Tóm tắt
Khi tiến hành mở cõi phương Nam, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đời sau đã sử dụng Phật
giáo để an dân trị quốc. Dấu ấn văn hóa Phật giáo với hệ thống chùa được xây dựng và nghệ thuật
đúc chuông đồng tại cố đô Huế đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo trong dòng chảy văn hóa
dân tộc. Bài viết nghiên cứu, giới thiệu nghệ thuật đúc chuông đồng và phong cách tạo hình trên
chuông đồng thời các chúa Nguyễn mà trong đó mô-típ trang trí chủ đạo theo tư tưởng “tam giáo
đồng nguyên”, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, thể hiện tư tưởng khoáng đạt, nhân văn của
mỹ thuật thời các chúa Nguyễn tại Cố đô Huế.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách trang trí trên chuông đồng thời chúa Nguyễn tại Cố đô Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47Số 24 - Tháng 6 - 2018
NGHỆ THUẬT
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
PHONG CÁCH TRANG TRÍ TRÊN CHUÔNG ĐỒNG
THỜI CHÚA NGUYỄN TẠI CỐ ĐÔ HUẾ
PHAN LÊ CHUNG
Tóm tắt
Khi tiến hành mở cõi phương Nam, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đời sau đã sử dụng Phật
giáo để an dân trị quốc. Dấu ấn văn hóa Phật giáo với hệ thống chùa được xây dựng và nghệ thuật
đúc chuông đồng tại cố đô Huế đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo trong dòng chảy văn hóa
dân tộc. Bài viết nghiên cứu, giới thiệu nghệ thuật đúc chuông đồng và phong cách tạo hình trên
chuông đồng thời các chúa Nguyễn mà trong đó mô-típ trang trí chủ đạo theo tư tưởng “tam giáo
đồng nguyên”, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, thể hiện tư tưởng khoáng đạt, nhân văn của
mỹ thuật thời các chúa Nguyễn tại Cố đô Huế.
Từ khóa: Trang trí, chuông đồng, thời chúa Nguyễn, Cố đô Huế.
Abstract
When the south was in enlarged process, Nguyen Hoang and the later Nguyen lords used Buddhism
as a way to pacify the nation. The Buddhist culture mark with the system of pagodas and the ancient
art of bronze bell casting in Hue former capital that has created a unique art style in the flow of national
culture. The research article introduces the art of bronze bell casting and the style of shaping at the
time of the Nguyen lords, in which the main decorative motifs are followed “three teachings” thinking
and Buddhism plays the main role, this reflects the idea of freedom, humanity in fine arts of the Nguyen
lords in Hue former capital.
Keywords: Decoration, bronze bell, Nguyen Dynasty, Hue Imperial
1. Tạo hình trên một số chuông đồng thời
chúa Nguyễn tại Huế
Các chúa Nguyễn đã ghi dấu ấn lịch sử không chỉ với việc mở rộng bờ cõi về phía Nam mà còn có nhiều đóng
góp to lớn về văn hóa nghệ thuật, trong đó
nghệ thuật đúc và chạm khắc trên đồ đồng
được xem là một trong những tinh hoa đặc
sắc tạo nên một nét riêng trong dòng chảy
chung của văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Trên
hành trình văn hóa đó, nghệ thuật đồ đồng xứ
Đàng Trong đã có một thời gian dài chưa thực
sự được ghi nhận của giới phê bình cũng như
các nhà nghiên cứu. Và cho đến nay vẫn chưa
có tài liệu nào đi sâu giải nghĩa các đặc tính
tạo hình của các hoa văn trang trí đồ đồng thời
chúa Nguyễn, đây là những hiện vật quý giá
cần được quan tâm, khai thác trong lĩnh vực
nghiên cứu.
Với chính sách an dân trị quốc, các chúa
Nguyễn rất xem trọng sự ổn định về xã hội bởi
bối cảnh xã hội trong thời kỳ này khá phức tạp.
Để dung hoà xã hội thực tại, các chúa Nguyễn
đã rất khéo léo trong việc sử dụng “tam giáo
đồng nguyên” trong đó lấy Phật giáo làm chủ
đạo. “Trong hoàn cảnh của các chúa Nguyễn,
con đường tam giáo rõ ràng, là sự lựa chọn hợp
lý để xây dựng chính quyền (Nho giáo); hoà nhập
vùng đất vốn xa lạ, huyền bí của người mới đến
(Lão giáo); thu hút nhân tâm, trấn an dân tình,
xoá nhoà những dị biệt, khoảng cách và hoài
nghi giữa đoàn người Nam tiến với người tiền trú
vốn có chung một niềm tin (Phật giáo). Với con
đường này, nhà Chúa đã từng bước tạo nên đối
Số 24 - Tháng 6 - 201848
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
trọng nhưng không hề đoạn tuyệt với xứ Đàng
Ngoài về mặt tư tưởng” (4, tr.32).
Trong những ngày đầu đặt chân đến Quảng
Trị, Nguyễn Hoàng đã tiên liệu về việc sử dụng
tín ngưỡng để thu phục lòng dân và Phật giáo
đã được Nguyễn Hoàng cũng như các chúa đời
sau chú trọng phát triển để làm chính sách an
dân trị quốc. Cũng chính bởi vậy, trong thời
gian này, nhiều ngôi chùa đã được thành lập.
Trên tinh thần đó, năm 1601, ngôi chùa Thiên
Mụ đã được xây dựng với sự gửi gắm ước vọng
về một cuộc sống an lành của chúa Nguyễn
cũng như người dân địa phương, Năm 1607,
chùa Bảo Châu ở Quảng Nam cũng được xây
dựng... Nhiều công trình liên quan đến Phật
giáo đã được chú trọng xây dựng trong thời
kỳ này. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và
giữ nước, ngôi chùa là sự kết tinh của văn hoá.
Hệ thống biểu tượng trang trí tại các ngôi chùa
Việt là một trong những minh chứng tái hiện
rất rõ hiện thực của xã hội, sự giao thoa của
các hệ tư tưởng của Nho giáo, Lão giáo và Đạo
giáo ở một dạng giao lưu tiếp biến mà chúng
ta có thể gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Sự tác
động và giao thoa với các nền văn hóa khác
như Champa, Ấn Độ, Trung Hoa cũng đã ảnh
hưởng đến hệ tư tưởng này trên hành trình
vận động và phát triển, các yếu tố khởi nguyên
thuần Việt cũng ít nhiều có phần bị tác động.
Xét ở mỗi góc độ khác nhau thì các giá trị biểu
tượng ấy cũng có phần thay đổi và biến thể,
song tựu chung thì nó cũng mang đến những
giá trị hiện hữu cho ước vọng của con người
trong hệ tư tưởng minh triết của đạo Phật.
Những giá trị biểu tượng này được thể hiện
phong phú trên các chất liệu như: Gỗ, khảm
sành sứ, nề vữa, đồng, đá,... trong đó những
chiếc chuông đồng trong các ngôi chùa được
xem là những minh chứng cho phong cách
tạo hình và trang trí của mỗi thời kỳ. Đây cũng
là một trong những yếu tố nhận diện về đặc
trưng văn hoá và nghệ thuật của mỗi quốc gia
và từng vùng miền.
1.1. Chuông đồng chùa Thiên Mụ (Huế)
Được xây dựng vào năm 1601 dưới thời của
chúa Nguyễn Hoàng, chùa Thiên Mụ được biết
đến như là một câu chuyện huyền thoại của
sự hiển linh báo mộng có sự xuất hiện chân
chúa của một bà già áo đỏ quần xanh, nơi bà
cụ xuất hiện chúa đã cho dựng một ngôi chùa
đặt tên là Thiên Mụ (có nghĩa là bà chúa trời).
Đến năm 1710 chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho
đúc một quả Đại Hồng Chung bằng đồng kích
thước rất lớn cao khoảng 2,5m, ngoài ra, chùa
còn có một cái khánh bằng đồng được đúc vào
năm 1677 dài khoảng 160cm cao 80cm. Đây
được xem là 2 bảo vật của nhà chùa và cũng là
những minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng
đỉnh cao thời các chúa Nguyễn. Đại Hồng
Chung chùa Thiên Mụ đã được công nhận là
bảo vật quốc gia Việt Nam.“Đại Hồng Chung là
một công trình mỹ thuật rất đặc sắc về mặt trình
bày nhiều mô-típ của ngành điêu khắc, hội hoạ,
ngoài ra còn đặc sắc về kỹ thuật đúc đồ đồng cỡ
lớn nữa. So với chuông Gia Long ở gác chuông
cao, ta thấy Đại Hồng Chung của chúa Nguyễn
đã có kỹ thuật đúc đồng láng lẩy tốt hơn rồi. Nếu
so với Đại Hồng Chung của vua Thiệu Trị đúc vào
năm Thiệu Trị thứ 6, Bính Ngọ (1846) hiện còn để
tại chùa Diệu Đế, người ta lại thấy rõ kỹ thuật đúc
đồng dưới thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu đã
đạt tới trình độ tinh xảo nổi bật. Đại Hồng Chung
của chúa Nguyễn rất lớn, hình dáng cân đối, hoa
văn và những mô-típ trình bày nơi thân chuông
được chạm tinh vi, sắc nét” (1, tr.52-53). Nếu
chia theo bố cục ngang thì Đại Hồng Chung
được chia thành 3 phần: Quai chuông, thân
chuông và miệng chuông. Phần đầu tiên là
quai chuông được tạo hình bằng đôi rồng nối
đuôi vào nhau tạo thành phần móc chuông.
Riêng phần thân chuông cũng có thể chia tiếp
thêm 3 phần nữa, phần trên là 8 chữ Thọ được
viết theo lối chữ triện rất sắc nét.
1.2. Chuông đồng chùa Thiền Tôn (An Tây,
Huế)
Chùa tọa lạc tại phường An Tây, thành phố
Huế. Chùa do Thiền sư Liễu Quán (1667-1742)
khai sáng vào đầu thế kỷ XVIII. Ngôi chùa nằm
ẩn sâu gần chân núi Thiên Thai, lối vào chùa là
một con đường nhỏ. Chùa được trùng tu năm
1746 do ngài trụ trì Tế Hiệp - Hải Điện khởi công.
Chưởng Thái giám Đoán tài hầu pháp danh Tế
Ý đứng ra vận động xây dựng ngôi chùa khang
trang, “cũng trong dịp này, môn đồ và Phật tử do
Đoán tài hầu Mai Văn Hoan làm hội chủ, đã hợp
lực đúc đại hồng chung nặng 855kg, lạc khoản
ở chuông năm Cảnh Hưng bát niên (1747)” (2,
tr.49). Với chiều cao 162cm, chiếc chuông được
49Số 24 - Tháng 6 - 2018
NGHỆ THUẬT
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tạo dáng lá bồ đề, có 8 ký tự lớn chia đều có 4
ô với nội dung cầu chúc cho đất nước thịnh
vượng, triều đại trường tồn, phật pháp phát
triển, cuộc sống an lành hạnh phúc. Ô thứ nhất
có nội dung: 皇圖鞏固 (Hoàng đồ củng cố - Cơ
đồ Vua bền vững), ô thứ 2 có nội dung: 帝道遐
昌 (Đế đạo hà xương - Đường lối Đế rạng ngời),
ô thứ 3 có nội dung 佛日增輝 (Phật nhật tăng
huy - Mặt trời Phật sáng thêm), ô thứ 4 có nội
dung: 法輪常轉 (Pháp luân thường chuyển -
Bánh xe Pháp chuyển mãi). Ngoài ra, trên thân
chuông còn khắc 2 bài kệ là “Khai chung kệ” và
“Khấu chung kệ”. Mô-típ trang trí trên chuông
là các hoa văn theo dạng dây, vành miệng
chuông trang trí hoa sen, thân trang trí lá bồ
đề và các chấm hạt, không trang trí hoa văn
Thuỷ ba (sóng nước).
1.3. Chuông đồng làng An Lưu (Phú Vang,
Huế)
Chuông đồng ở chùa làng An Lưu có lạc
khoản năm 1678, chiều cao tổng thể là 119cm,
trong đó thân chuông cao 87cm, quai chuông
cao 32cm. Chu vi thân chuông là 146,5cm,
đường kính thân chuông là 60cm, vành miệng
chuông là 8cm. Phần quai chuông được tạo
dáng cặp bồ lao (một dạng biến thể của rồng)
quay đầu về hai hướng đối xứng nhau, ở giữa
hai điểm nối của cặp bồ lao này là hoa văn kết
hợp chữ vạn và thẻ càn. Đây là chiếc chuông
thuộc vào cỡ trung được đúc dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Tần (năm Mậu Ngọ 1678). Theo
lời ông Hà Văn Hùng, một người trông nom
ngôi chùa, chiếc chuông như là một báu vật
của làng, đã được dân làng gìn giữ qua bao
thế hệ. Thân chuông được chia thành 4 múi
bằng nhau thông qua 5 đường chỉ chạy dọc
theo thân chuông tạo thành khối. Quanh vành
dưới gần miệng chuông được tạo hình bởi 4
cặp rồng theo bố cục lưỡng long chầu nhật,
phía vị trí gần thân chuông được trang trí các
hình chấm theo dạng bố cục hình tròn như
kiểu hoa cúc (có 8 hình bố trí so le chia thành 2
tầng), ở giữa quai chuông là hoa văn hình chữ
vạn kết hợp với thẻ càn. Một trong những thủ
pháp nghệ thuật tạo hình trên chiếc chuông
này chính là sự kết hợp giữa yếu tố điêu khắc
tượng tròn và phù điêu thông qua sự kết hợp
các vân mây dạng mảng và phần thân và đầu
rồng ở quai chuông, bởi vậy phần tạo hình của
quai chuông tạo nên một sự sinh động khá
lý thú của hình ảnh rồng vờn mây lúc ẩn lúc
hiện. Giải nghĩa cho việc sử dụng hình tượng
con rồng hoặc bồ lao trên các chuông đồng có
nhiều ý kiến cho rằng bồ lao là một con vật có
tiếng gầm lớn nhưng lại rất sợ cá Kình ở biển.
Hình tượng bồ lao đặt trên các đỉnh chuông
đồng và các chày gỗ đánh chuông thường
được tạo hình con cá Kình sẽ làm cho bồ lao
sợ quá mà gầm lên với ngụ ý mong muốn rằng
tiếng chuông sẽ kêu to và ngân vang.
2. Một số đặc điểm về phong cách tạo hình
trên chuông đồng thời các chúa Nguyễn
2.1. Bố cục tạo hình
Phân chia ô hộc và tạo hình theo bố cục
hình tròn là một trong những đặc điểm chung
nổi bật của thời kỳ này. Về cấu trúc tổng thể,
chúng ta dễ nhận thấy các hoa văn trang trí
trên đồ đồng thời các chúa Nguyễn thường
được đóng khung trong các dạng ô hộc và trải
dài theo dạng dải, ram hình theo đường ngang
và thường ôm theo dạng hình trụ ống như lối
tạo hình trên chuông và vạc. Tuỳ vào mỗi bố
Chuông đồng chùa Sùng An Tự - Thừa Thiên Huế
Số 24 - Tháng 6 - 201850
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
cục khác nhau và hình dáng vật thể khác nhau
mà sự bố trí này cũng được sắp xếp một cách
linh động. Lối diễn hoạt này thường bắt gặp
trong trang trí ở các diềm cửa hoặc đậm đặc
ở hai bên lối vào chính tại các tháp Champa.
Điều này cũng phần nào cho chúng ta thấy sự
giao thoa văn hoá của thời kỳ này với văn hoá
Champa bản địa. Ngoài ra chúng ta thường
thấy các chi tiết trang trí thường có lối tạo
hình liên quan hình tròn hoặc theo dạng thức
hình tròn, quy tụ điểm chính tại hình tròn. Rõ
nhất chúng ta thấy trên 11 chiếc vạc đồng thời
chúa Nguyễn tại Huế, các mảng trang trí tuy
nằm trong các khuôn hình chữ nhật phân theo
ô nhưng các hoạ tiết bên trong gần như chủ
yếu được sắp xếp và bố trí theo dạng hình tròn
hoặc chuyển động theo bố cục hình tròn. Điều
này cũng đã cho chúng tôi một vài suy nghĩ có
sự liên quan nào đó về quan niệm trời tròn đất
vuông của người Việt cổ. Ở chuông đồng thời
các chúa Nguyễn phần hình tròn thường tập
trung ở phần núm chuông, lối tạo hình thường
là các hạt bi hoặc theo dạng cánh sen. Phần
núm đánh chuông thường nằm ở vị trí giao
nhau giữa mảng nét ngang và nét dọc ở vị trí ¼
quả chuông. Đây là một điểm quy tụ về thị giác
cũng như là một điểm trang trí nổi bật nhất
của quả chuông. Đồng thời cũng là 1 trong 4
mặt chính của quả chuông vì đây là các vị trí
để đánh chuông. Các hoạ tiết bố cục hình tròn
xoay quanh ở các
phần trang trí núm
chuông và một vài
hoạ tiết trang trí ở
gần quai chuông,
hoặc ở đỉnh của
quai chuông. Đây
cũng là nơi có vị trí
dày nhất trên thân
chuông. Với quan
niệm của phương
Đông, hình tròn
thường là đại diện
cho sự quy tụ, sự
viên mãn và đủ đầy,
là cái bất biến của
không gian và thời
gian bởi nó không
có điểm bắt đầu và
cũng không có điểm kết thúc. Trong quan niệm
của Phật giáo, nó được hiển thị thông qua hình
ảnh của bánh xe luân hồi thể hiện sự chuyển
động của tạo hoá. Trong Phật giáo Thiền tông,
các vòng tròn đồng tâm biểu hiện cho các giai
đoạn của sự hoàn thiện từ bên trong, sự tự
phát triển của tinh thần. Hình tròn đối với Hồi
giáo được xem là hình toàn vẹn nhất, với người
dân da đỏ ở Bắc Mỹ hình tròn là sự thể hiện
của thời gian Như vậy, xét theo quan niệm
phương Đông và phương Tây thì hình tròn
đều mang một ý nghĩa quan trọng không chỉ
về quan niệm mà còn thể hiện thông qua các
biểu tượng trong trang trí và kiến trúc. Cũng
chính vì vậy mà các họa tiết trang trí theo bố
cục hình tròn trên các di vật đồ đồng thời chúa
Nguyễn có lẽ ít nhiều gắn liền với một quan
niệm về tín ngưỡng và thẩm mỹ nhất định tạo
nên nét riêng trong phong cách tạo hình của
thời kỳ này. Đây cũng có thể được xem là một
điểm mới đáng chú ý dưới góc độ nghệ thuật
tạo hình. Thông qua các phương pháp khảo
sát và phân tích thực tế trên các các di vật,
đồng thời sử dụng phần mềm đồ hoạ để xử lý
thì chúng ta thấy một điều thú vị là khi vẽ một
hình tròn giả định thì các hoạ tiết ấy thường
nằm ở bên trong chu vi của hình tròn. Các hoạ
tiết này thường lấy hình tròn làm tâm, các chi
tiết phụ thường xoay hoặc chuyển động xung
quanh tâm tạo ra sự vận động. Về mặt tạo hình,
các yếu tố này tạo ra tính chuyển động về thị
Chuông đồng làng Hạ Lang - Thừa Thiên Huế
51Số 24 - Tháng 6 - 2018
NGHỆ THUẬT
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
giác làm cho chi tiết trang trí mang tính động.
Vậy đây là một sự ngẫu nhiên hay cố ý? Để lý
giải được điều này chúng ta cần căn cứ đặc
điểm tạo hình thời kỳ này thông qua bối cảnh
lịch sử, văn hoá, đặc điểm của phường thợ
Ngoài ra chúng ta cần lưu ý đến yếu tố giao lưu
và tiếp biến văn hoá, tín ngưỡng bởi đây chính
là những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách
tạo hình cho mỗi giai đoạn trong lịch sử. Các
thể thức trang trí hình tròn này liệu rằng có
liên quan gì tới bối cảnh lịch sử của Đàng Trong
thời kỳ bấy giờ, khi mà đạo Phật được các chúa
Nguyễn xem là quốc giáo để đối trọng với Nho
giáo ở Đàng Ngoài. Bên cạnh đó, các mô-tip
hình tròn và xoắn ốc cũng là một trong những
hoa văn chúng ta có thể tìm thấy trên các di
vật đồ đồng Đông Sơn Vậy liệu rằng chúng
có một mối liên hệ hay liên quan nào đó trong
phong cách tạo hình và quan niệm thẩm mỹ?
Tuy nhiên, dù do yếu tố nào chi phối thì hoa
văn trang trí theo thể thức hình tròn trên các
di vật đồ đồng thời chúa Nguyễn cũng có nét
tạo hình riêng, tạo ra tính đặc thù trong phong
cách thời kỳ này.
2.2. Yếu tố nhịp điệu trong trang trí tạo
hình
Nhịp điệu là yếu tố quan trọng mà chúng
ta cần phải nhắc đến trong các hình mảng
trang trí trên thân chuông. Xét về lối tạo hình
tổng quan thì các mô-típ trang trí này được
bố cục lặp lại theo kiểu
thức trang trí đường
diềm nhưng họa tiết lại
không lặp lại. Điều này
thể hiện tính uy nghiêm
và quy tắc của các
mảng đề tài cung đình
nhưng cũng không
kém phần uyển chuyển
linh hoạt do sự biến
tấu của các hình mảng
trang trí độc lập nhờ sự
mở rộng không gian
đa chiều và thay đổi về
kết cấu của bố cục. Sự
chuyển động của nhịp
điệu trong các mảng
trang trí này được thể
hiện thông qua việc bố
trí mảng nặng nhẹ khác
nhau và đặt để rất hợp lý trên ba vòng của
thân đỉnh. Dù được bố cục mảng trang trí theo
hình chữ nhật nhưng các mảng nhỏ này luôn
có một đường cong chủ đạo giải quyết được
sự mềm mại của khuôn hình. Đi sâu vào phân
tích các mảng chi tiết cụ thể ta thấy đa phần
được bố trí theo kiểu thức không gian ước lệ
vì vậy các đối tượng được khai thác cũng có
một góc nhìn riêng đầy lý thú mặc dù không
tuân theo tỷ lệ hiện thực hàn lâm. Đây cũng là
một yếu tố mang đậm tính dân gian trong các
công trình của triều đình Nguyễn. Ngoài ra yếu
tố dân gian còn được thể hiện thông qua hình
ảnh các con vật.
2.3. Yếu tố đường nét trong trang trí
Diễn hoạt về nét được xem là một trong
những điểm mạnh trong trang trí của thời
kỳ này. Đa phần chúng ta đều thấy trên thân
chuông tỉ lệ nét chiếm khoảng gần 2/3 diện
tích của phần trang trí. Bên cạnh các loại nét
kỷ hà phân chia không gian trang trí thì cũng
có nhiều hoa văn được thể hiện bằng dạng
nét diễn hình như các hoa văn hình lá đề trên
các thân chuông như chuông làng An Lưu,
chuông chùa Thuyền Tôn. Mật độ trang trí nét
trên các thân chuông thời chúa Nguyễn khá
đơn giản chứ không cầu kỳ và dày đặc như thời
vua Nguyễn sau này. Phần nét ở các chuông
đồng thời chúa Nguyễn tập trung ở phần trên
Hoa văn trên chuông chùa Thiền Tôn - Thừa Thiên Huế
Số 24 - Tháng 6 - 201852
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
và gần vị trí miệng chuông đóng vai trò như
là một đường hình viền chia tách không gian
giữa hình và nền. Ở đây, yếu tố đường nét vừa
là yếu tố diễn hình vừa là yếu tố diễn khối. Lấy
ví dụ cụ thể ở chuông làng An Lưu ở hai lớp
nét hoa văn gần miệng chuông đã có sự khác
nhau về kích cỡ và loại nét, ở vành dưới thì
diễn hình, phần trên là diễn khối. Sự kết hợp
và đan xen các loại nét cho đến kích cỡ thay
đổi tuỳ theo từng vị trí đã tạo cho những chiếc
chuông này có một hệ nét khá phong phú và
đa dạng tạo nên yếu tố hài hoà và cân bằng về
thẩm mỹ.
2.4. Yếu tố chuyển động
Trong các đồ án trang trí trên chuông đồng
thời chúa Nguyễn với lối diễn hoạt khá đơn
giản nhưng tính gợi hình được chúng tôi đánh
giá rất cao, nhịp điệu chuyển động được tạo
nên bởi sự biến thiên về nét và hình.
“Tất cả những sản phẩm của các nghệ sĩ An
Nam đều có hình thức gợn sóng và linh động,
có tính chất trôi chảy và biến hành” (3, tr.20).
Chúng ta có thể cảm nhận được yếu tố chuyển
động trên những chiếc chuông đồng thời
chúa Nguyễn thông qua một số thủ pháp
nghệ thuật sau:
- Thủ pháp hiện thực: Điều này có lẽ được
đặc tả rõ nhất qua hình ảnh của hình sóng
nước (thuỷ ba) ở vành miệng chuông của Đại
Hồng Chung chùa Thiên Mụ. Sóng nước được
thể hiện rất sinh động thông qua việc kết hợp
rất khéo léo và tinh tế của bộ nét ngang theo
nhịp điệu diễn tả về chiều rộng và bao la của
biển nước, bộ nét cong tròn tự nhiên, tự do
diễn hoạt những ngọn sóng bạc đầu lớp trên
đầy rung cảm.
“Những ngọn nước vươn lên thấp, cao, dợn
sóng và bắn toé ra đều được chạm gọt tinh xảo.
Lại có những giọt nước bị bắn tung xa hơn, vừa
có tính hiện thực lại vừa có tính mỹ thuật cao
Ở chuông này, những sóng nước dội lên và cong
xuống như hình cây dương xỉ còn non đúng với
hình sóng nước dợn thực tế, lại đẹp. Nhìn hoa
văn ở chuông người ta thấy như đang có dợn
sóng ngay trước mắt. Tính chất gợi hình của hoa
văn thuỷ ba ở đây rất cao” (1, tr.58-59).
- Sự biến thiên của các lớp nét: Trên các
thân chuông trang trí trong thời kỳ này, có thể
nói rằng sự biến thiên của các lớp nét được các
nghệ nhân xưa thể hiện rất tinh tế. Yếu tố biến
dị của các hoa văn cũng làm nên một bố cục.
- Cấu trúc bố cục: Nếu để ý kỹ của các hoa
văn thời chúa Nguyễn ta thấy rõ các bố cục
luôn phá vỡ tính đăng đối, các mảng hình
tưởng chừng như đăng đối nhau nhưng lại có
nhiều điểm khác nhau, vì vậy trên thân những
chiếc chuông này luôn có tính chuyển