Phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không – Không quân hiện nay

Tóm tắt. Trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên luôn là yếu tố then chốt, có vai trò quyết định nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Bởi vậy, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo nhằm phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu hiện nay của các trường đại học nói chung và ở Học viện Phòng không - Không quân nói riêng. Bài báo chủ yếu tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lí luận, bản chất trong phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay. Góp phần định hướng, làm cơ sở cho việc chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và nâng cao chất lượng GD - ĐT, NCKH ở Học viện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không – Không quân hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
195 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0077 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 195-203 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC TIỄN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ Ở HỌC VIỆN PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN HIỆN NAY Đỗ Anh Tuấn Học viện Chính trị - Bộ quốc phòng Tóm tắt. Trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên luôn là yếu tố then chốt, có vai trò quyết định nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Bởi vậy, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo nhằm phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu hiện nay của các trường đại học nói chung và ở Học viện Phòng không - Không quân nói riêng. Bài báo chủ yếu tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lí luận, bản chất trong phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay. Góp phần định hướng, làm cơ sở cho việc chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và nâng cao chất lượng GD - ĐT, NCKH ở Học viện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Từ khóa: Thực tiễn, năng lực thực tiễn, phát triển, giảng viên trẻ, Học viện Phòng không - Không quân. 1. Mở đầu Một trong những phương châm giáo dục của Đảng ta là học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Trong hoạt động giảng dạy ở các nhà trường quân đội hiện nay, việc giúp người học nắm bắt tình hình thực tế các đơn vị, yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; nghiên cứu, luận giải những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở các đơn vị cơ sở cũng như cách thức vận dụng lí luận vào thực tiễn hoạt động quân sự một cách có hiệu quả là yêu cầu rất quan trọng. Do đó, nâng cao năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng GD - ĐT và NCKH là một chiến lược được quan tâm hàng đầu hiện nay của các trường đại học nói chung và ở Học viện Phòng không - Không quân nói riêng.Việc phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, đồng thời là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi, được xác định là khâu đột phá của Học viện trong quá trình chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Xung quanh vấn đề về năng lực của cán bộ, sĩ quan trong quân đội và đội ngũ nhà giáo có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập tới, với những mục đích, nhiệm vụ khác nhau. Các công trình tiêu biểu như: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo vì sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” của Lê Thị Thu Huyền [10]; “Phát triển năng lực trị tuệ của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Lê Quý Trịnh [18]; “Tăng tính thực tiễn trong đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường quân đội” của Nguyễn Bá Dương [3]; “Bồi dưỡng năng lực toàn diện cho đội ngũ sĩ quan trẻ của Học viện Phòng không – Không quân hiện nay” của Hoàng Công Hợi [12]. Các công trình khoa học đó, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã bàn về lí luận và thực trạng phát triển, nâng cao Ngày nhận bài: 19/3/2018. Ngày sửa bài: 14/5/2018. Ngày nhận đăng: 21/5/2018. Tác giả liên hệ: Đỗ Anh Tuấn. Địa chỉ e-mail: anhtuanhvpkkq@gmail.com Đỗ Anh Tuấn 196 năng lực toàn diện của đội ngũ giảng viên, của người cán bộ, sĩ quan trong quân đội nói chung cũng như năng lực của sĩ quan trẻ ở Học viện PK - KQ nói riêng. Tuy nhiên, trong các công trình khoa học đã công bố, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu bài bản, hệ thống, trực tiếp vấn đề phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện PK - KQ. Vì vậy, tiếp cận theo góc độ chuyên nghành triết học, trong khuôn khổ của bài báo này tác giả xin đề cập tới những vấn đề bản chất và nhân tố cơ bản quy định phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân Trong xu thế hội nhập và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng CN 4.0) như hiện nay, một giảng viên Đại học giỏi đồng thời phải là một nhà giáo mẫu mực, một nhà khoa học thực thụ và tâm huyết, có trình độ tương ứng với tiêu chuẩn khung các chức danh nhà giáo và năng lực toàn diện, đặc biệt là năng lực thực tiễn, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong đó, Học viện Phòng không - Không quân (PK - KQ) là một trong những trung tâm đào tạo, NCKH hàng đầu của Quân đội và Quốc gia về lĩnh vực khoa học kĩ thuật và nghệ thuật tác chiến PK - KQ, được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, vũ khí trang bị trang bị kĩ thuật (VKTBKT) phục vụ cho giáo dục - đào tạo (GD - ĐT), NCKH ngày càng hiện đại. Một trong những đột phá và yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là giảng dạy được các loại VKTBKT mới cải tiến. Do đó, phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay là một trong những vấn đề cấp bách, được ưu tiên hàng đầu. - Quan niệm về năng lực thực tiễn: Năng lực là cái tồn tại ở dạng tiềm năng và gắn liền với một chủ thể nhất định, nhưng được biểu hiện cụ thể trong các hoạt động của chủ thể đó. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người (gắn với một chủ thể xác định) đều có một loại hoạt động đặc thù, đặc trưng cho lĩnh vực hay nghề nghiệp ấy. Ví dụ: đặc thù của giảng viên (trong lĩnh vực hoạt động sư phạm hay GD - ĐT) là hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học; đặc thù của quân nhân (trong lĩnh vực hoạt động quân sự) là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu Dưới góc độ triết học, tác giả Lê Quý Trịnh cũng cho rằng, năng lực thực tiễn của người cán bộ là tổng thể những thuộc tính hợp thành khả năng giúp người cán bộ hoạt động thực tiễn có hiệu quả theo yêu cầu nhiệm vụ, chức trách của mình. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh năng lực thực tiễn của người cán bộ được thể được thể hiện ở việc xác định mục đích hoạt động; sử dụng có hiệu quả các lực lượng, phương tiện; phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn; kiểm tra đánh giá kết quả; tình cảm gắn bó,v.v.. Những yếu tố này có quan hệ biện chứng tác động đến nâng cao năng lực thực tiễn của người cán bộ. Qua đó, tác giả bàn đến ba giải pháp nâng cao năng lực thực tiễn người cán bộ thông qua việc bảo đảm cơ chế chính sách, thông qua giáo dục, đào tạo và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người cán bộ [18; tr. 34]. Tác giả Phan Ngọc Phúc thì cho rằng năng lực sư phạm là một bộ phận cấu thành văn hoá sư phạm, là yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả các hoạt động sư phạm của người giảng viên trẻ trong tương lai. Năng sư phạm của giảng viên trẻ là tổng hợp các yếu tố tri thức, kĩ xảo, kĩ năng hợp thành khả năng của người giảng viên thể hiện trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giải quyết các tình huống sư phạm trong hoạt động sư phạm của họ. Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ là quá trình tác động tích cực, tự giác của các chủ thể làm cho các yếu tố cấu thành năng lực sư phạm của giảng viên trẻ không ngừng được nâng lên giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [13; tr. 51]. Phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay 197 Theo quan niệm của triết học mác xít, thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. [17; tr. 342]. Thực tiễn có nhiều dạng hoạt động cụ thể và được quy định bởi nhiều yếu tố. Bất kỳ quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng đều bao gồm những yếu tố như nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả. Các yếu tố này đan xen, quy định lẫn nhau để hoạt động thực tiễn được diễn ra theo kế hoạch của chủ thể. Hoạt động thực tiễn chịu sự quy định của điều kiện lịch sử xã hội. Có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động của con người (trừ hoạt động nhận thức và các hoạt động tinh thần khác) thì tương ứng có bấy nhiêu loại hoạt động thực tiễn, mỗi lĩnh vực chuyên môn đều gắn với một loại hoạt động đặc trưng cơ bản của con người. Ví dụ: lĩnh vực chuyên môn của người giảng viên là hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Năng lực thực tiễn cũng có tiền đề từ yếu tố tư chất của mỗi cá nhân. Nó không hình thành do bẩm sinh, tự nhiên mà phần lớn do học tập, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn. Năng lực thực tiễn gắn với chủ thể bởi một hoạt động có tính chuyên biệt trong không gian và thời gian xác định. Năng lực thực tiễn tồn tại, phát triển ở các chủ thể xác định và hoạt động của chủ thể đó có tính chuyên nghiệp. Ngoài ra, năng lực thực tiễn còn có mối quan hệ biện chứng với năng lực tư duy của chủ thể. Có thể phân biệt rõ nhất giữa năng lực thực tiễn và năng lực tư duy là ở thực tiễn hoạt động của chủ thể. Bởi vì, năng lưc tư duy cũng là tổng hợp các mặt, các yếu tố tạo ra khả năng tư duy nhưng khả năng đó biến thành hiện thực phải đặt trong quá trình hoạt động thực tiễn của chủ thể. Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Năng lực thực tiễn là tổng thể những yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vật chất của chủ thể, bảo đảm cho chủ thể nhận thức và giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trong quá trình phát triển của xã hội, năng lực con người phát triển theo hướng chuyên biệt, chuyên môn hóa cao. Xã hội càng phát triển tạo ra nhiều ngành nghề, nhiều hoạt động mới mẻ, phong phú, đa dạng, từ đơn giản đến tinh vi, phức tạp. Hoạt động thực tiễn là một hoạt động cơ bản của con người, gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển và yêu cầu của đời sống xã hội, yêu cầu về năng lực thực tiễn trong từng giai đoạn, từng đối tượng, trong từng môi trường cũng khác nhau. - Giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân: Giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân là những cán bộ, sĩ quan trẻ được đào tạo theo các chuyên nghành, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Họ vừa là sản phẩm vừa là chủ thể trực tiếp tham gia trong quá trình học tập, rèn luyện, huấn luyện, đào tạo học viên trở thành những sĩ quan chỉ huy tham mưu Phòng không - Không quân và kĩ sư hàng không quân sự theo yêu cầu của từng cấp học. Do đó, chủ yếu là các học viên tốt nghiệp các Khoa chuyên nghành ở Học viện được tuyển chọn, giữ lại và bồi dưỡng, phát triển nguồn kế cận làm giảng viên hoặc là các sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài quân đội có chuyên nghành gần với lĩnh vực giảng dạy của họ, được tuyển dụng, biên chế về các Khoa chuyên nghành. Tuy có trình độ, phẩm chất, năng lực tốt, ham học hỏi, say mê nghiên cứu nhưng tuổi đời, tuổi quân, tuổi nghề còn ít, thâm niên giảng dạy, nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Xét về các tiêu chí cụ thể, khi tiếp cận quan niệm giảng viên trẻ có nhiều cách hiểu khác nhau, có quan niệm nghiêng về tuổi đời, có quan niệm nghiêng về thâm niên công tác giảng dạy, có quan niệm lại thiên về cấp bậc quân hàm,. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quan niệm về giảng viên trẻ ở Học viện PK - KQ phải căn cứ cả vào tuổi đời, tuổi nghề của họ và gắn với công việc chuyên môn chính của họ đó là giảng dạy và nghiên cứu, hướng dẫn người học thực hành, làm chủ các loại vũ khí, khí tài mới, cải tiến được trang bị theo biên chế Đỗ Anh Tuấn 198 Từ sự tiếp cận trên, có thể quan niệm: Giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học có tuổi đời không quá 35 tuổi, tuổi nghề dưới 5 năm; có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực, ham học hỏi, sự nỗ lực cao, nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong công việc. Nhưng kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trải nghiệm thực tế (chức vụ chỉ huy) ở các đơn vị Phòng không - Không quân cấp cơ sở chưa nhiều, nhiều mặt còn hạn chế. Hiện nay, giảng viên trẻ ở Học viện PK - KQ được đào tạo theo trình độ học vấn và cả đào tạo theo chức vụ, chức danh cho nên đòi hỏi họ không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn phải có cả hệ thống tri thức toàn diện, kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong lãnh đạo, quản lí, chỉ huy. Đặc biệt, giảng viên trẻ phải là những người có khả năng sư phạm, có lòng yêu nghề và khát khao cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, phấn đấu trở thành những nhà sư phạm, nhà khoa học trong tương lai. Ngoài ra, giảng viên trẻ còn là nguồn kế cạn, lực lượng chủ yếu trong quá trình chuyển tiếp các thế hệ giảng viên của Học viện, đồng thời là chủ thể, mũi nhọn chủ yếu trên mặt trận GD - ĐT, NCKH trong quân đội. Do vậy, phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ phải nhằm góp phần tích cực, cụ thể hóa các nội dung và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Số: 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH TW Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” ở Học viện PK - KQ. - Năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân Hoạt động thực tiễn của giảng viên ở Học viện PK - KQ nói chung chủ yếu là: giảng dạy; nghiên cứu khoa học,cải tiến kĩ thuật, đấu tranh tư tưởng, lí luận; thực hành, làm chủ vũ khí, trang bị trong biên chế, tổ chức và thực hiện công tác khác (nếu có) theo nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, đối với giảng viên trẻ (nhất là giảng viêntrẻ ở cáckhoa chuyên nghành: Kỹ thuật hàng không; Tên lửa; Ra đa; Pháo phòng không; Dẫn đường - Thông tin - Khí tượng; Tác chiến điện tử) ở Học viện PK - KQ đó còn là quá trình tích lũy, chuyển hóa dần về chất từ trợ giảng thành giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp hoặc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Do đó, có thể quan niệm: Năng lực thực tiễn của giảng viên là tổng thể những yếu tố hợp thành khả năng, kĩ năng kĩ xảo, nghiệp vụ sư phạm của người giảng viên đảm bảo cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa họcvà thực hiện các công táckhác (nếu có) đạt kết quả cao nhất, theo yêu cầu nhiệm vụ, chức trách được giao. Năng lực thực tiễn của người giảng viên biểu hiện chủ yếu ở khả năng tổ chức thực tiễn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ mà trực tiếp là thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Do đó, xét trên bình diện lĩnh vực nghề nghiệp sư phạm có thể hiểu năng lực thực tiễn của người giảng viên cũng đồng nghĩa với năng lực thực hành nghiệp vụ chuyên môn và tiến hành hoạt động sư phạm thông qua các bài giảng và các vấn đề nghiên cứu khoa học thuộc chuyên nghành của họ. Theo đó, đánh giá về năng lực thực tiễn của giảng viên nói chung cần cụ thể trên các mặt như sau: 1) Nhiệm vụ; 2) Kiến thức chuyên môn, kĩ năng và thái độ; 3) Vai trò (tương ứng với các khung chức danh của nhà giáo). Với các mặt này, các tiêu chuẩn sẽ được cụ thể hóa thành các tiêu chí, trong mỗi tiêu chí, sẽ có các chỉ số phù hợp (theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường). Như đã trình bày ở trên, tương ứng với các tiêu chí, tiêu chuẩn trên người giảng viên sẽ đạt được các chức danh theo khung chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo như sau: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Do đó, việc phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện PK - KQ là quá trình tác động biện chứng, nhằm tích lũy dần về lượng, làm chuyển hóa, biến đổi về chất của người giảng viên trẻ, giúp họ đạt được các tiêu chí, góp phần chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo khung chức danh: từ trợ giảng đến giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Từ những phân tích ởtrên, có thể quanniệm: Năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân là tổng thể những yếu tố hợp thành khả năng, kĩ năng kĩ xảo, nghiệp vụ Phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay 199 sư phạm của người giảng viên đảm bảo cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa họcvà thực hiện các công táckhác (nếu có) đạt kết quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở Học viện Phòng không - Không quân. Năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân ngoài những tiêu chuẩn, tiêu chí của người giảng viên nói chung (được quy định tại Thông tư liên tịch Số: 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ GD - ĐT và Bộ Nội vụ: Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập) còn bao gồm những nhân tố cơ bản nhất, hợp thành các khả năng chuyên biệt của họ. Cụ thể bao gồm: Một là, khả năng bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâm của Học viện PK - KQ, xác định đúng mục đích của hoạt động sư phạm ở người giảng viên trẻ. Hai là, khả năng nắm, vận hành, làm chủ và giảng dạy được các VKTBKT trong biên chế theo từng chuyên nghành, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện. Ba là, khả năng xây dựng, thiết kế bài giảng phù hợp, sử dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp truyền thụ tri thức, làm chuyển hóa nhận thức của người học (đối tượng đào tạo cấp phân đội) ở Học viện PK - KQ. Bốn là, khả năng phát hiện, giải quyết tốt các mâu thuẫn và tình huống trong quá trình hoạt động thực tiễn sư phạm ở Học viện PK - KQ. Năm là, khả năng tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động sư phạm của bản thân và kết quả giảng dạy, NCKH ở Học viện PK - KQ. Sáu là, khả năng tổng kết thực tiễn và rút ra những kinh nghiệm Bảy là, kĩ năng, kĩ xảo gắn với kinh nghiệm hoạt động thực tế của chính họ với tư cách là chủ thể của hoạt động giảng dạy, NCKH Năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quânluôn gắn liền và đặt trong mối quan hệ với năng lực nhận thức của họ. Được thể hiện ở các nhân tố kể trên và quá trình thực hiện mục tiêu, phương hướng của các hoạt động, đặc biệt là hoạt động sư phạm của người giảng viên trẻ. 2. 2. Phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân Phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn tới cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Việc tái tạo sự phát triển dưới hình thức lí luận chỉ có thể thực hiện được nhờ những phương pháp và biện pháp của lôgic biện chứng. Có thể quan niệm: phát triển năng lực là quá trình tác động làm biến đổi khả năng nhận thức và hành động của con người theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Thực chất phát triển năng lực là quá trình tích lũy về lượng, làm biến đổi về chất củakhả năng nhận thức và hành động của con người theo hướng ngày càng hoàn thiện và cao hơn, trên cơ sở sự tác động biện chứng, qua lại của các yếu tố cấu thành năng lực của con người với tư cách là chủ thể. Nó được thể hiện ở sự gia tăng của trình độ tư duy và những kĩ năng, kĩ xảo ngày càng hoàn thiện, giúp chủ thể nâng cao khả năng nhận thức và hành động. Do đó, xem xét năng lực của giảng viên trẻ ở Học viện PK - KQ phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, không tách rời nhau giữa 2 mặt năng lực của một chủ thể. Đó là năng lực nhận thức và năng lực hành động (thực hành) của người giảng viên trẻ. Ngoài ra, theo góc độ tiếp cận về năng lực thực tiễn của giảng viên như đã phân tích ở trên, phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân còn là quá trình tác động biện chứng, chuyển hóa theo hướng tích cực giữa các yếu tố cơ bản tạo lên năng lực thực tiễn của giảng viên và những nhân tố quy định việc phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân. Đỗ Anh Tuấn 200 Phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên trẻ ở Học viện Phòng không - Không quân, là quá trình diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trong môi trường hoạt động quân sự ở Học viện Phòng không - Không qu
Tài liệu liên quan