Tóm tắt:
Năng lực tự học là năng lực cốt lõi thuộc nhóm năng lực chung cần hình thành và phát triển ở người học. Đối với học sinh THPT năng lực tự học có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả học tập, ảnh hưởng đến sự tìm tòi nghiên cứu ở các cấp học cao hơn. Một trong các biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh THPT là xây dựng học liệu điện tử và hướng dẫn học sinh tự học thông qua học liệu. Trong bài viết này chúng tôi đã điều tra thực trạng về năng lực tự học và thực trạng sử dụng học liệu điện tử trong tự học của học sinh THPT, từ đó đưa ra các biện pháp phát triển năng lực tự học; xây dựng học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh THPT.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua học liệu điện tử về nguyên tố nhóm VIIA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ VỀ NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA
TS. Nguyễn Thị Kim Ánh, Khoa Sư phạm Trường ĐH Quy Nhơn
Dương Thị Thu Trinh, Cao học K27 Đại Học Huế
Tóm tắt:
Năng lực tự học là năng lực cốt lõi thuộc nhóm năng lực chung cần hình thành và phát triển ở người học. Đối với học sinh THPT năng lực tự học có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả học tập, ảnh hưởng đến sự tìm tòi nghiên cứu ở các cấp học cao hơn. Một trong các biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh THPT là xây dựng học liệu điện tử và hướng dẫn học sinh tự học thông qua học liệu. Trong bài viết này chúng tôi đã điều tra thực trạng về năng lực tự học và thực trạng sử dụng học liệu điện tử trong tự học của học sinh THPT, từ đó đưa ra các biện pháp phát triển năng lực tự học; xây dựng học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh THPT.
Abstract
Self-study capacity is the core competency of a group of general competencies that need to be formed and developed in learners. For high school students, self-study ability plays an important role in determining academic results, affecting research exploration at higher levels. One of the measures to develop self-study capacity of high school students is to build electronic materials and guide students to self-study through learning materials. In this article, we investigated the reality of high school students' self-study ability and the use of electronic materials in self-study, thereby offering measures to develop self-study ability; building electronic materials elements VIIA group; to contribute to improving the self-study capacity of high school students.
Từ khóa:năng lực tự học; phát triển năng lực tự học; học liệu điện tử; nguyên tố nhóm VIIA.
Keywords: Self-study ability; develop self-study capacity; electronic learning materials; VIIA group element.
1. Đặt vấn đề
Trong các năng lực của học sinh (HS) như năng lực tự học;năng lực tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ,thì năng lực tự học (NLTH) là tổng hợp của nhiều năng lực. Tự học làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. HS cần phát triển năng lực tự học để trong cuộc sống luôn trau dồi tri thức, thành tựu mới của khoa học thích nghi với thời đại.
Chương trình môn hóa học ở bậc trung học phổ thông (THPT), kiến thức về nguyên tố nhóm VIIA được nghiên cứu dựa trên các kiến thức cơ sở lý luận về cấu tạo nguyên tử; liên kết hóa học; phản ứng oxi hóa khử,. Do đó bước đầu tìm hiểu về tính chất của nguyên tố này gây cho HS nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Mặt khác, các nguyên tố này có rất nhiều hợp chất quen thuộc và có ứng dụng quan trọng đối với con người, tuy nhiên tài liệu cung cấp về các vấn đề này còn ít cũng gây không ít khó khăn trong việc tự học của HS. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi xây dựng học liệu điện tử (HLĐT) về nguyên tố nhóm VIIA nhằm giúp cho HS dễ dàng hơn, thuận lợi hơn trong quá trình học tập đặc biệt là trong tự học.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho HS như: Lê Minh Cường “Xây dựng và hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học trực tuyến để phát triển năng lực tự học” [3]. Vương Cẩm Hương đã“Thiết kế hoạt động tự học theo chủ đề môn hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông” [8]. Trần Ngọc Lan - Huỳnh Thái Lộc nghiên cứu sự “Phát triển năng lực tự học cho học sinh - Một năng lực cốt lõi của công dân thế kỉ XXI” [9]. Nhưng chỉ đề cập đến phát triển năng lực tự học dựa trên các phần nội dung khác của chương trình và phát triển năng lực tự học bằng các biện pháp khác nhau, chưa có tác giả nào xây dựng học liệu về nguyên tố nhóm VIIA để phát triển năng lực tự học. Để góp phần tạo hứng thú cho học sinh tự học đồng thời giúp cho việc tự học phần nguyên tố nhóm VIIA dễ dàng hơn, bài viết này nghiên cứu việc phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa trong nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Điều tra thực trạng năng lực tự học và sử dụng HLĐT trong tự học và thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn các kết quả nghiên cứu. Dùng các phương pháp thống kê toán học xử lý các số liệu; có những nhận xét, đánh giá xác thực.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
Phiếu điều tra; HLĐT về nguyên tố nhóm VIIA; bảng kiểm quan sát; bài kiểm tra đánh giá; các công thức thống kê toán học.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
HLĐT về nguyên tố nhóm VIIA
NLTH của HS và phát triển NLTH của HS thông qua HLĐT nguyên tố nhóm VIIA.
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.4.1. Một số vấn đề lí luận về năng lực và năng lực tự học
a. Khái niệm năng lực
“Năng lực (NL) là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phản ánh bỡi cách làm việc có hiệu quả và có trách nhiệm, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, trong những tình huống khác nhau, trên cơ sở có kiến thức, kỉ năng, thái độ nhằm đảm bảo cho hoạt động có kết quả tối ưu”[2].
Theo tác giả Nguyễn Gia Cầu ( tạp chí giáo dục số 390 tr 37 tháng 9/ 2016): Năng lực có liên quan, gắn bó chặt chẽ với tri thức, kỉ năng, kỉ xảo. Tuy nhiên, có tri thức, kỉ năng kỉ xảo về một lĩnh vực chưa chắc có NL về lĩnh vực đó; song có NL về một lĩnh vực thì được hiểu là có tri thức, kỉ năng, kỉ xảo về lĩnh vực đó [2].
b. Năng lực tự học
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1]: NLTH được xác định là một trong 3 năng lực chung cốt lõi, cần được hình thành và phát triển cho HS phổ thông trong các môn học. Có nhiều quan niệm khác nhau về NLTH:
NLTH có thể định nghĩa là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức,phát triển kĩ năng và các năng lực[10].
NLTH là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập[8].
Từ các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: “Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập”.
c. Cấu trúc của năng lực tự học[8]
Cấu trúc khung NLTH của HS trung học phổ thông gồm 4 thành tố và 9 biếu hiện ở bảng 1 như sau:
Bảng 1:Cấu trúc khung NLTH của HS trung học phổ thông
TT
Các NLTH thành phần
Các biểu hiện
1
Hình thành động cơ tự học
1 . Hứng thú tự học
2. Ý thức tự học
2
Xây dựng kế hoạch tự học
3. Xác định mục tiêu học tập
4. Xác định nhiệm vụ học tập
3
Thực hiện kế hoạch tự học
5. Thu thập/ tìm kiếm thông tin
6. Lựa chọn và xử lí thông tin
7. Vận dụng kiến thức
4
Tự đánh giá và điều chỉnh
8. Nhận ra ưu, nhược điểm của bản thân dựa trên kết quả đạt được
9. Khắc phục và điều chỉnh những sai sót, hạn chế, cách học
d. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học[8]
Để đánh giá được sự phát triển của năng lực tự học ở HS, chúng tôi dựa vào bộ tiêu chí và công cụ đánh giá sau:
Bảng 2. Biểu hiện (tiêu chí) đánh giá NLTH của HS
Mức 1: Chưa đạt (0 – 4 điểm); Mức 2: Đạt (5 – 6 điểm);
Mức 3: Tốt (7 – 8 điểm); Mức 4: Rất tốt (9 – 10 điểm)
NLTH
Các biểu hiện
Mức độ đánh giá năng lực tự học
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1.
Hình thành động cơ tự học
1 . Hứng thú tự học
Chưa có hứng thú trong tự học
Có hứng thú trong tự học nhưng không thường xuyên
Thường xuyên hứng thú, vui vẻ trong tự học
Luôn hứng thú và say mê khi tự học
2. Ý thức tự học
Chưa có ý thức tự học
Có ý thức TH nhưng đôi khi còn chưa chủ động và tự giác
Thường xuyên chủ động, tự giác và ý thức trong tự học
Luôn chủ động, tích cực và quyết tâm trong quá trình TH
2.
Xây dựng kế hoạch tự học
3. Xác định mục tiêu học tập
Gần như không có mục tiêu học tập
Có mục tiêu học tập nhưng chưa rõ ràng, chưa có mục tiêu cụ thể
Xác định được mục tiêu học tập rõ ràng nhưng chưa xác định trọng tâm
Xác định được mục tiêu học tập đầy đủ và đúng trọng tâm
4. Xác định nhiệm vụ học tập
Gần như không xác định được nhiệm vụ học tập
Xác định được nhiệm vụ học tập nhưng chưa đầy đủ, cụ thể cho từng nội dung
Xác định được nhiệm vụ học tập đầy đủ cho từng nội dung nhưng chưa xác định rõ các hoạt động cần tiến hành
Xác định được nhiệm vụ học tập đầy đủ cho từng nội dung, xác định rõ các hoạt động cần tiến hành, thời gian cho các hoạt động
3.
Thực hiện kế hoạch tự học
5. Thu thập/ tìm kiếm thông tin
Chưa xác định được chủ đề cần tìm kiếm
Xác định chủ đề cần tìm nhưng chưa chính xác
Xác định đúng chủ đề nhưng chưa đầy đủ
Xác định đúng chủ đề và đầy đủ
6. Lựa chọn và xử lí thông tin
Chưa xác định được loại thông tin cần tìm kiếm.
Chưa biết cách kiểm tra độ chính xác của các thông tin.
Xác định được rất ít thông tin cần tìm.
Biết cách kiểm tra độ chính xác của một số thông tin
Xác định được khá nhiều các loại thông tin cần tìm nhưng chưa đầy đủ.
Biết cách kiểm tra độ chính xác của khá nhiều thông tin thu thập được
Xác định đầy đủ các loại thông tin cần tìm.
Biết cách kiểm tra, đánh giá độ chính xác, đầy đủ của các thông tin thu thập được
7. Vận dụng kiến thức
Chưa biết vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau
Biết vận dụng kiến thức vào một số tình huống cụ thể
Biết vận dụng kiến thức để giải quyết khá nhiều tình huống khác nhau
Biết vận dụng kiến thức để giải quyết hầu hết những tình huống khác nhau
4.
Tự đánh giá và điều chỉnh
8. Nhận ra ưu,
nhược điểm của bản
thân dựa trên kết
quả đạt được
Không nhận ra được những ưu, nhược điểm của bản thân
Nhận được những ưu, nhược điểm của bản thân, tuy nhiên chưa xác định được nguyên nhân
Nhận biết được những ưu, nhược điểm của bản thân, bắt đầu xác định được một số nguyên nhân
Nhận biết được rõ ràng những ưu, nhược điểm của bản thân, xác định được nguyên nhân dựa trên kết quả đạt được
9. Khắc phục và
điều chỉnh những
sai sót, hạn chế,
cách học
Chưa biết khắc phục và điều chỉnh những sai sót, hạn chế, chưa tự điều chỉnh cách học
Biết khắc phục và điều chỉnh được một số sai sót, hạn chế nhưng chưa biết tự điều chỉnh cách học
Biết khắc phục và điều chỉnh những sai sót, hạn chế và biết tự điều chỉnh cách học, tuy nhiên còn chưa phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ học tập
Biết khắc phục và điều chỉnh những sai sót, hạn chế và biết tự điều chỉnh cách học sao cho phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ học tập
2.4.2. Cơ sở lý luận về học liệu điện tử
a. Khái niệm [5]
HLĐT là các tài liệu học tập được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, video clip, các ứng dụng tương tác và hỗn hợp của các dạng thức nói trên.
HLĐT bao gồm học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện.
b. Các yêu cấu đối với học liệu điện tử [7]
+HLĐT cần đảm bảo các yêu cầu: định hướng vào việc thực hiện mục tiêu bài học; chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích của nội dung; sư phạm; thẩm mỹ, khoa học về hình thức trình bày; sự tương tác cao; có phân hóa và hiệu quả.
+HLĐT có hướng dẫn sử dụng chi tiết và dễ sử dụng trên máy tính và các thiết bị đọc thông thường.
c. Sử dụng một số phần mềm để thiết kế học liệu điện tử.
Phần mềm exe, phần mềm thiết kế tập tin flash, phần mềm viết và vẽ công thức cấu tạo ChemOffice, phần mềm chuyển đuôi video Total Video Converter...
d.Quy trình thiết kế học liệu điện tử
Bước 1: Xác định mục tiêu của nội dung kiến thức liên quan.
Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản của nội dung
Bước 3: Xây dựng nội dung học liệu
- Xác định cấu trúc của nội dung, chi tiết hóa cấu trúc của nội dung.
- Xác định quá trình tương tác giữa GV, HS và các đối tượng.
- Xây dựng nội dung.
Bước 4: Tìm kiếm tư liệu, xử lí và phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động.
Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp và số hóa nội dung học liệu.
Bước 6: Chạy thử, soát lỗi, kiểm tra logic nội dung và xin ý kiến nhận xét của chuyên gia.
Bước 7: Chỉnh sửa, hoàn thiện và đóng gói.
2.4.3. Thực trạng về sử dụng học liệu điện tử để phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường THPT
Qua điều tra khảo sát ý kiến của 210 HS và 12 GV của 2 trường THPT Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ tỉnh Đăk Lăk và trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Krông Búk tỉnh Đăk Lăk cho thấy:
HS đã xác định đúng vị trí về việc tự học (94,3%). Nhưng do không có sự hướng dẫn của GV và tài liệu học tập phù hợp. Các em cũng dành tương đối nhiều thời gian để tự học (từ 3-5 giờ: 70,5%) nhưng cách sử dụng thời gian tự học đó chưa có hiệu quả. Khả năng thu thập và xử lí thông tin của HS còn chưa tốt. Các kết quả điều tra còn cho thấy các em còn hạn chế trong việc tìm nguồn tài liệu tham khảo.
Hầu hết GV đều nhận thức được vai trò quan trọng của tự học và việc phát triển NLTH cho HS (12/12 GV). Tuy nhiên, các biện pháp nhằm nâng cao NLTH cho HS của GV còn chưa được tiến hành thường xuyên. GV cũng chưa có được bộ công cụ đánh giá NLTH phù hợp. Bên cạnh đó, việc xây dựng học liệu điện tử để hướng dẫn học sinh tự học vẫn ít được chú trọng.
Thực trạng này cho thấy cần phải xây dựng những tài liệu có nội dung kiến thức tổng hợp như học liệu điện tử, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học hiệu quả ,từ đó nâng cao tính tự học, năng lực tự học cho HS trường THPT.
2.4.4. Một số hình ảnh minh họa cho học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA
Hình 1. Giao diện trang chủ và giao diện trang bài tập
Hình 2. Giao diện trang các phương pháp giải bài tập và tư liệu bổ sung
2.4.5. Minh họa kế hoạch học tập sử dụng học liệu điện tử nguyên tố VIIA để nâng cao năng lực tự học cho học sinh.
Trong bài viết này chúng tôi đưa ra một kế hoạch học tập đã được thiết kế theo hướng phát triển NLTH cho học sinh có sử dụng học liệu điện tử đó là chủ đề học tập “IODINE VÀ SỨC KHỎE”
Mục tiêu của chủ đề:
-Kiến thức:
HS biết trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của iodine; Tính chất hoá học của iodine và 1 số hợp chất của iodine. Phương pháp nhận biết iodine và các ứng dụng quan trọng của iodine và hợp chất của iodine; Tìm hiểu các bệnh tật do thiếu iodine gây ra.
HS hiểu Iodine có tính oxh yếu hơn các halogen khác; Ion I- có tính khử mạnh hơn các ion halogen khác .
- Kĩ năng:
HS vận dụng để viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất của iodine và hợp chất của iodine
-Năng lực cần hướng tới:
Phối hợp nhiều năng lực như giải quyết vấn đề; thực hành; hợp tác nhóm; làm việc độc lập và tự học. HS hoạt động học tập chủ động, tích cực, hoàn thành các nhiệm vụ học tập với tinh thần tự học cao nhất.
Phương pháp:
Phương pháp dạy học dự án kết hợp kỉ thuật khăn trải bàn, hợp tác nhóm, trực quan, làm thí nghiệm,..
Thiết bị dạy học
- Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm; máy tính nối mạng, phần mềm, máy ảnh kĩ thuật số, máy quay,
- Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề học tập
- Học liệu điện tử về các nguyên tố VIIA. Chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine)
Hướng dẫn thực hiện dự án : Thời gian thực hiện: 2 tuần (3 tiết).
- Tiết 1( tuần 1)
+ GV lên kế hoạch dự án, phổ biến dự án, nhiệm vụ thực hiện tới từng học sinh thông qua “Phiếu hướng dẫn thực hiện dự án” .
+ GV hướng dẫn cho HS nguyên cứu nội dung ở chủ đề số 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA .
+ Cung cấp cho học sinh địa chỉ email của giáo viên để trao đổi thông tin, thắc mắc.
+ Học sinh tự cử ra nhóm trưởng, thư kí và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, chuẩn bị và tiến hành thu thập thông tin liên quan đến dự án.
- Tiết 2 (tuần 1):
+ Nhóm HS tự tổ chức những buổi thảo luận để xử lí các thông tin thu thập được từ chủ đề 5 trên học liệu điện tử nguyên tố VIIA, chuẩn bị làm bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint. Tiến hành tập báo cáo sản phẩm.
+ GV thường xuyên đôn đốc, trợ giúp để đảm bảo tiến độ, hiệu quả làm việc của mỗi nhóm.
+ Gv phản hồi, giải đáp các thắc mắc của các nhóm đã gửi qua email.
- Tiết 3 (tuần 2):
+ Nộp sản phẩm (bài trình diễn powerpoint về iodine, hợp chất iodine, các ứng dụng quan trọng của iodine, các bệnh do thiếu iodine và cách phòng ngừa; sổ theo dõi dự án), chuẩn bị nội dung báo cáo.
+ Biểu diễn tiết mục trước lớp (trò chơi ô chữ, kịch, tranh vẽ, thực hành biểu diễn thí nghiệm), báo cáo sản phẩm (trên powerpoint) và tổng kết dự án“Iodine và sức khỏe”.
- Thời gian báo cáo: 10 phút /nhóm.
- Tổ chức nhóm:
GV chia lớp hoặc HS tự lập thành 3 nhóm, mỗi nhóm khoảng 12 HS. Có bảng hướng dẫn thực hiện riêng cho mỗi nhóm.
- Nhiệm vụ cần thực hiện
Nhiệm vụ của 3 nhóm tham gia dự án là:
Nhóm I:Nhiệm vụ: “nghiên cứu về iodine tính chất, điều chế”
Tự nghiên cứu học liệu điện tử mục 1,2,3 trong phần mục “nội dung trọng tâm” của chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA và rút ra:
- Vị trí của iodine trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí, lịch sử tìm ra nguyên tố, nguồn gốc tên gọi.
- Tính chất hóa học của iodine? So sánh tính chất hóa học của iodine với các nguyên tố VIIA khác.
- Phương pháp điều chế iodine?
Nhóm II:Nhiệm vụ: “ nghiên cứu hợp chất quan trọng của iodine”
Tự nghiên cứu học liệu điện tử mục 2,3,4 trongphần mục “nội dung trọng tâm” của chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA và rút ra:
- Tính chất hóa học của HI, muối iodua.
- So sánh tính chất của HI với HF, HCl, HBr rút ra kết luận về tính khử, tính axit của HI.
Nhóm III: Nhiệm vụ: “các ứng dụng quan trọng của iodine và hợp chất của iodine, các bệnh do thiếu iodine gây ra và cách phòng ngừa”
Tự nghiên cứu học liệu điện tử mục 4 trong phần mục “nội dung trọng tâm” và mục “nội dung mở rộng” của chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA và rút ra:
- Các ứng dụng quan trọng của iodine và các hợp chất quan trọng của iodine.
- Tầm quan trọng của hợp chất iodine với sức khỏe con người; mối liên quan của hợp chất iodine với bệnh bứu cổ, đần độn, kém trí nhớ.
- Cách phòng ngừa tình trạng thiếu hụt iodine trong cơ thể.
Bộ câu hỏi định hướng bài học
Câu hỏi khái quát:Nguyên tố iodine có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe con người ?
Câu hỏi bài học:Vị trí của iodine trong bảng tuần hoàn, iodine và hợp chất HI muối iodua có những tính chất vật lí, tính chất hóa học nào? Tầm quan trọng của hợp chất iodine trong cơ thể? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh bứu cổ, đần độn?
Câu hỏi nội dung:
Nhóm I: 1) Nêu vị trí của iodine trong BHTTH ? viết cấu hình electron, CTPT của iodine?2) Nêu tính chất vật lí, giải thích hiện tượng thăng hoa của iodine, tính chất hóa học của iodine?
3) So sánh tính oxi hóa của iodine với các nguyên tố fluorine, chlorine, bromine?(có phản ứng minh họa).
Nhóm II: 1) Nguồn iodine trong tự nhiên? Phương pháp điều chế iodine?2) Tính chất hóa học của các hợp chất HI và muối iodua?3) So sánh và giải thích khả năng thể hiện tính khử? Tính axit của HI với HF; HCl; HBr?
Nhóm III: 1) Trạng thái tồn tại của iodine trong tự nhiên, hợp chất của iodine có nhiều ở đâu? Cách điều chế iodine? 2) Các ứng dụng quan trong của iodine và hợp chất của iodine?3) Cơ thể thiếu iodine sẽ gây ra căn bệnh gì? cách phòng ngừa sự thiếu hụt iodine cho cơ thể?
Nguồn tư liệu:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Đĩa CD học liệu điện tử về nguyên tố nhóm VIIA phần chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử này.
Một số hình ảnh minh họa cho nguồn tài liệu từ học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA được sử dụng trong chủ đề này:
Ví dụ khi HS nhấp chuột vào mục “nội dung trọng tâm”, “giới thiệu về iodine”, của chủ đề 5, website sẽ liên kết tới trang sau:
Hình 3: Giao diện trang nội dung trọng tâm và giới thiệu về iodine
Khi HS cần nghiên cứu “tính chất vật lí”, “tính chất hóa học”, website sẽ liên kết tới trang sau:
H