A.Nguyên Tắc Phòng Bệnh Trong Chăn Nuôi Heo
Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vì
vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người
chăn nuôi cần lưu ý những việc sau:
21 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phòng và trị bệnh trong quá trình nuôi heo nái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Và Trị Bệnh
Trong Quá Trình Nuôi
Heo Nái
A.Nguyên Tắc Phòng Bệnh Trong Chăn Nuôi Heo
Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vì
vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người
chăn nuôi cần lưu ý những việc sau:
1. Vận chuyển heo
- Chỉ nên nhận heo khi trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát).
- Phương tiện vận chuyển phải rộng, thoáng và an toàn.
- Không vận chuyển số lượng lớn heo trên cùng một xe. Nếu có nhiều loại
heo khác nhau (đực, cái, lớn, nhỏ) thì cần phải ngăn riêng từng loại.
- Khi vận chuyển đường dài dưới trời nắng nóng thì cần:
+ Bỏ nước đá vào sàn xe
+ Hạn chế cho xe nghỉ dọc đường, nhất là lúc xe vừa mới chạy. Khi thật cần
thiết thì cho xe đậu vào nơi có bóng mát, thoáng gió. Tuyệt đối không tắm
heo dọc đường.
+ Chỉ nên cho heo ăn rau trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra để hạn chế stress khi vận chuyển có thể sử dụng Combisstress
1cc/100kg thể trọng.
2. Nhận heo vào trại
- Đối với heo con: dùng bàn tay trái đỡ ngực (ngay phía sau chân trước), tay
phải giữ chân sau để bắt heo.
- Đối với heo có trọng lượng lớn: tay trái đỡ ngực, tay phải nắm gốc đuôi.
Nếu heo quá nặng cần 2 người thì làm theo cách sau: tay trái của 2 người nắm
lấy nhau để đỡ ngực, tay phải của 1 người nắm gốc đuôi, tay phải của người
kia đỡ phần mông. Tốt nhất nên có hành lang để lùa heo.
- Nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn. Nên phân
biệt khu vực nuôi hoặc chuồng nuôi cho các heo có độ tuổi khác nhau.
- Ngày đầu cho heo ăn khoảng ½ định lượng, ngày thứ 2 là ¾ và ngày thứ 3
cho heo ăn đúng khẩu phần. Bổ sung thêm premix khoáng - vitamin để tăng
sức đề kháng cho gia súc.
- Hòa tan vitaminC vào nước cho heo uống tự do. Sử dụng nước uống sạch,
không dùng nước ao hồ tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao.
3. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
- Cần giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, thông thoáng, đủ ánh sáng. Mát về
mùa hè và ấm vào mùa đông.
- Định kỳ 7 - 10 ngày phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng nuôi, máng ăn,
uống và các dụng cụ chăn nuôi khác như: cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ.
Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại và để trống chuồng khoảng
3 - 5 ngày trước khi nuôi lứa mới.
- Phân rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên để
chuồng trại luôn sạch sẽ. Cần có hầm xử lý chất thải (Biogas) để tránh gây ô
nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và cộng đồng.
Ngoài ra, chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng thường có một số côn
trùng như: ruồi, muỗi,có khả năng làm lây truyền bệnh. Do đó, để hạn chế
người chăn nuôi có thể sử dụng ICONE hòa nước để phun xịt.
B. Một Số Bệnh Thường Gặp
I. Bệnh Viêm Tử Cung:
Thường xảy ra sau khi sinh 1-5 ngày.
1.Nguyên nhân:
- Bị nhiễm trùng khi phối giống do: Dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao
tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của heo nái khi
phối, heo đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp).
- Bị nhiễm trùng khi sanh do: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không
sát trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, heo con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế
phát của bệnh sót nhau.
2. Triệu chứng:
Heo sốt 40-41 0C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ trắng
đục hôi thối.
3. Điều trị:
- Dùng một trong những loại kháng sinh sau:
+ Ampicillin: 2 g/ngày;
+ Penicillin: 3-4 triệu UI/2 lần/ngày;
+ Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24% 1 cc/15 kg trọng
lượng/ngày.
Để tăng sức đề kháng và mau lành ta dùng thêm:
+ Anagin: 2 ống 5cc; Vitamin C: 2 g/ngày;
+ Dexamethasol: 5-10 mg/ngày.
- Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, sau khi thụt rửa
30 phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung.
II. Bệnh Viêm Vú:
1. Nguyên nhân: Vú bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng (do răng heo con cắt
không sát, chuồng trại thiếu vệ sinh), kế phát bệnh viêm âm đạo, tử cung, sót
nhau dẫn đến viêm vú, sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không hết dẫn đến viêm
vú.
2. Triệu chứng: Heo sốt cao 40-410C, bỏ ăn, phân táo, vú sưng, nóng, đỏ,
đau, vú viêm không cho sữa, vắt sữa thấy lợn cợn màu trắng xanh vàng. Heo
con bú sữa viêm bị tiêu chảy.
3. Điều trị:
- Nếu kế phát bệnh viêm âm đạo tử cung, sót nhau ta phải
điều trị.
- Dùng thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng tương tự bệnh viêm tử cung.
- Chườm lạnh vú viêm để giảm hiện tượng viêm đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm.
- Khi đã hồi phục để tăng khả năng cho sữa: Chườm nóng bầu vú, chích
Oxitocin: 10 UI/ngày, 3-4 ngày, dùng chế phẩm có chứa Thyroxine, khoáng,
vitamin bổ sung cho nái.
Chú ý: Ta nên chích kháng sinh vào quanh gốc vú hoặc tĩnh mạch để bệnh
mau lành.
III. Bệnh Mất Sữa:
Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau sanh.
1. Nguyên nhân: Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy
dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu can xi, năng lượng, Vitamin C, suy
nhược một số cơ quan nội tiết.
2. Triệu chứng: Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt
hoặc sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy
ra ở âm môn, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi
mất hẳn.
3. Điều trị: Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải
điều trị các bệnh này.
Ngoài ra ta còn sử dụng:
+ Thyroxine: 2 mg/ngày chích bắp hoặc tĩnh mạch 4-5 ngày (hoặc dùng các
chế phẩm kích thích tiết sữa: Lactoxil, Thyroxine cho nái ăn);
+ Chích Oxitoxine: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày.
+ Glucoza 5%: 250 cc/ngày 3-4 ngày chích tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da.
+ Gluconatcanxi: 50 cc/ngày 3-4 ngày) đồng thời ta dùng thêm Vitamin C,
Vitamin B12, Bcomlex và khoáng chất.
Chú ý: Khi dùng Thyroxin đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 – 390C.
IV. Bệnh Heo Con Tiêu Chảy Phân Trắng:
Bệnh thường xảy ra ở heo con theo mẹ dưới 30 ngày tuổi.
1.Nguyên nhân:
- Chuồng trại thiếu vệ sinh, lạnh, ẩm ướt.
- Đối với heo mẹ: Do thiếu dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu vitamin
A, thay đổi đột ngột khẩu phần heo mẹ lúc nuôi con, heo mẹ có thể bị một số
bệnh: Phó thương hàn, viêm vú, viêm tử cung, sót nhau
- Đối với heo con: Thiếu sữa đầu, thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là thiếu
sắt, heo con bị viêm rốn, thức ăn cho heo con bị chất lượng kém, chua mốc,
heo con bị nhiễm một số virus: Rotavirus, Coromavirus; Vi trùng Ecoli,
Clostridium, Samonilla, cầu trùng.
2. Triệu chứng: Heo con thường không sốt hoặc sốt nhẹ, thời kỳ đầu bụng
hơi chướng, về sau bụng tóp, lông xù, đít dính phân nhoe nhoét, ói mửa (ít
xảy ra). Đặc trưng là phân lỏng trắng như vôi, vàng đôi khi có bọt, cá biệt có
thể có máu, phân có mùi tanh đặc biệt
3. Điều trị: Trước khi điều trị ta phải xác định rõ nguyên nhân, vừa điều trị
nguyên nhân, vừa điều trị triệu chứng tiêu chảy trên heo con thì mới có kết
quả.
- Điều trị tiêu chảy: Thuốc cầm tiêu chảy (se niêm mạc ruột) cho uống các
chất chát: Lá ổi, cỏ sữa, măng cụt... Bổ sung vi khuẩn đường ruột: Dùng
Biolactyl: 1 g/con/ngày. Dùng kháng sinh uống hoặc chích một trong những
loại sau (từ 2-3 ngày liên tục):
- Uống:
+ Baytrill 0,5%: 1 cc/5 kg trọng lượng/ngày;
+ Flumcolistin: 1 cc/3-5 kg trọng lượng/ngày
+ Spectinomycine: 1 cc/4-5 kg trọng lượng/ngày;
+ Baycox 2,5 %: 0,8 cc/kg trọng lượng/ngày (nghi bị cầu trùng).
- Chích:
+Baytrill 2,5%: 1 cc/ 10 kg trọng lượng/ngày;
+ Septotrim 24 %: 1 cc/10 kg trọng lượng/ngày;
+ Bencomycine S: 1 cc/ 15-20 kg trọng lượng/ngày;
+ TyloPC: 1 cc/5 kg trọng lượng/ngày. Để phòng mất nước, chất điện giải ta
bổ sung thêm Orezol, Lactatringer
V. Bệnh Cúm Heo H1n1
Bệnh cúm neo H1N1 gây nguy hiểm và đe dọa thường xuyên cho heo nuôi
theo hình thức công nghiệp.
Đây là bệnh gây ra bởi virus cúm Haemaglutinin và Neuraminidase (H1N1)
và có khả năng biến thể giữa các type như từ H1N1 thay đổi sang dạng cao
hơn H1N2. Bệnh xuất hiện nhiều nhất và thường xuyên trên heo thịt, được
nuôi theo dạng công nghiệp. Bệnh cúm H1N1 lây lan nhanh trong môi trường
không khí nên tỉ lệ nhiễm bệnh của toàn trại heo là rất cao, trên dưới 100%.
Thời gian ủ bệnh trên heo kéo dài từ 10-17 ngày. Khi heo bị nhiễm bệnh
thường có những biểu hiện như sốt, bỏ ăn, ho, thở khó và gây viêm phổi,
tổn thương niêm mạc phế quản, dịch nhầy trong phế quản, hạch Lympho
sưng, làm cho heo không tăng trọng hoặc dẫn đến tử vong.
Những trường hợp heo thường bị bệnh là do nuôi trong môi trường ô nhiễm.
Tác nhân đầu tiên có thể mang nguồn bệnh tới cho heo là thức ăn. Vấn đề vệ
sinh chuồng trại cũng là điều kiện cần thiết để phòng bệnh cúm cho heo. Hầu
hết bệnh cúm thường xảy ra tại những nơi heo được nuôi trong chuồng làm
không đúng quy cách như: Kích thước chuồng nhỏ, mật độ heo nuôi dày,
chuồng không thoáng khí, nền chuồng ẩm ướtvà chất thải không được vệ
sinh sạch từ đó làm tăng lượng NH3, vi khuẩn trong không khí.
Ngoài những tác nhân trên thì giống cũng là nguồn gây bệnh cúm cho heo vì
theo Tiến sĩ Francois Madec: "Không thể quả quyết tất cả đàn heo giống đều
là "heo sạch". Tỉ lệ heo giống có chứa nguồn bệnh là rất cao. Do đó giải pháp
tốt nhất để phòng bệnh cúm cho heo là nên cai sữa và tách heo con ra khỏi
heo mẹ càng sớm càng tốt.
VI. Bệnh Cúm Heo
- Cúm heo là một chứng bệnh hô hấp cấp truyền nhiễm xảy ra ở loài heo, do
một số loại virus cúm heo thể A gây ra. Dịch cúm heo xuất hiện quanh năm,
nhưng thường tăng cao vào mùa thu và mùa đông ở những vùng ôn đới. Dù
các loại virus cúm heo thường là những chủng đặc trưng và chỉ ảnh hưởng
đến heo, nhưng đôi khi chúng có thể gây bệnh ở người.
- Người thường bị lây nhiễm cúm heo (swine flu) do tiếp xúc với heo mắc
bệnh, tuy nhiên cũng có một số trường hợp xảy ra ở người không hề tiếp xúc
với heo bệnh hoặc môi trường có heo bệnh. Lây nhiễm từ người sang người
đã xảy ra ở một số trường hợp, nhưng chỉ giới hạn trong tiếp xúc gần gũi và
những nhóm người khép kín.
- Các triệu chứng cúm heo tương tự như triệu chứng cúm thông thường. Triệu
chứng ban đầu thường gặp là sốt cao, sau đó là ho, đau họng, chảy nước mũi,
đau người, đau đầu, ớn lạnh, ỉa chảy và ói mửa, đôi khi người bệnh cảm thấy
khó thở sau vài ngày mắc bệnh.
- Đại dịch cúm Tây Ban Nha, năm 1918 (do một chủng cúm H1N1, tương tự
như cúm hiện nay), dẫn tới cái chết của từ 20 đến 100 triệu người trên thế
giới, và được xem là bắt nguồn từ Mỹ, lan sang các đảo tận Thái Bình Dương.
- Hiện nay không có loại văcxin ngừa cúm heo dành cho người.
Các biện pháp phòng ngừa thông thường cho người (tương tự phòng chống
dịch SARS):
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khẩu trang, khăn tay hoặc tay áo.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên VỚI XÀ PHÒNG và tránh
chạm tay vào mặt.
- Tránh xa những người bị bệnh.
- Ở trong nhà nếu bạn không khỏe.
- Đi khám nếu bạn sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi.
VII. Bệnh Do Haemophilus Parasuis Ở Lợn
Đây là bệnh truyền nhiễm của heo con, chủ yếu heo con sau cai sữa. Đặc
trưng của bệnh là xảy ra đột ngột, tuần hoàn ngoại vi của cơ thể bị trở ngại
làm cho các vùng ngoại biên của cơ thể có màu tím tái (chót tai, chân...), ứ
nước ở mí mắt, viêm khớp. Bệnh chỉ xảy ra lẻ tẻ và giới hạn trong phạm vi
của trại.
1. Nguyên nhân:
Bệnh do vi khuẩn Haemophilus parasuis và Haemophilus suis gây ra. Bệnh
thường xảy ra ở heo sau khi sinh đến tháng tuổi thứ ba. Mầm bệnh thường ký
sinh sẵn trên đường hô hấp heo khi có nguyên nhân làm giảm sức đề kháng
như: thời tiết thay đổi hay các yếu tố gây stress vi khuẩn sẽ tăng độc lực gây
bệnh.
2. Triệu chứng
Bệnh xảy ra thình lình trên một số con hoặc nhiều heo và bệnh xảy ra ở thể
quá cấp tính. Con vật sốt từ 40,5 – 42 độ C, lờ đờ, ăn ít hoặc bỏ ăn, nhịp tim
tăng (160 lần/phút), thủy thũng. Niêm mạc mắt heo bệnh bị đỏ, đôi khi heo
thở khó, ho. Con vật thường la chói tai vì đau khớp, dáng đi chậm chạp, què,
thường ngồi như chó ngồi. Một hay nhiều khớp bị sưng nóng, đau, thường
gặp nhiều ở các khớp cổ chân. Một số heo có triệu chứng viêm màng não, co
giật, run cơ. Heo đi chậm chạp, 2 chân sau loạng choạng và hay ngã về một
bên. Heo bệnh chết sau 2-5 ngày.
3. Bệnh tích:
Bệnh tích chủ yếu là viêm thanh dịch có tơ huyết ở màng não, màng phổi,
màng bao tim, phúc mạc, khớp. Những bệnh tích này có thể xảy ra cùng một
lúc hoặc riêng lẻ.
4. Phòng bệnh:
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật
nuôi bằng Vimekon (pha 100gr với 20 lít nước) hay Vime-Iodine (15 – 20
ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần.
- Dùng một trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn cho heo ăn ngừa
bệnh: Ampiseptryl (100gr/300kg thể trọng/ngày); Vime – Baciflor: 100 gr/40
– 50kg thức ăn.
- Thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo
khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt như: Vimix plus: 100gr/120 lít nước, dùng
hàng ngày; Vime – Amino: 100gr/100kg thức ăn, cho heo ăn thường xuyên
nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp heo có khả năng chống lại các tác
nhân gây stress.
5. Trị bệnh:
Cần điều trị sớm, tiêm kháng sinh với liều cao để thuốc nhanh chóng thấm
vào màng não và dịch các mô. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau
liên tục 3 – 4 ngày:
- Penkana 1lọ cho 30 – 50 kg thể trọng/ngày;
- Vimexysone C.O.D (tím) 1ml/5kg thể trọng/ngày;
- Ketovet 1ml/15kg thể trọng/ngày, có thể tiêm trực tiếp vào khớp;
Lincoseptryl 1ml/10kg thể trọng/ngày;
- Vimefloro F.D.P (cặp) 1ml/2 – 4kg thể trọng/ngày. Kết hợp Vime-Liptyl
(1ml/15 – 20kg thể trọng) giúp heo giảm đau, hạ sốt, kích thích tim mạch và
hô hô hấp.
Sau thời gian điều trị bệnh bằng kháng sinh cần bổ sung men tiêu hoá 2 – 3
ngày để tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn:
- Vime-6-way 100gr/50kg thức ăn;
- Vime – Subtyl: 100gr/20kg thức ăn (cho heo từ 1 tháng tuổi); và bổ sung
Biotin H AD với liều 1kg/1tấn thức ăn.
VIII. Bệnh Đóng Dấu Lợn
Bệnh đóng dấu là một bệnh truyền nhiễm, xảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng
tuổi và dưới 5 năm tuổi với tính cấp tính hay mãn tính và đặc trưng lâm sàng
là chết đột ngột, sốt cao với những mảng xung huyết, mẩn đỏ định hình trên
da, lợn bị viêm khớp.
1. Nguyên nhân:
Do vi trùng Erysipelas (Erysipelothrix) Rhusiopathiae gây ra. Vi trùng có
hình que bắt màu gram dương (+). Vi trùng tồn tại trong đất từ những nguồn
nhiễm từ phân, nước tiểu của gia súc bệnh hay gia súc mang trùng có sẵn
trong niêm mạc họng, amiđan và mũi lợn. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ trỗi
dậy phát bệnh đặc biệt là thời tiết nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao.
2. Triệu chứng:
Có thể bệnh nhiễm 3 thể: Thể quá cấp, thể cấp tính, thể mãn tính. Đối với thể
quá cấp, xảy ra nhanh, lợn sốt cao từ 41-42oC có khi lên tới 43oC, lợn bỏ ăn
nằm ì một chỗ, trụy tim rồi chết. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 3-4 tháng tuổi.
Đối với thể cấp tính, tương tự như thể quá cấp, lợn sốt từ 41-42oC, quỵ gục,
bỏ ăn và chết sau 24-48 giờ do bị nghẹt thở với những nốt sần xung huyết
thâm tím trên tai và loang lổ khắp cơ thể. Những đám xung huyết có hình tròn
hay vuông đôi khi đa dạng hình và có kích thước khác nhau và tạo thành
những nốt viêm da nổi mẩn cứng khắp cơ thể. Ở lợn trắng rất dễ nhận biết,
nhưng ở lợn đen có thể lấy tay sờ thấy các nốt sần mẩn cứng xung huyết này.
Đối với thể mãn tính, lợn sốt 40-41oC, bỏ ăn nằm bẹp một chỗ, chảy nước
mắt, nước mũi. Do bị tụ huyết đỏ sau đó tróc như vỏ đỗ, rách da, loét da và
chảy nước vàng. Các khớp bị viêm và sưng, nóng đau khi sở vào. Sau 2-3
tuần bị cứng đờ, lợn đi lại khó khăn. Như vậy, có thể phân biệt 3 thể của
bệnh. Thể quá cấp không thấy xuất hiện các nốt đỏ trên da. Thể cấp tính, nốt
sần đỏ xung huyết khắp cơ thể và thể mãn tính, lợn bị thoái hóa da, sưng các
khớp, da loét và chảy nước vàng. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chúng ta
dễ dàng chẩn đoán ra bệnh đóng dấu ở lợn.
3. Phòng bệnh:
Bằng cách tiêm vacxin đóng dấu lợn, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, áp dụng các
biện pháp vệ sinh an toàn sinh học trong khu chăn nuôi.
4. Điều trị:
Dùng Penicillin 20.000 UI/1 kg trọng lượng (1.000.000 UI/50 kg) ngày tiêm 3
lần. Ngoài ra còn dùng Ampicillin, Lincomycin có tác dụng rất tốt để điều trị
bệnh đóng dấu ở lợn. Dùng Ampicillin 10-20 mg/kg trọng lượng, Ampi-Kana
1 g/40 kg trọng lượng, Ampi-Septol 1 ml/8 kg trọng lượng. Cần kết hợp với
các loại thuốc trợ sức Vitamin B1, C,B-Complex, Cafein, Anagin-C và kết
hợp chăm sóc nuôi dưỡng cho tốt.
IX. Bệnh Phù Thũng Ở Heo Con
Bệnh phù thũng ở heo con là bệnh nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn
Escherichia coli (E.Coli) chủng độc lực cao (K88, K99, O138, O111) gây ra.
Vi khuẩn gây dung huyết, đồng thời làm giãn mạch, thoát dịch và gây phù
thũng.
1. Điều kiện phát sinh bệnh:
Vi khuẩn E.coli tồn tại thường xuyên trong phân heo và ngoài môi trường
nuôi như đất, các vũng nước bẩn. Bệnh thường xảy ra khi xuất hiện điều kiện
bất lợi cho heo như cai sữa sớm, chuồng ẩm, lạnh, thức ăn không thích hợp
hoặc thay đổi thức ăn đột ngột. Bệnh cũng xảy ra trong giai đoạn giao mùa
với những đợt mưa nắng bất thường và đột ngột. Tóm lại, vệ sinh môi trường
chăn nuôi chưa tốt, mật độ nuôi gia súc quá đông, kèm theo chế độ dinh
dưỡng chưa hợp lý dễ dàng làm bệnh phát sinh.
2. Triệu chứng:
Bệnh thường xảy ra đối với heo con sau cai sữa.
Thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 4 ngày, đôi khi chỉ vài giờ. Thông thường con to
nhất trong đàn dễ mắc bệnh, có triệu chứng phù nề mặt, mí mắt sưng mọng.
Heo còn khoẻ có triệu chứng thần kinh: đi vòng vòng, co giật, hoặc nhai, nằm
đạp chân kiểu bơi chèo hoặc chạy quanh, liệt hoặc nằm úp trên 4 chân. Heo
chết sau 2- 5 ngày. Tỉ lệ chết cao (60 – 70%).
3. Phòng bệnh:
Bệnh xảy ra thình lình và khó kiểm soát, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Do đó để hạn chế ảnh hưởng của bệnh gây ra ta cần có kế hoạch trong việc xử
lý và phòng bệnh. Tiêm phòng heo mẹ vào thời điểm 5 – 6 tuần trước khi sinh
và lập lại lần 2 vào 2 tuần trước khi sinh bằng vacxin Litterguard LTC: 2
ml/con/1 lần. Tuy nhiên, vacxin chỉ bảo vệ được cho heo con trong giai đoạn
đầu đời từ 2 – 3 tuần, cần thực hiện các biện pháp bổ sung để bảo vệ lứa heo.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tránh stress.
Nền chuồng khô thoáng, tránh tạo các trũng nước trên mặt nền chuồng, đảm
bảo heo con luôn được ấm trong mùa lạnh và mát trong mùa hè. Khi tách bầy
cần chia nhỏ các bữa ăn, hạn chế khẩu phần ăn heo con xuống 50% lượng
thức ăn hàng ngày, sau 3 ngày tăng lượng thức ăn từ từ kết hợp bổ sung men
tiêu hoá Prozyme New với liều 250g/10 kg thức ăn. Tăng hàm lượng rau xanh
trong khẩu phần ăn cho heo con.
Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng bằng Vimekon. Điều trị bệnh bằng kháng
sinh, tuy nhiên khi chọn đúng kháng sinh bệnh cũng có tỉ lệ chết cao do độc
tố còn tồn tại trong máu, chưa loại thải được. Nên khi điều trị cần thực hiện
đủ các yêu cầu sau:
- Cách ly những con bệnh ra khỏi đàn, tiêu độc sát trùng chuồng nuôi bằng
Vimekon: 10g/2 lít nước phun hằng ngày vào chuồng.
-Dùng kháng sinh tiêm liên tục 3 – 5 ngày;
- Vimefloro F.D.P: 1ml/5 – 10kg thể trọng/ngày;
- Hoặc Genta - Colenro: 1ml/10kg thể trọng/ngày.
- Truyền dịch: để làm loãng độc tố, tăng cường giải độc. Đối với những con
còn lại: dùng kháng sinh uống liên tục 3-5 ngày; Aralis: 1ml/5-10kg thể
trọng/ngày; Hoặc Vime - Apracin: 10g/30kg thể trọng/ngày. Tăng sức đề
kháng, chống mất nước: Vime - C Electrolyte: 1g/4 lít nước cho uống tự do.
X. Salmonella E. Coli. Gây Bệnh Trên Heo Con -Một Bệnh Cần Quan
Tâm Trong Mùa Mưa
Bệnh do vi khuẩn Salmonella E.coli gây ra là nổi lo lắng cho người chăn nuôi
heo bởi những thiệt hại nặng do nó gây ra, với sự lây lan nhanh chóng và tỉ lệ
chết rất cao.
Vi khuẩn này có mặt thường xuyên trong đường ruột heo với một số lượng rất
nhỏ. Đến khi xuất hiện các yếu tố bất lợi với sức đề kháng cơ thể heo như thời
điểm cai sữa, các yếu tố stress tạo điều kiện cho bệnh bùng phát sau khi cai