Phi trung tâm điểm nhìn trong truyện ngắn Những người đi thu tiền của Raymond Carver

Tóm tắt. Raymond Carver (1939 - 1988) là nhà văn đại diện cho khuynh hướng cực hạn trong văn chương hậu hiện đại. Những người đi thu tiền là một trong số các truyện ngắn tiêu biểu của ông khiến cho độc giả đau đầu khi tiếp cận và giải mã. Với nguyên tắc phi trung tâm điểm nhìn, Những người đi thu tiền không chỉ là một minh chứng rõ ràng cho sự biến hoá và lắp ghép các điểm nhìn mang tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật mà từ đó còn đề xuất một hiện tồn của thời đại hậu công nghiệp: nạn thất nghiệp đang trở thành nguy cơ đẩy con người rơi vào bi kịch cùng những bài học trải nghiệm từ những mảnh ghép khác nhau của các cuộc đời.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phi trung tâm điểm nhìn trong truyện ngắn Những người đi thu tiền của Raymond Carver, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 148-156 This paper is available online at PHI TRUNG TÂM ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN NHỮNG NGƯỜI ĐI THU TIỀN CỦA RAYMOND CARVER Nguyễn Thị Hạnh Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Raymond Carver (1939 - 1988) là nhà văn đại diện cho khuynh hướng cực hạn trong văn chương hậu hiện đại. Những người đi thu tiền là một trong số các truyện ngắn tiêu biểu của ông khiến cho độc giả đau đầu khi tiếp cận và giải mã. Với nguyên tắc phi trung tâm điểm nhìn, Những người đi thu tiền không chỉ là một minh chứng rõ ràng cho sự biến hoá và lắp ghép các điểm nhìn mang tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật mà từ đó còn đề xuất một hiện tồn của thời đại hậu công nghiệp: nạn thất nghiệp đang trở thành nguy cơ đẩy con người rơi vào bi kịch cùng những bài học trải nghiệm từ những mảnh ghép khác nhau của các cuộc đời. Từ khóa: Raymond Carver, điểm nhìn, phi trung tâm, truyện ngắn, đa trị. 1. Mở đầu Là nhà văn Mỹ đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng cực hạn trong văn chương hậu hiện đại, Raymond Carver (1939 -1988) được xem là người đã “thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mỹ” và “những truyện ngắn của ông trở thành kinh điển mẫu mực cho thời đại chúng ta” (Philadelphia Inqquirer). Những người đi thu tiền là truyện ngắn thứ 11 trong số 22 truyện ngắn của Raymond Carver được tập hợp trong tập Em làm ơn im đi được không? [3]. Trong truyện này, bên cạnh điểm nhìn của người kể, Raymond Carver sử dụng điểm nhìn trực tiếp thông qua ngôi thứ nhất xưng tôi nhưng câu chuyện được kể về bản thân chiếm dung lượng chỉ gần 50% bên cạnh câu chuyện về hắn chiếm tới hơn 50% tổng dung lượng câu chuyện. Do đó, người đọc có cảm giác điểm nhìn của nhân vật hắn lấn dần sang vai trò của ngôi kể tôi bởi ma lực của sự thôi miên từ hắn hay một nguyên do nào đó khiến tôi bị tê liệt cảm giác, trở thành người im lặng để lắng nghe và xem hắn “diễn”. Và như thế, sự tồn tại song hành của hai điểm nhìn về hiện thực trở nên ngang bằng nhau, xoá nhoà vai trò trung tâm và độc tôn của một điểm nhìn. Received March 11, 2012. Accepted December 24, 2012. Contact Nguyen Thi Hanh, e-mail address: hanh_thanh 76 @yahoo.com 148 Phi trung tâm điểm nhìn trong truyện ngắn Những người đi thu tiền... 2. Nội dung nghiên cứu “Điểm nhìn là vị trí, điểm quan sát của người kể chọn để nhìn hiện thực và kể lại câu chuyện của mình (chứng kiến hoặc chiêm nghiệm...) cho người đọc... Thông thường điểm nhìn có hai dạng chính: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên ngoài là vị trí quan sát khách quan (hoặc có vẻ khách quan) của người kể. Điểm nhìn bên trong xuất hiện khi người kể thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, phân tích mổ xẻ hoặc để nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình... Để tăng tính khách quan cho câu chuyện của mình, nhiều nhà văn đã sử dụng biện pháp gửi điểm nhìn sang các nhân vật, tạo nên hiện tượng đa dạng hoá điểm nhìn (hoặc tự sự nhiều điểm nhìn) trong tác phẩm” [2;149]. Trong truyện Những người đi thu tiền, các điểm nhìn có vai trò “trung tâm” ngang bằng nhau. Mỗi điểm nhìn đều có khả năng trở thành trung tâm và gợi ra những cách hiểu riêng biệt. Nguyên tắc phi trung tâm hoá trần thuật này xuất phát từ sự đả phá các đại tự sự tạo nên cái nhìn đa trị trong nghệ thuật kể chuyện. Theo Jean - Francois Lyotard, việc “đi ngược lại với thiện chí ban đầu, chính hai hình thức của hệ hình chủ thể trung tâm (phổ quát hoá chủ thể lẫn đối tượng, dẫn tới việc loại trừ tính dị đồng) là mầm mống của sự phát triển lệch lạc của Hiện đại, gây ra “hoàn cảnh hậu hiện đại” nan giải hiện nay” [7;27]. Nghĩa là, phi trung tâm điểm nhìn cũng là một nguyên tắc phổ biến trong trần thuật hậu hiện đại. Đặc biệt là, với lối kể chuyện có vẻ ban đầu xuất phát từ điểm nhìn bên trong, Carver đã phá vỡ lối kể truyền thống chủ quan để tạo ra lối kể khách quan hoá. Hai điểm nhìn song hành của tôi và hắn tồn tại bên nhau, có lúc đối thoại nhau nhưng tuyệt đối không có sự lên ngôi của một điểm nhìn nào, chúng chi phối và “mê hoặc” nhau và thay vào đó là sự tự suy ngẫm, chiêm nghiệm của người đọc sau mỗi lời kể được “trưng” ra không kèm theo lời bình luận hay bất kì quan điểm nào của nhà văn. Chúng tôi nhận thấy, hai biểu hiện nổi bật nhất của trò chơi ấy là kiểu “lắp ghép” và ‘thôi miên” các điểm nhìn. Lối trần thuật này của Carver khiến cho độc giả đau đầu bởi sự khó hiểu, đến mức tò mò và cả bực mình, người đọc đành đọc lại, đọc lại nữa và bị cuốn theo rồi nhập cuộc cùng nhân vật trong tác phẩm. Đây cũng là cảm giác chung của bạn đọc khi tiếp cận truyện ngắn cực hạn nói riêng và văn chương hậu hiện đại nói chung. 2.1. Trò chơi “lắp ghép các điểm nhìn” Sự đan xen, pha trộn các điểm nhìn của nhân vật không phải đến Raymond Carver mới có. Nhưng cái mới của Carver là ông khéo léo hoà trộn một cách tự nhiên và khách quan nhất câu chuyện của tôi và hắn tồn tại bên nhau, để cuối hành trình người đọc có thể nhận diện ra sự lắp ghép của tính chất trò chơi kia hoá ra là một kiểu đề xuất mới về hiện thực. Câu chuyện được kể thoạt tiên dành cho điểm nhìn ngôi thứ nhất, nhân vật tôi kể về mình. Anh ta đang thất nghiệp và đang chờ thư từ một nhà tuyển dụng nào đó. Anh nằm chờ và nghe thấy tiếng gõ cửa, không phải của bác đưa thư mà của một người đàn ông lạ. 149 Nguyễn Thị Hạnh Ông ta có nhiệm vụ chuyển phần quà trúng thưởng đến vợ của anh, giờ đây bà ta không còn ở cùng anh nữa. Phần quà là một cái máy hút bụi. Người đàn ông vào nhà lắp ráp máy và hút bụi từ đồ đạc, giường đệm... của anh ta mà không cần đến sự đồng ý của chủ nhà. Dù không muốn, anh ta vẫn chăm chú dõi theo việc làm của người đàn ông. Trong quá trình đó, anh nghe thấy có tiếng mở nắp và sập lại của chiếc lỗ nhét thư. Sau đó, anh nhìn thấy có một phong thư trước thảm nhà. Hai lần anh định tiến lại để cầm lá thư nhưng “dường như đoán được ý, hắn chặn đầu tôi bằng vòi, ống và bằng cách quét, quét...” nên không thể tiến lại để lấy được. Anh ta ngồi xuống nhìn hắn làm và nghe hắn nói về công việc của hắn. Cuối cùng, hắn cầm phong thư ra khỏi nhà anh và hỏi anh “có muốn mua máy hút bụi này không?” rồi đóng sập cửa lại. Ở lớp bề mặt, truyện ngắn có vẻ mang dáng dấp của lối kể truyền thống quen thuộc, nghĩa là điểm nhìn của nhân vật tôi là chủ đạo. Nhưng thực chất, theo mạch chảy của câu chuyện, điểm nhìn của tôi chỉ đóng vai trò 50%. Bởi trong câu chuyện, lời thoại của nhân vật hắn ngang bằng và tồn tại song song với tôi. Thậm chí, hắn là người đưa ra nhiều lời bình luận, còn tôi chỉ là người lắng nghe. Thông qua điểm nhìn trực tiếp của tôi, lí lịch của tôi được thâu tóm và chắp nối khá sơ lược: đã từng có vợ, hiện đang thất nghiệp và sắp rời khỏi căn nhà đang ở. Còn hắn, có lẽ là một nhân viên của hãng buôn nào đó, chuyên bán sản phẩm đồ gia dụng và đi giao phần quà trúng thưởng cho khách hàng của hãng. Trong nhà của tôi, tôi là chủ, hắn là khách. Song trong suốt câu chuyện, vị thế ấy đã có sự đổi ngôi. Tôi thì quan sát, lắng nghe mà không thấu hiểu. Hắn thì làm việc, hùng biện và có vẻ thấu suốt. Mở đầu truyện là hai không gian rộng hẹp bao trùm bởi sự vắng lặng, trong nhà “tôi thất nghiệp”, đang nằm chờ thư, còn “ngoài đường không một bóng người, không có gì cả”. Và câu mở đầu ở dạng một câu đơn mang tính chất thông báo ngắn gọn và có phần sắc lẹm, gây ám ảnh người đọc. Nó như một sự kiện tạc dấu mốc quan trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhân vật. Quả đúng như Raymond Carver đã từng có lần tự bạch: “Tôi yêu cú nhảy nhanh chóng của một truyện ngắn hay, yêu cái cảm giác phấn khích thường nổi lên ngay trong câu văn đầu tiên của truyện... và yêu cái sự kiện – cực kì quan trọng với tôi” [9]. Không gian im ắng, ngưng đọng được đánh thức bởi âm thanh của tiếng gõ cửa. Thông thường, trong bối cảnh tĩnh lặng này, sự xuất hiện của một thanh âm nào đó sẽ trở thành một điểm nhấn. Không hiểu sao, khi đọc đến chi tiết này, độc giả lại chợt liên tưởng tới chi tiết tiếng gõ cửa trong vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu của Ionesco với thuyết lí “có tiếng gõ cửa là có người mà có tiếng gõ cửa cũng là không có người”. Carver nhắc lại ba lần âm thanh ấy chỉ trong một đoạn ngắn: “Tôi lại nằm xuống chưa được năm phút thì nghe có tiếng người bước vào cổng, đứng đợi, rồi gõ cửa... Tiếng gõ cửa lại vang lên, to hơn, một dấu hiệu xấu... Lại một tiếng gõ cửa nữa...”. Câu chuyện bắt đầu mang hơi hướng của một không khí hoang đường, gợi cảm giác rờn rợn cho người đọc. Trong ấn tượng của độc giả, tôi là một hình nhân chỉ biết nằm chờ đợi và lắng nghe. Và tiếng gõ cửa xuất hiện nhiều lần càng bổ trợ thêm không khí rờn 150 Phi trung tâm điểm nhìn trong truyện ngắn Những người đi thu tiền... rợn kia. Tuy nhà văn không nói ra nhưng chúng ta có thể đoán định thời gian thất nghiệp của anh ta đã quá lâu, đến mức, chỉ cần lắng nghe thanh âm từ bên ngoài vọng vào anh ta có thể biết là tiếng bước chân của người đưa thư hay không. Tôi còn giải thích thêm cho hành động đó của mình rằng “thận trọng là không thừa khi bạn đang thất nghiệp”. Tiếng gõ cửa càng gợi sự thần bí hơn khi được tôi nhận định là “một dấu hiệu xấu”, khiến “tôi ngồi dậy cố nhìn ra cổng” và “tôi biết sàn nhà kêu cót két, nên không có cách nào lẻn qua phòng bên kia mà nhìn ra cửa sổ”. Thái độ của tôi không khác gì một tên tội phạm đang lẩn tránh lệnh truy nã. Liệu có phải nhà văn đề xuất một hiện thực đang trở thành vấn đề thời hậu hiện đại là nạn thất nghiệp chăng? Dường như, nguy cơ mất việc làm đã biến con người thành con sâu, con bọ đang cố thu mình vào cái vỏ, sợ mọi thanh âm của cuộc sống bên ngoài hay liệu tôi là một kẻ tội phạm “có tật nên giật mình”? Từ điểm nhìn của hắn, câu chuyện có chiều sâu hơn. Hắn tuy không giới thiệu nghề nghiệp của mình nhưng qua cách hắn làm việc, người đọc thấy ở hắn có hình bóng quen thuộc của nhân viên chào hàng trong truyện của F. Kafka (1883 - 1924). Cho nên, thay vì đến giao quà cho người có tên trúng thưởng theo địa chỉ nhà tôi, hắn lại chứng minh chất lượng của sản phẩm ấy bằng cách hút bụi, dọn dẹp tất cả mọi đồ đạc trong nhà của tôi trong khi tôi không muốn, thậm chí tôi còn đề nghị hắn rời khỏi nhà mình càng sớm càng tốt. Nghĩa là trong thời đại công nghiệp, nhân viên chào hàng muốn bán được sản phẩm thì phải rất chuyên nghiệp. Hắn quả thực rất chuyên nghiệp, từ dáng vẻ (chủ động, tự tin, hoạt ngôn), đến điệu bộ (nhanh nhẹn, vui vẻ hay cười), cho đến thao tác (lắp ráp máy móc bài bản kiêm lời quảng cáo được tận dụng tối đa, cách sử dụng) và thái độ (kiên nhẫn, hoà nhã...) cùng hành động cuối cùng (không giao sản phẩm cho người trúng thưởng mà lại mang về và hỏi tôi có muốn mua chiếc máy hút bụi ấy không?). Hoá ra, đọc hết truyện, độc giả mới hiểu được việc đem chiếc máy đến nhà tôi với lí do vợ tôi đã trúng thưởng chỉ là cái cớ để người làm nghề chào hàng chào bán được sản phẩm. Hắn ta tận dụng mọi mánh lới để có thể thuyết phục được khách hàng lắng nghe, quan sát sản phẩm của mình trong thời buổi nạn thất nghiệp đang trở thành một vấn nạn, con người luôn thận trọng và sống đề phòng. Việc hắn đã thuyết phục tôi mở cửa bằng chiêu bài quà trúng thưởng càng ghi nhận sự thành công và tính chuyên nghiệp của hắn trong công việc. Lại nữa, trong khi làm việc, hắn còn là một nhà hùng biện đại tài. Hắn bàn luận hai lần đầy tính triết lí về cuộc đời từ công việc hút bụi: “Ông sẽ ngạc nhiên khi thấy chúng ta có thể thu được những gì từ một tấm đệm sau bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm. Hằng ngày, hằng đêm trong cuộc đời chúng ta, chúng ta đã để lại những mảnh nhỏ của mình, những mảng tróc chỗ này chỗ nọ. Chúng đi đâu, những phần tử của chúng ta? Xuyên ngay qua khăn trải giường và lẩn vào trong đệm, chúng chui vào đó” (khi hắn nói về việc hút bụi từ đệm, gối...). Và: “Ông sẽ ngạc nhiên khi thấy sau nhiều năm tháng, bao nhiêu phần của ta đã mất đi, bao nhiêu phần của ta đã tụ tập lại trong mấy cái ghế đẹp đẽ đó” (khi hắn nói về việc hút bụi trong xe ô tô). 151 Nguyễn Thị Hạnh Thì ra, từ điểm nhìn của hắn, người ta lại thấy hắn là người sinh động, có hồn và yêu nghề. Cho dù, công việc ấy có vẻ tẻ nhạt nhưng trong con mắt hắn lại hết sức có ý nghĩa. Chính xác là hắn biết cách làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn (hắn tỏ ra yêu quý, hoặc cố gắng phải yêu quý, nếu không sẽ có khả năng mất việc). Từ lời bình luận của hắn về việc hút bụi, ngẫm lại ta thấy lời hắn nói cũng có lí. Đúng là những gì mà chúng ta để lại cho đời, dù chúng chỉ nhỏ nhặt và vô giá trị như hạt bụi kia thì dẫu sao chúng cũng đã ghi lại một dấu ấn nhất định của chúng ta trong quãng đời đã qua. Không có gì vĩnh viễn mất đi mà sẽ còn tồn tại mãi mãi. Như vậy là, từ điểm nhìn của tôi và hắn, hai mảnh cuộc đời và chân dung hai con người được tạo dựng song song bên cạnh nhau như một bức ghép hoàn chỉnh: Một kẻ thất nghiệp có vẻ chỉ biết chờ đợi công việc; một kẻ chủ trương dấn thân, hành động để tránh mất việc. Từ hai điểm nhìn đó, bức tranh hiện thực đời sống hiện đại được gợi mở đa chiều, và chiều nào cũng là nỗi ám ảnh của con người với nguy cơ mất việc đe doạ. Và đằng sau đó, độc giả có thể nhận ra một chân lí giản đơn rằng: để tồn tại, để tránh khỏi nguy cơ khủng khiếp kia con người phải dấn thân, cho dù sự dấn thân đổi lại chỉ cho ta một công việc tẻ nhạt, vô vị thì ta vẫn có cách làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Còn kẻ nào chủ trương chờ đợi, vĩnh viễn sẽ rơi vào ngõ cụt bế tắc. Vì thế, cuối tác phẩm, ngôi - vai của tôi và hắn đã có sự hoán vị. Tôi – chủ nhà trở thành bị động, bị thôi miên trước lời nói và việc làm của hắn - vị khách không mời mà đến ung dung, vui vẻ, đường hoàng. Hắn là con người luôn gắn với trạng thái “động”, hoàn toàn khác hẳn với tôi ở trạng thái “tĩnh”. Hai con người này như là hai miếng hình ghép trong trò chơi ghép hình tạo nên một chỉnh thể thống nhất. 2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn Như đã đề cập ở trên, thoạt tiên, truyện có vẻ mang điểm nhìn ngôi thứ nhất theo truyền thống quen thuộc, nhưng Raymond Carver đã biến hoá nó theo một cách thức mới. Ông dùng một điểm nhìn khác (vốn là đối tượng được kể qua điểm nhìn của tôi và điểm nhìn của tác giả) có khả năng chi phối, mê hoặc điểm nhìn tưởng chừng là duy nhất và chủ đạo kia khiến cho điểm nhìn của tôi bị tê liệt, nhường chỗ cho sự lấn lướt của điểm nhìn từ hắn (được chuyển từ đối tượng thành chủ thể) và trở nên hoài nghi chính mình. Đọc Những người đi thu tiền, độc giả có cảm giác câu chuyện mang không khí huyền ảo, hư thực gần gũi với lối kể chuyện của F. Kafka trong Trước cửa pháp luật. Cả hai (nhân vật người miệt quê của Kafka và tôi trong truyện của Carver) cuối cùng đều chết trong mòn mỏi chờ đợi (một kẻ chờ đợi để vào được bên trong cánh cửa Pháp luật mà chẳng biết để làm gì, một kẻ chờ đợi để có việc làm từ một nhà tuyển dụng nào đó gởi thư tới). Có khác chăng, cái chết của người miệt quê được định đoạt rõ ràng, hữu hình, còn cái chết của tôi sẽ ở thì tương lai không xa, nếu không chết về thể xác thì cũng đã bị tê liệt về tinh thần. Cái chết được báo trước của tôi và sự thất bại của hắn là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho con người hậu hiện đại. Họ không chết bởi chiến tranh, càng không chết bởi cái đói 152 Phi trung tâm điểm nhìn trong truyện ngắn Những người đi thu tiền... mà chết vì nạn thất nghiệp. Carver chỉ ra một vấn nạn lớn của thời đại. Nạn thất nghiệp không những có nguy cơ đẩy con người rơi vào cảnh chết đói mà kinh khủng hơn, trước khi chết vì đói họ còn bị mất đi quyền làm người, họ bị cầm tù về tinh thần và bị tê liệt về cảm giác. Từ khi hắn xuất hiện trong nhà của tôi, tôi trở nên mất lí trí, tôi như bị thôi miên bởi ma lực đặc biệt của hắn. Ngay từ đầu, tôi đang chờ thư (hẳn là để chờ thông tin có việc làm ở nơi nào đó). Ấy thế mà, khi thấy lá thư của mình nằm trước tấm thảm, tôi định tiến lại hai lần để cầm lên mà đều không thể, dường như bị ngăn cản bởi cái máy hút bụi của hắn, và khi nhìn thấy hắn cầm lá thư mang đi, tôi cũng chẳng phản ứng gì. Hành động này của tôi hết sức phi lí, chỉ có thể cắt nghĩa được hoặc là đầu óc của tôi không bình thường hoặc tôi đã bị thôi miên bởi hắn. Nhưng tôi là người hoàn toàn tỉnh táo, sáng suốt. Tôi biết mục đích của mình là chờ thư. Vậy thì hành động phi lí này sẽ làm sáng rõ hơn sự ảnh hưởng ghê gớm của nạn thất nghiệp. Có lẽ, thời gian thất nghiệp khiến tôi luôn phải sống trong trạng thái chờ đợi. Đến mức, tôi chỉ quen với âm thanh gắn liền với cuộc sống chờ đợi: tiếng bước chân, tiếng gõ cửa, tiếng đóng mở hộp thư, giọng của bác đưa thư cùng những điều tiên liệu, phỏng đoán. Cho nên, khi tôi được nhìn thấy hình ảnh và hành động của một đối tượng khác (không phải người đưa thư, không phải người bị thất nghiệp giống mình) khiến tôi không thể nào thích nghi được. Hay tôi trở thành kẻ bị thôi miên một cách dễ dàng còn bởi hắn có một sức mạnh toàn năng, huyền bí nào đó chăng? Thực ra, hắn là người không có gì đặc biệt. Công việc của hắn, con người hắn, tất cả đều rất bình thường, thậm chí có phần tẻ nhạt, vô duyên. Nhưng hắn lại có một điểm mà tôi không có được. Hắn sôi nổi, vui vẻ, yêu nghề và say sưa với công việc của mình. Còn tôi, có thể vì thời gian mất việc ở nhà quá lâu nên không thể thích nghi với không khí và lối sống khác lạ này. Sự tê liệt cảm giác này của tôi, mới đầu chúng ta những tưởng do chịu sự thôi miên, chi phối của hắn. Song hoàn toàn không hẳn là như vậy. Bởi trước khi hắn xuất hiện, tôi đã được biết đến là người chỉ biết “nằm trong ghế sôfa” chờ tin. Tôi luôn gắn với trạng thái tĩnh. Tôi là sản phẩm hiện hữu rõ nhất cho thân phận của kẻ không có việc làm. Nhà văn không mô tả cuộc sống trước kia của tôi. Đây cũng là lối viết rất phổ biến của Carver cũng như các nhà hậu hiện đại nói chung. Nhà văn không kể cả chuỗi dài về cuộc đời của nhân vật mà chỉ chọn một chặng, một quãng đời nào đó, thường gắn liền với hiện tại mà không có quá khứ, càng không nhận định về tương lai. Nhưng chỉ bằng sự chấm phá cực hạn cuộc sống hiện tại, trường liên tưởng và suy luận của người đọc có thể đoán định được rằng, trước khi mất việc, tôi đã từng có vợ, có gia đình, giờ đây tôi chỉ còn một mình trong ngôi nhà trống không để chờ niềm hy vọng mới. Nghĩa là, bây giờ, vấn nạn thất nghiệp biến tôi thành kẻ cẩn trọng, đề phòng, lo sợ. Tôi đã “ngộ” ra một triết lí sống: “Thận trọng là không thừa khi bạn đang thất nghiệp...”. Sự thận trọng được đúc rút trong thời gian mất việc nằm nhà khiến tôi luôn luôn phải tiên liệu, đề phòng bất trắc. Do đó, nghe tiếng gõ cửa khác lạ, tôi đã dự cảm tới điều xấu. Có lẽ, chính vì thế, tôi cảnh báo hắn khi hắn đã vào được nhà tôi: “Ông phải biết là tôi không 153 Nguyễn Thị Hạnh trả ông đồng nào đâu... Có giết tôi, tôi cũng không trả ông được một đô. Đầu tư vào tôi chỉ có lỗ sặc gạch, vậy thôi. Ông đang phí thời gian với tôi...”. Hoá ra, việc tôi im lặng để cho hắn làm gì tuỳ thích trong nhà mình không hẳn chỉ bởi hắn có khả năng mê hoặc được tôi, mà quan trọng hơn, tôi đã được chặng đời thất nghiệp tôi luyện cho mình bản lĩnh vững vàng, lí trí sáng suốt, trái tim sắt đá để không bị cám dỗ trước bất kì ai. Quả thực, đến lúc này người đọc mới nhận ra, tôi tuy không thành công trong nghề nghiệp nhưng tôi lại thành công trong việc rèn luyện bản lĩnh. Hắn thấy tôi như bị cuốn theo mình, có thể hắn ngỡ sự nhiệt tình cùng thái độ kiên nhẫn và tài hùng biện sẽ giúp hắn moi được tiền từ tôi. Hắn đã vận dụng triệt để mọi kĩ năng, kĩ xảo, thậm chí là dụng thủ thuật, mánh khóe của một nhân viên chào hàng có kinh nghiệm, đầy tính chuyên nghiệp để hi vọng bán được hàng, nghĩa là có khả năng tránh khỏi nguy cơ mất việc. Thậm chí, hành động nói dối (lấy cớ giao quà trúng thưởng) để vào được nhà tôi cũng mang dấu hiệu của sự lưu manh, lừa đảo. Hành động đó được cắt nghĩa và tạm chấp nhận bởi nó là hành động mang tính tất yếu của nỗi lo mất việc. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, muốn cạnh tranh và giữ được miếng ăn, con người buộc phải dùng đến nhiều mánh khoé. Đây cũng là bi kịch của con người thời hiện đại. Vì thế, đến cuối tác phẩm, khi