I.Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Bò:
1. Bệnh tụ huyết trùng:
+ Nguyên nhân: do vi trùng Pastuerella Bioseptica, bệnh thường xảy ra cùng
với dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu. Ở Lâm Đồng bệnh xảy ra quanh năm do
mùa mưa ẩm độ cao, mùa khô trời nóng biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh
lệch lớn, nguồn nước khan hiếm và bị ô nhiễm,
+ Triệu chứng:
10 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phòng và điều trị bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Và Điều Trị Bệnh
I.Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Bò:
1. Bệnh tụ huyết trùng:
+ Nguyên nhân: do vi trùng Pastuerella Bioseptica, bệnh thường xảy ra cùng
với dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu. Ở Lâm Đồng bệnh xảy ra quanh năm do
mùa mưa ẩm độ cao, mùa khô trời nóng biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh
lệch lớn, nguồn nước khan hiếm và bị ô nhiễm,
+ Triệu chứng:
Thể nhẹ: các niêm mạc mắt, miệng tụ máu; ho, khó thở, chảy nước mũi vàng,
phổi có nước; tiêu chảy.
Thể nặng: sốt cao, xuất huyết ở niêm mạc mắt, miệng; phù cổ, sưng cuống
họng, lưỡi bầm tím, thở khó, ỉa ra máu; thú chết trong 2-3 ngày sau đó.
+ Điều trị: dùng liên tục kháng sinh trong 3-5 ngày.
+ Phòng bệnh: bằng vacxin tụ huyết trùng với liều 5 ml/con và 6 tháng tiêm
lại 1 lần.
2. Bệnh lở mồm long móng:
+ Nguyên nhân: do 7 chủng của vi rút hướng thượng bì aphthovirut gây ra, là
bệnh cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng, bệnh lây lan qua đường hô hấp,
tiếp xúc trực tiếp qua vết thương, nước miếng, nước tiểu, thức ăn, qua không
khí;
+ Triệu chứng: bò sốt từ 3 -6 ngày 40 -41độ, ủ rủ ăn uống kém, lông xù,
miệng chảy nhiều nước bọt như bọt bia, khoé miệng, nứu răng, vành móng lở
loét mang mủ, bò đi lại khó khăn;
+ Phòng, điều trị bệnh: chỉ điều trị triệu chứng đối với những con mới mắc
bệnh ở thể nhe, để tránh kế phát các bệnh khác; bệnh không có thuốc trị (khi
bò mắc bệnh LMLM thì không sử dụng làm giống); chỉ tuân thủ biện pháp
tiêm phòng định kỳ năm 2 lần và tiêm bổ sung theo lứa tuổi;
3. Bệnh ký sinh trùng:
Bệnh này chủ yếu là ve, các bệnh nấm ngoài da và ký sinh trùng;
+ Ve bám ngoài da, hút máu và truyền bệnh ký sinh trùng máu cho bò, các vết
ve bám dễ gây bệnh ngoài da (nấm, mốc, lở loét,). Phòng và diệt ve bằng
cách phun xịt thuốc diệt ve, thực hiện vệ sinh đồng cỏ và chăn thả định kỳ.
Diệt ve ngoài da cho bò ở nơi khô sạch và thường xuyên tắm chải để phòng
bệnh ngoài da;
+ Đối với bệnh ký sinh trùng nội quan chủ yếu thường xảy ra trên những con
bê dưới 1 năm tuổi: bê bị ho, bụng to, lông xù, gầy ốm. Một số thuốc trị ký
sinh trùng như: Levamisol, Tetramisol, Menbendasol, Ivermectin,
4. Để bò không bị cước chân
Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm
chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị
suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là
nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng
trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Nhận biết bệnh cước chân: Đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên,
vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong
ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương
sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám có
chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu
xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây
biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở
não.
Phòng bệnh: Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô
ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để
chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho
ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.
Trị bệnh: Nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng gừng giã nhỏ hoà
rượu xoa bóp hàng ngày.
Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau
đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.
Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị. Tiêm bắp
một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000 - 10.000 UI/kg thể
trọng/ngày; Ampicillin 7 - 10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1ml/15 kg
TT/ngày; Amtyo 7 - 8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein
20 - 25 mg/kg P, Vitamin B1: 2 - 3 mg/kg P, Vitamin C: 3 - 5 mg/kg P. Điều
trị liên tục 5 - 7 ngày cho khỏi bệnh.
5. Chữa lở mồm long móng cho trâu, bò bằng thuốc nam
Trâu, bò và đặc biệt là đối với trâu, bò nuôi thả rông thường bị các bệnh về
chân móng nói riêng và các bệnh khác nói chung sau mùa đông giá lạng do
chúng đã bị đuối sức sau đợt chống chịu sự khắc nghiệt của thời tiết.Chữa
bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò dù bằng phương pháp Tây y hay Đông y
cũng chủ yếu là chữa triệu chứng vì đây là loại bệnh do virut gây nên. Mục
đích chữa trị là giúp vết thương mau lành, đề phòng nhiễm trùng kế phát gây
biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của con vật.
Chữa miệng
Tốt nhất rửa miệng trâu, bò bị bệnh bằng nước các loại quả chua thông
thường dễ kiếm như: khế, chanh, quất, me..., giã nát các loại quả trên, hoà với
chút muối. Dùng xi lanh bơm ướt các vết loét trên lưỡi và niêm mạc mồm.
Ngày 2-3 lần, liên tục trong 4-5 ngày. Có thể dùng bã chanh, múi khế cho
trâu, bò nhai.Tuyệt đối không được chà xát vào vết thương vì dễ làm bong
niêm mạc, khiến cho con vật bị đau, rát, ăn kém, sút cân nhanh chóng.
Chữa móng
Rửa sạch chân trâu, bò bằng nước muối pha nồng độ 10% (100g muối, 1 lít
nước sôi nguội) hoặc nước lá chát (lá sim, ổi, muối và sẻ 3, trầu không, chè
tươi) có cho thêm chút muối.Bôi các chất sát trùng hút mủ, chóng lên da non
như bột than xoan trộn với dầu lạc. Đồng thời đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng
vào vết thương kẽ móng chân bằng cách đắp thuốc lào, thuốc lá khô băng lại.
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát.Khử trùng chuồng trại
định kỳ 10-12 ngày/lần bằng các loại thuốc khử trùng diệt vi rút thời gian dài
như: Virkon (Han-Iodine 10%) Oxidan-Tca,...Chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò
chu đáo để nâng cao sức đề kháng.
6. Xử lý bò bị chướng hơi dạ cỏ
1. Nguyên nhân mắc bệnh: Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức
ăn xanh nên hệ thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ
cỏ chưa thích ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn
nhiều nhưng sức tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ
dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men,
sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ. Ngoài ra bò chướng hơi vì mắc một số
bệnh khác như: Viêm nhiễm ruột, dạ múi khế, dẫn đến giảm nhu động dạ cỏ,
hơi từ dạ cỏ chậm thoát ra ngoài. Bò bị viêm hầu, họng sưng không nhai được
thức ăn tồn đọng lâu lên men sinh hơi gây ra chướng hơi dạ cỏ.
2. Triệu chứng: Bò đang ăn bình thường hay đứng ở chuồng, phần hõm hông
phía trái căng phồng nhanh, căng phồng cao hơn cả sống lưng. Khi gõ có
tiếng kêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi. Bò thở khó, thở nhanh, đi lại
khó khăn, mắt trợn ngược, nếu không can thiệp kịp thời rất dễ tử vong.
3. Điều trị:Cho uống ngay 1 trong các loại dung dịch
1. Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.
2. Nước dưa chua: 3- 5 lít.
3. Bia hơi: 3 – 5 lít.
Dùng biện pháp cơ học, lấy tay kéo lưỡi bò ra và sát nước gừng vào lưỡi để
gây ợ hơi ra ngoài.
Dùng tay lấy phân ở hậu môn ra để thông hơi, lấy rơm chà xát ở hông bên trái
làm tăng nhu động của dạ cỏ.
Nếu có điều kiện gần trạm thú y hay có dụng cụ và thuốc thú ý:
Tiêm tĩnh mạch MgSO4 (Mazê Sunpat) 50-60ml/100kg trọng lượng.
Tiêm Strychnin B1 20ml/con
Tiêm Dilocarpin 1% 10 – 15ml/con
Hoặc dùng: Magiêsi sulphate 100gr
Muối ăn 50gr
Thuốc tím 2gr
Pha 3 loại này vào 2 lít nước cho uống 2 lần/ngày.
Dùng muối ăn 100gr, tỏi 50gr, gừng 30gr giã nhuyễn và pha vào 2 lít nước
cho uống 2 lần cách nhau 2 – 3 giờ.
Khi đã dùng tất cả các biện pháp không khỏi, thấy bò vẫn căng hơi có khả
năng nguy hiểm (tử vong) thì phải chọc thủng hông trái để cho hơi ra ngoài.
Dùng Trocart, cây trúc nhỏ chọc thẳng vào hõm hông trái nơi căng nhất. Khi
chọc dùng ngón tay bịt đầu lỗ lại, cho hơi ra từ từ đừng cho ra nhanh gây
choáng bò sẽ chết đột ngột. Khi hơi ra hết vẫn để nguyên Trocart tại đó để
cho hơi thoát ra đến khi bò khỏi hẳn. Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng
dùng:
1. Ampi-Septol 1ml/10kg trọng lượng
2. Chlotetradexa 10ml/100kg trọng lượng
3. Gentamycin 1ml/10kg trọng lượng
Bệnh chướng hơi dạ cỏ xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, vì vậy khi bò ăn nhiều
cỏ non nên trộn thêm ít rơm khô. Bò mới đẻ có chế độ ăn từ thấp đến cao,
không cho bê nhỏ bú sữa bò mẹ bị viêm vú, sữa vắt ra cho bê uống ngay
không để lâu.
II. Phòng Chống Bệnh Lở Mồm Long Móng
Dịch lở mồm , long móng đã xuất hiện với hàng nghìn con trâu, bò và lợn bị
nhiễm bệnh. LMLM là loại bệnh hết sức nguy hiểm, lây lan nhanh, do đó các
vùng có dịch cần xử lý triệt để theo hướng dẫn của thú y.
I. Tìm hiểu về bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng là bệnh một truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh do
loại virus ARN nhỏ nhất, thuộc họ Picornaviridea, giống Aphthovirus gây ra.
Đây là một loại virus hướng thượng bì, có đặc điểm sốt và xuất hiện mụn
nước ở miệng, chân và đầu vú. Thời loạn ủ bệnh của virus thường kéo dài ba
đến tám ngày, khi nhiễm bệnh con vật lên cơn sốt cao (40-41oC), ủ rũ, bỏ ăn,
ở những con đang cho sữa lượng sữa sẽ giảm đột ngột, thậm chí nhiều con bị
mất sữa. Đến ngày hôm sau, mụn nước bắt đầu xuất hiện ở chân (kẽ móng,
quanh gờ móng và bướu gót chân), niêm mạc (lưỡi, lợi, môi, chân răng) và
đầu vú. Lúc đầu mụn nước rất nhỏ, đường kính một đến hai cm, sau đó phát
triển to lên nhanh chóng, nổi lên trên bề mặt có màu trắng, các mụn này có
thể kết hợp lại với nhau. Tiếp theo mụn sẽ bị vỡ chảy ra dịch màu vàng rơm
tạo nên các vết loét thô sâu ở miệng con vật. Khi bị bệnh con vật ít ăn, hoặc
bỏ hẳn ăn, đi lại khó khăn, nhẹ thì mất sức kéo, nặng có thể dẫn đến chết với
tỷ lệ lên đến 60% đối với những loại gia súc nhỏ.
2. Cơ chế lây lan bệnh
Lở mồm , long móng chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và tiêu hoá. Sự lây
lan giữa bò và lợn phát sinh qua không khí là chính, lợn bị nhiễm bệnh có khả
năng tập trung virus lớn hơn 100- 1.000 lần so với trâu, bò, thời gian tồn tại
của virus trong không khí cũng rất dài. Virus có thể sống sót bên ngoài cơ thể
con vật nếu không chịu tác động bởi nhiệt độ cao hoặc thay đổi độ pH. Nhiệt
độ ở mức 64- 65oC virus sống được 30 phút, ở 70oC thời gian sống của virus
là 15 phút và ở nhiệt độ 80oC virus tồn tại được 3 phút. Trong thịt đông lạnh
virus sống được trong một thời gian dài và truyền từ nơi này sang nơi khác do
vận chuyển các chất thải từ lò mổ hoặc từ quần áo, xe cộ, thậm chí trong điều
kiện mát, ẩm, virus có thể lây truyền đi theo chiều gió rất xa.
Ở lợn đường nhạy cảm nhất là hô hấp, tại đây virus được nhân lên rất nhiều
trong phổi nhưng sự lây lan của bệnh chỉ trong nhóm lây qua miệng. Ở bò
virus thường tồn tại ở mũi, họng, tuyến vị, virus sống trong các mô bào này từ
ba đến bảy tuần. Nguy hiểm hơn virus có sức lây lan rất mạnh đến ngay cả
mặt nạ, khẩu trang cũng không hạn chế được virus xâm nhập.
3. Cách phòng chống
- Theo ông Nguyễn Ngọc Nhiên - Viện phó Viện Thú y quốc gia, các địa
phương khi thấy xuất hiện bệnh phải tổ chức khoanh vùng để dập ngay lập
tức, tiến hành cô lập những vùng có dịch, nghiêm cấm vận chuyển gia súc đã
mắc bệnh đi nơi khác... phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:
Đối với nơi đã xảy ra dịch:
- Thực hiện tích cực việc bao vây dập tắt ổ dịch bằng mọi biện pháp. Xử lý
triệt để gia súc mắc bệnh bằng cách tiêu diệt hoàn toàn tránh lây lan ra diện
rộng, có thể đem gia súc đi chôn cất ở nơi xa dân cư hoặc thiêu đốt.
- Cách ly triệt để đàn gia súc khi số lượng nhiễm bệnh quá nhiều.
- Tiêu độc hằng ngày đối với chuồng nuôi, chất thải và mọi môi giới truyền
bệnh kể cả các phương tiện đi lại bằng nước vôi đặc 10 - 20%, vôi bột hoặc
xút 2%, formon 2%, crezin 5%.
- Tiêm phòng khẩn cấp cho những động vật dễ bị lây nhiễm bằng cách tiêm
phòng bao vây từ phía ngoài vào tâm ổ dịch.
Đối với nơi chưa có dịch:
Tuy chưa nhiễm bệnh, nhưng tại các vùng này phải thực hiện mạnh các biện
pháp sau:
- Cần phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán, tốt nhất là thực hiện chẩn đoán định kỳ
ngăn ngừa bệnh từ xa.
- Thực hiện cách ly nghiêm ngặt động vật có biểu hiện triệu trứng LMLM và
những con được chăn nuôi cùng. Ngăn chặn mọi môi giới truyền bệnh, tăng
cường theo dõi, chăm sóc đàn vật nuôi trong vùng dịch.
- Tiêu độc định kỳ môi trường, nơi liên quan đến chăn nuôi động vật, nhất là
vùng ổ dịch cũ hoặc nơi mới phát sinh để tiêu diệt mầm bệnh.
- Xử lý vệ sinh thú y triệt để các phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi,
vật dụng (quần, áo) và nước uống.
Phương pháp chữa bệnh:
- Ở miệng: Dùng chất sát trùng nhẹ như thuốc tím với liều lượng 0,1% hoặc
nước quả chua (chanh, khế...) bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng. Cho gia
súc ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
- Móng: Rửa sạch, dùng các loại kháng sinh mỡ, cồn iốt, thuốc nam như lá
bàng, lá phèn đen, thanh xoan, lá trầu không... chống nhiễm trùng, kích thích
lên da non, chống ruồi muỗi.
- Ở vú: Thường xuyên vắt cạn sữa, sát trùng mụn loét bằng dung dịch sát
trùng, nếu bị nặng dùng thêm các kháng sinh Penicillin, Streptomyxin... để
tiêm.