Phổ biến kiến thức Lịch sử Vật lí Lớp 10, thực trạng và đề xuất giải pháp

1.1. Lí do chọn đề tài Việc đưa kiến thức lịch sử vật lí (LSVL) vào quá trình giảng dạy là hết sức cần thiết. Qua việc hiểu biết con đường hình thành kiến thức, nguồn gốc các phát minh, nguyên nhân hình thành các định luật, ứng dụng của các phát minh trong lịch sử và hiện tại , học sinh (HS) hiểu rõ kiến thức hoàn cảnh tìm ra các định luật, hiện tượng; có thái độ học Vật lí đúng đắn hơn, trân trọng những giá trị kiến thức nhân loại. Với tầm quan trọng của việc giảng dạy kiến thức LSVL như trên, câu hỏi đặt ra là: Vậy thực trạng dạy và học LSVL hiện nay ở trường trung học phổ thông (THPT) nói chung và ở lớp 10 nói riêng như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Làm sao để phổ biến LSVL trở nên dễ dàng và đem lại tác dụng tích cực đến HS? Với vai trò là những giáo viên (GV) tương lai, những câu hỏi trên đã thúc giục chúng tôi thực hiện đề tài “Phổ biến kiến thức lịch sử vật lí lớp 10, thực trạng và đề xuất giải pháp”.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phổ biến kiến thức Lịch sử Vật lí Lớp 10, thực trạng và đề xuất giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2011 - 2012 155 PHỔ BIẾN KIẾN THỨC LỊCH SỬ VẬT LÍ LỚP 10, THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Võ Vân Thi, Trần Lan Phương, Kiên Thị Bích Trâm (SV năm 3, Khoa Vật lí) GVHD: ThS Mai Hoàng Phương 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Việc đưa kiến thức lịch sử vật lí (LSVL) vào quá trình giảng dạy là hết sức cần thiết. Qua việc hiểu biết con đường hình thành kiến thức, nguồn gốc các phát minh, nguyên nhân hình thành các định luật, ứng dụng của các phát minh trong lịch sử và hiện tại, học sinh (HS) hiểu rõ kiến thức hoàn cảnh tìm ra các định luật, hiện tượng; có thái độ học Vật lí đúng đắn hơn, trân trọng những giá trị kiến thức nhân loại. Với tầm quan trọng của việc giảng dạy kiến thức LSVL như trên, câu hỏi đặt ra là: Vậy thực trạng dạy và học LSVL hiện nay ở trường trung học phổ thông (THPT) nói chung và ở lớp 10 nói riêng như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Làm sao để phổ biến LSVL trở nên dễ dàng và đem lại tác dụng tích cực đến HS? Với vai trò là những giáo viên (GV) tương lai, những câu hỏi trên đã thúc giục chúng tôi thực hiện đề tài “Phổ biến kiến thức lịch sử vật lí lớp 10, thực trạng và đề xuất giải pháp”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng dạy và học LSVL ở trường trung học phổ thông, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để việc phổ biến LSVL ở trường trung học phổ thông trở nên hiệu quả hơn. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu việc dạy và học LSVL lớp 10 ở trường THPT bằng phương pháp khảo sát thực tế (thông qua điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn) GV và HS. 2. Thực trạng dạy và học LSVL lớp 10 ở trường THPT Cách thức thực hiện: khảo sát thực tế. Địa điểm khảo sát: Trường THPT Võ Thị Sáu quận Bình Thạnh TPHCM, Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu huyện Hóc Môn TPHCM, Trường THPT Trung Phú huyện Củ Chi TPHCM. Số lượng người khảo sát: GV: 11 người, HS: 313 người. Câu hỏi khảo sát: có hình thức trắc nghiệm, tự luận ngắn; số lượng: GV: 10 câu, HS: 10 câu. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 156 2.1. Kết quả 2.1.1. Đối với GV * Trường THPT Võ Thị Sáu  Đa số GV có chú trọng đến vấn đề truyền đạt kiến thức về LSVL cho các em nhưng vẫn còn rất hạn chế.  GV có quan tâm đến sự tiếp thu của các em về LSVL trong quá trình giảng dạy và từ đó điều chỉnh cho phù hợp. * Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu  Đa số GV ít quan tâm đến vần đế truyền đạt kiến thức về LSVL cho các em, chủ yếu vẫn ưu tiên dạy kiến thức là chính. Nếu có, cũng chỉ áp dụng cho một số lớp có học lực khá giỏi. Nhận xét chung: Việc đưa LSVL vào giảng dạy được các GV đánh giá cao, với mục đích chính là giúp các em hứng thú từ đó tiếp thu bài tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy GV chủ yếu dạy kiến thức là chính, ít chú trọng việc đưa LSVL vào giảng dạy do không đủ thời gian và do HS chưa nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của việc tiếp thu LSVL nên có thái độ thiếu quan tâm. 2.1.2. Đối với học sinh  1/3 HS trong giờ học ít được cung cấp các kiến thức về các nhà vật lí cũng như các định luật được tìm ra như thế nào. 2/3 còn lại chỉ thỉnh thoảng được nghe và chỉ có 5.8% HS được thường xuyên nghe GV nói về LSVL.  288/313 HS (chiếm 92%) đều thích hoặc rất thích khi được GV kể chuyện, cho xem phim, tranh ảnh về tiểu sử, cuộc đời của các nhà vật lí.  Các kiến thức đơn giản về các nhà vật lí và quá trình hình thành kiến thức trong sách giáo khoa, các em nhớ được gần 50% khi làm trắc nghiệm. 2.2. Nguyên nhân  Chương trình nặng, bài học dài, không đủ thời gian.  Cần thời gian tìm tư liệu, nghiên cứu, tìm tòi.  Nguồn tài nguyên tư liệu còn rời rạc, khó tổng hợp.  Tùy tình hình lớp (lớp có học lực yếu không đủ thời gian để thực hiện).  GV chỉ chú trọng thành tích trong thi cử; ít cung cấp tư liệu (tranh ảnh, phim, thông tin) về LSVL trong tiết học.  Một số HS không quan tâm.  HS ngày nay ít tiếp cận với những trang web khoa học mà đa số chỉ truy cập những trang web game, blog, mạng xã hội, Năm học 2011 - 2012 157 3. Đề xuất giải pháp phổ biến kiến thức LSVL lớp 10 3.1. Xây dựng website Nhằm mục đích hỗ trợ cho việc giảng dạy, truyền đạt các kiến thức LSVL lớp 10 ở trường phổ thông một cách trực tiếp, chi tiết và cụ thể, nhóm nghiên cứu quyết định thiết kế mục “Lịch sử vật lí” trong một website riêng vừa được thành lập. Địa chỉ website: Website được sắp xếp như sau: Trong website này, có những kiến thức cần thiết nhất, sơ lược nhất về LSVL qua các giai đoạn và đặc biệt chú trọng đến giai đoạn lịch sử gắn liền với các kiến thức vật lí có trong sách giáo khoa lớp 10 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Cụ thể, các nội dung chính được trình bày trong mục này gồm: - Giới thiệu sơ lược về tiểu sử của các nhà vật lí học - Các giai đoạn lịch sử phát triển của vật lí học, bao gồm: + Vật lí học thời cổ đại, + Vật lí học thời trung đại, + Cuộc cách mạng khoa học lần I (giữa thế kỉ XVI đến XVII). Sự ra đời của Vật lí thực nghiệm, Trắc nghiệm đố vui theo từng giai đoạn Trắc nghiệm đố vui tổng hợp kiến thức Hoạt động “Đố vui có thưởng” trong một tiết học ngoại khóa Lịch sử vật lí Các nhà vật lí Các giai đoạn lịch sử vật lí Tư liệu vật lí Đố vui Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 158 + Sự hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần I, + Thời kì hình thành và phát triển Vật lí cổ điển (thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX), + Giai đoạn hoàn chỉnh vật lí cổ điển (nửa cuối thế kỉ XIX), + Vật lí học hiện đại. - Tư liệu vật lí (các bài báo, phim, tranh ảnh, mẫu chuyện vui,) - Đố vui, bao gồm: + Trắc nghiệm đố vui theo từng giai đoạn lịch sử: vật lí học thời cổ đại; vật lí học thời trung đại; cuộc cách mạng khoa học lần I (giữa thế kỉ XVI đến XVII), sự ra đời của vật lí thực nghiệm; sự hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần I; thời kì hình thành và phát triển vật lí cổ điển (thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX); giai đoạn hoàn chỉnh vật lí cổ điển (nửa cuối thế kỉ XIX); vật lí học hiện đại. + Trắc nghiệm đố vui tổng hợp kiến thức. + Hoạt động “Đố vui có thưởng” trong một tiết học ngoại khóa. 3.2. Giới thiệu sách, ebook Bộ truyện “10 nhân vật EQ”: thể loại: truyện tranh, Nhà xuất bản Kim Đồng. Những câu chuyện về các nhà khoa học được kể lại rất sinh động và dí dỏm cùng với hình vẽ minh họa hấp dẫn sẽ sẽ gây hứng thú cho các em học sinh. Thời đi học của những người nổi tiếng: thể loại: truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ. Truyện kể về các nhà bác học vật lí: tác giả: Đào Văn Phúc, Thế Trường, Vũ Thanh Khiết, Nhà xuất bản Giáo dục. Các địa chỉ website tải ebook: - - - html?page=3. 3.3. Tổ chức seminar (thuyết trình) 3.3.1. Cách thức thực hiện GV chia lớp làm 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng từ 9 đến 12 HS). Các nhóm bốc thăm chọn đề tài thuyết trình. Mỗi nhóm nộp bài báo cáo gồm 1 file word và 1 file powerpoint cho GV trước ba ngày. Sau khi thuyết trình xong các bạn nhóm khác sẽ cùng với nhóm thảo luận, đặt câu hỏi cho nhóm trả lời, cuối cùng là GV đặt câu hỏi và nhận xét về nội dung (kiến thức, hình ảnh, clip,), thẩm mĩ trình bày trên powerpoint, phong cách thuyết trình, các câu trả lời của nhóm từ đội bạn, Sau khi 4 nhóm đã trình bày xong, GV nhận xét tổng quát lần cuối và cho điểm 4 nhóm. 3.3.2. Thời gian thực hiện Thời gian chuẩn bị: 1 tháng. Năm học 2011 - 2012 159 Thời gian thuyết trình: 2 tiết học (90 phút). Mỗi nhóm thuyết trình 15 phút; đặt câu hỏi, nhận xét: 7 phút. 3.3.3. Nội dung thuyết trình Tập trung nghiên cứu 4 giai đoạn LSVL: - Cuộc cách mạng khoa học lần I (giữa thế kỉ XVI đến XVII). Sự ra đời của vật lí thực nghiệm, - Sự hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần I, - Thời kì hình thành và phát triển vật lí cổ điển (thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX), - Giai đoạn hoàn chỉnh vật lí cổ điển (nửa cuối thế kỉ XIX). GV đưa ra 4 chủ đề về 4 giai đoạn LSVL, trong đó có 4 nhiệm vụ chính gắn liền với chương trình SGK lớp 10. Nhiệm vụ của HS là phải tóm tắt những nét chính về LSVL ở mỗi chủ đề, sau đó trình bày cụ thể về nhiệm vụ chính đặt ra ở mỗi chủ đề đó. 3.3.4. Dàn ý 4 chủ đề thuyết trình Chủ đề 1: Cuộc cách mạng khoa học lần I (giữa thế kỉ XVI đến XVII). Sự ra đời của Vật lí thực nghiệm. Giới hạn chương trình lớp 10: Tìm hiểu Galile và sự rơi tự do. Chủ đề 2: Sự hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần I. Giới hạn chương trình lớp 10: Bốn định luật của Newton (định luật I, II, III và định luật hấp dẫn). Chủ đề 3: Thời kì hình thành và phát triển Vật lí cổ điển (thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX). Giới hạn chương trình lớp 10: Định luật bảo toàn cơ năng của Mayer, Joule, Helmholtz. Chủ đề 4: Giai đoạn hoàn chỉnh vật lí cổ điển (nửa cuối thế kỉ XIX). Giới hạn chương trình lớp 10: Các định luật của chất khí, động cơ vĩnh cữu. 3.4. Tổ chức hoạt động ngoài giờ CHỦ ĐỀ: THI ĐUA TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ VẬT LÍ (Khối lớp 10) Mục đích:  Khơi gợi sự hứng thú, say mê của HS đối với việc học Vật lí;  Tạo cơ hội cho các lớp giao lưu, thi đua tìm hiểu về LSVL;  Tổng kết, hệ thống lại những kiến thức về LSVL của HS. Thời gian thực hiện: Học kì II, Thời gian thi: 60 phút Chuẩn bị:  HS ôn lại những kiến thức về LSVL.  Nhà trường và GV tổ chức một cuộc thi đố vui giữa các đội của các lớp 10 trong trường, chuẩn bị quà, phần thưởng. Tiến hành hoạt động: Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 160 Tổ chức cuộc thi đố vui gồm 4 vòng thi, theo cấp độ từ dễ, từ đơn giản đến phức tạp. Cuộc thi gồm 4 đội chơi. Gợi ý các vòng thi như sau: Vòng 1: Hỏi nhanh đáp gọn Có 4 gói câu hỏi, mỗi nhóm chọn 1 gói câu hỏi, đại diện mỗi nhóm sẽ trả lời những câu trắc nghiệm ngắn về kiến thức LSVL trong thời gian cho phép của cuộc thi. Vòng thi này đòi hỏi kĩ năng phản xạ nhanh ở HS. Vòng 2: Đây là ai? Các đội quan sát hoạt cảnh ngắn và cho biết người trong hoạt cảnh là nhà khoa học nào. Mỗi đội được xem 2 hoạt cảnh. HS sẽ được chứng kiến lại những câu chuyện, những giai thoại, những định luật hay những thí nghiệm đã đi vào lịch sử, gắn liền với từng nhà khoa học được trình diễn bằng diễn viên của trường. Vòng thi này khá sinh động, thu hút người xem. Vòng 3: Đây là gì? 2 đội có số điểm cao nhất sẽ bước vào vòng 3. Có tất cả 4 mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi. Trả lời được 1 câu hỏi sẽ lật được một mảnh ghép. Khi các mảnh ghép được lật hết sẽ xuât hiện hình bên dưới gợi ý cho câu hỏi “Đây là gì?”. HS được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cùng với tư duy logic. Vòng 4: Nhìn chữ diễn tả Đội cao điểm nhất sẽ cử ra 2 người, đứng đối diện nhau. Người còn lại nhìn lên màn hình, dùng lời diễn tả cho đồng đội để trả lời hết 10 từ xuất hiện trên màn hình. Vòng này yêu cầu các thành viên trong đội phải hiểu ý nhau, người hỏi phải tìm các dữ kiện liên quan tới từ được đề cập và người trả lời phải biết xâu chuỗi các dữ kiện bạn mình đưa ra để có câu trả lời chính xác. Sau 4 vòng, tổng kết điểm thi của các đội, công bố thứ hạng và trao phần thưởng. 4. Tính khả thi của đề tài Việc áp dụng các hoạt động trên vào thực tế có rất nhiều thận lợi vì các ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên phổ biến, HS tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin và nó phù hợp với xu hướng giáo dục lấy HS làm trung tâm hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được các phương hướng đó thì cần một số điều kiện như trình độ công nghệ thông tin của GV và HS phổ thông, cơ sở vật chất tại trường và tại địa phương nên chỉ phù hợp khi áp dụng cho các trường trong thành phố hoặc các tỉnh lớn mà khó thực hiện được ở những khu vực kinh tế còn khó khăn, những nơi mà việc kết nối Internet còn hạn chế. 5. Kết luận Dựa trên các kết quả khảo sát thực tế ở các trường phổ thông, có thể nhận thấy tình hình giảng dạy Vật lí còn nhiều lỗ hổng: GV còn thờ ơ trong việc giảng dạy thêm các kiến thức LSVL cho các em, dẫn đến HS chỉ biết chấp nhận những kiến thức khô khan có trong sách giáo khoa và học thuộc lòng một cách vô thức. Vì thế, đề tài nghiên Năm học 2011 - 2012 161 cứu ra đời với hi vọng hỗ trợ cho GV áp dụng một số biện pháp khả thi, phù hợp với những điều kiện khách quan trong nhà trường nhằm giúp các em HS hiểu biết rõ và sâu hơn về nguồn gốc, hoàn cảnh lịch sử, các kiến thức vật lí mà các em được học; từ đó, rèn luyện được thái độ, tình cảm, tư duy cho các em. Đề tài nghiên cứu này có mặt hạn chế là phạm vi nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở kiến thức trong chương trình sách giáo khoa lớp 10 của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà chưa mở rộng thêm ra các chương trình lớp 11 và lớp 12. Vì thế, chắc chắn trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cố gắng mở rộng và phát triển đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Duyên Bình (2007), Sách giáo khoa Vật lí 10, Nxb Giáo dục, tr.232. 2. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư (2007), Sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao, Nxb Giáo dục, tr.336. 3. Nguyễn Thị Thếp (2008), Lịch sử vật lí, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM, tr.232. 4. l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc. 5. V%E1%BA%ADt-L%C3%BD. 6. content&view=category.