Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh dịch vào công tác thực tiễn.
Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu đó thì dịch không xảy ra được.
33 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phòng chống bệnh truyền nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I. Các phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm
1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến
thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh
dịch vào công tác thực tiễn.
Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn
bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu
đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu đó thì dịch
không xảy ra được.
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh
dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá
trình sinh dịch thực hiện thuận lợi. Động vật cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra,
đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được
thúc đẩy mạnh hơn.
Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ giữa các khâu trên, công tác phòng
chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xóa bỏ một hoặc nhiều
khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch. Chỉ cần
cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa những hai khâu, cũng đủ làm cho quá trình
sinh dịch không thực hiện được. Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống
bệnh. Đương nhiên, chỉ giải quyết được một cách căn bản việc đó khi nhận thức của con
người được nâng cao.
Khi chưa có dịch các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đều nhằm đề phòng
dịch xuất hiện. Chủ chăn nuôi, chủ động vật chuyên chở phải chấp hành các yêu cầu thực
hiện các biện pháp phòng dịch được quy định trong Pháp lệnh thú y, các Nghị định thi
hành Pháp lệnh và Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho động vật, trong đó việc xây dựng
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan quản
lý nhà nước liên quan ngành chăn nuôi. Các cá nhân và tổ chức chăn nuôi động vật phải
đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và phải chấp hành các quy định
của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá
nhân có hoạt động liên quan vùng an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy
định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chính phủ có
chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của
động vật, nhằm bảo đảm hiệu quả khống chế và thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm của
động vật và những bệnh từ động vật lây sang người, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật
và sản phẩm động vật, bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh
toán dịch bệnh. Trong việc xây dựng chương trình này Chính phủ có chỉ đạo các các bộ,
ngành có liên quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản trong việc xây
dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Bộ Nông
nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh
toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình.
Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương (Cục Thú y đối với dịch bệnh động
vật trên cạn và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đối với dịch
bệnh động vật dưới nước và lưỡng cư), UBND các cấp, Chi cục Thú y và Chi cục Quản
lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi động
vật tùy theo quyền hạn và trách nhiệm của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện,
thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến
hướng dẫn và thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật.
Khi dịch đã xuất hiện, muốn phòng bệnh lây lan rộng thì cần thực hiện các biện
pháp chống dịch nhằm dập tắt dịch, bao gồm, một mặt, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị
bệnh cho các động vật bệnh hoặc giết hủy hay giết mổ bắt buộc động vật bệnh) và, mặt
khác, phòng bệnh cho các động vật chưa mắc bệnh. Các biện pháp phòng dịch và biện
pháp chống dịch liên quan mật thiết với nhau. Các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh một
mặt là để thanh toán dịch nhưng đồng thời cũng bảo đảm cho động vật khỏe không bị lây
bệnh nên phòng ngừa dịch lan rộng. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở nước ta
đã được quy định trong Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trước đây
và Pháp lệnh thú y hiện nay, cũng như các văn bản liên quan do Nhà nước ban hành.
Để thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thực hiện những biện pháp tổng hợp
tác động đến nhiều khâu của quá trình phát sinh dịch: đối với nguồn bệnh (vật mang
trùng khi chưa có dịch, cũng như vật mang trùng và vật bệnh khi có dịch), đối với đường
truyền lây và đối với động vật mẫn cảm.
2. Đối sách đối với nguồn bệnh
2.1. Với vật mang trùng
Đối với nguồn bệnh phải tiêu diệt hoặc hạn chế nguồn bệnh gieo rắc mầm bệnh ra
ngoài. Khi chưa có dịch phát ra, nguồn bệnh chỉ có thể là những vật mang trùng. Khi đó,
đối với vật mang trùng cần phải thực hiện các biện pháp dưới đây.
Phát hiện sớm, chủ động và tích cực. Phải có kế hoạch định kỳ phát hiện vật
mang trùng. Phát hiện động vật mang trùng rất khó. Có thể dùng phương pháp vi sinh vật
học để xét nghiệm các chất bài tiết, bài xuất,... nhưng kết quả thường không chắc chắn vì
con vật mang trùng chỉ bài xuất mầm bệnh một cách định kỳ. Có thể dùng phương pháp
huyết thanh học phát hiện kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu trong một khoảng thời
gian nhất định. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các phản ứng huyết thanh học phát hiện kháng
thể tuy dễ thực hiện nhưng kết quả thường khó giải thích. Phát hiện kháng nguyên đặc
hiệu thường dễ giải thích hơn nhưng việc thực hiện thường khó hơn do phản ứng thường
có độ nhạy thấp hơn và sự bài xuất mầm bệnh (kháng nguyên) từ vật sống mang trùng
không phải khi nào cũng xảy ra. Mầm bệnh có thể phát hiện một cách tương đối chắc
chắn hơn nhờ phương pháp chẩn đoán dị ứng đối với những bệnh có phản ứng dị ứng như
lao, tỵ thư, sẩy thai truyền nhiễm,... Phương pháp cho kết quả nhanh và nhạy hơn cả là
các phương pháp phân tích axit nucleic đặc hiệu mầm bệnh (PCR, RT-PCR, PCR-
RFLP,...) nhưng cũng còn nhiều trở ngại do sự bài xuất mầm bệnh từ vật mang trùng
không ổn định, xét nghiệm lại đòi hỏi tuyệt đối không được bị ô nhiễm từ những xét
nghiệm cũ trước đó và, vì vậy, thường đắt tiền. Vì vậy, phát hiện kháng nguyên bằng các
phản ứng huyết thanh học trực tiếp từ bệnh phẩm hoặc từ lứa cấy vi sinh vật mầm bệnh
đã được phân lập còn tiếp tục có thể là biện pháp được lựa chọn trong điều kiện hiện nay.
Cách ly triệt để những con vật đã phát hiện có mang trùng. Ở nhiều nước, những
con vật có phản ứng dương với bệnh lao, sẩy thai truyền nhiễm, tỵ thư được tập trung
thành đàn và nuôi riêng trong những trang trại cách ly. Nếu số lượng động vật mang
trùng ít thì có thể giết thịt. Việc cách ly con vật mang trùng với con khỏe ở nước ta còn
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi tập trung bắt buộc phải có khu
chuồng nuôi cách ly. Nông hộ có thể vận dụng biện pháp cách ly gián tiếp như khi mua
thịt chợ đưa về nhà trong mọi trường hợp loại bỏ một cách triệt để lá hoặc giấy bao gói
hoặc thực phẩm nguồn gốc động vật khác mua từ chợ,... khỏi sự tiếp xúc với gia súc, gia
cầm của mình. Cần nghi ngờ rằng thịt có thể được lấy từ động vật không sạch bệnh.
Điều trị dự phòng những con vật mang trùng, nhất là những động vật quý đắt tiền.
Một số con vật mang trùng có khi có thể tự nhiên lành bệnh (bệnh sẩy thai truyền nhiễm),
một số có thể phát hiện triệu chứng và phải xử lý. Với những bệnh thường có hiện tượng
mang trùng, nếu không có phương pháp tốt để phát hiện mầm bệnh khi động vật còn sống
thì cần có biện pháp giải quyết ngay những con mắc bệnh khi xảy ra dịch (giết mổ bắt
buộc). Đối với những con mang trùng là dã thú hoặc côn trùng, ve bét,... thì phải dùng
mọi biện pháp tiêu diệt và có biện pháp ngăn ngừa chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm.
Với động vật mang trùng một số bệnh truyền nhiễm có tính lây thấp, ẩn tính và có
thể tái phát bất thường do genom virut tái tổ hợp vào nhiễm sắc thể ký chủ (như bệnh
bạch huyết bò,...) và những biện pháp điều trị không đưa lại kết quả mà chỉ làm duy trì
mầm bệnh (hay nguồn bệnh) trong tập đoàn thì cần thực hiện biện pháp giết mổ dần (giết
hủy chậm) và không sử dụng động vật vào mục đích lấy giống.
2.2. Các biện pháp đối với ổ dịch
Các biện pháp chống dịch truyền nhiễm được thực hiện ở ổ dịch thường nhằm
mục đích tiêu diệt nguồn bệnh, đồng thời phòng ngừa mầm bệnh lây lan sang những động
vật khỏe, không cho ổ dịch lan rộng hoặc khởi nguồn ổ dịch khác.
Các biện pháp chống dịch bao gồm phát hiện bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị
hoặc giết hủy động vật bệnh, hoặc áp dụng song song cả hai biện pháp), làm suy yếu hoặc
tiêu diệt các nhân tố trung gian truyền bệnh và làm tăng sức đề kháng của cơ thể động
vật. Các biện pháp đó cần được thực hiện khẩn trương, cùng một lúc thì mới đạt mục đích
dập tắt dịch.
a. Đối với động vật bệnh
Phải phát hiện sớm, khai báo nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để hoặc giết
hủy hay giết mổ bắt buộc theo hướng dẫn của chuyên môn thú y.
Phát hiện bệnh sớm: Phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh đúng
và sớm. Nếu chẩn đoán còn nghi ngờ, chưa có điều kiện xác định bệnh chắc chắn thì
cũng phải có kết luận sơ bộ chẩn đoán và có biện pháp đề phòng bệnh lây lan. Nguyên
tắc cần tuân thủ đối với dịch bệnh truyền nhiễm là một khi có con vật sốt chưa rõ nguyên
nhân phải nghi là nguồn bệnh truyền nhiễm và phải cách ly. Thà chẩn đoán nhầm một
bệnh không truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm còn hơn là nhầm một bệnh truyền nhiễm
là bệnh không truyền nhiễm. Tuy nhiên, phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán đúng bệnh
thì mới đề ra biện pháp chống dịch có hiệu quả, đặc biệt là tránh gây hoang mang không
đáng có và trở ngại sinh hoạt bình thường đối với xã hội liên quan vấn đề xử lý dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm. Phải sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán: lâm sàng, dịch tễ
học và chẩn đoán xét nghiệm.
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh động
vật đã được mô tả trước đây để đối chiếu và quy thuộc mà xác định nguyên nhân của
trường hợp bệnh lý đang tiếp cận. Phương pháp chẩn đoán này dễ nhầm lẫn vì nhiều bệnh
khác nhau có thể có triệu chứng lâm sàng giống nhau hoặc khi ở đầu vụ dịch triệu chứng
bệnh thường không điển hình.
- Chẩn đoán dịch tễ học: Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện xuất hiện dịch. Cần
phải điều tra kỹ để tìm nguồn bệnh, nguồn lây lan, hoàn cảnh động vật mắc bệnh, lịch sử
cảm nhiễm (trước đó con bệnh đã tiếp xúc với những loại súc vật nào, chăn dắt ở đâu, đã
đi qua những địa phương nào có dịch), điều kiện vệ sinh động vật ra sao, đã tiêm phòng
chưa, tiêm vacxin gì. Ngoài ra, phải tìm hiểu những con vật có tiếp xúc với con bệnh.
Điều tra dịch tễ học kết hợp với những triệu chứng lâm sàng có thể giúp chẩn
đoán bệnh nhưng có khi chưa chắc chắn nên còn phải dùng phương pháp chẩn đoán xét
nghiệm.
- Chẩn đoán xét nghiệm: Nên tiến hành bằng việc phối hợp nhiều phương pháp
khác nhau (vi sinh vật học, huyết thanh học, di truyền học phân tử, sinh vật học,...).
Bệnh phẩm lấy từ động vật bệnh, nghi bệnh hoặc động vật chết phải phù hợp với
yêu cầu xác định bệnh. Cách lấy bệnh phẩm, cách bao gói và gửi bệnh phẩm phải theo
đúng yêu cầu kỹ thuật để bảo đảm không gieo rắc mầm bệnh ra ngoài, bảo đảm an toàn
cho người lấy và bảo đảm chẩn đoán chính xác. Bệnh phẩm phải được gửi đến cơ quan
xét nghiệm càng nhanh càng tốt.
Để xác định một số bệnh truyền nhiễm, cần tiến hành kết hợp các phương pháp
chẩn đoán nói trên.
Cách ly kịp thời: Sau khi phát hiện có con vật bị bệnh hoặc con nghi mắc bệnh
phải cách ly ngay. Những con nghi mang mầm bệnh phải nhốt riêng để tránh lây lan.
Động vật được cách ly ở nơi chữa bệnh hoặc nhà cách ly riêng.
Các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải có hàng rào bao quanh bảo đảm ngăn
chặn được người và động vật xâm nhập, bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y và phải có
nhà cách ly. Nhà cách ly phải có cống rãnh tiêu độc và xa chuồng nuôi động vật và nhà ở
ít nhất 50 mét. Phải cử người chăm sóc riêng động vật cách ly. Họ phải có quần áo riêng
và những phương tiện bảo hộ cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và ý thức vệ sinh phòng
bệnh cao. Khi cho động vật cách ly ăn uống hoặc quét dọn, tiêu độc chuồng,... phải giữ
gìn cẩn thận tránh để bệnh lây từ động vật sang người. Phải cấm người ra vào chuồng
cách ly trừ những người chăm sóc và chữa bệnh. Trước cửa ra vào khu vực phải có hố
vôi tiêu độc, trước cửa ra vào chuồng cần có xô (chậu) chứa dung dịch tiêu độc để người
vào hoặc ra khỏi khu cách ly mỗi khi cần phải nhúng ủng bảo hộ, có không gian đệm để
thay quần áo bảo hộ riêng cho từng khu vực: khu cách ly và khu bình thường. Ở không
gian đệm này cần bố trí dung dịch khử trùng (cồn ethylic 70°,...) và đèn tử ngoại (nếu có
điều kiện) để khử trùng tay, quần áo và bao gói dụng cụ điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm,
bao bì thức ăn động vật,... mỗi khi cần đưa vào hoặc ra khỏi khu vực cách ly. Những
người có trách nhiệm chăm sóc, lấy mẫu bệnh phẩm và điều trị bệnh cho động vật ở nhà
cách ly hay khu cách ly cần tránh đi lại nhiều không cần thiết giữa khu cách ly với khu
bình thường. Nếu có nhu cầu đi lại giữa hai khu vực phải áp dụng biện pháp tiêu độc
(nhúng ủng vào dung dịch tiêu độc, thay quần áo bảo hộ khi ở không gian đệm, phun dịch
sát trùng hoặc chiếu tia cực tím lên dụng cụ mang theo để lấy mẫu bệnh phẩm, tiêm
thuốc,...) tránh đưa những vật có thể mang mầm bệnh từ khu vực cách ly ra khu vực an
toàn.
Điều trị triệt để: Phải điều trị triệt để những con bệnh tiên lượng tốt ở trong ổ dịch
cho đến khi lành bệnh và không để chúng trở thành vật mang trùng. Nếu thấy khả năng
điều trị không khỏi (tiên lượng xấu) thì phải xử lý ngay. Cách xử lý tùy theo loại bệnh: có
thể giết chết đem chôn hoặc đốt (giết hủy), hoặc giết thịt luộc rán làm thực phẩm hoặc
chế biến thành công nghệ phẩm và thức ăn gia súc (giết thịt tận dụng). Khi xử lý cần phải
chú ý tránh lây lan bệnh.
b. Đối với động vật nghi lây bệnh
Phải điều tra để phát hiện những con tiếp xúc với con bệnh do nuôi chung, chăn
dắt chung hoặc tiếp xúc với sinh vật môi giới và ngoại cảnh chứa mầm bệnh. Trên
nguyên tắc, mọi súc vật có thể nhiễm bệnh (súc vật mẫn cảm) ở trong một ổ dịch đều
phải được coi là con nghi đã bị lây, vì chúng nếu không tiếp xúc với con bệnh thì cũng
tiếp xúc với ngoại cảnh chứa mầm bệnh. Những loại súc vật trên phải được cách ly với
thời gian nung bệnh dài nhất có thể vận dụng. Phải khám nghiệm lâm sàng, xét nghiệm,
tiêm phòng khẩn cấp hoặc điều trị dự phòng và tiến hành tiêu độc thích hợp.
c. Xử lý tình huống dịch bệnh động vật
Khai báo dịch khẩn cấp: Mọi người, trước hết là chủ vật nuôi, tổ chức và cá nhân
chăn nuôi động vật, người áp tải động vật trên đường vận chuyển, đều có nhiệm vụ và có
quyền khai báo dịch bằng mọi phương tiện nhanh chóng nhất với nhân viên thú y, cơ
quan thú y hoặc cơ quan chính quyền gần nhất. Nhân viên thú y và cơ quan thú y khi
được thông báo về tình hình động vật phát bệnh, chết bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thì phải
nhanh chóng chẩn đoán xác định bệnh, nếu xác định bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục
bệnh phải công bố dịch thì phải hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ sản phẩm động vật thực
hiện các biện pháp xử lý dịch bệnh như không bán, không giết mổ và không vứt động vật,
xác và sản phẩm động vật ra môi trường mà phải cách ly động vật mắc bệnh, bố trí người
chăm sóc động vật, hạn chế lưu thông động vật và sản phẩm động vật, chôn hoặc đốt xác
động vật và chất thải của động vật bệnh, vệ sinh khử trùng cơ sở (chăn nuôi, giết mổ,
phương tiện vận chuyển,...). Nhân viên thú y, cơ quan thú y tùy theo tính chất và mức độ
bệnh dịch mà báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp để thực hiện biện pháp phòng
chống dịch bệnh đối với khu vực đó, đồng thời báo cáo cơ quan thú y cấp trên trực tiếp.
Khi được tin ở địa phương có dịch hoặc nghi có dịch thuộc danh mục bệnh phải công bố
dịch, UBND cấp xã phải báo cáo ngay cho UBND cấp huyện biết. UBND cấp huyện phải
cử ngay cán bộ thú y về tận nơi kiểm tra xác minh. Kết quả kiểm tra phải báo cáo lại cho
UBND huyện và Chi cục thú y (hoặc Chi cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú
y thủy sản, nếu bệnh dịch xảy ra ở động vật dưới nước và lưỡng cư) biết để kiểm tra xác
nhận dịch, nếu có dịch thì các cơ quan này quyết định các biện pháp cần thiết để bao vây
và dập tắt dịch, đồng thời phải báo cáo cho sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh hay
thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) biết.
Khi gặp trường hợp có dịch hoặc nghi là dịch nguy hiểm tuy chưa biết chính xác
là bệnh gì, chính quyền địa phương vẫn phải áp dụng ngay những biện pháp đầu tiên như
tạm thời cách ly con vật bệnh, cấm vận chuyển, cấm bán chạy, cấm mổ thịt, tiêu độc để
hạn chế lây lan.
Khi dịch bệnh của động vật trên cạn xảy ra mà Chi cục thú y chẩn đoán là bệnh
thuộc danh mục phải công bố dịch, hoặc nghi ngờ bệnh thuộc danh mục phải công bố
dịch thì Chi cục thú y báo cáo để UBND cấp tỉnh thông báo khu vực hạn chế lưu thông
động vật và sản phẩm động vật, đồng thời báo ngay Cục thú y. Trong trường hợp Chi cục
thú y còn nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh thì gửi bệnh phẩm để Cục thú y tiến hành xác
định bệnh. Nghiêm cấm việc đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông loài
động vật dễ nhiễm và sản phẩm động vật mang mầm bệnh.
Công bố dịch: Khi có dịch bệnh nguy hiểm của động vật xảy ra ở vùng biên giới
giáp Việt nam thì Cục thú y phải báo cáo để UBND cấp tỉnh vùng biên giới đó quyết định
công bố vùng bị dịch uy hiếp và tại đó phải thực hiện các biện pháp như: quy định cửa
khẩu, số và loài động vật được phép thông quan, cấm đưa vào lãnh thổ Việt Nam những
động vật bệnh và dễ nhiễm bệnh (động vật mẫn cảm) và sản phẩm động vật mang mầm
bệnh đó, chỉ đạo thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng cho người và các loại phương tiện
vận chuyển qua cửa khẩu, xác định vùng bị dịch uy hiếp hay vùng đệm (để thành lập
vành đai bảo vệ) trong phạm vi 5 km tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp như
vùng bị dịch uy hiếp.
Khi có báo cáo bằng văn bản của UBND cấp huyện về tình hình diễn biến dịch
bệnh và văn bản kết luận của Chi cục hoặc Cục thú y (hoặc tương đương đối với động vật
dưới nước và lưỡng cư) đã xác định dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải công bố
dịch, UBND cấp tỉnh ra lệnh công bố dịch. Lệnh công bố dịch phải ghi rõ tên bệnh và
những vùng (địa phương) có dịch.
Tùy theo tính chất bệnh, tình hình địa lý, tình hình diễn biến ổ dịch mà quyết định
vùng có dịch và vùng nguy cơ dịch (vùng dịch uy hiếp), không công bố tràn lan, chỉ
khoanh vùng cần thiết để bao vây dập tắt dịch. Có thể công bố dịch ở một trại chăn nuôi,
một thôn, một xã hoặc nhiều xã, một huyện hoặc nhiều huyện trong tỉnh.
Khi ra quyết định công bố dịch, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải báo cáo với Bộ
trưởng Nông nghiệp và PTNT, đồng thời báo cáo lên Chính phủ. Khi có quyết định công
bố dịch, chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có dịch có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các ngành
các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội trong địa phương và huy động nhân lực, vật lực
theo pháp luật để thực hiện các biện pháp chống dịch. Việc xác định giới hạn vùng có
dịch và lập vành đai bảo vệ quanh vùng có dịch cũng do UBND cấp tỉnh quyết định và
thông báo cho cấp dưới và các cơ quan hữu quan.
Tùy tính chất và quy mô của dịch mà thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã,
huyện và tỉnh, đồng thời thành lập Ban chống dịch các cấp với thành phần gồm lãnh đạo
chính quyền (phó chủ tịch tỉnh, huyện phụ trách nông nghiệp), lãnh đạo ngành nông
nghiệp (giám đốc hoặc phó giám đốc Sở, trưởng hoặc phó phòng phụ