngành dịch vụ bổ trợ
cho sự phát triển của làng nghề. Trung bình, lực lượng này chiếm khoảng 12% lao động
làm nghề của địa phương. So với năm 2000, tỉ lệ lao động chuyên nghề và lao động dịch
vụ nghề đã tăng lên khoảng 8-9%, tỉ lệ lao động kiêm nghề giảm tương ứng [2].
Trình độ học vấn thấp nên trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động cũng
không cao. Tính đến nay mới chỉ có khoảng 126 người (0,29% tổng số lao động) có trình
độ đại học, cao đẳng (chủ yếu là hệ vừa làm, vừa học). Năm 2000 chỉ có 50 người và 2005
chỉ có 60 người. Lực lượng lao động trình độ cao này tập trung chủ yếu trong các làng
nghề dệt may, chế biến gỗ, cơ khí. Số lao động có trình độ trung cấp (chỉ tính riêng các
làng nghề thủ công nghiệp) có 1658 người (chiếm khoảng 3,8%), trình độ sơ cấp chiếm
khoảng 9,5% tổng số lao động. Trong tổng số 4146 người có trình độ sơ cấp thì có đến
40% được đào tạo theo hình thức kèm cặp, truyền nghề ngay tại cơ sở sản xuất. Như vậy,
trong các làng nghề, có đến 87,4% lao động phổ thông chưa qua đào tạo [2]. Chất lượng
nguồn lao động trong các làng nghề vì thế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
2.2.3. Công nghệ sản xuất
Cũng giống như nhiều làng nghề khác trong cả nước, phần lớn quy trình sản xuất
của các làng nghề ở Nam Định đều lạc hậu, chủ yếu sử dụng công cụ lao động thô sơ.
Trình độ cơ giới hoá thấp (dưới 50%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới những
ảnh hưởng của quá trình CNH, đặc biệt là yếu tố cạnh tranh của thị trường, công nghệ sản
xuất ở các làng nghề đã có những chuyển biến tích cực.
Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra ở tất cả các làng nghề. Trong đó, thể hiện rõ
nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là ở những làng nghề cơ khí, dệt may và TCMN.
Đây cũng là những làng nghề có thế mạnh phát triển ở Nam Định. Điển hình trong số này
là các làng nghề đúc ở huyện Ý Yên. Máy móc, thiết bị hiện nay tân tiến không thua kém
các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đại ở thành phố. Làng nghề đã có thể tạo ra những
bức tượng liền khối nặng 30-50 tấn, cao trên 60m. Hiệp hội Cơ khí đúc Ý Yên đã thực
hiện thành công dự án “Ứng dụng công nghệ nấu luyện thép hợp kim” và dự án đổi mới hệ
thống tôi dầu, nhiệt luyện theo công nghệ cũ sang hệ thống đúc hút chân không theo công
nghệ châu Âu trong sản xuất giúp cho các làng nghề đúc trên địa bàn phát triển mạnh và
có chỗ đứng vững chắc trong hệ thống các làng nghề Việt Nam.
Bên cạnh việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, các cơ sở sản xuất trong làng nghề
cũng tích cực tiếp cận các kĩ thuật mới nhằm nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, các kinh nghiệm mang tính “bí quyết”, “gia truyền” này vẫn
được kết hợp hài hoà với công nghệ mới làm cho các sản phẩm làng nghề Nam Định (đặc
biệt là các LNTT) vừa giữ được bản sắc riêng, vừa phù hợp với thị hiếu thường xuyên thay
đổi của người tiêu dùng.
150
Phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời kì công nghiệp hoá
Tuy nhiên, qua khảo sát, dễ dàng nhận thấy sự đầu tư thiếu đồng bộ và mang tính
chắp vá trong các làng nghề. Phần lớn máy móc, thiết bị thay thế là thiết bị cũ mua lại
của các DNNN và một số doanh nghiệp lớn; hoặc thiết bị mới nhập nhưng chất lượng
cũng không cao do nhập khẩu các hàng kém chất lượng từ Trung Quốc. Chính điều này đã
dẫn đến sự đầu tư thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất: tỉ lệ hao hụt
nguyên liệu cao, sản phẩm không đều tay, chất lượng kém, khó được chấp nhận ở những
thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kì. . . Mặt khác còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến cuộc sống của cộng đồng xung quanh.
2.2.4. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề
Do xuất phát từ các ngành nghề phụ ở nông thôn nên cũng như nhiều làng nghề
khác ở Việt Nam, các làng nghề Nam Định phát triển sản xuất trên cơ sở hình thức kinh tế
hộ. Gần đây, do yêu cầu phát triển, ở làng nghề đã xuất hiện thêm những hình thức tiến bộ
khác: hợp tác xã (HTX), DNTN, Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH). . . Sự tồn tại
của chúng trong cùng một khu vực đã có những tác động tích cực nhất định, hỗ trợ nhau
trong việc phát huy mọi tiềm lực của làng nghề trong những điều kiện mới của kinh tế thị
trường.
Bảng 2. Số cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề qua các năm [2]
Hình thức 2000 2003 2005 2008 2010
- Hộ gia đình 22424 31890 37966 31563 21959
- HTX 22 39 43 30 12
- DNTN, Cty TNHH, Cty cổ phần 196 331 339 301 243
Sản xuất ở các làng nghề còn rất manh mún, tự phát nên hình thức kinh tế hộ gia
đình vẫn là chủ yếu nhưng xu hướng chung là chuyển đổi từ hộ gia đình sang hình thức
liên hộ, HTX hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.
Đến năm 2010, ở Nam Định chỉ còn lại 12 HTX, tồn tại chủ yếu ở các làng nghề
TCMN và chế biến LTTP. Hoạt động chủ yếu của các HTX này là cung ứng dịch vụ đầu
vào cho sản xuất, đứng tên, hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở sản xuất thành viên và liên hệ,
tổ chức đào tạo nghề cho lao động ở địa phương.
Mặc dù còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn (khoảng 1,1% trong tổng số các cơ sở sản xuất
kinh doanh ở khu vực làng nghề), nhưng các DNTN, Cty TNHH, Cty Cổ phần ngày càng
tỏ rõ ưu việt và phát huy vai trò trong sự phát triển mạnh mẽ của nhiều làng nghề.
Với sự năng động trong quá trình sản xuất, một số hộ gia đình “ăn nên làm ra” (cơ
khí, chế biến gỗ, dệt may, chế biến LTTP. . . ) đã chủ động tạo dựng sức mạnh mang tính
pháp lý bằng cách mạnh dạn chuyển đổi hoặc góp vốn cùng nhau thành lập các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2006-2009, cả tỉnh mới thành lập được gần 200 doanh nghiệp
với tổng số vốn đăng kí lên tới 2.250 tỉ đồng. Năm 2010, toàn tỉnh có 243 doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 30 tỉ đồng. Mỗi doanh nghiệp đem lại cho làng
nghề nguồn thu lớn, giải quyết việc làm cho khoảng 250 – 300 người. Đây thực sự là hạt
151
Trần Thị Thanh Thuỷ
nhân trong sự phát triển của các làng nghề ở Nam Định. Vì ngoài việc đẩy mạnh sản xuất
ở doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này còn đẩy mạnh sản xuất trong các cơ sở vệ tinh
thông qua việc cung ứng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Vì thế, hình thức này ngày
càng được khuyến khích phát triển mạnh, nhất là sau khi các cụm công nghiệp (CCN)
làng nghề được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động.
Sự hình thành và phát triển của các CCN làng nghề là lời giải thoả đáng cho bài
toán mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật và đặc biệt là khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề hiện nay. Năm 2001, toàn tỉnh mới chỉ có 4
CCN làng nghề được quy hoạch xây dựng. Hiện nay, toàn tỉnh đã quy hoạch 32 CCN làng
nghề với tổng diện tích 563,1 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 948,1 tỉ đồng. Trong đó 20
CCN làng nghề đang được xây dựng với tổng diện tích 238,95 ha (trong đó, diện tích đất
cho thuê là 168,41 ha), tổng vốn đầu tư là 198,67 tỉ đồng. Diện tích đã cho thuê là 137,59
ha. Tỉ lệ lấp đầy là 64,65%. Tính đến năm 2010, đã có 376 dự án đầu tư được phê duyệt
vào 20 CCN làng nghề này. Trong đó có 166 DN, 2 HTX và 208 hộ sản xuất kinh doanh
đa nghề, với tổng số vốn đầu tư đăng kí của các dự án là 2.206,97 tỉ đồng. Hiện đã có
1.313 tỉ đồng vốn đầu tư được thực hiện. Các DN đã tiến hành sản xuất kinh doanh trong
các CCN làng nghề có hiệu quả. Doanh thu năm 2010 đạt 2.338 tỉ đồng (chiếm 13% giá
trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh và 27,8% giá trị sản xuất công nghiệp khu
vực nông thôn), thu hút trên 11.500 lao động. Một số CCN làng nghề được coi là “điểm
sáng” trong bức tranh kinh tế nông thôn là CCN Vân Chàng (Nam Trực), CCN Yên Xá (Ý
Yên), CCN Xuân Tiến (Xuân Trường). . .
CCN làng nghề thực sự là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ đã và đang mang
lại sự thay đổi lớn cho các làng nghề. Vì thế, trong tương lai, đây cũng là hình thức tổ chức
sản xuất được quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển không chỉ ở các làng nghề mà
còn ở tất cả các khu vực hoạt động NNNT trên địa bàn toàn tỉnh.
2.2.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm của các làng nghề Nam Định rất phong phú về chủng loại, đa dạng về
mẫu mã và giá cả, từ hàng bình dân đến hàng cao cấp, từ công cụ sản xuất thô sơ đến máy
móc, thiết bị hiện đại, tân tiến. Nổi bật hơn cả về số lượng và chất lượng là các sản phẩm
của làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên (Ý Yên), dệt Cự Trữ, ươm tơ
Cổ Chất (Trực Ninh), hoa, cây cảnh Vị Khê (Nam Trực). . .
Hiện nay, với nhiều hình thức tiêu thụ phong phú, sản phẩm của làng nghề Nam
Định đã có mặt rộng rãi trên các thị trường trong và ngoài nước.
Ở trong nước, sản phẩm của các làng nghề dệt may, chế biến LTTP, cơ khí, do không
cạnh tranh được với hàng công nghiệp cùng loại và hàng nhập ngoại nên chủ yếu được
tiêu thụ ở thị trường nông thôn. Hiệu quả kinh tế thấp do sức mua yếu. Hiện một số làng
nghề đã chuyển đổi thị trường theo hướng gia công nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho
các Cty lớn ở thành phố. Vì thế, sản xuất ổn định hơn và hiệu quả kinh tế mang lại cũng
cao hơn. Các làng nghề cơ khí lại phát triển mạnh theo hướng sản xuất nông cụ đáp ứng
nhu cầu của sản xuất nông nghiệp.
152
Phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định trong thời kì công nghiệp hoá
Bảng 3. Thị trường tiêu thụ của một số sản phẩm làng nghề [2]
STT Nhóm mặt hàng Thị trường sản phẩm tiêu thụ (%)Xuất khẩu Trong nước Trong tỉnh
1 Mây tre đan 70 5 25
2 Thêu ren 80 15 -
3 Tơ tằm 80 20 -
4 Đồ gỗ 5 35 60
5 Cói 30 50 20
6 Kim khí 5 60 35
7 Khăn 80 10 10
Trong khi đó, sản phẩm của nhiều làng nghề truyền thống (đúc đồng, gỗ mỹ nghệ,
cây cảnh. . . ) do có sự độc đáo và những giá trị nghệ thuật nên phát triển mạnh những thị
trường giàu tiềm năng ở các đô thị lớn. Các mặt hàng này còn theo thuyền buôn có mặt
ở nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Nhật, EU. . . Mỗi năm các làng nghề đã đem về cho tỉnh
nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu hàng hoá (khoảng 40 triệu USD) chiếm 18,42% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả tỉnh. Trong đó các làng nghề TCMN đạt giá trị xuất
khẩu trung bình 8-10 triệu USD/năm.
2.3. Kết quả hoạt động của các làng nghề ở tỉnh Nam Định
2.3.1. Các làng nghề đóng góp ngày càng nhiều giá trị sản xuất cho nền kinh tế
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, số cơ sở sản xuất và lực lượng lao động đều giảm sút
đáng kể nhưng vượt qua những biến động bất lợi của thị trường, các làng nghề ở Nam
Định đã khôi phục sản xuất và phát triển mạnh mẽ.
Bảng 4. Giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế và giá trị sản xuất
của làng nghề tỉnh Nam Định (giá so sánh năm 1994) [1], [2]
Đơn vị: tỉ đồng
2000 2003 2005 2007 2009 2010
GTSX của nền kinh tế cả tỉnh 6.807,7 8.373,6 13.294,3 17424,7 21.808,9 24.477,0
GTSX của làng nghề 334,6 338,9 392,6 730,0 741,0 1.372,0
Năm 2010, giá trị sản xuất của làng nghề tỉnh Nam Định đạt 1.372 tỉ đồng, tăng
5,13 lần so với năm 2000 (267,2 tỉ đồng) và 1,85 lần so với năm 2009 (741 tỉ đồng).
Tốc độ tăng khá cao, đạt 30,7%/năm, cao hơn mức bình quân của các làng nghề trong cả
nước (15%/năm) và đứng thứ 2 trong khu vực ĐBSH (sau Bắc Ninh 35,4%). Giá trị sản
xuất của làng nghề cũng tăng nhanh hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế và góp
phần quan trọng vào mức tăng 28,7%/năm của các ngành sản xuất công nghiệp trên địa
bàn. (Chỉ tính riêng các làng nghề sản xuất CN-TTCN giá trị sản xuất đã chiếm khoảng
20-30% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp). Hiện nay, toàn tỉnh có 7 làng nghề
đạt giá trị sản xuất trên 40 tỉ đồng/năm, 15 làng nghề đạt giá trị sản xuất từ 10– 40 tỉ
153
Trần Thị Thanh Thuỷ
đồng/năm.
Trong điều kiện số cơ sở sản xuất và lực lượng lao động không tăng thêm, nhưng
giá trị sản xuất kinh doanh của các làng nghề lại không ngừng tăng cao, điều này cho thấy
quá trình sản xuất ở các làng nghề đang chuyển hướng đầu tư phát triển theo chiều sâu và
gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững.
2.3.2. Các làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
CNH-HĐH
Năm 2010, giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm gần 6% giá trị sản xuất của nền
kinh tế toàn tỉnh. Trong nhiều làng nghề, thu nhập từ nghề có thể chiếm trên 80% tổng thu
nhập của làng, cao hơn nhiều so với mức trung bình 70% của cả tỉnh. Do đó, nguồn thu
ngân sách địa phương từ các làng nghề cũng không ngừng tăng cao năm 2003 đạt 41,8 tỉ
đồng, năm 2005 đạt 67 tỉ và đến năm 2010 đạt 171,5 tỉ đồng [2].
Với giá trị sản xuất cao và doanh thu lớn, các NNNT đã thu hút một lực lượng lao
động không nhỏ, làm cho số hộ, số lao động thuần nông giảm xuống; số hộ, số lao động
sản xuất kinh doanh ngành nghề tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở những làng nghề “ăn nên,
làm ra”. Lực lượng lao động yên tâm với nghề, chuyên nghề cũng tăng lên. Năm 2000, chỉ
có 9,38% số lao động làm nghề là lao động chuyên nghề, năm 2010 tăng lên 19,8%. Tại
những xã có làng nghề phát triển mạnh, tỉ lệ này đều cao hơn mức trung bình của cả tỉnh.
Trong đó cao nhất là làng nghề cơ khí Vạn Điểm (thị trấn Lâm, Ý Yên): 96,6%, làng nghề
cơ khí Quang Trung (Vụ Bản): 85%, các làng nghề dệt Phương Định (Trực Ninh): 75,6%,
làng nghề nón lá Nghĩa Châu (Nghĩa Hưng): 89,9%...[2].
Sự phát triển của làng nghề không chỉ giúp giảm áp lực cho việc giải quyết việc làm
mà còn làm tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn từ 74% (2001)
lên 80% (2005) và 86% (2010), cao hơn mức chung của ĐBSH (80,65%) và của cả nước
(81,79%) [3].
Đời sống của nhân dân lao động ở những vùng nông thôn có làng nghề phát triển
mạnh đã thay đổi căn bản so với những vùng thuần nông và gần hơn với dáng dấp của
những thành phố sầm uất. Ngoài các thị trấn, thị tứ, ở khu vực nông thôn cũng đã và đang
xuất hiện thêm nhiều phố