Phong thủy - Cây xanh quanh nhà theo phong thuỷ

CÂY XANH QUANH NHÀ THEO PHONG THUỶ PGs Lê Kiều Kiến trúc gắn liền với cây xanh. Cây xanh tạo ra màu sắc cho kiến trúc, tạo ra không khí trong lành cho con người sử dụng nhà. Kiến trúc ngày nay có nhiều người nghiên cứu chuyên về cây trồng làm tôn vinh vẻ đẹp cho công trình. Mảng lá đậm, lá thưa, cây cao hay cây thấp tuỳ theo mỹ quan toàn cảnh, tuỳ theo điểm nhìn mong muốn mà nhà kiến trúc lựa chọn theo chủ đề cây tôn vẻ đẹp cho nhà. Hoặc như chuyện dân gian về nhà bên ấy trồng trầu, bên này trồng cau. Anh bên này đi xa mẹ xin bên ấy nắm lá trầu nhuộm áo cho anh, rồi anh xa vắng, hoa cau bên này rụng trắng sân nhà em. Câu cau, dàn trầu gắn tình đôi lứa. Cây xanh đấy, thơ mộng đấy, gần gũi và thân thiết đấy. Bây giờ cũng có nhiều người luận về ý nghĩa cây trồng theo cách lý giải riêng của mình. Chẳng hạn, mặt trước vườn sát sân nhà trồng ba cây cau, gia chủ giải thích là trái đất bị con người làm tổn thương nhiều quá nên ba cây cau này là ba mũi kim châm cứu chữa bệnh cho hành tinh của ta. Thày phong thuỷ lại không nghĩ riêng về cảnh quan hay tình tứ như thế. Thày phong thuỷ thường lý giải việc trồng cây theo hoạ phúc của gia chủ. Dã sử bên Tàu truyền lại, có chủ nhà tên Bão Viên nhà nghèo mà những người trong nhà thường ốm đau quặt quẹo. Nhân có lúc gặp thày phong thuỷ, Bão Viên đem chuyện nhà mình ra than thở, thày phán hãy xem lại cây cối quanh nhà thì thấy góc đông bắc vườn sát nhà có cây dâu lớn. Theo phong thuỷ thì trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng hoè. Cây dâu tiếng Hán là "tang" trùng âm với tang là lễ đám ma. Trồng dâu trước nhà khác chi mong nhà có hung sát, chủ trì chuyện chết chóc, khóc than, chỉ nghèo và ốm thôi còn là may đấy. Dâu trồng trước nhà được gọi là tang môn thần.Theo điển cổ thì bãi dâu còn là nơi hò hẹn của trai gái bất chính. May mà con cái nhà Bão Viên còn bé, nếu không chắc thày phong thuỷ lại luận đoán cho các cháu những chuyện chẳng hay ho gì. Thật tội cho cây dâu. Cây dâu rất có ích. Lá dâu nuôi tằm lấy tơ dệt lụa. Cây dâu là cây thuốc nam rất quý. Riêng cây dâu có thể có tới 6 vị thuốc nam như lá dâu, vỏ rễ cây dâu, quả dâu, tầm gửi cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu. Những vị thuốc nam này rất hay dùng đến trong các bệnh thông thường như lợi tiểu, ho lâu ngày, bổ thận, sáng mắt . Thày phong thuỷ bào chữa cho mình là vấn đề trồng cây dâu ở đâu so với ngôi nhà chứ không nói cây dâu có hại.

doc31 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phong thủy - Cây xanh quanh nhà theo phong thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạn có biết CÂY XANH QUANH NHÀ THEO PHONG THUỶ PGs Lê Kiều Kiến trúc gắn liền với cây xanh. Cây xanh tạo ra màu sắc cho kiến trúc, tạo ra không khí trong lành cho con người sử dụng nhà. Kiến trúc ngày nay có nhiều người nghiên cứu chuyên về cây trồng làm tôn vinh vẻ đẹp cho công trình. Mảng lá đậm, lá thưa, cây cao hay cây thấp tuỳ theo mỹ quan toàn cảnh, tuỳ theo điểm nhìn mong muốn mà nhà kiến trúc lựa chọn theo chủ đề cây tôn vẻ đẹp cho nhà. Hoặc như chuyện dân gian về nhà bên ấy trồng trầu, bên này trồng cau. Anh bên này đi xa mẹ xin bên ấy nắm lá trầu nhuộm áo cho anh, rồi anh xa vắng, hoa cau bên này rụng trắng sân nhà em. Câu cau, dàn trầu gắn tình đôi lứa. Cây xanh đấy, thơ mộng đấy, gần gũi và thân thiết đấy. Bây giờ cũng có nhiều người luận về ý nghĩa cây trồng theo cách lý giải riêng của mình. Chẳng hạn, mặt trước vườn sát sân nhà trồng ba cây cau, gia chủ giải thích là trái đất bị con người làm tổn thương nhiều quá nên ba cây cau này là ba mũi kim châm cứu chữa bệnh cho hành tinh của ta. Thày phong thuỷ lại không nghĩ riêng về cảnh quan hay tình tứ như thế. Thày phong thuỷ thường lý giải việc trồng cây theo hoạ phúc của gia chủ. Dã sử bên Tàu truyền lại, có chủ nhà tên Bão Viên nhà nghèo mà những người trong nhà thường ốm đau quặt quẹo. Nhân có lúc gặp thày phong thuỷ, Bão Viên đem chuyện nhà mình ra than thở, thày phán hãy xem lại cây cối quanh nhà thì thấy góc đông bắc vườn sát nhà có cây dâu lớn. Theo phong thuỷ thì trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng hoè. Cây dâu tiếng Hán là "tang" trùng âm với tang là lễ đám ma. Trồng dâu trước nhà khác chi mong nhà có hung sát, chủ trì chuyện chết chóc, khóc than, chỉ nghèo và ốm thôi còn là may đấy. Dâu trồng trước nhà được gọi là tang môn thần.Theo điển cổ thì bãi dâu còn là nơi hò hẹn của trai gái bất chính. May mà con cái nhà Bão Viên còn bé, nếu không chắc thày phong thuỷ lại luận đoán cho các cháu những chuyện chẳng hay ho gì. Thật tội cho cây dâu. Cây dâu rất có ích. Lá dâu nuôi tằm lấy tơ dệt lụa. Cây dâu là cây thuốc nam rất quý. Riêng cây dâu có thể có tới 6 vị thuốc nam như lá dâu, vỏ rễ cây dâu, quả dâu, tầm gửi cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu. Những vị thuốc nam này rất hay dùng đến trong các bệnh thông thường như lợi tiểu, ho lâu ngày, bổ thận, sáng mắt ... Thày phong thuỷ bào chữa cho mình là vấn đề trồng cây dâu ở đâu so với ngôi nhà chứ không nói cây dâu có hại. Trước nhà nên trồng hoè với ý nghĩa cây hoè mang lại điều lành. Cũng chẳng có lý do gì chính đáng mà chỉ vì Vương Đán viết trong Tống sử rằng ông Vương Dụ tự mình trồng ba cây hoè ở sân và nói: " Đời sau ta, con cháu có người làm nên tư mã, tư không và tư đồ thì ba cây hoè này chính là tam công vậy". Luận về lợi ích của cây hoè thì cây này cũng là cây thuốc quý. Hoa hoè dùng làm thuốc cầm máu trong bệnh ho ra máu, đổ máu cam và hạ huyết áp. Phong thuỷ có cả loạt quan điểm hoàn chỉnh về cây cảnh. Phong thuỷ cũng cho rằng cây cối được coi như xiêm áo của con người. Không có cây che thì không bảo vệ được nhà cửa. Cây che gió, cây chống lại khí lạnh, cây tạo ra môi trường thích hợp cho cuộc sống con người. Cây cỏ tươi tốt thì sinh khí vượng thịnh, hộ ấm địa mạch, phú quý hoàn cục. Trồng cây phải theo qui tắc chặt chẽ. Phía đông trồng đào, trồng dương ( dương là thứ cây giống như liễu nhưng mùa đông lá rụng). Phía nam trồng mai, trồng táo. Phía tây trồng thị, trồng du ( du là cây nhỏ, bẻ cành, ngửi mùi khó chịu). Phía bắc trồng mận, trồng lý ( lý là một cây họ mận, nom gần giống như mận). Theo đúng qui tắc này thì rất tốt lành ( đại cát , đại lợi ). Ngược lại mà đông mận, tây đào, nam lý, bắc táo thì phạm vào tà dâm, trong nhà loạn ẩu. Thực khó mà thấy ở qui tắc này cơ sở khoa học nào minh chứng. Nhưng nếu suy cho cùng phải chăng là do nhựa cây, phấn hoa có chất gì đó xung khắc với cuộc sống thường nhật của con người ? Phong thuỷ yêu cầu khi trồng cây cảnh hay cây tạo bóng, tạo xanh quanh nhà hết sức cẩn trọng. Cần dùng la bàn để ngắm, để đo đạc cho chỉnh chu, ngay ngắn và chính xác vị trí. Phương Nhâm, Tý, Quí , Sửu hợp với cây dâu, cây trắc. Phương Mão, Dần, Giáp, Ất hợp với tùng, bách. Phương Thân,Canh, Dậu, Tân nên trồng thạch lựu. Phương Tỵ, Thìn, Tốn hợp với rừng lớn. Phương Tuất, Càn, Hợi hợp với rừng tán lá thấp. Thật là mơ hồ và võ đoán. Gọi là phương vị phải xem đâu là tâm điểm để xác định. Nếu ta lấy ngôi nhà xác định thì mới biết được phương vị theo các hướng can, chi. Mà vẫn thổ nhưỡng ấy, vi khí hậu ấy, chỉ vì hoán vị trí của cây mà lành, dữ khác xa là điều chưa thể tin ngay được. Thày phong thuỷ còn có những khẩu quyết như: "cây cối vây quanh, thanh nhàn hưởng phúc". Quanh nhà trồng cây xanh tốt thì tạo được vi khí hậu mát mẻ vào mùa hạ, ấm áp vào mùa đông. Người sống trong nhà sẽ được sức khoẻ, tinh thần thoải mái. Điều này là kinh nghiệm dân gian lâu dời. Môi trường sinh hoạt của con người luôn luôn gắn với cây cỏ, với màu xanh dịu mát. Những nếu những cây hoa nhiều quả lắm mà sát ngay chỗ ra vào, dễ gây những cảnh gợi tình thì "Đào, mận trước cửa, trai gái rượu chè". Đây cũng là cách tư duy phong kiến. Tuy thế, qua sân trước nhà rồi tiếp đến vườn thì hai bên cửa vào vườn trồng đôi đào mận thì lại được phép. Ngay trong sân nhà mà có " Một cây chặn ngay trước cửa, mẹ goá con côi". Cửa vào phòng mà có cây to chắn lối, theo người xưa, kẻ trộm dễ có chỗ nấp rồi vào nhà làm bậy. Để cây như vậy không tốt cho an ninh của gia đình. " Môn đối thuỳ dương ( cửa kề cây dương) , bất đắc kỳ tử ( chết treo xà nhà). Thuỳ dương là cây ẻo lả, cành rũ như tóc rũ nên nhìn cành dương qua cửa sổ gây tâm lý bất ổn. Rễ cây đào mọc chĩa vào nhà , con cháu được phù hộ ngầm. Có hai cây sóng đôi trước cửa thì xúc vật hay ốm mà người thì khoẻ. Trúc mộc xoắn xuýt, đủ ăn, nhiều lộc. Cây to góc tường, lắm chuyện kinh hoàng... Những khẩu quyết loại như thày phong thuỷ nêu trên đây có phần do hình dáng cây cối, có phần xét theo quan điểm an ninh cho chủ nhà mà đặt ra điều lành, dữ. Chúng tôi cũng nghiên cứu xem những loài cây thày phong thuỷ gắn với điều lành dữ có ảnh hưởng gì về mặt thực vật học không thì rất ít liên quan. Thực ra tính chất thực vật hết sức đáng lưu tâm. Thí dụ như cây trúc đào người xưa còn gọi là đào lê. Lá cây giống lá trúc mà hoa lại giống hoa đào nên gọi là trúc đào. Lá và hoa trúc đào rất độc. Tại đảo Corse nước Pháp đã có trường hợp binh lính bẻ cành trúc đào xiên thịt nướng chả ăn bị ngộ độc chết. Cây trúc đào mọc gần giếng, rễ trúc đào chui vào giếng làm nước giếng bị độc. Người xưa dùng bột vỏ cây trúc đào và bột gỗ trúc đào để làm bả chuột. Không trồng trúc đào ở vườn gần nhà. Còn nhiều khẩu quyết nữa, phần lớn chỉ là những điều thiếu cơ sở khoa học để tin như cây một trụi trơ, mẹ chồng con dâu bất hoà; trong sân có cây to cổ quái khí thông mà danh bại. Trước nhà có hai cây bằng nhau không quá cao, không quá thấp, như hai anh em đứng bên nhau, thày phong thuỷ khen thế cây tạo cho gia chủ thang mây đỗ đạt. Rễ cây sần sùi, chủ nhà đui điếc. Trúc mộc xoắn xuýt, đủ ăn, nhiều lộc. Trong sân bên trái có cây, bên phải không có cây thì lành ít, dữ nhiều. Bên phải nhà có cây hoa đỏ rực rỡ làm tan cửa nát nhà. Điều này chẳng qua vì luận lý rằng bên phải nhằm đàn bà con gái trong nhà. Trong nhà có đàn bà con gái lộng lẫy, trong một xã hội an ninh không tốt thì chỉ mang hoạ cho nhà. Thật khiếp đảm. Thày doạ thế, không tin mà làm khác đi thì cũng e ngại! Một đôi điều thày phong thuỷ phán, nghiền ngẫm thì chấp nhận được. Thày khuyên phương càn ( tây bắc của ngôi nhà) nên có cây to. Hướng tây bắc mặt trời xiên nóng. Có cây tạo bóng, chắn nóng là điều hay. Càn mà có mộc tinh chắn giữ thì lợi thấy rõ ràng. Trong sân không được có cây to. Điều này thày lại đúng. Ngày xưa, nhà không cao, chỉ dăm ba mét. Cây thường cao hơn nhà ba bốn lần nên là nơi tụ sét khi mưa giông. Ngoài ra , rễ cây to đội đất ở sân thậm chí đâm xuyên vào nhà, thật không hay ho gì. Rồi gió to, cây đổ, gãy cành sẽ đe doạ chủ nhà. Thày phong thuỷ thích quanh nhà trồng tre, trúc. Điều này cũng chấp nhận được. Tre bảo vệ cho nhà chống trộm cắp. Tre cung cấp thực phẩm là măng khi đói lòng. Tre lại giúp nguyên liệu đan lát, cây que khi động dụng. Như thế, thày phong thuỷ có những cách suy nghĩ của mình chung quanh cây cối quanh nhà. Phần lớn những khẩu quyết của thày ít cơ sở để tin. Ta biết cho vui, còn nghe theo thày là điều khó thực hiện. Bạn đọc có cách lý giải nào hay hơn, xin mời chỉ giáo. /. Bạn có biết PHONG THUỶ BỐ TRÍ CỬA CHO NGÔI NHÀ Gs Mộc Thiên Khi nghiên cứu để thiết kế và xây dựng một ngôi nhà ở thì nhà và cửa gắn bó với nhau mật thiết. Cửa làm nhiệm vụ nối thông các không gian trong và ngoài ngôi nhà. Cửa sổ chỉ mở để lấy ánh sáng, lấy không khí nhưng cửa đi còn giúp cho giao thông . Cửa đồng thời có nhiệm vụ trang trí cho ngôi nhà. Phong thuỷ quan niệm rằng ngôi nhà phải là nơi tích nạp hai loại khí: địa khí là khí từ đất từ trời đến ngôi nhà và môn khí là khí từ cửa vào nhà. Muốn chủ ngôi nhà làm nên ăn ra, giàu sang phát đạt, con cái đề huề, mọi việc như ý thì địa khí và môn khí phải cùng vượng. Phong thuỷ coi cửa là yết hầu của ngôi nhà mà phần trên của cửa tiếp nhận môn khí và phần dưới của tiếp nhận địa khí. Cửa phải đón được khí lành, ngăn cản được khí dữ, khí ác. Cửa không chỉ quan trọng cho chính ngôi nhà được xem xét mà còn có vị trí gắn bó với cửa của những nhà lân cận. Hai nhà đối diện nhau nên làm có cao độ ngưỡng cửa dưới bằng nhau và độ cao cửa bằng nhau. Điều này do quan niệm sống hoà hợp xóm giềng với nhau của cộng đồng theo triết lý cổ Trung hoa. Cửa của hai nhà đối diện nhau mà cái to, cái nhỏ sẽ dễ nảy sinh tỵ nạnh, xóm giềng bất hoà vì phong thuỷ cho rằng nhà nào có cửa to hơn sẽ được giàu sang hơn nhà có cửa nhỏ. Mà khi xóm giềng đã bất hoà, thì an ninh xã hội giảm kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sự làm ăn, sinh sống. Kích thước của cửa phải tỷ lệ với ngôi nhà. Nhà to mà làm cửa nhỏ, thày phong thuỷ cho rằng làm ăn sẽ không phát đạt. Ngược lại nhà nhỏ mà làm cửa to thì của cải trong nhà lại hao tán. Đường dẫn từ cổng ngõ vào nhà mà hẹp thắt thì ấn tượng như bị bó rọ, tù túng, gia chủ sẽ khó làm ăn phát vượng. Ngõ xộc vào cổng mà qua đó chiếu thẳng vào cửa chính ngôi nhà là điều rất kiêng kỵ với phong thuỷ. Thày sẽ phán bảo là người trong nhà dễ đau yếu. Điều này lý giải được theo cách nhìn ngày nay là gió thổi sẽ hút dọc theo đường, thốc vào nhà. Bụi trộn lẫn nhiều loại vi khuẩn có hại sẽ quẩn với gió làm cho không khí trong nhà luôn nhiễm bẩn. Đó là lý do khiến người sống trong nhà hay đau yếu. Về an ninh, thì cửa ngõ bố trí như thế, người đi đường có điều kiện xoi mói quan sát trong nhà, rình mò, " chiếu tướng" căn nhà. Hướng Tây Bắc nhà không nên trổ cửa. Lời khuyên này cần được kiến trúc sư xét rất cụ thể theo địa hình, vị trí đặt nhà. Nói chung, hướng Tây Bắc nhiều điều bất lợi. Phía Tây Bắc của Trung quốc là vùng đất hoàng thổ ( loes) rất rộng. Phần lớn thời gian trong một năm của vùng này là khô hạn và gió cuốn bụi đất hoàng thổ bay mù trời, việc bít tường hay dùng cây to chắn về hướng Tây Bắc là hợp lý. Phía Tây mặt trời chiếu gay gắt từ trưa về chiều. Với các nước phía Nam Trung quốc nên hạn chế mở cửa về hướng Tây, nhất là Tây Bắc. Nhà của người Trung quốc và nhà cổ nước ta hay bố trí các phòng phía Tây dành cho kho chứa hoặc phòng của đàn bà. Lý do chính, những phòng này bị nóng trong ngôi nhà. Nhà hướng Nam mà gia chủ phong lưu , cả hai phía Đông và Tây đều bố trí hiên diễu. Phòng phía Đông bố trí cho đàn ông ở. Các phòng phía Tây, bố trí cho đàn bà. Câu chuyện cổ, rắc rối về tình yêu ghi chép ở hiên phía Tây nhà ( Tây sương ký ) là xuất phát từ các phòng bố trí cho đàn bà, phụ nữ ở theo cách người Tàu cũ. Nếu nhà bên cạnh đã xây có mái nhọn hay cạnh, góc nhà hướng về phía nhà ta thì không nên trổ cửa để những hình thù kỳ dị ấy chiếu trực diện vào cửa nhà ta. Theo giải thích của thày phong thuỷ, những hình thù nhọn của mái nhà bên như gai đâm vào mình. Những góc, cạnh không lấy gì làm mỹ quan , mở cửa ra như lưỡi dao chặt vào mắt, hoặc như cái ngọn giáo lớn chĩa vào tia nhìn của mình, chỉ gây khó chịu. Từ những hình thù nhọn, sắc làm cho mình dễ bị đau ốm, nhức đầu, chóng mặt. Mở cửa ra , gặp ngay những hình thù nhọn, sắc chém vào mắt, sinh nỗi ám ảnh là cuộc sống riêng tư luôn luôn bị dòm ngó, chẳng dễ chịu chút nào mà ngôi nhà tồn tại nhiều nhiều năm. Mới mở cửa vào nhà , bức tường nhìn thấy trước hết thường được các nhà trang trí theo phong thuỷ bên Tàu bố trí một bức tranh lớn hình con hổ với ý tưởng con hổ sẽ xua đuổi tà ma. Có nhà lại treo tranh Quan Vân Trường là người vũ dũng siêu phàm, sống trung thực, tín nghĩa. Cái oai võ của Quan Công giúp trừ tà ma và kẻ xấu. Lòng trung thực, tính tín nghĩa nhắc nhở với khách tấm lòng gia chủ, tiện cho không khí đàm thoại công việc. Đôi khi có nhà còn dùng bức tượng của Quan Công thay cho bức tranh này. Không để cửa chính vào nhà ở mặt bên, mặt cạnh. Đây là ảnh hưởng của thuyết chính danh trong Khổng giáo: " Người quân tử đi theo đường lớn". Nhà đã có cửa trước phải làm cửa sau. Hai cửa đi trong ngôi nhà hay trong cùng một buồng không thẳng hàng với nhau. Bố trí hai cửa thẳng hàng, của cải vào nhà chảy tuột đi luôn. Đứng về mặt vật lý xây dựng thì hai cửa loại này sẽ tạo ra luồng khí mạnh xuyên phòng nhưng không quét hết không gian chứa trong đó. Trong gian buồng ấy, không khí chỗ luân chuyển quá mạnh nhưng còn chỗ khác vẫn bị tù túng. Khi bất đắc dĩ phải bố trí cửa kiểu thông thống thế này nên có những bức bình phong thấp lửng ngăn ước lệ không gian, làm chậm vận tốc luân lưu không khí. Có thể treo những phong linh điều hoà khí trong phòng. Khí qua phòng không nên để có vận tốc lớn vì vận tốc lớn làm giảm thân nhiệt người cư ngụ trong nhà nhanh, gây cảm do gió lùa. Cũng không nên để không khí tĩnh lặng hay luân chuyển yếu. Tĩnh lặng hay di chuyển yếu không thay đổi được chất lượng không khí trong phòng. Mỗi người một đêm ở trong phòng kín thải ra khoảng 10 m3 khí cácbônic. Nếu không khí không luân chuyển để đưa không khí mới vào thay thế không khí cũ thải loại ra , người trong buồng sẽ bị ngạt. Điều lý luận về lưu thông khí trong phòng của thày phong thuỷ phù hợp với những yêu cầu của vật lý xây dựng. Tuy thế việc bố trí hai cửa đi trong một phòng mà chéo nhau diện tích sử dụng cho giao thông lại lớn để cho diện tích dùng thật sự bị giảm. Quan niệm của phong thuỷ về cửa chính vào nhà giống phương pháp tư duy của kiến trúc sư. Cửa chính vào nhà ví như mồm miệng của con người. Cửa này không được bé quá, cũng không quá rộng. Trổ sai cửa chính làm giảm thiểu sự nghênh đón khí lành vào nhà hoặc cản trở lưu thông khí. Cửa sổ của ngôi nhà như mắt mũi để nhìn và để thở. Cửa sổ phải đảm bảo thông thoáng khí. Phong thuỷ kiến nghị cửa sổ đều phải mở ra phía ngoài gian phòng với lý do để khí vào nhiều và luân lưu đều khắp bên trong. Cửa sổ mở vào trong làm tổn hại đến khí. Phong thuỷ yêu cầu mức trên cao của các cửa trong cùng gian phòng phải nằm theo cùng một độ cao. Cao độ trên của cửa chênh nhau cao thấp làm cho con người sử dụng trong phòng luôn luôn phải điều chỉnh luồng mắt, dễ sinh mệt mỏi. Cách điều chỉnh cho những cửa bắt buộc phải làm có cao trình ngưỡng trên thay đổi là treo phong linh để lưà mắt. Nhà cổ Trung quốc của giới trung, thượng lưu thường làm hiên cả bốn phía nên hầu như bốn phía đều là cửa. Những cửa này chạy suốt quanh phòng, chia thành các tấm khoảng 60 ~ 70 cm chiều ngang, dùng luôn làm vách. Tấm bưng kín dưới, trên là song, có mành, rèm che giảm độ sáng và giữ kín đáo. Nhiều tấm băng kín cả phần trên. Ta có thể lấy hình tượng này qua các đình chùa gỗ đang còn ở nông thôn nước ta hiện nay. Cửa sổ làm sao có thể gắn kết con người với thiên nhiên. Qua song cửa, ban ngày tĩnh mịch quan sát được, bảo vệ được dinh cơ, ban đêm nhìn thấy ánh trăng nhàn nhạt làm chủ nhân sao xuyến với cảnh mà tạo hoá ban, cho. Bố trí cửa trong ngôi nhà theo quan điểm phong thuỷ thì ngoài yếu tố tiện nghi, yếu tố an ninh, còn là yếu tố vật lý xây dựng để cuối cùng nâng được tình cảm gắn bó của con người với nơi ở nữa./. Bạn có biết THỬ XEM CÁI NGHĨA CỦA PHONG THUỶ Gs Mộc Thiên Chúng ta đã quen nhau qua nhiều bài về phong thuỷ. Trong những bài này, chúng tôi đã trình bày quan điểm của mình là người làm khoa học hiện đại nhìn vào phong thuỷ. Điều cắt nghĩa của chúng tôi có khi dựa vào môi trường đặt ngôi nhà hay ngôi mộ. Có khi chúng tôi đi tìm những khía cạnh vật lý xây dựng để giải thích những răn giới hoặc những điều khuyến nghị của phong thuỷ. Đôi lúc lại đưa những khái niệm về vi khí hậu, về khí động lực học để giải thích những điều mà phong thuỷ khẳng định. Đã có lần chúng tôi trình bày quan điểm của mình về phong thuỷ được xem như một hiện tượng văn hoá. Chúng ta có thể dùng nhãn quan của Abraham H. Maslow, nhà triết học nhân văn hiện đại của Hoa Kỳ, trong việc sắp xếp 5 lớp nhu cầu của con người. A. H. Maslow cho rằng con người có các nhu cầu được sắp xếp theo mức quan trọng từ loại nhất đến loại năm là : nhu cầu sinh lý, nhu cầu được an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu khẳng định mình. Từ nhu cầu về sinh lý, con người cần ăn , cần thở, cần uống, cần bài tiết, ... không đáp ứng được những nhu cầu này con người bị nguy hiểm, dẫn đến chết. Nhu cầu an toàn về sinh mạng cũng như an toàn để kiếm sống là mục tiêu để đáp ứng nhu cầu loaị đầu. Kiếm thức ăn khó dần do thiên nhiên không phải lúc nào cũng hào phóng. Tai biến luôn luôn rình rập đe doạ sự an toàn của con người. Trong tâm thức con người xuất hiện lòng mong muốn có được thức ăn, vật dụng do một Đấng siêu nhiên, thần linh ban phát. Tục thờ cúng thần là mong có được những thứ mà mình mong muốn. Tục bói toán là sự đoán ý đồ thần linh, cầu may mắn. Sự kiêng kỵ, răn giới là mong muốn có điều lành, tránh xa điều mà thần linh không muốn. Rồi mỗi cộng đồng sống trong một điều kiện thiên nhiên khác nhau, môi trường khác nhau, có nghĩa là cách kiếm sống khác nhau nên có những tập tục khác nhau, có sự phát triển khác nhau. Người phương Tây được tiếp xúc với phương Đông thì vô cùng kinh ngạc với nền văn minh cũng như những đặc thù văn hoá thần bí của phương Đông. Với phương pháp tư duy nhị nguyên, người phương Tây cố lý giải những điều thần bí theo cách giải thích của họ. Chúng tôi giới thiệu một trong những cách tiếp cận với phong thuỷ của người phương Tây: tiếp cận phong thuỷ theo thuyết xạ. Thuyết xạ giải thích rằng khi thai nhi rời bụng mẹ trở thành một cá thể độc lập thì cũng chịu ảnh hưởng của sức cảm ứng từ trường trái đất đồng thời với sự tiếp thu, phát xạ từ các thiên thể khác. Máu trong người là nơi tích tụ nhiều sắt nên là vật chất chịu tác động mạnh nhất của từ trường. Não bộ của con người là trung tâm điều khiển sự sống nên khi chịu tác động của từ trường có thể biến đổi hoạt động. Như vậy, sự sống của con người chịu tác động trực tiếp của từ trường của rất nhiều loại vật chất chung quanh, trong môi trường mà con người sinh sống. Từ trường xâm nhập cơ thể theo cách nào đó sẽ có lợi cho trí tuệ và thể chất con người. Từ trường xâm nhập cách khác sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực và có tác động trái với sự phát triển bình thường của con người. Ảnh hưởng của từ trường đến cơ thể và trí tuệ con người đã được nhiều thí nghiệm kiểm tra và chấp nhận. Nhiều bạn đeo vòng có từ tính ở tay để điều chỉnh áp huyết là một trong những cách trị liệu ngày nay. Người ta đã thí nghiệm với khỉ. Cho nhiều con khỉ khác nhau chịu tác động của từ trường khác nhau trong thời gian định sẵn , những con khỉ này đã thể hiện những sắc thái, hành vi khác nhau. Điều đó, phương Tây kết luận, những nguyên tắc, những khuyến nghị cũng như điều răn giới của phong thuỷ là dựa vào kinh nghiệm của con người nhúng trong môi trường từ tính tạo nên. Cường độ từ trường ảnh hưởng đến trái đất phụ thuộc khá nhiều vào các vận động của các thiên thể. Mặt trời và những vận động của mặt trời ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến dòng từ trái đất. Từ chỗ thay đổi cường độ và phương, chiều của luồng từ mà khí hậu cũng như nhiều vận động khác của trái đất ảnh hưởng theo. Những thay đổi này làm cho con người cũng chịu những tác
Tài liệu liên quan