Phát triển trung tâm tri thức – Thư viện trong trường đại học

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu sự cần thiết phát triển thư viện số thành Trung tâm Tri thức số; nghiên cứu các mô hình Trung tâm Tri thức số trên thế giới; phân tích đặc điểm, chức năng và đề xuất tên gọi Trung tâm tri thức – Thư viện trong trường đại học. Các thành phần, trụ cột cơ bản của Trung tâm tri thức bao gồm (i) dữ liệu; (ii) công nghệ; (iii) nhân lực; (iv) sản phẩm, dịch vụ; (v) quản lý; trong đó nhấn mạnh đến tái cấu trúc cơ cấu, áp dụng quản trị tri thức, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Tổng hợp so sánh /diễn giải /mô hình Trung tâm thông tin – thư viện và Trung tâm tri thức trong trường đại học.

pdf25 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển trung tâm tri thức – Thư viện trong trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Hoàng Văn Dưỡng1* Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu sự cần thiết phát triển thư viện số thành Trung tâm Tri thức số; nghiên cứu các mô hình Trung tâm Tri thức số trên thế giới; phân tích đặc điểm, chức năng và đề xuất tên gọi Trung tâm tri thức – Thư viện trong trường đại học. Các thành phần, trụ cột cơ bản của Trung tâm tri thức bao gồm (i) dữ liệu; (ii) công nghệ; (iii) nhân lực; (iv) sản phẩm, dịch vụ; (v) quản lý; trong đó nhấn mạnh đến tái cấu trúc cơ cấu, áp dụng quản trị tri thức, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Tổng hợp so sánh /diễn giải /mô hình Trung tâm thông tin – thư viện và Trung tâm tri thức trong trường đại học. Từ khóa: Trung tâm tri thức; Trung tâm Tri thức số; Trung tâm tri thức – Thư viện; Quản trị tri thức; Thư viện số; Thư viện đại học; Thư viện di động; Dịch vụ nghiên cứu; học thuật. Chức năng chủ yếu của thư viện các trường đại học là thu thập, xử lý, phổ biến, lưu trữ và sử dụng thông tin cho cộng đồng người dùng. Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), dữ liệu, thông tin, tri thức, công nghệ ngày càng phát triển đã tác động đến các thư viện trường đại học. Thư viện đại học hiện nay phải trở thành Trung tâm Tri thức số để sáng tạo (tạo ra và nắm bắt), lưu trữ (gìn giữ, tổ chức và tích hợp), chia sẻ (giao tiếp), ứng dụng (áp dụng) và tái sử dụng (chuyển đổi) tri thức trong trường đại học, cộng đồng, xã hội * Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. 41 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC (IFLA, 2012). Sự thành công của thư viện đại học phụ thuộc vào khả năng đổi mới, sáng tạo, tối ưu hóa nguồn lực nội bộ, cộng hưởng nguồn lực của trường đại học, xã hội để phục vụ nhanh hơn, chính xác, tốt hơn nhu cầu của cộng đồng nhà nghiên cứu và người dùng. Điều này đòi hỏi các thư viện đại học phải đánh giá lại chức năng, nhiệm vụ, mở rộng vai trò và trách nhiệm, thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Bài viết gợi ý việc tái cấu trúc mô hình, cơ cấu thư viện, áp dụng quản trị tri thức, tăng cường dữ liệu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến, đa dạng, nâng cao, mở rộng dịch vụ, sản phẩm; phát triển thư viện thành Trung tâm Tri thức số trong trường đại học. 1. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Yếu tố tác động mạnh mẽ của sự chuyển đổi giáo dục đại học Nhân loại đang bước vào thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế tri thức (Knowledge economy), xã hội thông tin (Information society) và toàn cầu hóa. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học phải thay đổi mạnh mẽ để thích ứng và phát triển với bối cảnh mới: - Việc học diễn ra mọi nơi, mọi lúc với các công cụ học trực tuyến (e-Learning), triết lý học giáo dục kết hợp (Blended Education). Việc học mang tính cá thể hóa, phù hợp với từng cá nhân. Với nền tảng của cuộc CMCN 4.0, mô hình giáo dục 4.0, mô hình đại học 4.0 /đại học thông minh đổi mới /sáng tạo được xây dựng, phát triển dựa trên mô hình quản trị chia sẻ (shared govermence), mô hình 3A (AI - Trí tuệ nhân tạo, Automation - Tự động hóa và Analytics - Phân tích). - Xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục dẫn đến thay đổi về phương pháp giảng dạy, thiết lập lại quá trình học tập với các ứng dụng đã, đang phát triển như: sử dụng thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), lớp học ảo, thí nghiệm ảo, mô phỏng, lớp học 3D, khóa học trực tuyến quy mô lớn – MOOCs (Massive Open Online Courses) 42 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - Thay đổi đối tượng học “thế hệ Z” (gen Z, iGen) được sinh ra trong giai đoạn 1996 – 2010, thế hệ này lớn lên, giáo dục cùng sự phát triển của công nghệ, Internet, truyền thông xã hội nên đặc điểm của đối tượng sáng tạo hơn, năng động hơn, thực dụng hơn, tự tin hơn. Đối với nhóm đối tượng này, việc học không có ranh giới, học ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, không giới hạn quyền truy cập và các thông tin, tri thức mới. [1] Giáo dục trở thành hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị được kết nối. Đầu ra của hệ sinh thái này là những sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể, với kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo. Thư viện đại học là “trái tim”, là trung tâm tri thức, văn hóa của các trường đại học. Bất cứ điều gì tác động, ảnh hưởng đến các trường đại học đều có tác động đến thư viện, thư viện phải thay đổi mạnh mẽ, đổi mới để thích ứng và đáp ứng yêu cầu của người dùng. 1.2. Yếu tố tác động mạnh mẽ của sự chuyển đổi trong hệ thống thư viện - Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra “đã tăng tốc gần đây với sự gia tăng to lớn của dữ liệu, sự phổ biến của các giao diện di động và sức mạnh ngày càng tăng của trí tuệ nhân tạo (AI)” [8]. Báo cáo Xu hướng của Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế (IFLA) phiên bản Thư viện cũng xác định “AI là xu hướng công nghệ chính và sự phát triển trong cộng đồng thư viện” (IFLA, 2016). AI đang định hình tương lai của mọi thứ, từ y học đến giao thông vận tải đến giáo dục và các thư viện cũng không phải là ngoại lệ; do đó AI phải được hình thành trong kiến trúc dữ liệu thư viện và mạng thông tin, tri thức trong tương lai nhằm nâng cao nội dung của khả năng phân tích thông minh và cải thiện hiệu quả của các dịch vụ, sản phẩm. - Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế (IFLA) cũng xác định “Năm xu hướng chủ yếu trong môi trường thông tin toàn cầu, bao gồm: tiếp cận thông tin, giáo dục, quyền riêng tư, sự tham gia của người dân và chuyển đổi công nghệ’ (IFLA, 2016) và “Các thư viện có các kỹ năng và nguồn lực để giúp chính phủ, tổ chức, cá nhân giao tiếp, tổ chức, cấu trúc và hiểu dữ liệu quan trọng cho sự phát triển” 43 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC (IFLA, 2014). Do đó, các thư viện luôn được chính phủ và cộng đồng hỗ trợ. Tuy nhiên, thư viện phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Những thách thức này chủ yếu nằm trong ba lĩnh vực: môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng; sự phát triển rộng rãi và nhanh chóng của dữ liệu; và sự gia tăng, đa dạng hóa nhu cầu của người dùng. - Hệ thống thư viện, theo thời gian và sự phát triển của khoa học – công nghệ đã phát triển nhanh chóng từ thư viện 2.0 (nhấn mạnh sự tham gia của người dùng); thư viện 3.0 (hỗ trợ quản lý nội dung do người dùng tạo); thư viện 4.0 “nơi không chỉ có sẵn các suy luận và nghiên cứu, mà hệ thống sẽ tự phân tích thông tin và thảo luận các phát hiện với người dùng “(Noh, 2015). Từ thư viện truyền thống, thư viện điện tử, thư viện số, thư viện kết hợp (Blended library), thư viện phổ biến (Ubiquitous library), thư viện di động (Mobile library), thư viện thông minh (Intelligent library) [21]. Tuy nhiên trước yêu cầu mới, thư viện sẽ phát triển thành Trung tâm tri thức – Thư viện, có khả năng tích hợp các chức năng, đặc điểm của từng loại /mô hình thư viện. Đổi mới rất quan trọng, cấp thiết đối với các thư viện. Nhu cầu của người dùng đang thay đổi, dẫn đến sự thay đổi của các dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là trong thời đại kết nối, sử dụng di động, dữ liệu kỹ thuật số khổng lồ và sự kết hợp ngày càng nhiều giữa thế giới kỹ thuật số và vật lý (Li, 2019). Để bắt kịp với những thay đổi trong kỳ vọng của người dùng, trung tâm tri thức cần tận dụng các thế mạnh như không gian vật lý và các bộ sưu tập của thư viện, đồng thời đổi mới, tái cấu trúc, chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ, áp dụng quản trị tri thức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ linh hoạt và nhanh nhạy hơn. 2. NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TRÊN THẾ GIỚI Qua nghiên cứu, mô hình Trung tâm Tri thức số trên thế giới được hình thành, vận hành, phát triển theo các cách tiếp cận: (1) Trung tâm Tri thức số như các trung tâm kỹ thuật số, kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin, tri thức; chia sẻ, thảo luận các ý tưởng trên các nền tảng trực tuyến giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh 44 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM nghiệp, tổ chức, trường đại họcvề chính sách công, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, tài nguyên, môi trường... - Trung tâm tri thức1, Khub2 (KH - Knowledge Hub) được tạo ra cho cơ quan chính sách Vương quốc Anh và các đối tác khu vực công, tư nhân. Các tổ chức, cá nhân bao gồm chính quyền địa phương, trung ương liên hệ với nhau, chia sẻ thông tin, thảo luận các ý tưởng cũng như khuyến khích sự hợp tác; nơi các tổ chức, cá nhân quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ công, trao đổi ý tưởng và kiến thức thông qua các diễn đàn, bài đăng blog và tin nhắn. Nền tảng trực tuyến cho phép các tổ chức, cá nhân chia sẻ tài nguyên thông tin trực tuyến, cho phép người dùng “có các cuộc trò chuyện, trao đổi toàn cầu từ bàn làm việc”; tạo hồ sơ cá nhân, thêm người dùng... Trọng tâm của Trung tâm tri thức nhấn mạnh vào việc tạo điều kiện kết nối và chia sẻ, đây là “nền tảng lớn nhất của Vương quốc Anh cho dịch vụ công cộng tác”. - Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) đã khởi động một chương trình từ năm 2003 nhằm thiết lập các cụm tri thức trên khắp Nhật Bản. Theo thuật ngữ của họ, các cụm /Trung tâm tri thức được mô tả như “Cụm tri thức”3 “là một hệ thống đổi mới địa phương được tổ chức xung quanh các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và công ty có các chủ đề và tiềm năng nghiên cứu và phát triển (R&D) độc đáo” [7]. - Trung tâm tri thức (Knowledge Hub - UNCCD)4 thuộc Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, Trung tâm tri thức thực hiện: (i) xây dựng bộ sưu tập và tạo công cụ hỗ trợ nghiên cứu và học tập; (ii) cung cấp quyền truy cập và thúc đẩy việc khám phá và sử dụng các nguồn thông tin địa phương và bên ngoài; (iii) thúc đẩy các sáng kiến thông tin, thư viện địa phương, quốc gia và quốc tế; (iv) phát triển, khuyến khích và duy trì chuyên môn, kỹ năng, sự cam kết và tinh thần đổi mới trong việc phục vụ 1 https://knowledgehub.group/. 2 https://khub.net/. 3 www.mext.go.jp. 4 https://knowledge.unccd.int/library-mission. 45 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC - Trung tâm tri thức FinTech1 của Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (EBA) được thành lập với mục đích là tăng cường giám sát đổi mới tài chính, chia sẻ kiến thức về tài chính và thúc đẩy tính trung lập về công nghệ trong các phương pháp tiếp cận quản lý và giám sát tài chính mang tính liên tục. Trung tâm kiến thức FinTech xây dựng dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của các cơ quan có thẩm quyền và tương tác với các sáng kiến chung của EU và quốc gia, bao gồm việc giám sát tác động của FinTech đối với toàn bộ hệ sinh thái tài chính và chia sẻ kiến thức giám sát. - Trung tâm tri thức2 Ai Cập tọa lạc tại vị trí chiến lược tại thủ đô hành chính mới, một thành phố hiện đại, thông minh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và xu hướng toàn cầu. Trung tâm tri thức có kết nối rộng rãi với các mạng lưới công nghiệp khu vực và quốc tế trải dài từ châu Phi và Trung Đông đến châu Âu. Trung tâm tri thức cung cấp môi trường học tập lành mạnh để sinh viên phát huy tối đa tiềm năng của mình, phát triển kỹ năng tư duy phản biện và trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong cộng đồng. Tạo ra một cộng đồng kết nối của sinh viên, giảng viên từ các nền tảng khác nhau, nơi kinh nghiệm và ý tưởng được trao đổi cởi mở. Luôn tuân thủ văn hóa đổi mới, quá trình giáo dục tại Trung tâm tri thức tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên có thể liên kết những gì họ học trên giảng đường với những gì cần thiết trong nơi làm việc. Khuôn viên công nghệ tiên tiến của Trung tâm tri thức được bao gồm các trung tâm nghiên cứu và phát triển tiên tiến, trung tâm khởi nghiệp và đổi mới, các cơ sở giải trí để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sinh viên, giảng viên từ khắp nơi trên thế giới. (2) Trung tâm Tri thức số được phát triển từ các thư viện chủ yếu là trường đại học với việc mở rộng không gian vật lý, định hình lại không gian số; tái cấu trúc lại mô hình tổ chức, quản lý, đa dạng dữ liệu, đổi mới công nghệ, dịch vụ, đặc biệt chú trọng dịch vụ, sản phẩm nghiên cứu, học thuật. 1 https://eba.europa.eu/financial-innovation-and-fintech/fintech-knowledge-hub. 2 https://tkh.edu.eg/the-knowledge-hub-universities-about/. 46 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - Trung tâm tri thức – thư viện1, Học viện Công nghệ Bách khoa (UCOL) New Zealand cung cấp các cơ sở dữ liệu, sách điện tử, tạp chí điện tử, tài nguyên học tập, tài nguyên nghe nhìn; dịch vụ hướng dẫn theo chủ đề (Subject Guides); dịch vụ học nhóm, đặt chỗ, mượn liên thư viện - Thư viện Milton S. Eisenhower của Đại học Johns Hopkins, thành lập Trung tâm Tri thức kỹ thuật số2 từ việc tái cấu trúc thư viện với trị giá 4,6 triệu đô la. Thư viện hiện chứa hơn 4,2 triệu tài liệu và cung cấp khả năng truy cập liên tục vào bộ sưu tập tài nguyên điện tử phong phú, bao gồm hơn 154.000 tạp chí in và điện tử, cùng hơn 1,6 triệu sách điện tử. Nguồn tài liệu phong phú từ Trung tâm Tri thức số cùng các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, dịch vụ tư vấn nghiên cứu, dịch vụ quản lý dữ liệu, hướng dẫn theo chủ đề, kết nối WorldCat mở ra cơ hội tiếp cận nguồn tri thức số đa dạng, tiện ích cho người dùng tin. - Trung tâm Tri thức số3 (K-Hub, Knowledge Hub Tsing Hua) thuộc Đại học Quốc gia Thanh Hoa, Đài Bắc được phát triển từ thư viện của trường, nằm trong trung tâm học tập được xây dựng mới, năm 2015 dự án phát triển Trung tâm Tri thức số được thực hiện. Ngoài không gian vật lý được mở rộng gấp đôi, hệ thống quản lý không gian tự động đã được lắp đặt để giảm chi phí nhân lực và tăng hiệu quả sử dụng, K-Hub tập trung mạnh mẽ vào phát triển, đổi mới các hệ thống dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ tri thức với sự tham gia của toàn bộ hệ thống, nhân lực trong trường đại học từ giảng viên, nhà nghiên cứu, người học và đội ngũ cán bộ thư viện Nền tảng trực tuyến K-Hub được xây dựng ban đầu để tổng hợp thông tin của các nhà nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho người dùng truy cập tài nguyên thông tin, sau đó với sự tham gia, đóng góp dữ liệu, thông tin, tri thức của giảng viên, nhà nghiên cứu, K-Hub cung cấp dữ liệu nền tảng để hỗ trợ hợp tác công nghiệp - học thuật, bản đồ tri thức cá nhân[18]. 1 https://www.ucol.ac.nz/study-at-ucol/student-services/knowledge-hub-library. 2 https://www.library.jhu.edu/about/. 3 47 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC - Thư viện Đại học Bắc Kinh1 phát triển thành Trung tâm Tri thức số tập trung vào việc phát triển chức năng, tái cấu trúc, sắp xếp lại thư viện nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hướng tới tri thức. Sau khi tái cấu trúc, sắp xếp lại, thư viện đã dần trở thành Trung tâm Tri thức số với các sản phẩm, dịch vụ tri thức chất lượng cao: (i) Weiming Academic Express là một sản phẩm thông tin cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và học thuật; (ii) Báo cáo phân tích về việc xuất bản các bài báo nghiên cứu của Trung Quốc và Báo cáo phân tích về việc xuất bản các bài báo về khoa học xã hội và nhân văn của Trung Quốc; (iii) Cổng thông tin học thuật; (iv) Báo cáo Phân tích về năng lực cạnh tranh của Đại học Bắc Kinh; (v) dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ[19] - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội2 (VNU-LIC) đang chuyển đổi từ thư viện số sang Trung tâm tri thức VNU-LIC (Digital Knowledge Hub). Trên nền tảng công nghệ thư viện số, Trung tâm Tri thức số VNU-LIC 4.0 chính là hệ sinh thái lý tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, tích hợp và sáng tạo tri thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Không gian vật lý và không gian số giúp trí tuệ và trí thông minh của mỗi cá nhân được tương tác liên tục theo thời gian thực với trí tuệ của cộng đồng khoa học trong nước và trên thế giới ở bất cứ thời gian nào và địa điểm nào. Trung tâm Tri thức đóng vai trò nền tảng, là bộ não và trái tim để thúc đẩy nghiên cứu, học tập, sáng tạo của Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN [4]. Qua nghiên cứu các mô hình Trung tâm Tri thức số ta thấy, các Trung tâm Tri thức số đều được tổ chức xây dựng, phát triển trên nền tảng mô hình của các thư viện. Các Trung tâm tri thức kỹ thuật số tập trung phát triển trên không gian số với các nền tảng công nghệ để quản trị, vận hành, chia sẻ, tạo cộng đồng, kết nối thông tin, tri thức Trong khi đó, các Trung tâm Tri thức số tại các trường đại học tập trung vào phát triển trên cơ sở các thư viện; tiến hành cải tạo, xây mới tòa nhà Trung tâm tri thức (không gian vật lý) đồng thời với xây dựng nền 1 https://www.lib.pku.edu.cn/portal/. 2 https://lic.vnu.edu.vn/vi. 48 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM tảng công nghệ, mở rộng dữ liệu (không gian số /ảo), tái cấu trúc lại mô hình hoạt động, áp dụng quản trị tri thức số trong tổ chức vận hành hoạt động nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thông tin thích ứng với người dùng. 3. PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 3.1. Đặc điểm, chức năng, tên gọi Về mặt chức năng, các thư viện hiện nay đã phát triển thành các Trung tâm tri thức, hướng tới tri thức và cung cấp các dịch vụ tri thức, cam kết đổi mới tri thức và tập trung vào nhu cầu tri thức của người sử dụng (Long Xiao, 2020). Phát triển thư viện thành các Trung tâm Tri thức số nhấn mạnh chuyển dần sang, áp dụng tập trung vào quản trị tri thức trong tổ chức và phát triển, mở rộng các dịch vụ, sản phẩm thông tin, tri thức không chỉ hướng tới người dùng, lấy người dùng làm trung tâm mà còn phải thích ứng với người dùng. Các thành phần, trụ cột cơ bản của Trung tâm tri thức bao gồm (i) dữ liệu; (ii) công nghệ; (iii) nhân lực; (iv) sản phẩm, dịch vụ; (v) quản lý, được khái quát tại hình 1. Trung tâm tri thức số Thư viện số Dữ liệu Công nghệ Nhân lực Dịch vụ Quản lý Hình 1. Thành phần, trụ cột cơ bản của Trung tâm Tri thức số Được phát triển trên nền tảng của thư viện /thư viện số, Trung tâm tâm tri thức số của trường đại học vẫn đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của thư viện chủ yếu của thư viện đại học: (i) Phát triển tài nguyên thông tin; (ii) Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng tài liệu nội sinh, cơ sở 49 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở; (iii) Tổ chức không gian đọc; hướng dẫn sử dụng sản phẩm thư viện và dịch vụ thư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ quản lý; (iv) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài [3]. Trung tâm tri thức trong trường đại học sẽ có đặc điểm, nhiệm vụ mới, là nơi: - Có hệ sinh thái dữ liệu đa dạng, chất lượng, phong phú, kết nối, chia sẻ, liên thông tới nhiều hệ thống dữ liệu trên phạm vi toàn cầu (Hồ dữ liệu - Lake data; dữ liệu lớn - Big Data); liên kết dữ liệu; dữ liệu mở (Open Access); kết nối/chia sẻ/liên thông cộng đồng. - Nền tảng công nghệ tiên tiến, nền tảng Web 4.0, kết nối vạn vật, kết nối API, khai thác, phân tích dữ liệu, AI và IoT, chatbot, trợ lý ảo (Virtual Assistant) phục vụ truy cập mọi lúc, mọi nơi, cá thể hóa, theo thời gian thực (Real-time) - Nhân lực Trung tâm Tri thức số sẽ bao gồm: (i) chuyên gia tri thức (Experts); (ii) đội ngũ quản lý sẽ gồm: giám đốc tri thức (CKO), giám đốc thông tin (CIO), giám đốc dữ liệu (CDO), giám đốc phát triển nguồn lực (CRD); (iii) nhân lực cộng tác viên (giảng viên, nhà nghiên cứu
Tài liệu liên quan