Phòng cháy chữa cháy

Trong 5 năm (từ 2001 – 2006) thực hiện Luật PCCC cả nước xảy ra 12.934 vụ cháy, trong đó 8.271 vụ cháy ở các khu vực dân cư và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ quan ; 4.663 vụ cháy rừng; làm chết và bị thương 1.468 người, thiêu huỷ tài sản trị giá 1.548 tỉ đồng và 33.273ha rừng các loại. Số vụ cháy do lỗi chủ quan, sơ suất, vi phạm quy định về an toàn PCCC của người sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất - gần 82%. Nguyên nhân để xảy ra cháy nhiều, vẫn là những bất cập trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp. Nhiều nơi chưa đưa yêu cầu về PCCC vào quy hoạch; nếu có thì lại không chú ý về hướng gió đối với các khu có nguy cơ cháy cao hay khi cháy có toả nhiều khói, khí độc.

doc27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phòng cháy chữa cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN IV PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY MỤC LỤC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Thực trạng tình hình cháy nổ Trong 5 năm (từ 2001 – 2006) thực hiện Luật PCCC cả nước xảy ra 12.934 vụ cháy, trong đó 8.271 vụ cháy ở các khu vực dân cư và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ quan…; 4.663 vụ cháy rừng; làm chết và bị thương 1.468 người, thiêu huỷ tài sản trị giá 1.548 tỉ đồng và 33.273ha rừng các loại. Số vụ cháy do lỗi chủ quan, sơ suất, vi phạm quy định về an toàn PCCC của người sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất - gần 82%. Nguyên nhân để xảy ra cháy nhiều, vẫn là những bất cập trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp. Nhiều nơi chưa đưa yêu cầu về PCCC vào quy hoạch; nếu có thì lại không chú ý về hướng gió đối với các khu có nguy cơ cháy cao hay khi cháy có toả nhiều khói, khí độc. Khoảng cách an toàn về PCCC giữa các khu không đảm bảo; hệ thống cấp nước, đường giao thông, cầu cống không được quan tâm đáp ứng yêu cầu phục vụ cho chữa cháy. Việc bố trí quy hoạch vị trí các đơn vị cảnh sát PCCC cũng có vấn đề: Có địa phương đã điều lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp ra vùng ven - có khi xa đến 200km (!), đến khi cháy xảy ra thì khoảng cách chạy vào trung tâm quá xa, trong khi lực lượng chữa cháy cơ sở và dân phòng tại chỗ lại quá yếu. Cộng thêm sự hỗn loạn và không an toàn của hệ thống điện; phương tiện và nguồn nước chữa cháy thiếu, lực lượng PCCC cơ sở vừa yếu về kỹ năng chữa cháy, vừa thiếu về trang thiết bị và sự thiếu ý thức của con người đang là những nguyên nhân trực tiếp gây ra số vụ cháy tăng cao trong cả nước. Vấn đề đầu tư cho công tác chữa cháy cũng còn nhiều bất cập, 90% số vụ chữa cháy phải dùng nước, nhưng nguồn nước phục vụ chữa cháy lại thiếu rất nghiêm trọng - hiện còn 69,5% số đô thị trên cả nước vẫn chưa có hệ thống cấp nước phục vụ chữa cháy; nếu có thì lại không có nước (!), vì nước để phục vụ sinh hoạt còn chưa đủ. Việc xử lý các vi phạm quy định về PCCC chưa nghiêm cũng góp một phần trách nhiệm. Nhiều cơ sở có vi phạm nghiêm trọng quy định về PCCC, nguy cơ xảy ra cháy có thể đến bất cứ lúc nào (nhất là các chợ, nhà cao tầng, cơ sở sản xuất lớn ở khu công nghiệp…), nếu đúng quy định thì phải tạm đình chỉ hoạt động, nhưng nếu chỉ để lực lượng Cảnh sát PCCC đến giải quyết, ra quyết định tạm đình chỉ thì sẽ gặp sự phản ứng khá “dữ dội” của nhân dân. Vì vậy, rất cần sự đồng thuận của UBND địa phương và các ban ngành khác, thậm chí UBND phải đứng ra chủ trì việc tạm đình chỉ này, nhất là những việc liên quan đến giải toả, cấp đất hay hỗ trợ kinh phí… Để công tác PCCC thực sự hiệu quả, giảm tối đa các vụ cháy lớn, cần nhất là phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đầu tư đúng mức cho lực lượng chữa cháy ở cơ sở, để chính lực lượng này là chủ đạo cho việc phòng cháy, bảo vệ tài sản cho đơn vị mình. So với 5 năm trước về nguyên nhân gây cháy: + 2.904 vụ cháy do lửa và thiết bị điện, chiếm 35,11%, giảm 5,56%. + 352 vụ cháy do vi phạm quy định PCCC, chiếm 4,26%, giảm 5,56%. + 2.985 vụ cháy do sự cố điện và thiết bị công nghệ, chiếm 36,09%, tăng 10,22%. + 569 vụ cháy do đốt, chiếm 6,88%, giảm 0,27%, nhưng số vụ cháy do đốt phá hoại tăng 0,29%. I. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (PCCC) 1.1 Tính chất, phương châm của công tác Pccc. 1.1.1 Tính chất a. Tính quần chúng. Con người là người trực tiếp sử dụng lửa, thiết bị có thể phát ra lửa, những vật dễ cháy trong sản xuất và sinh hoạt. Con người là đối tượng gây cháy, nhưng chính người đầu tiên phát hiện cháy và chữa cháy. Những quy định chung về phòng cháy và chữa cháy đều đuợc đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân trong quá trình phòng cháy và chữa cháy. b. Tính khoa học. Phòng cháy và chữa cháy là nhằm chế ngự hiện tượng cháy nổ, phục vụ theo mục đích của con người. Do vậy phải bằng biện pháp khoa học kỹ thuật để phòng cháy và chữa cháy. * Về phòng cháy: Ngăn ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy. Duy trì nhiệt độ của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép có thể cháy được. Giảm quy mô hình thành môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn quy mô tối đa cho phép theo tính chất cháy. Nồng độ của các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc các chất ở thể bụi bay lơ lửng phải ở trong giới hạn nồng độ cho phép Nồng độ ôxy hoặc các chất ôxy hoá khác trong chất khí hoặc hỗn hợp chất dễ cháy phải ở mức cho phép. Có giải pháp ngăn chặn cháy lan, cháy lớn Trang bị các phương tiện phát hiện cháy nhanh Có lối thoát cho người và tài sản khi cháy. Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy, khó cháy thay cho các chất và vật liệu dễ cháy Sử dụng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với cấp nguyhiểm về cháy, nổ của công trình Sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân Tổ chức lực lượng PCCC ở cơ sở. * Về chữa cháy: Bảo đảm phương tiện, hoá chất, chiến thuật để nhanh chóng dập tắt đám cháy; Bảo đảm việc cứu người trong khu vực có đám cháy, khu vực có hơi khí độc. c. Tính pháp luật Công tác phòng cháy và chữa cháy là một công tác quan trọng và cấp thiết của toàn xã hội, do vậy công tác này phải được thể chế hoá thành luật pháp để hướng dẫn và bắt buộc mọi người, mọi tổ chức kinh tế – xã hội thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên mới đem lại hiệu quả. Hiện nay nước ta đã ban hành rộng rãi hệ thống các văn bản luật pháp về việc phòng cháy và chữa cháy, cụ thể bao gồm những loại như sau: Luật phòng cháy và chữa cháy (Quốc hội thông qua ngày 26/9/2001) Nghị định số 35/2003/NÐ-CP ra ngày 04 thánh 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Tiêu chuẩn, quy phạm phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước và của ngành, Quy định phòng cháy và chữa cháy của địa phương và các đơn vị. d. Tính chiến đấu. Cháy thường xảy ra bất ngờ, lan truyền nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người, tài sản và môi trường nên trong mọi trường hợp luôn phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng và phương tiện phòng chống và ứng cứu kịp thời. Khi cháy xảy ra có nhiều yếu tố nguy hiểm như : lửa, hơi khí độc, chất nguy hiểm nổ cho nên người tham gia vào công tác chữa cháy phải tiến hành có tổ chức, kỷ luật cao, có chiến thuật, kỹ thuật rõ ràng và thích hợp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ; đảm bảo an toàn cho bản thân, hạn chế thấp nhất các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường. 1.1.2 Phương châm của công tác phòng cháy và chữa cháy Tích cực phòng ngừa không để xảy ra cháy, sẵn sàng cứu chữa kịp thời và có hiệu quả. Công tác phòng và chữa cháy là hai yếu tố luôn phải được coi như nhau trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Trong đó công tác phòng ngừa luôn phải tiến hành trước và hỗ trợ tích cực cho công tác chữa cháy, không được xem thường bất cứ yếu tố nào trong công tác phòng và chữa cháy. 1.2 Các khái niệm cơ bản. 1.2.1 Khái niệm về cháy Cháy là một hiện tượng rất quen thuộc và gần gũi với đời sống con người, đây là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, ngoài những lợi ích do dùng lửa mang lại thì lửa cũng là một tác nhân rất lớn gây ra các thiệt hại cho con người. Tuy nhiên các hiện tượng cháy tự nhiên thường rất hiếm khi xảy ra, chủ yếu là do con người gây ra cháy và cũng chính con người nghiên cứu những khả năng xảy ra cháy và sự lan truyền của cháy nhằm giảm thiểu sự thiệt hại. Theo nhà khoa học chuyên về hoá học thì : “cháy là một phản ứng hoá học, trong đó các chất cháy tham gia phản ứng với ô xi làm biến đổi hoá học của chất cháy, sinh ra nhiệt và phát sáng” Nếu thiếu một trong ba yếu tố ôxi hoặc chất cháy hoặc nhiệt độ thì không thể tồn tại cháy, tuy nhiên không phải bất cứ quá trình toả nhiệt nào đều diễn ra dưới hình thức cháy ví như sự ô xi hoá của rựơu thành anđêhit-axêtic...thì các quá trình ô xi hoá này không phát ra ánh sáng cho nên người ta không gọi là cháy. Ngược lại một số hiện tượng như đèn huỳnh quang khi sáng là do quá trình toả nhiệt của dòng điện chứ không phải là do phản ứng hoá học gây ra cho nên cũng không gọi là hiện tượng cháy. Theo Luật PCCC và Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 về các thuật ngữ an toàn cháy có định nghĩa về cháy như sau: “Sự cháy là phản ứng ôxi hoá nhanh do sự kết hợp giữa chất cháy, ôxi và nhiệt độ tạo ra các hiện tượng toả nhiệt, khói và ánh sáng”. 1.2.2 Khái niệm về nổ. Nổ là một quá trình chuyển hoá cực nhanh về mặt vật lý và hoá học của hổn hợp nổ có toả ra năng lượng rất lớn. Trong thực tế thường có hai hiện tượng nổ xảy ra đó là hiện tượng nổ vật lý và nổ hoá học : Nổ vật lý : là trường hợp do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao, vượt quá khả năng chịu lực của thiết bị chứa. Nổ hoá học : là sự chuyển hoá hoá học toả nhiệt nhanh kèm theo phát sinh năng lượng và tạo thành khí nén có khả năng sinh công. 1.3 Các yếu tô hình thành sự cháy 1.3.1 Tam giác cháy, điều kiện cần và đủ để hình thành sự cháy Tam giác cháy Những chuyên gia nghiên cứu về cháy thấy rằng để hình thành sự cháy thì cần phải có đủ ba yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy : chất cháy, chất ôxi hóa và nguồn nhiệt. Chất cháy (fuel) Chất cháy tồn tại trong tự nhiên ở ba thể đó là thể rắn, thể lỏng và thể khí. Do đó phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc là theo trạng thái của vật chất. Phân loại theo trạng thái tồn tại: + Chất cháy khí là những chất cháy tồn tại ở dạng khí như khí CH4, C2H2, H2, khí thiên nhiên, khí than đá... + Chất cháy lỏng là những chất cháy tồn tại ở thể lỏng như dầu mỏ, rượu, cồn... + Chất cháy rắn là những chất cháy tồn tại ở dạng rắn như giấy, gỗ... Chất ôxi hoá (oxygen) Chất ôxi hoá có thể là ôxi nguyên chất, ôxi không khí hoặc những chất có tính ôxi hoá khác có khả năng ô xi hoá với chất cháy, tuỳ thuộc vào chất cháy mà khả năng ôxi hoá của các chất ôxi hoá khác nhau. Nguồn nhiệt (heat) Đây là một yếu tố rất quan trong của sự cháy, nguồn nhiệt cung cấp năng lượng để kích thích phản ứng xảy ra, khi phản ứng cháy xảy ra thì lượng nhiệt này không mất đi mà ngày càng lớn hơn giúp cho đám cháy được duy trì. Nguồn nhiệt có thể là ngọn lửa trần, tia lửa điện, tia lửa do ma sát, từ các vật đã được nung nóng, nhiệt do các phản ứng hoá học, quá trình vật lý, quá trình sinh học... tuỳ thuộc vào chất liệu cháy mà lượng nhiệt cần cho các quá trình cháy là khác nhau. 1.3.2 Điều kiện cần và đủ để tồn tại và duy trì sự cháy Nghiên cứu về cháy thấy rằng để tồn tại đám cháy thì phải có tam giác cháy, thế nhưng để duy trì được đám cháy thì nhất thiết phải có thêm một yếu tố khác nữa là tam giác cháy phải luôn kết hợp với nhau, sự kết hợp đó phải liên tục thì đám cháy mới phát triển rộng và ngày càng dữ dội hơn. - Chất cháy (fuel): Đây là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình cháy bởi cháy là sự ôxi hoá chất cháy với ôxi, nếu không có chất cháy thì không thể xảy ra phản ứng cháy. - Nồng độ chất cháy và chất ôxi hoá ở một tỉ lệ thích hợp (oxygen): Trong hỗn hợp cháy thì chất cháy, chất ôxi cũng như nguồn nhiệt luôn phải ở một tỉ lệ phù hợp. Nếu nồng độ một trong các yếu tố của thành phần hỗn hợp cháy quá ít hoặc quá nhiều so với các yếu tố khác thì cũng không thể tồn tại sự cháy. Đối với chất cháy khoảng giới hạn đó được gọi là vùng nồng độ bốc cháy. - Nhiệt độ (heat): là một yếu tố rất quan trọng để tồn tại sự cháy, nếu như nồng độ chất cháy và chất ôxi hoá ở một tỉ lệ nhất định nhưng năng lượng cần thiết cho phản ứng hoá học xảy ra không có hoặc không đủ thì cũng thể xảy ra phản ứng cháy được, để tạo ra năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra thì nhất thiết phải cần nhiệt độ để nung nóng các chất trong hỗn hợp cháy. 1.4 Nguyên nhân gây ra cháy nổ a. Nguyên nhân do con người Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra cháy, hầu hết các vụ cháy, nổ xảy ra đều do con người. Thông thường nhất là sự bất cẩn thận của con người trong đời sống hàng ngày khi sử dụng lửa để đun nấu, sử dụng các trang thiết bị có phát sinh ra lửa; bảo quản các trang thiết bị, vật liệu dễ gây cháy nổ không cẩn thận; quản lý các nguồn nhiệt gây cháy không theo đúng các quy trình an toàn. b. Nguyên nhân do kỹ thuật Nguyên nhân kỹ thuật có thể là do các trang thiết bị sử dụng năng lượng bị quá tải. Trong thực tế thì do sự tác động của con người, hoặc do các sự cố kỹ thuật như máy móc, thiết bị quá cũ, sử dụng không theo đúng quy trình; vượt quá các thông số kỹ thuật an toàn; các đường ống có chứa các chất dễ gây cháy, nổ như xăng, dầu, khí gas có hiện tượng rò rỉ… c. Nguyên nhân khác Có thể là do thiên nhiên như sấm sét sinh ra các tia lửa điện tác động vào các khu vực có nguy cơ gây cháy nổ cao. Do các hiện tượng ma sát gây tĩnh điện giữa các vật thể. 1.5 Phân loại đám cháy (TCVN 4878-89). Để có thể chữa cháy hiệu quả thì chúng ta phải phân loại đám cháy tuỳ theo tính chất của từng vật liệu cháy. Mục đích của việc phân chia đám cháy ra thành nhiều loại là để có thể sử dụng các chất chữa cháy cho phù hợp, tránh trường hợp sử dụng không đúng các chất chữa cháy sẽ gây ra nguy hiểm… Một số quốc gia trên thế giới thống nhất với nhau trong công tác phòng cháy và chữa cháy, dựa vào trạng thái chất cháy và vật liệu cháy người ta chia đám cháy ra làm 4 loại A, B, C, D, trong đó mỗi loại lại được chia thành các nhóm nhỏ như sau: Ký hiệu loại đám cháy Đặc tính của loại đám cháy Nhóm đám cháy Đặc tính của nhóm đám cháy A Chất rắn A1 Cháy các chất rắn với qua trình cháy âm ỉ ( như gỗ, giấy, cỏ khô, rơm rạ, than, sản phẩm dệt) A2 Cháy các chất rắn nhưng không có quá trình cháy âm ỉ ( như cháy chất dẻo, nhựa..) B Chất lỏng B1 Chất cháy lỏng không tan trong nước (như xăng, ête, nhiên liệu dầu mỏ), chất cháy rắn hoá lỏng (như faraphin) B2 Cháy các chất lỏng hoà tan trong nứơc (như rượu, metanol, glixerin) C Cháy các chất khí như mêtan, hydro, propan D Các kim loại D1 Cháy các chất kim loại nhẹ như nhôm, manhê và hợp kim của chúng D2 Cháy kim loại kiềm và các kim loại đồng dạng khác như Natri, Kali D3 Cháy các hợp chất có chứa kim loại như các hợp chất hữu cơ kim loại 1.6 Sự lan truyền của đám cháy. Đám cháy có thể lan truyền theo ba phương thức chính như sau: Phương thức lan truyền bằng bức xạ: là khi sự cháy sinh ra nhiệt, lượng nhiệt ngày càng tăng nhiều từ đám cháy phát ra nung nóng xung quanh, lượng nhiệt ngày càng tăng đến nhiệt độ bùng cháy của các chất cháy và cứ như vậy nếu không được ngăn chặn thì đám cháy ngày càng rộng và phức tạp hơn. Phương thức lan truyền bằng đối lưu: là hiện tượng khi cháy xảy ra sinh nhiệt theo khói bốc lên trên cao làm thay đổi luồng không khí xung quanh, không khí nhiệt độ thấp sẽ chiếm chỗ ở dưới không ngừng đẩy không khí nóng lên phía trên sẽ nung nóng các vật liệu cháy Phương thức lan truyền bằng dẫn nhiệt: là hiện tượng khi cháy xảy ra, nhiệt toả ra xung quanh dọc theo vật liệu sẽ nung nóng các chất cháy, làm cho đám cháy lan truyền nhanh hơn II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY. 2.1 Các cơ chế dập cháy Những người nghiên cứu về cháy đã dựa vào các thành phần cấu tạo của đám cháy và khả năng tồn tại mà đưa ra các phương pháp chữa cháy thích hợp cho từng loại đám cháy. Để không hình thành tam giác cháy thì chúng ta đã có các phương thức sau để chữa cháy: 2.1.1 Chữa cháy theo phương thức làm nguội : Bằng cách dùng nước để làm giảm nhiệt độ của đám cháy khi cháy xảy ra, ban đầu khi phun nước có thể đám cháy sẽ cháy to lên bởi do luồng nước tác động làm thay đổi luồng không khí, lượng ôxi nhiều hơn. Tuy nhiên khi lượng nước xâm nhập vào đám cháy thì các phân tử nước sẽ hấp thụ nhiệt của các phân tử cháy làm cho các phân tử cháy không còn khả năng hoạt hoá vì thế đám cháy không thể lan rộng và tắt dần. Đây là một phương pháp rất phổ biến và rất hiệu quả. 2.1.2 Chữa cháy theo phương thức làm ngạt: Nghĩa là chúng ta dùng các tác nhân chữa cháy để loại bỏ thành phần ôxi cần thiết cho đám cháy, làm cho nồng độ ôxi không đủ để đám cháy tồn tại. Thông thường nồng độ ôxi tối thiểu cần phải có cho một đám cháy là không được nhỏ hơn 14% trong môi trường không khí. Nếu thiếu thành phần ôxi thì đám cháy cũng không thể tồn tại cho dù có đầy đủ hai yếu tố chất chất và nhiệt độ. Dựa vào tính năng này mà khi chúng ta sử dụng các nguyên nhiên liệu có khả năng cháy nổ cao như xăng dầu tong các bồn và bể, xi téc... người ta bơm các chất khí khác như khí CO2 để làm giảm nồng độ khí ôxi có trong các bể, bồn chứa, xi téc... khi vận chuyển sẽ làm giảm khả năng gây cháy nổ. Hiện nay để chữa cháy theo phương thức làm ngạt người ta dùng nguyên liệu chính là khí CO2. Ngoài ra người ta có thể dùng các biện pháp khác để làm ngạt như dùng chăn, vải ướt che kín môi trường chất cháy với môi trường không khí bên ngoài, nhằm cách ly hoàn toàn đám cháy với môi tường không khí bên ngoài, sau một thời gian cháy khi nồng độ ôxi trong đám cháy giảm dần xuống đến dưới 14% thì đám cháy sẽ tắt. 2.1.3 Chữa cháy theo phương pháp cắt nguồn chất cháy (cô lập đám cháy): Phương pháp này được thực hiện khi chúng ta cắt nguồn cháy bằng việc đóng các van, cách ly môi tường cháy với các chất cháy xung quanh, Phương pháp này rất nguy hiểm bởi khi chúng tiến hành đóng van đường ống có chứa các nhiên liệu cháy, cô lập và cách ly chất cháy với đám cháy thường không đơn giản cho nên phải rất cẩn thận. 2.1.4 Chữa cháy theo phương pháp phá vỡ phản ứng dây truyền của đám cháy: Có nghĩa là làm cho các yếu tố của tam giác cháy không thể kết hợp được với nhau. Để có thể làm cho các yếu tố cấu thành đám cháy giảm khả năng kết hợp để tạo thành phản ứng dây truyền cháy người ta dùng tác nhân chữa cháy dạng bột. Khi các phân tử bột được đưa vào trong đám cháy để lấy năng lượng của các phân tử cháy bằng các va chạm giữa các phân tử này với nhau, dẫn đến năng lượng của các phân tử cháy bị phân tán và khả năng hoạt hoá của chúng cũng giảm dẫn đến đám cháy sẽ tắt dần. 2.2 Các chất chữa cháy. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các chất chữa cháy có trong tự nhiên như nước, cát, bột, chăn ướt...Ngày nay khi khoa học phát triển con người đã nghiên cứu và đưa ra nhiều chất chữa cháy khác nhau cũng như nhiều phương cách để chế ngự đám cháy như : bọt chữa cháy, bột chữa cháy, CO2... là nghiên cứu sự phù hợp, hiệu quả giữa chất chữa cháy và chất cháy. 2.2.1 Nước: Đây là chất chữa cháy rất phổ biến và sẵn có trong tự nhiên, nước chữa cháy theo phương thức làm lạnh. Nghĩa là nước được dùng để phun vào đám cháy để lấy nhiệt độ của đám cháy làm cho khả năng cháy sẽ giảm, khi lượng nhiệt đã bị lấy đi cho đến khi nhiệt độ đám cháy không thể tiếp tục duy trì thì đám cháy sẽ tắt. Tuy nhiên đối với nước chỉ chữa được đám cháy ở thể loại rắn thông thường như gỗ, giấy..., nước chỉ chữa cháy hiệu quả được những đám cháy có nhiệt độ cháy nhỏ hơn 17000C, những đám cháy có nhiệt độ cháy lớn hơn 17000C thì khả năng thu nhiệt của nước giảm do các phân tử nước bị phân huỷ. Tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa các đám cháy D (nhất là chất cháy kim loại kiềm) bởi vì nước không thể dập tặt được cháy, mà còn làm cho cháy to hơn do các kim loại kiềm phản ứng với nước tạo thành hỗn hợp chất cháy nguy hiểm hơn. 2.2.2 Chất chữa cháy ở dạng bọt: Hiện nay có rất nhiều loại bọt được sử dụng trong thực tế tuy nhiên người ta chia ra hai loại chính đó là bọt hoá học và bọt cơ học. Bọt chữa cháy theo phương pháp làm ngạt và làm lạnh, khi bọt phun vào trong đám cháy các phân tử bọt khi gặp nhiệt độ sẽ giãn nở ra nhiều lần tuỳ thuộc vào tính chất hoá học của bọt tạo thành lớp màng trên bề mặt của đám cháy ngăn cách hoàn toàn với môi trường không khí, ngoài ra trong bọt có chứa nước có khả năng thu nhiệt của đám cháy làm cho nhiệt độ của đám cháy cũng giảm theo, đám cháy sẽ tắt dần. Đối với bọt chữa cháy tốt nhất, hiệu quả nhất là chữa các đám cháy xăng dầu, hoá chất (loại A và B).Hiện nay trên thị trường có các loại bình bọt thường dùng là 9lít. 2.2.3 Chất chữa cháy ở dạng bột. Đây là chất có khả năng chữa cháy rất hiệu quả và chữa được nhiều đám cháy. Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển người ta đã chế tạo ra các loại bột : bột BC, bột ABC, bột ABCD và các loại bột đặc biệt. Khi sử dụng bột chữa cháy làm cho chất cháy, ôxi và nhiệt độ không kết hợp với nhau để