Tóm tắt: “Ứng dụng công nghệ trong giáo dục bao gồm việc nghiên cứu các quá trình
phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai thực hiện, đánh giá môi trường giảng dạy và các
học liệu nhằm cải thiện việc dạy và học.” [1] Dưới tác động của cách mạng 4.0, các cơ
sở đào tạo giáo viên đang đối diện nhiều cơ hội và thách thức. Sinh viên sư phạm ngày
nay bên cạnh yêu cầu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm thì cũng cần phải có
các năng lực công nghệ cụ thể để việc giảng dạy không chỉ đơn thuần diễn ra trong môi
trường lớp học mà nhu cầu học tập của người học sẽ được đáp ứng mọi lúc, mọi nơi trên
nền tảng công nghệ phát triển như hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ trong giáo dục cho sinh viên sư phạm tại trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
TRONG GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Đỗ Thị Ngọc Quỳnh, Phạm Thị Quỳnh Anh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: “Ứng dụng công nghệ trong giáo dục bao gồm việc nghiên cứu các quá trình
phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai thực hiện, đánh giá môi trường giảng dạy và các
học liệu nhằm cải thiện việc dạy và học.” [1] Dưới tác động của cách mạng 4.0, các cơ
sở đào tạo giáo viên đang đối diện nhiều cơ hội và thách thức. Sinh viên sư phạm ngày
nay bên cạnh yêu cầu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm thì cũng cần phải có
các năng lực công nghệ cụ thể để việc giảng dạy không chỉ đơn thuần diễn ra trong môi
trường lớp học mà nhu cầu học tập của người học sẽ được đáp ứng mọi lúc, mọi nơi trên
nền tảng công nghệ phát triển như hiện nay.
Từ khóa: công nghệ giáo dục, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy
Nhận bài ngày: 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày: 15.5.2020
Liên hệ tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quỳnh; Email: dtnquynh@hnmu.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đã đem lại cho giáo dục nói
chung và giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam những thách thức mới, đòi hỏi những nỗ
lực hết mình để theo kịp thời đại và để có thể cùng tham gia vào quá trình “kinh tế tri
thức”. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục
và đào tạo giáo viên [2]. Vai trò giáo viên đã và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy
sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Ngày nay, giáo viên
phải cố vấn giúp học viên điều chỉnh chất lượng và độ giá trị nguồn thông tin, kiến thức
mới, phải là nhà chuyên môn có đầu óc mở, biết phê phán độc lập, hợp tác, cộng tác tích
cực và điều giải giữa người học với những gì họ cần biết, là người cung cấp cách hiểu theo
kiểu dàn giáo bắc cầu [3].
Vai trò giáo viên trong thế kỷ XXI trở nên phức tạp ở một thế giới đang thay đổi
nhanh chóng; nơi mà tri thức trở nên vô tận. Giáo viên phải định hướng vào công nghệ và
chịu trách nhiệm không chỉ với việc dạy của mình mà còn với việc học của trò nữa. Họ
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 79
phải quan tâm đến nhu cầu của từng học sinh trong lớp học không đồng nhất, tạo môi
trường học tập lấy người học làm trung tâm, hỗ trợ người học nỗ lực học xuất sắc và có cơ
hội học tập theo lối truy vấn, năng động. Giáo viên cần đáp ứng các chuẩn chương trình
đào tạo để tăng cường sức sáng tạo, tính tò mò ham hiểu biết và động cơ học tập của người
học; cần đảm bảo môi trường an toàn trên lớp học [4]. Theo đó các cơ sở đào tạo giáo viên
đang đối diện nhiều cơ hội và thách thức do tác động của cách mạng 4.0. Trong xã hội dựa
trên tri thức và số hóa của thế kỷ 21, giáo dục đang đương đầu với các thách thức to lớn
chuyển từ cách học truyền thống sang đổi mới phương pháp học. Nó đặt ra yêu cầu lớn
phải biến đổi vai trò giáo viên -người truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai
trò mới với tư cách người xúc tác và điều phối. Sự biến đổi này buộc giáo viên đối diện với
nhiệm vụ mới một cách linh hoạt hơn và sinh viên trong các trường sư phạm cần được đào
tạo bồi dưỡng chuẩn bị cho các vai trò mới này. Câu hỏi đặt ra là sinh viên sư phạm cần
phải có các năng lực nào nói chung, các năng lực dạy học nào nói riêng để có thể ứng dụng
được công nghệ vào trong giáo dục và việc cần thiết phải xây dựng một học phần chung về
ứng dụng công nghệ trong giáo dục cho sinh viên sư phạm tại trường Đại học Thủ đô Hà
Nội. Đây là vấn đề sẽ được giải quyết trong nội dung của bài báo.
2. NỘI DUNG
2.1. Công nghệ giáo dục và ứng dụng công nghệ trong giáo dục
Theo Wikipedia: “Công nghệ giáo dục là việc sử dụng cả phần cứng vật lý, phần mềm
và lý thuyết giáo dục để tạo điều kiện học tập và cải thiện hiệu suất bằng cách tạo, sử dụng
và quản lý các quy trình và tài nguyên công nghệ phù hợp”. Theo Jafar Ahmadigol, tiến sĩ
khoa Tâm lí giáo dục trường Đại học Kharazmi, Iran, công nghệ giáo dục ban đầu chính là
sử dụng các công cụ, sau đó là quá trình thiết kế, thực hiện và đánh giá các tình huống giáo
dục, rồi đến nghiên cứu để tổ chức hoạt động học tập và cải thiện hiệu suất thông qua việc
xây dựng, sử dụng và quản lý các quy trình công nghệ và các nguồn lực thích hợp [5].
Trong phạm vi bài báo này, nhóm tác giả xác định “công nghệ giáo dục” được đề cập đến ở
đây bao gồm những kiến thức và kĩ năng về ứng dụng công nghệ trong giáo dục cần trang
bị cho sinh viên sư phạm để có thể tự khai thác, thiết kế và tổ chức giảng dạy cho học sinh
tương lai trong môi trường kĩ thuật số. Chính vì vậy cần xây dựng một học phần chung,
tạm gọi tên là “Ứng dụng công nghệ trong giáo dục” để trang bị những kiến thức và kĩ
năng cần thiết về công nghệ cho sinh viên trong thời đại 4.0 hiện nay.
2.2. Năng lực ứng dụng công nghệ trong giáo dục của sinh viên Sư phạm
Để có thể hưởng lợi tốt nhất từ công nghệ, đại đa số các giáo viên hiện nay cần được
trang bị các kỹ năng hiện đại, để giải quyết những vấn đề hiện đại. Để giúp các giáo viên
có thể hiểu được những kỹ năng và vấn đề này, Điều phối viên Công nghệ giáo dục tại
UNCA [1] đã tạo ra một danh sách các thuật ngữ cơ bản liên quan đến ứng dụng công nghệ
trong giáo dục. Đây là một số thuật ngữ hữu ích, những từ khóa gợi ý quan trọng mà giáo
viên nên tìm hiểu để có thể kết hợp chúng vào việc dạy học. Hãy nhớ rằng, mục tiêu đầu
tiên của việc ứng dụng công nghệ là để cải thiện một khía cạnh cụ thể của việc dạy và học
80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Các phần mềm tiện ích(Software tools): nhằm tới một chức năng cụ thể như xử lý
văn bản, cơ sở dữ liệu, bảng tính, thuyết trình, các chương trình vẽ đồ họa.
- Các phần mềm chuyên biệt (Software Types): được phân loại dựa trên mục đích sử
dụng. Ví dụ, phần mềm với những câu hỏi trắc nghiệm có thể phù hợp với mục đích luyện
tập, nhưng để thực hành hoặc mô phỏng, giáo viên lại cần phải tìm đến những phần mềm
khác. Loại phần mềm được sử dụng sẽ được quyết định bởi câu hỏi tại sao chúng ta lại cần
đến chúng, khi nào và làm thế nào để kết hợp chúng vào nội dung giảng dạy.
- Hệ thống học tập tích hợp (Integrated Learning Systems): là tên gọi chung cho
những hệ thống giảng dạy được vận hành bởi máy tính. Giáo viên cần phải biết hệ thống cụ
thể mà trường mình đang sử dụng bao gồm những cấu thành gì, làm cách nào để sử dụng
từng cấu thành, khi nào thì sử dụng nội dung/công cụ gì với từng bậc học, môn học cụ thể.
- Các thiết bị số: máy ảnh số, máy quét, máy quay phim, máy ghi CD, máy tính,
modem, máy in, VCR, máy chiếu LCD, đầu đĩa laser và các thiết bị khác. GV cần phải biết
cách sử dụng chúng và cách chúng được sử dụng hữu ích nhất trong lớp học, bài học.
- Tích hợp đa phương tiện (Multimedia Integration): Không chỉ đơn giản là tìm kiếm
những hình ảnh đồ họa, các tệp âm thanh, các đoạn phim Sự kết hợp các sản phẩm đa
phương tiện này để tại ra sự lôi cuốn, nhịp nhàng cho bài trình bày hay làm cho các tài liệu
học tập trở nên hấp dẫn hơn.
- Hội thoại nhóm (Teleconference): sử dụng các công cụ hội thoại hoặc kết nối video
nhóm để kết nối các nhóm làm việc, bất kể thời gian, không gian hoặc kết nối lớp học với
các chuyên gia, các quốc gia khác.
- Giáo dục từ xa (Distance Education): định nghĩa về giáo dục từ xa, các phương tiện
cần thiết, cách tổ chức các hình thức đào tạo từ xa, cách thiết kế các khóa học, loại hình
học tập và giảng dạy, kỹ thuật cần thiết để thực hiện và tại sao cách học này lại tương thích
với các cấp học hiện nay.
- Cấu hình lớp học (Classroom configurations): các chỉ dẫn cần thiết cho việc cấu
hình lớp học với các trang bị và kỹ thuật sử dụng công nghệ tốt nhất trong lớp học. Hầu hết
các lớp học đều phải có công nghệ đa phương tiện từ máy tính cá nhân, các thiết bị máy
chiếu, quét Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải có khả năng nhanh chóng thích nghi, biết
cách sử dụng và truy cập phần mềm khi cần thiết, Một ví dụ điển hình là giáo viên phải
biết cách sử dụng Internet, các phần mềm thích hợp với nội dung của họ. Còn đối với học
sinh cũng cần phải được trang bị các kiến thức và trang thiết bị tương tự, điều đó có thể
giúp tính tương tác được tăng lên rất nhiều.
- Web Board (Bảng trực tuyến): Web Board là tên gọi cho các ứng dụng web là người
dùng có thể đăng tải tin nhắn, những phần hướng dẫn, các thông tin và chủ đề thảo luận.
Giáo viên sẽ được hướng dẫn sử dụng cụ thể từng bước từ việc thiết lập các nhóm thảo
luận, gửi các bài tập, bài đọc cho học sinh đến cách học sinh sẽ nộp hoặc đăng bài tập của
mình lên trên nền tảng này. Các trang web cá nhân: tạo một trang web thế nào? Cách sử
dụng chúng trong giảng dạy và lợi ích của việc sử dụng trang web trong dạy học? Các
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 81
trang web ngoài việc có nhiều chức năng để hiển thị thông tin, tăng cao khả năng tương tác
cùa người dạy và học còn giúp nâng cao tính chủ động của người học.
- Internet: Khái niệm, cách sử dụng Internet một cách thông minh và sự kết hợp hoàn
hảo vào quá trình dạy và học. Điều này sẽ đòi hỏi các giáo viên cần biết cách tìm kiếm
thông tin một cách nhanh chóng đồng thời phải biết phân tích và đánh giá độ chính xác của
các nguồn thông tin tìm được. Quan trọng nhất giáo viên cần phải hiểu một cách sâu sắc
ảnh hướng mạnh mẽ của hệ thống Internet đến hoạt động dạy học trên cơ sở đó tìm ra được
phương án tối ưu.
- Thiết kế và xây dựng tài liệu giảng dạy: Giáo viên cần biết rằng đối với mỗi nhóm
học sinh cần phải sử dụng cách thiết kế và tạo ra nhiều tài liệu giảng dạy khác nhau nhằm
đem lại lợi ích tối đa cho hoạt động dạy và học. Điều này đòi hỏi người dạy cần hiểu các
nguyên tắc thiết kế, cách tại ra các tài liệu đáp ứng tốt nhu cầu của người học, những tài
liệu mang tính chỉ dẫn và việc sử dụng các tài liệu này trong việc dạy học. Tài liệu giảng
dạy mà giáo viên thiết kế sẽ rất đa dạng về chủng loại cũng như hình thức, nó có thể là một
tài liệu trên bảng tin hoặc là một tấm phim trong để sử dụng trong các công cụ trình chiếu
hiện đại như Powerpoint.
- Vấn đề pháp lý và đạo đức: vấn đề bản quyền và truy cập cũng như sử dụng thông tin
một cách hợp pháp. Giáo viên cần phải nâng cao nhận thức của chính mình và học sinh làm
sao để tất cả mọi người đều hiểu và thực hiện tốt việc tôn trọng luật bản quyền và tính hợp
pháp của việc truy xuất hoặc tìm kiếm nguồn thông tin, dữ liệu.
Quay lại với thực tế về năng lực của sinh viên sư phạm tại trường Đại học Thủ đô Hà
Nội, trong chương trình đào tạo của sinh viên ngành sư phạm có 2 học phần có nội dung về
công nghệ mà có thể ứng dụng vào trong giảng dạy là Tin cơ sở và Ứng dụng công nghệ
thông tin (UDCNTT) trong dạy học. Trong đó nội dung học phần UDCNTT trong giảng
dạy (một số ngành là Sử dụng phần mềm trong dạy học, chuyên ngành Toán, Tin học
trong dạy học,- chuyên ngành Vật lý, hay là một phần của học phần Phương tiện dạy học
- chuyên ngành Tiểu học) chủ yếu bao gồm các nội dung: 1. Khai thác thông tin phục vụ
dạy học; 2. Sử dụng thiết bị dạy học hiện đại (chỉ có ngành Vật lý có đề cập đến các thiết
bị hỗ trợ dạy học); 3. Phần mềm giảng dạy chuyên biệt.
Bên cạnh đó còn một số ngành đào tạo giáo viên vẫn chưa có nội dung này như
chuyên ngành Văn, Giáo dục công dân,... Theo đánh giá chủ quan của mình, nhóm tác giả
xin đưa ra Bảng nhận định sau về năng lực ứng dụng công nghệ vào giáo dục của sinh viên
sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội:
STT TIÊU CHÍ NĂNG LỰC TÊN HỌC PHẦN
1
Phần mềm tiện ích (Software
tools)
Sử dụng thành thạo tin
học văn phòng
Tin cơ sở
82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2
Phần mềm chuyên biệt
(Software Types)
Sử dụng được 1 số phần
mềm chuyên ngành
UDCNTT trong dạy học
3
Hệ thống học tập tích hợp
(Integrated learning system)
Chưa có
4
Các thiết bị số
(digital devices)
- Sử dụng được 1 số thiết
bị quen thuộc
- 1 số thiết bị như Máy
chiếu vật thể, bảng tương
tác, không còn là xa lạ
nhưng lại không có nên
sinh viên chưa có kỹ
năng sử dụng
UDCNTT trong dạy học
5
Tích hợp đa phương tiện
(Multimedia Integration)
Mức sơ đẳng UDCNTT trong dạy học
6
Hội thoại nhóm
(Teleconference)
Chưa sử dụng
7
Giáo dục từ xa (Distance
Education)
Chưa sử dụng
8
Bảng trực tuyến (Web Board),
tạo trang web cá nhân
Chưa biết cách khai thác UD CNTT
9 Mạng máy tính (Internet)
Biết khai thác ở mức cơ
bản
Tất cả các học phần
10
Thiết kế và xây dựng tài liệu
giảng dạy, xây dựng học liệu
số
Chưa có sự chủ động
11 Vấn đề pháp lý và đạo đức
Mới hình thành khái
niệm
Tin cơ sở
2.3. Xây dựng học phần Công nghệ giáo dục cho sinh viên trường Sư phạm trường
Đại học Thủ đô Hà Nội
2.3.1. Mục tiêu chung của học phần
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên tương lai có khả năng nắm vững các kiến
thức cơ bản về công nghệ, ứng dụng các hiểu biết về công nghệ thông tin và truyền thông
vào giảng dạy, tích hợp hệ thống thông minh để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học hiệu
quả trong các môi trường giáo dục mới.
2.3.2. Nội dung và năng lực cần đạt được
Kiến thức về công nghệ chiếm một khối lượng khổng lồ trong thời đại 4.0, sinh viên
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 83
không thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin cần có một thời lượng nhất định để có thể
“tự tin” trong thế giới số. Bên cạnh đó, việc thực hành với các phần mềm cũng cần phải
thường xuyên và liên tục. Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất một chương trình học phần Ứng
dụng công nghệ trong giáo dục bao gồm 2 tín chỉ (15 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành)
như sau:
Mục tiêu của
Chương
Bậc 1
(hiểu)
Bậc 2
(vận dụng bậc thấp)
Bậc 3
(vận dụng bậc cao)
Chương 1: Khai
thác thông tin và
xây dựng nguồn
học liệu số
Biết tìm kiếm, sưu
tầm, phân loại thông
tin hiệu quả
Sử dụng thông tin đã sưu
tầm để biên tập học liệu
số cho bản thân và ứng
dụng trong giảng dạy.
Tổ chức thông tin, dữ
liệu một cách khoa học.
Có khả năng xây dựng
nguồn học liệu số cho
một tổ chức
Chương 2:
Sử dụng các thiết
bị dạy học hiện đại
Sử dụng thành thạo
các phương tiện kỹ
thuật hỗ trợ cơ bản:
máy chiếu, máy tính,
điện thoại thông
minh, máy quay kỹ
thuật số .
Sử dụng thành thạo và
biết kết hợp các thiết bị
dạy học hiện đại: bảng
tương tác, máy chiếu vật
thể, sử dụng được tài
nguyên trên mạng.
Biết khai thác, vận dụng
các phương tiện kỹ thuật
hỗ trợ để ghép nối với
máy tính.
Kết hợp được các phần
mềm tiện ích thiết kế dữ
liệu đa phương tiện.
Chương 3: Xây
dựng bài giảng e-
learning
Hiểu được tính năng
của phần mềm xây
dựng bài giảng e-
learning.
Thao tác thành thạo các
tính năng của phần mềm
xây dựng bài giảng e-
learning.
Có khả năng tự tìm hiểu
và sử dụng các phần mềm
xây dựng bài giảng e-
learning.
Chương 4: Giảng
dạy trực tuyến
Hiểu được cấu trúc,
thiết kế của lớp học
trực tuyến.
Tổ chức được một lớp
học trực tuyến.
Lập được kế hoạch triển
khai và tổ chức lớp học
trực tuyến trong một số
tình huống cụ thể.
Chương 5: Các vấn
đề về pháp lý và
đạo đức
Hiểu các vấn đề về
pháp lý và đạo đức
liên quan đến việc
khai thác và sử dụng
và tài nguyên số.
Giúp người khác hiểu
các vấn đề pháp lý và
đạo đức trong việc khai
thác và sử dụng tài
nguyên số.
Luôn có ý thức về mặt
pháp lý và đạo đức khi sử
dụng tài nguyên thông tin
chung.
3. KẾT LUẬN
Giáo dục 4.0 sẽ được đánh dấu bởi thay đổi lớn trong mục tiêu đào tạo, chuyển từ
truyền thụ kiến thức cho số đông qua khai lực (khai phóng tiềm lực, năng lực, và động lực)
đồng thời trao quyền sáng tạo (empowering innovation) cho từng cá nhân. Với yêu cầu của
giáo viên 4.0, các trường sư phạm nói chung và trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng
cần chú trọng vào phát triển các năng lực cho sinh viên sư phạm trong đó có các năng lực
để ứng dụng công nghệ trong dạy học. Theo đó, cần đưa các biện pháp cụ thể như: Xác
định mục tiêu đào tạo năng lực cho sinh viên; Phát triển chương trình đào tạo theo hướng
84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
hình thành năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghệ. Điều này cho thấy sự
cần thiết phải có một học phần riêng biệt về Ứng dụng công nghệ trong giáo dục trong
chương trình đào tạo; Nâng cao năng lực khai thác môi trường công nghệ, khai thác thông
tin trên Internet, tích hợp đa phương tiện, qua các chuyên đề bồi dưỡng, seminar khoa
học định kỳ thường xuyên bên cạnh các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ; Cần đầu tư nhiều
hơn về công nghệ giáo dục tiên tiến, áp dụng đào tạo trực tuyến, bắt đầu từ việc thực hiện
giảng dạy trực tuyến một số học phần của khoa, ví dụ như: Tâm lí học, Giáo dục học, Ứng
dụng công nghệ trong giáo dục; Bổ sung các trang thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu
vật thể, bảng tương tác, nếu không thể trang bị một cách đồng loạt có thể tập trung vào
một vài phòng chuyên dụng giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc sớm với các trang thiết
bị hiện đại đã phổ biến ở các trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Serhat Kurt-Phạm Phước Hiền dịch (2018), Tổng quan về ứng dụng công nghệ trong dạy
học, Tạp chí Dạy & Học số 1.
2. Vũ Tuấn Anh, Đào Trung Thành (2018), Hướng nghiệp 4.0, Nxb. Thanh niên.
3. Weinberger, Fischer, & Mandl (2002), Fostering individual transfer and knowledge
convergence in text-based computer-mediated communication. In G. Stahl (Ed.), Computer support
for collaborative learning: Foundations for a CSCL community. Proceedings of CSCL 2002,
Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
4. Jafar Ahmadigol (2016), New definition of educational technology, Kharazmi University.
DEVELOPING THE ABILITY OF USING TECHNOLOGY
IN EDUCATION FOR TEACHER EDUCATION STUDENTS
AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY
Abstract: “Applying technology in education consists of a research on the process of
analysing, designing, developing, implementing, and evaluating the learning and
teaching environment as well as some related materials in order to enhance the quality
of teaching and learning” [1]. The upsurge in the Industry 4.0 has brought a lot of
challenges and opportunities for many teacher training institutes. Students whose major
in pedagogy need pursue their technological skills along with other requirements related
to their major. This, therefore, may help their teaching process not only become
available in the classroom, but also meet the demand for studying of learners whenever
they want by using technology.
Key words: Educational technology, teaching methodology, teaching facilities,
application of technology in teaching.