Phúc lợi cho con người và phát triển kinh tế

1, Mục tiêu quan trọng nhất của phát triển kinh tế là gì? 2, Có thể thể hiện mức độ bất bình đẳng trong xã hội bằng các công cụ gì? 3, Tăng trưởng kinh tế đã thực sự góp phần xóa đói giảm nghèo chưa? Nói cách khác, các dữ liệu thực chứng có cho thấy sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bình đẳng không hay “những điều tốt đẹp” luôn đi cùng với nhau? 4, Các giải pháp phát triển liên quan đến tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói là gì?

ppt51 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phúc lợi cho con người và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Phúc lợi cho con người và phát triển kinh tế 1, Mục tiêu quan trọng nhất của phát triển kinh tế là gì? 2, Có thể thể hiện mức độ bất bình đẳng trong xã hội bằng các công cụ gì? 3, Tăng trưởng kinh tế đã thực sự góp phần xóa đói giảm nghèo chưa? Nói cách khác, các dữ liệu thực chứng có cho thấy sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bình đẳng không hay “những điều tốt đẹp” luôn đi cùng với nhau? 4, Các giải pháp phát triển liên quan đến tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói là gì? Chương 4: Nội dung Phát triển con người: mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng và phát triển kinh tế Các lý thuyết và mô hình về bất bình đẳng Bất bình đẳng giữa các nước và trong từng nước - Bất bình đẳng giới Vấn đề nghèo đói ở các nước đang phát triển Phần 1. Phát triển con người: Mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.1. Quan điểm về phát triển con người 1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người 1.1. Quan điểm về phát triển con người Tài sản của một quốc gia là con người mục tiêu cuối cùng của phát triển phải là phát triển con người. ((1) đảm bảo ba khả năng cơ bản: cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh; được hiểu biết; có các nguồn lực đảm bảo mức sống tốt; (2) đảm bảo các nhu cầu khác như: tự do về kinh tế, chính trị, xã hội, được tôn trọng và được đảm bảo quyền con người) Liên hiệp quốc cũng coi phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng và phát triển kinh tế: (what is the meaning of growth if it is not translated into the lives of people?UN, Human Development Report, 1995) Những giá trị liên quan đến phát triển con người trong KTPT Với những giá trị đã đề cập, KTPT quan tâm đến mức đến chất lượng cuộc sống của đa số người trên Thế giới Vì vậy, khi đề cập tới vấn đề phúc lợi cho con người, vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, bất bình đẳng giới và vấn đề nghèo đói luôn được cùng bàn tới Chỉ số phản ánh mức độ phát triển con người: HDI HDI: TB cộng của ba chỉ số: (1) Ia: tuổi thọ TB tính từ lúc sinh, (2) Ie: chỉ số giáo dục (tỷ lệ người lớn biết chữ (2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp(1/3), (3)Iin: chỉ số thu nhËp Ii=(GT thực tế-GT min)/(GT max-GT min) GT max và GT min được đặt ra cho mỗi chỉ số (xem thêm sách ĐHKTQD) 0<HDI <1 HDI (tiếp) Thứ hạng HDI của một nước có thể khác so với thứ hạng GDP bình quân đầu người của nước đó. HDI phản ánh Thành tựu của một quốc gia đối với việc phát triển con người Khoảng cách giữa mức độ phát triển con người của nước đó với thành tựu cao nhất có thể đạt được tại thời điểm đó (thể hiện là 1) 1.2 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi Thực tế cho thấy vào những năm 60, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao nhưng đem lại rất ít cải thiện trong cuộc sống của người nghèo trong các nước đó, đồng thời lại có thể làm cho người giàu được hưởng lợi nhiều hơn.  từ những năm 1970s trở lại đây hầu hết các nước chuyển hướng ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế sang các mục tiêu kinh tế-xã hội rộng lớn hơn như: xóa đói nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Những lý giải cho tình hình trên.... Các chính phủ có những mục tiêu ưu tiên khác nhau trong quá trình phát triển. VD: p muốn tăng thêm sức mạnh quân sự, danh tiếng của đất nước, của các tập đoàn lớn những ưu tiên đầu tư cho những mực tiêu này được thực hiện và thường không mang lại sự cải thiện trực tiếp cho cuộc sống của người dân CP có thể sử dụng phần lớn thu nhập để tái đầu tư trong thời gian dài không nâng cao đời sống người dân, đồng thời giảm sút tiêu dùng Từ lý thuyết và quan sát thực tiễn, các nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân chính của tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không cải thiện đời sống của đa số người dân là do bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (sẽ đề cập nhiều hơn trong các mô hình ở phần sau) Kết luận Tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để cải thiện cuộc sống của đa số người dân Chiến lược phát triển quốc gia không chỉ bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan tâm trực tiếp tới phân phối thu nhập và xóa đói giảm nghèo Phần 2. Các lý thuyết và mô hình về bất bình đẳng 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.2 Các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 2.3 Các mô hình về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế 2.1 Các khái niệm cơ bản Phân phối thu nhập Bình đẳng Công bằng 2.1.1 Phân phối thu nhập Định nghĩa: Trong phạm vi một nước, phân phối thu nhập là cách mà thu nhập quốc dân của nước đó được chia cho công dân của mình Hai cách tiếp cận phân phối thu nhập phổ biến trong kinh tế học: PP thu nhập theo cá nhân/hộ gia đình Hai cách tiếp cận phân phối thu nhập phổ biến PP thu nhập theo cá nhân/hộ gia đình: xem xét tổng thu nhập mà các cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được mà không quan tâm đến nguồn gốc của thu nhập (thu nhập do yếu tố nào đem lại) cách tiếp cận này được sử dụng trong chương này. PP thu nhập theo chức năng: quan tâm tới việc nhập quốc dân được chia cho các yếu tố sản xuất, như đất đai, lao động, vốn... như thế nào So sánh hai cách phân phối thu nhập Thu nhập từ sx Tiền lương Tiền cho thuê Lợi nhuận Hộ gia đình 1 Hộ gia đình 2 Hộ gia đình 3 Hộ gia đình 4 2.1.2 Bình đẳng Trong phần này chúng ta xét nghĩa của bình đẳng trong (1) phân phối thu nhập và (2) bình đẳng giới Bình đẳng về thu nhập là khi mọi người nhận được khoản thu nhập như nhau. Bình đẳng theo đĩnh nghĩa này không bao giờ xảy ra trong thực tế nhưng nó là một tiêu chuẩn khách quan để dựa vào đó chúng ta đánh giá thực trạng phân phối của một quốc gia hay một xã hội Tại sao bình đẳng lại là một tiêu chuẩn khách quan? Bình đẳng về thu nhập Tại sao bình đẳng lại là một tiêu chuẩn khách quan? Bởi giả sử khi trong một xã hội, các con số thống kê cho thấy mọi người có mức thu nhập như nhau thì ko ai có thể nói khác ngoài nhận định “bình đẳng”  Khái niệm bình đẳng không thay đổi theo không gian và thời gian Công bằng Trong kinh tế học, công bằng là một khái niệm mang tính chuẩn tắc và thuộc về đạo lý. Công bằng là khi mỗi người và mọi người nhận được mức thu nhập (hay hưởng thành quả kinh tế) xứng đáng với khả năng, nỗ lực, trình độ và sự sẵn sàng chịu rủi ro của mình Công bằng là một khái niệm mang tính chủ quan: thay đổi theo không gian và thời gian Một câu hỏi cho các bạn... Hãy phân tích ưu và nhược điểm khi một xã hội theo đuổi bình đẳng; khi theo đuổi công bằng? Bạn có chia sẻ ý kiến rằng: “Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về công bằng nhưng mọi cách hiểu đều ẩn chứa một sự công nhận rằng nên tồn tại một mức độ bất bình đẳng nhất định” không? Giải thích câu trả lời của bạn. Phân tích mức độ chú trọng vào bình đẳng và công bằng ở Việt Nam trong 25 năm qua. Bất bình đẳng và bất công bằng Từ khái niệm bình đẳng (equality) và công bằng (equity), chúng ta có khái niệm đối ngược là bất bình đẳng (inequality) và bất công bằng (inequity). 2.2 Các thước đo bất bình đẳng Đường Lorenz Hệ số Gini Đường Lorenz Do nhà thống kê người Mỹ- C. Lorenz xây dựng năm 1905 Đường Lorenz biểu thị mối quan hệ giữa nhóm dân số xếp theo thu nhập từ thấp đến cao cộng dồn và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ Dân số cộng dồn (%) Thu nhập cộng dồn (%) 100% 100% Đường Lorenz Đường 45o A B Đường Lorenz Đường Lorenz luôn nằm dưới đường 450. Tại sao? Đường Lorenz càng xa đường 450 thể hiện mức độ bất bình đẳng càng lớn. Giải thích! Hạn chế của đường Lorenz: Chưa lượng hóa và so sánh được mức độ bất bình đẳng khi hai đường Lorenz cắt nhau  Để khắc phục, người ta dùng hệ số Gini Hệ số Gini Hệ số Gini được đưa năm 1912 và được tính dựa trên đường Lorenz. Hệ số Gini= Dtích A/(Dtích A+ Dtích B) Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1. Gini càng lớn: mức độ bất bình đẳng càng cao. Tuy nhiên, WB tổng kết là Gini trong thực tế là 0,2<Gini<0,6. Nước có thu nhập thấp: 0,3- 0,5; nước có thu nhập cao: 0,2-0,4. Hạn chế: Chưa thể hiện được sự so sánh giưa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất trong một quốc gia. (xem thêm VD trang 141-sách ĐHKTQD) 2.3 Các mô hình về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế Mô hình chữ U ngược của S.Kuznets Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A. Lewis Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H. Oshima Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của WB 2.3.1 Mô hình chữ U ngược của S.Kuznets Do S.Kuznets xây dựng từ nghiên cứu thực nghiệm năm 1955 Dùng tỷ số thu nhập của 20% giàu nhất/thu nhập của 60% nghèo nhất (Tỷ số Kuznets) Giả thuyết của Kuznets: bbđ tăng lên ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau, khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng hơn. Một số nghiên cứu sau đó đã kiểm chứng giả thuyết Gini GDP/người Mô hình chữ U ngược Mô hình chữ U ngược của S.Kuznets: Hạn chế Giả thuyết của S.Kuznets chưa giải thích được: - Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi trong bất bình đẳng; - Mức độ khác biệt giữa các nước áp dụng các chính sách khác nhau tác động vào tăng trưởng và bất bình đẳng Chưa trả lời được câu hỏi cho các nước đang phát triển là: (1) Liệu các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận mức độ bất bình đẳng tăng lên trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay không, và (2) Các nước này có thể trông đợi rằng bất bình đẳng sẽ tự giảm đi khi tăng trưởng đạt tới một mức độ nhất định hay không 2.3.2 Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A. Lewis Mô hình này nhất trí với Kuznets về mô hình chữ U ngược Mô hình này giải thích được nguyên nhân của xu thế này: Lúc đầu khi LĐ dư thừa trong nông nghiệp được thu hút vào công nghiệp vẫn chỉ được trả lương ở mức tối thiểu, còn nhà tư bản có thu nhập được tăng cao do quy mô mở rộng và do lao động của công nhân đem lại; Giai đoạn sau, khi lao động được thu hút hết và trở nên khan hiếm tương đối thì lương được tăng lên bbđ về thu nhập giảm. Theo A.Lewis, bbđ về thu nhập là điều kiện cần thiết để có tăng trưởng. Bbđ làm cho thu nhập tập trung vào số ít người tăng tiết kiêm và đầu tư phân phối lại một cách vội vã sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế. Q về mô hình A.Lewis Cách lý giải của A.Lewis về mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng dựa trên giả định gì về xu hướng tiết kiệm biên khi thu nhập thay đổi? 2.3.3 Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H. Oshima Mô hình này cho rằng có thể hạn chế bbđ ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng Ban đầu, cải thiện khoảng cách giữa thu nhập ở thành thị và ở nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, trợ giúp của Nhà nước về giống, kỹ thuật, mở rộng ngành nghề để cải thiện thu nhập ở nông thôn Sau đó, cải thiện khoảng cách về thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và quy mô nhỏ ở thành thị, giữa trang trại lớn và trang trại nhỏ ở nông thôn Theo H. Oshima tiết kiệm sẽ tăng lên ở tất cả các nhóm dân cư vì sau khi thỏa mãn các khoản chi, các nhóm dân cư bắt đầu tiết kiệm và tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư cho giáo dục –đào tạo cho con em họ. 2.3.4 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của WB WB cho rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bình đẳng, hay giải quyết các vấn đề phúc lợi để đảm bảo trong quá trình tăng trưởng, phân phối thu nhập dần dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi. Theo WB, nguyên nhân cơ bản của bbđ trong phân phối thu nhập là do bất bình đẳng trong sở hữu tài sản Biện pháp: (1) Phân phối lại tài sản như cải cách ruộng đất, tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người, tín dụng nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ, (2) Phân phối lại từ tăng trưởng: WB đưa ra đánh giá dựa trên chỉ tiêu như: 1% tăng trong GDP làm giảm bao nhiêu % số người nghèo để giám sát xem tăng trưởng có đi đôi với xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng không. Phần 3: Bất bình đẳng giữa các nước và trong từng nước Các nghiên cứu của WB cho thấy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nước có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 1960-2001, thể hiện rõ nhất qua khoảng cách giữa các nước giàu nhất và các nước nghèo nhất ở châu Phi. Bất bình đẳng trong mỗi nước cũng thay đổi theo xu hướng khác nhau (xem thêm sách ĐHKTQD và website của WB). Toàn cầu hóa và mức độ mở cửa của quốc gia được coi là nhân tố vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa gây ra bất bình đẳng 4. Bất bình đẳng giới Giới (gender) là một khái niệm dùng để chỉ vai trò xã hội và hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ Bình đẳng giới Bình đẳng giới là sự tham gia như nhau của nam và nữ giới trong quá trình phát triển xã hội và sự tiếp cận/hưởng thụ như nhau của nam và nữ đối với thành quả của phát triển. Bình đẳng giới: mục tiêu hay phương tiện? Bình đẳng giới được coi là trung tâm của phát triển, là mục tiêu của phát triển nhưng đồng thời cũng là phương tiện bởi đó cũng là một yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của một quốc gia. Để có bình đẳng giới trong dài hạn, không chỉ cần có tăng trưởng mà còn cần đến môi trường thể chế và những giải pháp chính sách. Thước đo bất bình đẳng giới Chỉ số phát triển giới (GDI): Phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (tuổi thọ TB, giáo dục, thu nhập) nhưng điều chỉnh các kết quả đó cho từng giới để cho thấy sự bất bình đẳng. (Xem trong website cuat UNDP) Thước đo vị thế giới (GEM): Thước đo này xem xét cơ hội của phụ nữ trên ba phương diện: (1) tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định; (2) tham gia các hoạt động kinh tế và có quyền quyết định: đo bằng tỷ lệ nam và nữ giới đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý; các vị trí trong ngành kỹ thuật, chuyên gia; (3) quyến đối với các nguồn lực kinh tế- được đo bằng thu nhập ước tính của phụ nữ và nam giới Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của UNDP về GDI và GEM - Sự bất bình đẳng giới không phụ thuộc vào mức thu nhập hoặc giai đoạn phát triển Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra cơ hội cho phụ nữ Trong những thập kỷ qua dù đã có những tiến bộ về sự bình đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn còn tồn tại trên các phương diện của cuộc sống tại các nước khác nhau trên Thế giới Phần 4: Nghèo khổ ở các nước đang phát triển Khái niệm Phương pháp và các chỉ số đánh giá: chỉ số nghèo khổ về thu nhập và chỉ số đáng giá nghèo khổ tổng hợp Chiến lược xóa đói giảm nghèo: Chiến lược toàn diện về xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng của Việt Nam (Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy-CPRGS) Khái niệm nghèo khổ Khái niệm chung: Nghèo là tình trạng thiếu thốn trên nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng, dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào các quá trình ra quyết định...  Vì nghèo khổ được đánh giá trên nhiều phương diện nên việc gộp tất cả các khía cạnh đó trong một chỉ số là không thể. Định nghĩa nghèo khổ của WB Theo WB, khái niệm nghèo khổ ngày càng mở rộng Trước 1980: nghèo khổ được coi là hạn chế của con người đối với các nhu cầu cơ bản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực. Từ 1980 đến nay: nghèo khổ được coi là hạn chế về năng lực và cơ hội gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương khi đánh giá tình trạng nghèo khổ, không chỉ dựa vào tiêu chí thu nhập. Định nghĩa nghèo khổ tại Hội nghị chống đói nghèo của ESCAP, BKK (9/1993) Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. ĐN này được nhiều nước sử dụng trong đó có Việt Nam Định nghĩa nghèo khổ theo từ điển Wikipedia Nghèo khổ là tình trạng một cá nhân hoặc một cộng đồng bị tước đi, hay thiếu những yếu tố tối cần thiết cho một mức sống tối thiểu. Nghèo khổ có thể được hiểu theo nhiều trên nhiều phương diện, do đó những yếu tố tối cần thiết sẽ bao gồm: (1) nguồn lực vật chất như: thức ăn, nước sạch, nơi ở hoặc có thể là (2) những nguồn lực xã hội như: sự tiếp cận với thông tin, các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, địa vị xã hội, quyền lực chính trị, hoặc (3) cơ hội để tạo dựng được sự giao thiệp/kết nối với những người khác trong xã hội Nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối Nghèo khổ tuyệt đối (absolute poverty): Thước đo nghèo khổ tuyệt đối cho biết số người sống dưới một ngưỡng nghèo nhất định không thay đổi theo thời gian và không gian. Ngưỡng nghèo tuyệt đối này được xây dựng dựa trên giả định rằng để “để chỉ tồn tại” con người ở mọi nơi trên Thế giới cần một lượng hàng hóa như nhau. Để có được thước đo chung trên toàn TG, ngưỡng nghèo tuyệt đối này chỉ xét đến mức thu nhập cần thiết đến có được lượng hàng hóa đủ “để chỉ tồn tại” và do đó thu nhập/chi tiêu này cần phải quy đổi theo PPP. Theo tính toán của WB, ngưỡng nghèo tuyệt đối được xác định theo mức chi tiêu là khoảng USD 1/ngày/ng (rất nghèo: extreme poverty) và USD2/ ngày/ng (tương đối nghèo: moderate poverty) (2001, trên TG có 1,1 tỷ người sống dưới mức 1 và 2,7 tỷ người sống dưới mức 2) Nghèo khổ tương đối Nghèo khổ tương đối là tình trạng sống dưới một mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được tại một địa điểm và thời gian xác định. Những người được coi là nghèo tương đối là những người cảm thấy mình bị tước đoạt mất những cái (cả thu nhập và những lợi ích khác) mà đa số những người trong xã hội được hưởng. Vì vậy, ngưỡng nghèo khổ tương đối này sẽ thay đổi theo không gian và thời gian. Một ví dụ về ngưỡng nghèo khổ tương đối là tình ràng mức thu nhập/chi tiêu thấp hơn 25% của giá trị thu nhập trung bình trong xã hội [(Mức TN cao nhất+mức TN thấp nhất)/2] Phương pháp đánh giá nghèo khổ ở các nước đang phát triển Do thực trang mức độ phát triển ở các nước đang phát triển, ngưỡng nghèo chủ yếu được xác định dựa vào thu nhập/chi tiêu mà chưa nhấn mạnh đến các yếu tố phi thu nhập khác. Ngưỡng nghèo khổ về thu nhập của Việt Nam Nghèo khổ về lương thực, thực phẩm Ngưỡng nghèo chung: gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực Năm 1993 (750.000đ/ng/năm và 1.116.000 đ/ng/năm); năm 1998 (1.287.00đ và 1.788.000đ) Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001-2005 là 80.000đ/ng/tháng (vùng hải đảo, vùng núi); 100.000đ/ng/tháng (vùng đồng bằng nông thôn); 150.000đ/ng/tháng (thành thị) Chỉ số đánh giá nghèo khổ tổng hợp của con người Việc xây dựng chỉ số nghèo khổ tổng hợp này là một nỗ lực phản ánh nghèo khổ theo nghĩa chung và rộng như sau: “Nghèo khổ là việc bị tước đoạt các lựa chọn và các cơ hội để sống một cuộc sống mà con người coi trọng/đánh giá cao” thu nhập sẽ là thước đo quá hạn hẹp và không thể coi là một chỉ số tổng hợp Chỉ số tổng hợp HPI-1 (Human Poverty Index-1) áp dụng cho các nước đang phát triển và HPI-2 (xem xét nhiều khía cạnh hơn) áp dụng cho các nước phát triển. (Đọc thêm trong website của UNDP Các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói của các quốc gia Chỉ số đếm đầu người (HCI) số người nghèo Tỷ lệ đếm đầu người (HCR) tỷ lệ người nghèo Khoảng cách nghèo (Poverty Gap) mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo đói trong một quốc gia Chiến lược xóa đói giảm nghèo - WB đã đưa ra mục tiêu thiên niên kỷ và yêu cầu các quốc gia đang phát triển phải có chiến lược trực tiếp giải quyết nghèo đói. - WB đánh giá thành công của một nước trên phương diện này thông qua việc xem xét mức độ giảm nghèo (tính theo %) tương ứng với mỗi % tăng trưởng kinh tế. - Theo WB, nếu Gini=0,6 thì 1% TTKT giảm 1,5% số người nghèo (sống dưới USD1/ngày) và nếu Gini=0,2 thì 1% TTKT giảm 3% số người nghèo Chiến lược toàn diện về xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng (CPRGS) Chiến lược toàn diện về xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ VN phê duyệt ngày 21/5/2002 và được coi là chương trình hành động để thực hiện định hướng tăng trưởng kinh tế. Chiến lược được coi là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội (xem thêm trong website của WB) Những thay đổi Chỉ đến những năm 1970s, các nhà kinh tế học phát triển mới đề cập nhiều tới sự khác biệt giữa “tăng trưởng” và phát triển họ nhận thấy một sự thực rằng ở một số nước đang phát triển, GNP/ng tăng nhưng đồng thời bầt bình đẳng lại trầm trọng hơn: người nghèo trở nên nghèo hơn. Tức là có tình trạng: tăng trưởng đi kèm với “phát triển âm”, hay không phát triển. (Vì vậy, theo một số nhà kinh tế học, cũng có thể có tình trạng phát triển nhưng không cần đến tăng trưởng trong ngắn hạn). Một số nhà kinh tế học khác không nhất trí và cho rằng, phát triển trong mọi hoàn cảnh đều liên q