Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương

Tóm tắt. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ, trong đó trang trại đang có xu hướng tăng mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản. Từ vài chục trang trại những năm 90 của thế kỉ trước, đến năm 2010 cả nước có 145,88 nghìn trang trại. Trang trại đã làm thay đổi mạnh mẽ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Năm 2010, thu nhập bình quân của một lao động trang trại nông nghiệp ở Hải Dương đạt 12,5 triệu đồng. Tuy nhiên, sự phát triển của trang trại đặt ra các vấn đề như quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư và các vấn đề về môi sinh. Bài viết này tập trung vào thực trạng phát triển của trang trại tỉnh Hải Dương cũng như đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển có hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp này.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 157-165 This paper is available online at PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TỈNH HẢI DƯƠNG Đàm Văn Bắc Phòng Đào tạo, Trường Cao Đẳng Hải Dương Tóm tắt. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ, trong đó trang trại đang có xu hướng tăng mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản. Từ vài chục trang trại những năm 90 của thế kỉ trước, đến năm 2010 cả nước có 145,88 nghìn trang trại. Trang trại đã làm thay đổi mạnh mẽ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Năm 2010, thu nhập bình quân của một lao động trang trại nông nghiệp ở Hải Dương đạt 12,5 triệu đồng. Tuy nhiên, sự phát triển của trang trại đặt ra các vấn đề như quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư và các vấn đề về môi sinh. Bài viết này tập trung vào thực trạng phát triển của trang trại tỉnh Hải Dương cũng như đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển có hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp này. Từ khóa: Tổ chức lãnh thổ, trang trại, Hải Dương, quy hoạch sử dụng đất, vốn đầu tư, vấn đề về môi sinh. 1. Mở đầu Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, hoạt động nông, lâm, thủy sản đóng vai trò quan trọng với 23% GDP và 54% lao động đang làm việc trong ngành. Trong những năm qua, Hải Dương đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt mô hình trang trại đang ngày càng phát triển, góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh, giúp nông dân vươn lên làm giàu từ chính quê hương mình và trở thành một hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng. Received August 25, 2011. Accepted May 29, 2012. Contact Dam Van Bac, e-mail address: xuanbac.hd68@gmail.com 157 Đàm Văn Bắc 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các điều kiện phát triển trang trại tỉnh Hải Dương 2.1.1. Vị trí địa lí Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như quốc lộ 5, quốc lộ 18, 37, 183. Hải Dương có thể kết nối với các vùng lân cận cũng như các tỉnh thành trong cả nước một cách thuận lợi. Đây là một lợi thế để phát triển nông nghiệp của địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ để phát triển trang trại. 2.1.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đại bộ phận diện tích của Hải Dương là đồng bằng (chiếm 89% diện tích), chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, có xen kẽ nhỏ phù sa sông Hồng. Loại đất này tương đối màu mỡ, có giá trị kinh tế cao và thích hợp với sự hình thành và phát triển trang trại trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Miền núi chỉ chiếm 11% phân bố ở phía Bắc thuộc các huyện Chí Linh, Kinh Môn thuận lợi cho việc hình thành trang trại cây công nghiệp lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại chăn nuôi. - Hải Dương có vốn đất nông nghiệp khá lớn, năm 2010, vốn đất nông nghiệp đạt 105807 ha, chiếm 63,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Bình quân đất nông nghiệp xấp xỉ 0,1 ha/lao động. Đất lâm nghiệp 8814 ha, chiếm 5,4%. Đặc điểm này tạo điều kiện để xây dựng và quy hoạch trang trại nông, lâm, thủy sản. - Khí hậu Hải Dương mang nét chung của đồng bằng sông Hồng với đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa. Đặc điểm này cho phép nông nghiệp Hải Dương phát triển quanh năm, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Mùa đông lạnh tạo điều kiện sản xuất vụ đông với cây trồng đa dạng, phong phú có giá trị kinh tế cao. - Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn thuộc lưu vực sông Thái Bình như sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Mía, sông Văn Úc, v.v... một hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú là cơ sở thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. 2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội - Dân cư: tính đến ngày 1/9/2010, dân số của Hải Dương có 1712,8 nghìn người, chiếm gần 2% dân số cả nước và 9,2% dân số đồng bằng sông Hồng. Do thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số của tỉnh những năm gần đây giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kinh tế xã hội ngày càng được đẩy mạnh, phát triển. - Nguồn lao động: năm 2010, toàn tỉnh có 1081,5 nghìn người, chiếm 63,4% dân 158 Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương số. Nguồn lao động trẻ, có trình độ, có tri thức, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới, linh hoạt, nhạy bén nhạy bén trong nền kinh tế thị trường. - Tiềm lực khoa học kĩ thuật: + Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã tác động sâu, rộng đến sản xuất nông, lâm, thủy sản và làm thay đổi rõ rệt cả số lượng và chất lượng. Việc áp dụng cơ khí hóa, hóa học hóa, điện khí hóa và thủy lợi hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng đã làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. + Trong lĩnh vực sinh học, việc đưa vào trang trại những giống mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và đáp ứng nhu cầu của thị trường giúp chủ trang trại chủ động được giống, phòng chống được những rủi ro trong quá trình sản xuất, tạo nên nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng tốt cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: + Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có các tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 5, 18, 183, 37. Các tuyến này đã, đang được sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh có khả năng thông xe tốt, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Hệ thống cung cấp điện ngày càng hoàn thiện, Mạng lưới bưu chính viễn thông được phổ biến rộng rãi trong toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Đây là yếu tố góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và trang trại nói riêng. + Hải Dương đã xây dựng được một hệ thống thủy lợi khá phát triển. Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải cùng với mạng lưới thủy nông nội đồng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới và tiêu nước cho nhân dân. - Vốn đầu tư: nguồn vốn đầu tư rất quan trọng, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và tiến tới có nông sản hàng hóa. Nguồn vốn đầu tư cho trang trại ngày càng tăng. Năm 2010, tổng số vốn đầu tư cho quy hoạch và phát triển trang trại là 691970 triệu đồng, tăng 4578 triệu đồng (tăng 151,2 lần). - Chính sách phát triển trang trại: Hải Dương đã xây dựng và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích và phát triển trang trại của tỉnh như chính sách xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm; các dự án tín dụng người nghèo để phát triển sản xuất và kinh doanh; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Miễn thuế những năm đầu cho những trang trại mới xây dựng, cho vay với lãi suất ưu đãi trong sản xuất, hỗ trợ trong các khâu làm đất, thu hoạch sản phẩm, hỗ trợ giúp chủ trang trại trong việc tiêu thụ nông sản. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hải Dương 2.2.1. Số lượng trang trại Trong những năm gần đây, số lượng trang trại của tỉnh tăng nhanh với nhiều loại hình kinh tế tham gia. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là các trang trại hộ gia đình nông dân và một tỉ lệ các gia đình cán bộ, công chức, viên chức, bộ đội nghỉ hưu tham gia. 159 Đàm Văn Bắc Số lượng trang trại của tỉnh Hải Dương tăng nhanh từ 126 trang trại năm 2000 lên 2523 trang trại năm 2010 (tăng 2307 trang trại). Mức tăng bình quân đạt 230,7 trang trại mỗi năm. Sở dĩ số lượng trang trại của Hải Dương tăng nhanh do chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và chính quyền địa phương cùng với sự nhận thức vươn lên làm giàu từ chính quê hương bằng trang trại của các hộ nông dân. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng các ngành trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng là nhân tố quan trọng làm tăng số lượng các trang trại ở Hải Dương. Biểu đồ 1. Số lượng trang trại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 - 2010 [4] 2.2.2. Loại hình trang trại Cũng như các loại hình trang trại trong cả nước, các trang trại nông nghiệp tỉnh Hải Dương được phân chia thành 6 loại hình: trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Tuy nhiên, loại hình trang trại ở Hải Dương có sự biến động trong quá trình phát triển. Bảng 1. Số lượng các trang trại tỉnh Hải Dương phân theo loại hình [4] Năm TT Câyh.năm TT Cây l.năm TT Chăn nuôi TT L.nghiệp TT. T.sản TT tổng hợp 2000 2 83 1 37 3 - 2007 - 65 262 16 123 461 2010 - 36 685 10 263 1529 Bảng trên cho thấy, loại hình trang trại tổng hợp của tỉnh Hải Dương tăng nhanh nhất và chiếm phần lớn trong tổng số trang trại của tỉnh. Năm 2000, trang trại tổng hợp chưa được hình thành nhưng đến năm 2010, loại hình này đã có 1529 trang trại và chiếm 60,6% số trang trại của tỉnh. Loại hình trang trại chăn nuôi đứng thứ 2 cả về số lượng và tỉ trọng. Số trang trại nuôi trồng thủy sản đứng thứ 3. Trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp có xu hướng giảm. Số trang trại trồng cây hàng năm năm 2010 không có. Sự biến động về loại hình trang trại này do sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Số lượng 160 Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương và tỉ trọng loại hình trang trại trồng cây hàng năm, cây lâu năm và lâm nghiệp giảm do chủ trương, đường lối của Đảng và các cấp chính quyền địa phương là tăng cường phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Mặt khác, loại hình trang trại trồng trọt nói chung và trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm và lâm nghiệp đều đòi hỏi diện tích đất trồng trọt, điều kiện này thật khó đáp ứng đối với một tỉnh đất chật, người đông như tỉnh Hải Dương. Số lượng trang trại tổng hợp tăng nhanh nhất cả về số lượng và tỉ trọng vì đây là mô hình sản xuất hiệu quả, có sự kết hợp cả việc trồng trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh. Sự phân bố trang trại theo huyện, thành phố ở Hải Dương thì huyện Nam Sách có số trang trại nhiều nhất và tăng nhanh nhất. Năm 2000, huyện chưa có trang trại nào, đến năm 2010, số trang trại của Nam Sách đạt 677 và chiếm 26,8% tổng số trang trại của tỉnh. Huyện Ninh Giang đứng thứ 2 và huyện Gia Lộc đứng thứ 3 trong tỉnh. Các huyện này có số lượng các trang trại lớn, tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao như vậy vì ở đây tập trung các trang trại tổng hợp. Đặc biệt, huyện Nam sách, Ninh Giang, Gia Lộc có nhiều vùng trũng, nơi có điều kiện phát triển các trang trại nuôi trồng thủy sản. Huyện miền núi Chí Linh có điều kiện phát triển trang trại lâm nghiệp, tuy nhiên khả năng mở rộng diện tích vùng đồi cho sản xuất gặp khó khăn (chi phí khai hoang cao, đất dốc, tầng đất mỏng...), vì vậy mà số lượng trang trại tăng chậm. Các huyện còn lại chủ yếu là các huyện thuần nông, xa thị trường tiêu thụ, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển trang trại nên số lượng các trang trại còn ít và tăng chậm. Điều này được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Số lượng trang trại phân theo huyện, thành phố [4] Huyện, T. phố 2000 2005 2007 2010 TP Hải Dương - 76 93 180 Chí Linh 120 138 133 239 Nam Sách - 99 204 677 Kinh Môn - 30 44 192 Kim Thành - 6 4 94 Thanh Hà - 4 9 113 Cẩm Giàng 1 39 68 84 Bình Giang - 70 101 161 Gia Lộc 2 100 149 285 Tứ Kì - 12 18 35 Ninh Giang - 7 19 290 Thanh Miện 3 38 85 173 2.2.3. Quy mô diện tích của trang trại Quy mô trang trại của tỉnh Hải Dương còn khiêm tốn, bình quân trang trại của Hải Dương năm 2000 là 7,1 ha/trang trại. Năm 2010, quy mô giảm xuống còn 0,91 ha/trang trại. Nguyên nhân chính là do các chủ trang trại tập trung đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chú trọng vào chất lượng sản phẩm nên không mở rộng một cách tràn 161 Đàm Văn Bắc lan diện tích sản xuất. Mặt khác, số lượng trang trại ở Hải Dương tăng tập trung chủ yếu vào loại hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp do đặc thù của 2 loại hình trang trại này, nên mặc dù số lượng trang trại tăng mà không cần phải mở rộng mặt bằng vẫn đạt hiệu quả. Bảng 3. Quy mô diện tích bình quân cho một trang trại giai đoạn 2000 – 2010 [4] Năm 2000 2005 2007 2010 Tổng số trang trại 126 619 927 2523 Tổng số diện tích (ha) 899 1826 1944 2295 Quy mô (ha) 7,1 2,9 2,1 0,91 2.2.4. Lao động của trang trại Trang trại góp phần giải quyết việc làm cho nông dân, phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong tỉnh. Đến nay, 2523 trang trại của tỉnh đã sử dụng 9651 lao động. Trong đó, lao động của chủ trang trại là 5508 người, lao động thuê ngoài thường xuyên 1419 người và lao động thuê ngoài mùa vụ là 2724 người. Có thể thấy, lao động là chủ trang trại chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của trang trại. Năm 2000, tỉ lệ lao động là chủ trang trại là 43,4% và tăng lên 56% năm 2010. Tỉ lệ lao động thuê theo thời vụ luôn luôn đạt 1/3 cơ cấu lao động và thường tập trung vào thời vụ gieo trồng hoặc thu hoạch, phơi sấy và chế biến sản phẩm. Trang trại đã thu hút một lực lượng đáng kể lao động nông thôn (9651 người) nhưng so với mức gia tăng dân số và lao động của Hải Dương như hiện nay thì vẫn còn một lực lượng không nhỏ lao động chưa có việc làm (năm 2010 Hải Dương có 135265 người chưa có việc làm). Biểu đồ 2. Lao động trong các trang trại của Hải Dương [4] Bảng 4. Lao động bình quân 1 trang trại ở Hải Dương (lao động) [4] Năm 2000 2005 2007 2010 Lao động bình quân 4 5 7 4 162 Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương Bình quân lao động trong một trang trại giai đoạn 2000 - 2010 không thay đổi. Giai đoạn 2000 - 2010, số lao động bình quân trong một trang trại vẫn là 4 lao động, Tuy nhiên, giữa các năm có sự khác biệt nhưng không lớn. Sở dĩ số lao động bình quân cho một trang trại không cao vì quy mô của trang trại không lớn, tính chuyên môn hóa còn hạn chế. Mặt khác, trang trại của Hải Dương nói riêng và ở Việt Nam nói chung mới được hình thành (từ cuối thập kỉ 90 thế kỉ XX), nên phần lớn trang trại vẫn sử dụng lao động là người nhà. 2.2.5. Vốn sản xuất của trang trại Một trang trại muốn phát triển với quy mô lớn thì trước tiên phải có vốn đầu tư. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vốn đầu tư cho các trang trại của các tỉnh phía Bắc là từ 50 - 80 triệu đồng. Ở Hải Dương, theo kết quả điều tra năm 2010, tổng số vốn đầu tư cho trang trại toàn tỉnh đạt 691970 triệu đồng. So với năm 2000, tổng số vốn đầu tư cho sản xuất trang trại tăng 4578 triệu đồng (tăng 151,2 lần). Vốn bình quân đầu tư cho một trang trại ở Hải Dương tăng nhanh, năm 2000, quy mô vốn đầu tư cho một trang trại đạt 36 triệu đồng thì đến 2010, số vốn đầu tư này đã đạt 274 triệu đồng. Bảng 5. Quy mô vốn đầu tư cho một trang trại (triệu đồng) [4] Năm 2000 2005 2007 2010 Vốn BQ 01 trang trại 36 230 327 274 Quy mô vốn đầu tư cho một trang trại tăng đáng kể, điều này thể hiện tính hiệu quả của sản xuất trang trại. Nếu như quy mô diện tích của một trang trại có xu hướng giảm thì hiệu quả đầu tư tăng lên phản ánh rõ rệt tính chất sản xuất hàng hóa. Mặt khác, vốn bình quân của một trang trại tăng lên cũng thể hiện trình độ sản xuất của trang trại đã có bước tiến đáng kể, sự đầu tư có chọn lọc về các vấn đề như giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, công nghệ sau thu hoạch... góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất trang trại và làm tăng thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, từ năm 2008, vốn đầu tư cho trang trại lại giảm do tình hình chăn nuôi có những bất lợi như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng, mặt khác, giá cả trên thị trường có những biến động nên sự đầu tư của nông dân gặp khó khăn. Trong tổng số vốn đầu tư cho trang trại, đáng chú ý là nguồn vốn tự có của chủ trang trại luôn chiếm trên 50%. Ngoài ra, nguồn vốn vay ngân hàng chiếm một phần khá quan trọng, bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác như vốn vay của các chương trình như 327, phụ nữ... Nhờ có các nguồn vốn này mà các chủ trang trại mở rộng sản xuất, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tăng vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần giải quyết việc làm cho nông dân. Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng hay gặp nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh nên việc vay vốn ngân hàng thường gặp khó khăn, điều này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất của trang trại. 163 Đàm Văn Bắc 2.2.6. Hiệu quả sản xuất của trang trại Năm 2010, toàn bộ 2523 trang trại trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã cho thu nhập 143019 triệu đồng, tăng 137300 triệu đồng so với năm 2000. Bình quân thu nhập của một trang trại năm 2010 đạt 57 triệu đồng tăng 11,6 triệu đồng. Rõ ràng khi phân tích chỉ tiêu này ta càng thấy được tính hiệu quả của sản xuất trang trại, vì thế không nhất thiết phải mở rộng quy mô trang trại mà vẫn nâng cao thu nhập của trang trại, vấn đề đặt ra là phải biết đầu tư đúng hướng, có trọng điểm. Thu nhập bình quân của một lao động trang trại cũng tăng đáng kể. Năm 2000, thu nhập của một lao động trang trại 10,9 triệu đồng. Đến năm 2010, thu nhập này đạt 14,6 triệu đồng, tăng 3,7 triệu đồng. Bảng 6. Thu nhập của trang trại (triệu đồng) [4] Chỉ tiêu 2000 2005 2007 2010 Tổng thu nhập trong năm 5719 32012 42297 143019 Thu nhập của 1 trang trại 45,4 51,7 45,6 57 Thu nhập của 1 lao động trang trại 10,9 9,5 6,3 14,6 Từ những phân tích thực trạng trang trại tỉnh Hải Dương cho thấy mô hình trang trại đang được nhân rộng trong cả nước nói chung và ở Hải Dương nói riêng. Trang trại rất đa dạng về quy mô, loại hình sản xuất, cơ cấu lao động và đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái rõ rệt nhờ phát huy những tiềm năng, cơ hội của mình. Kết quả rõ nhất mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là trang trại đã tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, làm tăng thu nhập của lao động nông nghiệp, giải quyết việc làm và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. 3. Kết luận Trang trại là một hình thức chủ yếu để chuyển nền kinh tế tiểu nông lên sản xuất lớn ở nước ta. Sự hình thành và phát triển trang trại là là một xu hướng tất yếu, tiến bộ trong nông nghiệp khi nước ta xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hải Dương là một tỉnh nằm trong đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho sự hình thành và phát triển trang trại. Mặc dù trang trại ở nước ta mới xuất hiện trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX nhưng đã phát triển khá nhanh trong nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Trang trại đã khẳng định được vị thế và tầm quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tuy nhiên, để sản xuất trang trại của Hải Dương phát triển tương xứng với tiềm năng và hiệu quả cao hơn nữa cần phải: 1. Tạo điều kiện tập trung đất đai để hình thành và mở rộng quy mô các trang trại. Khai thác triệt để diện tích đất hoang hóa, diện tích mặt nước chưa sử dụng, đất công điền vào phát triển trang trại. Tạo cơ sở pháp lí đầy đủ để các chủ trang trại yên tâm bỏ vốn đầu tư trên diện tích đang sử dụng. Khuyến khích các trang trại sử dụng hợp lí và tiết kiệm 164 Phát triển trang trại tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. 2. Tăng cường đầu tư vốn sản xuất cho trang trại. Là loại hình tổ chức sản xuất tiên tiến và đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên, trang trại có tính rủi ro cao. Vì vậy, cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cho vay với lãi suất thấp, vay dài hạn... đối với các chủ trang trại tạo điều kiện cho trang trại phát triển. 3. Cần lựa chọn mô hình đầu tư phát triển trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương. 4. Cần quy hoạch thành những khu vực trang trại tập trung nhằm giúp cho việc tổ chức quản lí tiện lợi, tiến tới hình thành mối liên kết các chủ trang trại nhất là các trang trại có cùng loại hình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện để các trang tr
Tài liệu liên quan