Phát triển năng lực tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông

Tóm tắt. Bài viết đề cập tới hoạt động tham vấn, tư vấn tâm lí học sinh trong trường phổ thông, về năng lực tham vấn và tư vấn của giáo viên theo tiếp cận hệ thống. Từ đó đề xuất các mô hình giáo viên (cán bộ) tham vấn, tư vấn tâm lí học sinh chuyên nghiệp trong trường phổ thông. Trong bối cảnh chưa có đội ngũ giáo viên này, việc phát triển năng lực tham vấn, tư vấn cho đội ngũ giáo viên hiện nay cần quan tâm hơn tới các kiến thức và kĩ năng tham vấn và các năng lực gắn với xu thế phát triển và thành tựu của công nghệ thông tin và kết nối mạng.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0022 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 12-21 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ VẤN HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học - Sinh lí lứa tuổi, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập tới hoạt động tham vấn, tư vấn tâm lí học sinh trong trường phổ thông, về năng lực tham vấn và tư vấn của giáo viên theo tiếp cận hệ thống. Từ đó đề xuất các mô hình giáo viên (cán bộ) tham vấn, tư vấn tâm lí học sinh chuyên nghiệp trong trường phổ thông. Trong bối cảnh chưa có đội ngũ giáo viên này, việc phát triển năng lực tham vấn, tư vấn cho đội ngũ giáo viên hiện nay cần quan tâm hơn tới các kiến thức và kĩ năng tham vấn và các năng lực gắn với xu thế phát triển và thành tựu của công nghệ thông tin và kết nối mạng. Từ khoá: tham vấn, tư vấn, chăm sóc sự phát triển của học sinh, phát triển năng lực tham vấn và tư vấn học sinh của giáo viên. 1. Mở đầu Trong nhà trường phổ thông hiện nay, có sự khác biệt rất rõ giữa chăm sóc sức khoẻ thể chất với chăm sóc sức khoẻ tâm lí của học sinh. Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thể chất đã được chuyên nghiệp hoá, có phòng y tế học đường với đội ngũ lao động được đào tạo về chuyên môn. Trong khi đó, việc chăm sóc sức khoẻ tâm lí học sinh gần "phó mặc" cho giáo viên, dù họ chưa được đào tạo những kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp. Hệ quả là nhiều em bị thiệt thòi trong sự phát triển tâm hồn; không ít học sinh gặp khó khăn, rối nhiễu về tâm lí, mắc các hội chứng tâm thần, lệch lạc về hành vi, dẫn đến bất hạnh trong cuộc sống, mà nếu được quan tâm phát hiện, tham vấn, tư vấn và can thiệp kịp thời như chăm sóc thể chất, thì các em hoàn toàn có thể tránh hoặc khắc phục được các tổn hại đó. Sự thiệt thòi, bất hạnh về tâm hồn thường lớn hơn về thể chất, tác động tiêu cực lớn hơn. Mặt khác, so với chăm sóc sức khoẻ thể chất, chăm sóc sức khoẻ tâm lí của học sinh khó khăn, phức tạp hơn. Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định các trường phổ thông phải có đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh [1]. Đồng thời, ban hành "Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh", nhằm giúp đội ngũ giáo viên này có kiến thức và kĩ năng cơ bản trong việc tư vấn, hỗ trợ cho học sinh phổ thông [2]. Những động thái của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về lâu dài, đã mở đường tiến tới chuyên nghiệp hoá công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, trước mắt, cần phát triển các năng lực tư vấn, tham vấn học sinh cho đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông. Bài viết cố gắng góp phần xác lập cơ sở lí luận và đề xuất các biện pháp hỗ trợ người giáo viên trên con đường trở thành nhà tư vấn tâm lí học sinh hiệu quả. Ngày nhận bài: 12/2/2020. Ngày sửa bài: 9/3/2020. Ngày nhận đăng: 17/3/2020. Tác giả liên hệ: Phan Trọng Ngọ. Địa chỉ e-mail: ngotamly@gmail.com Phát triển năng lực tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông 13 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động tư vấn học sinh của người giáo viên trong trường phổ thông Trong hoạt động tư vấn học sinh ở trường phổ thông, đối với giáo viên là hoạt động kiêm nhiệm, bên cạnh hoạt động chính là dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, tư vấn là hoạt động có tính chuyên môn cao, mà bất kì nhà tư vấn nào cũng phải biết và tuân theo. Vì vậy, giáo viên cũng như nhà phát triển năng lực cần hiểu rõ các nhiệm vụ và việc làm trong hoạt động tư vấn. 2.1.1. Tư vấn và tham vấn Trong nhiều tài liệu [3, 4] hiện có nhiều cách giải thích khác nhau về hoạt động tham vấn và tư vấn. Trong tiếng Anh, từ“Consultation" có nghĩa sự hỏi ý kiến hoặc cho ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn nào đó. Từ "Counseling", có nghĩa là sự chỉ bảo, chỉ dẫn của người có chuyên môn về vấn đề nào đó [5]. Khi chuyển sang tiếng Việt, "Consultation" thường được gọi là Tư vấn, còn "Counseling" là tham vấn, tham vấn trong lĩnh vực tâm lí con người, là tham vấn tâm lí [3, 4]. Tuy nhiên, cũng có người gọi "Consultation" là tham vấn và "Psychoconsultation" là tham vấn Tâm lí [6]. Như vậy, gọi tham vấn hay tư vấn có ý nghĩa tương đối. Vấn đề quan trọng là thống nhất về nội hàm của hai thuật ngữ. Những điểm giống nhau giữa tham vấn và tư vấn Trước hết, cả tham vấn (counselling) và tư vấn (consultation) đều là hoạt động trợ giúp của ai (hoặc của tổ chức) nào đó, cho cá nhân hoặc tổ chức, khi có yêu cầu, nhằm giải quyết một vấn đề (nào đó). Người tham vấn hay tư vấn là người có trình độ chuyên môn cao, trong lĩnh vực, được người có nhu cầu "xin ý kiến" tôn trọng, nhờ cậy. Thứ hai: cả tham vấn và tư vấn đều phải được tiến hành theo quy trình của một hoạt động chuyên môn, với các nguyên tắc nhất định: Nguyên tắc tương tác; tôn trọng; thấu hiểu; tin cậy; chia sẻ v.v. Thứ ba: Cả tham vấn và tư vấn đều có thể được thực hiện theo cá nhân, hoặc theo nhóm. Thứ tư: Cả tham vấn và tư vấn đều có thể diễn ra dưới hình thức trực tiếp, mặt đối mặt; hoặc gián tiếp thông qua phương tiện trung gian (điện thoại, mạng xã hội v.v); qua hội thảo, hội nghị v.v. Thứ 5: Trong cả tham vấn và tư vấn, nhà tư vấn không có quyền quyết định vấn đề, chỉ trợ giúp thân chủ, để họ tự quyết định và giải quyết vấn đề của mình. Những điểm khác nhau giữa tham vấn và tư vấn Tuy có nhiều điểm giống nhau, nhưng giữa tham vấn và tư vấn cũng có một số điểm khác nhau. Thứ nhất: Tác động, trợ giúp trong tham vấn hướng đến các vấn đề thuộc bản thân thân chủ (chủ yếu là tâm lí), giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm hiểu và khơi dậy tiềm năng của bản thân để giải quyết những vấn đề của mình. Còn sự trợ giúp trong tư vấn nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, thái độ, kĩ năng, kinh nghiệm hay những giải pháp, kĩ thuật, để thân chủ giải quyết vấn đề. Thứ hai: Mặc dù cả tham vấn và tư vấn đều phải tuân theo các nguyên tắc nhất định nhưng trong tham vấn, những nguyên tắc đó nghiêm ngặt hơn so với tư vấn. Vì trong tham vấn, tương tác, tôn trọng, thấu hiểu, tin cậy, chia sẻ không chỉ là nguyên tắc, mà còn là con đường để nhà tham vấn" nhập"vào thân chủ, qua đó giúp thân chủ khám phá, hiểu và thay đổi bản thân, trong khi con đường của nhà tư vấn là cung cấp thông tin, phân tích, lí giải, chứng minh và thuyết phục. Thứ ba: Trách nhiệm xã hội và phạm vi hoạt động. Cả tham vấn và tư vấn đều phải tuân theo các quy định của xã hội, của hiệp hội nghề nghiệp, tức là phải thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên trong tham vấn, trách nhiệm cá nhân của nhà tham vấn rất được coi trọng. Nhà tham vấn chịu trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp; về tác động tâm lí của mình đến thân chủ. Trong tư vấn, nhà tư vấn không chỉ có trách nhiệm cá nhân, mà trách nhiệm xã hội; trách nhiệm pháp lí được đề cao; phạm vi tư vấn phủ rộng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: tư vấn tâm lí, tư vấn giáo dục, hôn nhân, kĩ thuật, xây dựng, kinh tế, pháp luật v.v. Nhà tư vấn "can thiệp" sâu hơn vào các quyết định của cá nhân (tổ chức) được tư vấn. Phan Trọng Ngọ 14 Sự phân tích về tham vấn và tư vấn cho thấy cả hai đều có cùng bản chất là sự trợ giúp của chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia đối với người được trợ giúp (thân chủ) trong việc ra quyết định của thân chủ. Điều khác biệt chỉ ở chỗ định hướng, chức năng và mức độ can thiệp xã hội của chuyên gia đối với việc ra các quyết định của thân chủ. Trong thực tế, tư vấn có phạm vi hoạt động rộng hơn, tính chuyên môn và tính pháp lí cao hơn tham vấn, với đội ngũ nhà tư vấn hay các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, thực hiện chức năng tham vấn và chức năng tư vấn, theo nhu cầu và yêu cầu của thân chủ. 2.1.2. Hoạt động tư vấn tâm lí học sinh trong trường phổ thông Trong trường phổ thông tồn tại cả hoạt động tư vấn "Consultation" và tham vấn "Counseling". Cả hai hoạt động đều được thực hiện bởi cán bộ hay giáo viên tư vấn [1], tuỳ từng trường hợp và nhu cầu tư vấn hay tham vấn của học sinh. Cũng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo [1], nội dung tư vấn tập trung vào các vấn đề về tâm lí lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi; Giáo dục kĩ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác và Tư vấn kĩ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp (tùy theo cấp học). Nội dung tham vấn tập trung vào học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lí đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lí nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường. So với tham vấn và tư vấn cho các đối tượng cá nhân hay nhóm khác, tư vấn và tham vấn cho học sinh trong trường phổ thông có nhiều khác biệt. Thứ nhất: Đối tượng của tham vấn và tư vấn trong trường phổ thông là học sinh - lứa tuổi đang phát triển, chưa trưởng thành. Vì vậy, tham vấn và tư vấn học sinh là tham vấn, tư vấn phát triển. Mọi hành động tham vấn hay tư vấn của giáo viên, ngoài việc hiểu rõ các đặc điểm sinh lí - tâm lí - xã hội của cá nhân, đều phải tính đến yếu tố non nớt, nhạy cảm và phát triển của thân chủ (học sinh). Thứ hai: Cũng do đối tượng tham vấn, tư vấn học đường là học sinh phổ thông - lứa tuổi phụ thuộc và chịu tác động mạnh mẽ của gia đình, nhóm bạn, đặc biệt là gia đình, cha mẹ. Vì vậy, tư vấn, tham vấn cho học sinh của giáo viên phải luôn đặt trong quan hệ với tư vấn gia đình, nhóm bạn. Thứ ba: Trong điều kiện hiện tại, ở các trường phổ thông chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp làm công tác tư vấn học sinh, mọi hoạt động tham vấn, tư vấn do giáo viên kiêm nhiệm. Điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả tham vấn và tư vấn. Một mặt, giúp cho hành động tham vấn và tư vấn cho học sinh có tính giáo dục, tính hướng dẫn rõ nét. Mặt khác, ở nhiều học sinh có thể xuất hiện trạng thái tâm lí thiếu tự nhiên, thiếu cởi mở, tự ti v.v trong việc chia sẻ những yếu tố thầm kín của mình, khi đối mặt với giáo viên, đây là những rào cản trong tham vấn tâm lí. Ngoài ra, (đây có thể là yếu tố quan trọng), do không phải là nhà tư vấn chuyên nghiệp, được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ tham vấn, tư vấn, nên hiểu biết, kĩ năng, thái độ và năng lực của người giáo viên bị hạn chế nhiều. Điều này giải thích vì sao, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển năng lực tư vấn học sinh cho giáo viên phổ thông là cấp bách. 2.2. Năng lực tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông Trong xã hội hiện đại, tư vấn, tham vấn là hoạt động chuyên nghiệp, diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, kĩ thuật, xã hội, pháp luật, tâm lí v.v. Người làm tham vấn, tư vấn phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, tức là phải có năng lực tham vấn, tư vấn, như một năng lực nghề. Ngày nay, có nhiều cách tiếp cận, quy định các hoạt động đào tạo và phát triển năng lực nghề. Vì vậy, trong phát triển năng lực hoạt động tham vấn, tư vấn cho giáo viên phổ thông, trước hết cần xác định hướng tiếp cận và có quan niệm đúng về năng lực và thiết lập được Phát triển năng lực tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông 15 khung năng lực tư vấn, làm quy chiếu cho việc đào tạo và phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông. 2.2.1. Hướng tiếp cận năng lực trong đào tạo và phát triển năng lực nghề Từ những năm 1980 của thế kỉ XX, thế giới chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ hướng tiếp cận về năng lực nghề nghiệp, với hai điểm nổi bật: Thứ nhất: Trước những năm 1970, phổ biến quan niệm quy rút năng lực vào một hoặc một số yếu tố, thuộc tính, cố định, ổn định của cá nhân tương ứng với một hoặc một số hoạt động nhất định. Ngày nay, sự quy rút máy móc như trên về năng lực dần được thay thế bằng quan niệm biện chứng, hệ thống. Coi năng lực hoạt động không phải là số cộng các yếu tố, các thuộc tính tâm lí, giống việc “chất đầy nhà kho”, cá nhân lấy ra và sử dụng chúng một cách riêng rẽ, mà là một thể thống nhất, trong đó các yếu tố tương tác chặt chẽ với nhau, tạo ra một hệ thống chức năng cơ động; tạo ra sức mạnh vượt trội của cá nhân. Đó là năng lực. Sự tương tác giữa các yếu tố cá nhân là đặc trưng của năng lực. Năng lực là hệ thống chức năng cơ động của cá nhân trong hoạt động; là sự huy động, phối hợp, khai thác, vận dụng các thuộc tính/yếu tố tâm – sinh lí của cá nhân và các yếu tố khách quan khác vào việc triển khai một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó mang lại hiệu quả cao trong các tình huống khác nhau [7]. Nói ngắn gọn, năng lực được hiểu là những đặc tính mà các cá nhân có và huy động, sử dụng một cách phù hợp và nhất quán nhằm đạt được kết quả thực hiện như mong muốn [8]. Thứ hai: Xu thế chuyển từ nhấn mạnh năng lực là tiềm năng tâm lí cá nhân sang nhấn mạnh năng lực thực tế (Competence) để thực hiện thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp, được chứng minh qua các trải nghiệm trước đó [9]. Cách tiếp cận này tuy làm hạn chế chiều sâu của năng lực cá nhân, nhưng bù lại, coi trọng hơn yếu tố thực tiễn và tạo thuận lợi cho đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, mặc dù, đối với sự phát triển của trẻ em, cách tiếp cận này không được ủng hộ nhiều, do tính thực dụng và nông của nó [10, 11]. Theo tiếp cận năng lực (thực hiện) đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động có thể kiểm soát và kiểm chứng được: (i) Xác định vai trò, vị trí của cá nhân trong tổ chức và trong chuỗi hoạt động nghề, xác lập danh mục việc làm của nghề với các mức độ khác nhau; (ii) Xây dựng chuẩn nghề nghiệp hay khung năng lực nghề; (iii) Xây dựng chuẩn đầu ra trong công tác đào tạo và phát triển năng lực nghề; (iv) Xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình phát triển năng lực nghề theo chuẩn đầu ra; (v) Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển năng lực nghề theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn đầu ra [7]. Trong các khâu trên, xây dựng khung năng lực nghề là cơ bản. 2.2.2. Khung năng lực tham vấn, tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông Nói vắn tắt, năng lực tham vấn, tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông là năng lực trợ giúp học sinh trong quá trình phát triển. Là sự huy động, phối hợp, khai thác, vận dụng các đặc tính của người giáo viên và học sinh cũng như các yếu tố môi trường vào việc đánh giá, nhận biết, sàng lọc học sinh; tổ chức và kết hợp với gia đình tổ chứ các hoạt động tham vấn, tư vấn học sinh trong quá trình phát triển và đánh giá hiệu quả tham vấn, tư vấn trên cơ sở xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ học sinh. Khung năng lực tham vấn và tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông được xây dựng dựa vào các yêu cầu về nhiệm vụ và việc làm trong hoạt động tham vấn và tư vấn, có tính đến tính đặc thù trong môi trường nhà trường phổ thông. Trong trường phổ thông, nghề nghiệp chính của giáo viên là giáo dục học sinh. Tuy vậy, trong giáo dục hiện đại, nhiều mục tiêu, nội dung giáo dục có thể được thực hiện qua các hoạt động tham vấn, tư vấn học sinh. Hoạt động tham vấn, tư vấn học sinh của giáo viên cũng chính là hoạt động giáo dục. Nói cách khác, hoạt động nghề nghiệp của giáo viên là hoạt động 3 trong 1: Tham vấn - Tư vấn- Giáo dục. Điều này khác với hoạt động của nhà tham vấn hay tư vấn chuyên nghiệp. Do đó, yêu cầu về năng lực tham vấn, tư vấn của người giáo viên cũng khác của Phan Trọng Ngọ 16 nhà tham vấn. Trong đó có nhiều thành phần tạo thành năng lực chung, đáp ứng yêu cầu của cả hoạt động giáo dục, tư vấn, tham vấn và nhiều thành phần tạo ra năng lực đặc thù, là những năng lực được nhấn mạnh trong tham vấn hay trong tư vấn của giáo viên. Có thể tóm lược thành những nhóm năng lực sau: (i) Nhóm năng lực đánh giá, chẩn đoán và nhận biết - phân loại, sàng lọc học sinh, bình thường và bất thường, khó khăn về thể chất và tâm lí, nhân cách. Nhóm năng lực này cần thiết cho cả hoạt động dạy học, giáo dục, tham vấn và tư vấn của giáo viên. Trong đó, các năng lực chẩn đoán, nhận biết và sàng lọc, đặc biệt quan trọng đối với nhà tham vấn [4, 12].Trong nhóm năng lực này, năng lực sử dụng các công cụ đánh giá, chẩn đoán, sàng lọc là cốt lõi. (ii) Nhóm năng lực lập kế hoạch cho một hoạt động tham vấn, tư vấn. Trong thực tế, nhiều trường hợp, học sinh đến với giáo viên chỉ cần một lời khuyên ngắn, tức thời, nhưng cũng nhiều trường hợp, học sinh cần sự trợ giúp có tính "trường kì", với sự tiến triển chậm, dễ rẽ ngang. Trong những trường hợp như vậy, đòi hỏi giáo viên phải có chiến lược, kế hoạch chi tiết và chủ động; phải xác định mục tiêu và các giải pháp tham vấn hay tư vấn trong những tình huống khác nhau..Thậm chí cần có trước những kịch bản tham vấn, tư vấn. (iii) Nhóm năng lực tổ chức thực hiện tham vấn, tư vấn, hay năng lực thực hành kế hoạch tham vấn hay tư vấn của giáo viên. Cốt lõi của năng lực này là năng lực tương tác giữa giáo viên với học sinh (thân chủ) trong quá trình tham vấn, tư vấn, để đạt mục tiêu, được thể hiện qua hàng loạt kĩ năng: Lắng nghe, Quan tâm, Thấu hiểu, Thông đạt, Phản hồi, Đặt câu hỏi, Chỉ dẫn, Đương đầu, Xây dựng lòng tin, Đưa lời khuyên, cung cấp thông tin, Tóm tắt, Xử lí khoảng lặng, nhạy cảm, thảo luận, Trấn an, Giải thích, Tự bộc lộ, Giao tiếp không lời, Xác định thế mạnh của thân chủ, Thăm dò, Khen ngợi, Tập trung chú ý vào điểm trọng tâm, khái quát, diễn đạt lại, làm mẫu [4]. (iv) Nhóm năng lực, đánh giá và theo dõi sau tham vấn, tư vấn Đánh giá hiệu quả của hoạt động tham vấn hay tư vấn là công việc của cả giáo viên tư vấn và của học sinh được tham vấn, tư vấn. Qua đó cả hai nhận định về những mục tiêu đạt được, từ đó ra quyết định kết thúc hay tiếp tục tham vấn, tư vấn. Độ khách quan, tin cậy cũng như sức thuyết phục của kết quả đánh giá phụ thuộc vào năng lực đánh giá của giáo viên và năng lực thu thập thông tin, giám sát học sinh sau tham vấn, tư vấn. Năng lực đánh giá sau tham vấn của giáo viên được thể hiện thông qua các năng lực sử dụng công cụ đánh giá, năng lực quan sát, kĩ năng thu thập thông tin, theo dõi và phân tích, khái quát v.v. Trong đó, năng lực thấu cảm, năng lực nhạy cảm là những năng lực nền tảng (v) Nhóm năng lực hợp tác với gia đình trong tham vấn, tư vấn học sinh và năng lực tham vấn, tư vấn gia đình Trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường phổ thông, trong đó có hoạt động tham vấn, tư vấn, đều cần có sự hợp tác giữa giáo viên với gia đình, cha mẹ học sinh. Đó là nguyên lí phổ biến trong giáo dục. Gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ em; cha/mẹ và người thân trong gia đình là tác nhân quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong những gia đình không hoà thuận giữa bố với mẹ hoặc do phương pháp giáo dục không đúng của cha/mẹ dẫn đến trẻ em có nhiều vấn đề nan giải trong tâm lí. Vì vậy, trong tham vấn và tư vấn cho học sinh, giáo viên kiêm nhiệm tư vấn cần biết cách thu thập thông tin toàn diện về gia đình; biết phối hợp với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với cha/ mẹ trong tham vấn và tư vấn. Trong nhiều trường hợp, giáo viên phải biết kết hợp giữa tham vấn học sinh với tham vấn, tư vấn gia đình. (vi) Nhóm năng lực khai thác và sử dụng công nghệ thông tin và kết nối mạng trong tham vấn và tư vấn học sinh Trong cuộc sống, nhiều vấn đề được coi là "tế nhị, nhạy cảm", thường khó diễn đạt, truyền đạt trực tiếp trong quan hệ rất thân tình như cha/mẹ với con; trong quan hệ vợ chồng, trong tình Phát triển năng lực tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông 17 bạn, tình yêu,... đều được thực hiện rất nhẹ nhàng bằng các công cụ công nghệ thông tin, mạng xã hội. Nhờ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả tương tác giữa các cá nhân, các nhóm xã hội. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong tham vấn và tư vấn của giáo viên với học sin
Tài liệu liên quan