Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại

1. Yêu cầu kỹ thuật 1.1. Điều tra - Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến các loại SVH, SVCI, và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng. - Dự báo những loại sinh vật hại thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó. 1.2. Nhận định tình hình: Đánh giá tình hình SVH hiện tại, nhận định khả năng phát sinh, phát triển và gây hại của SVH chính trong thời gian tới. 1.3. Thống kê diện tích: Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm SVH (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã xử lý bằng các biện pháp phòng chống.

doc27 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
898 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI Theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 982:2006  Điều tra phát hiện là theo dõi những loại sâu bệnh gây hại chủ yếu và các loại thiên địch quan trọng có khả năng khống chế mật độ sâu hại chủ yếu. Điều tra tập trung vào những cây trồng chính có ý nghĩa kinh tế, giá trị hàng hoá và những loại cây trồng có xu hướng phát triển ở địa phương bao gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả và cây có ích khác 1. Yêu cầu kỹ thuật 1.1. Điều tra - Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến các loại SVH, SVCI, và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng. - Dự báo những loại sinh vật hại thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó. 1.2. Nhận định tình hình: Đánh giá tình hình SVH hiện tại, nhận định khả năng phát sinh, phát triển và gây hại của SVH chính trong thời gian tới. 1.3. Thống kê diện tích: Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm SVH (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã xử lý bằng các biện pháp phòng chống. 2. Phương pháp điều tra 2.1. Thời gian điều tra - Điều tra định kỳ: Điều tra 7 ngày một lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thứ tư hàng tuần. - Điều tra bổ sung: Tiến hành trước và trong cao điểm sâu/bệnh gây hại. 2.2. Yếu tố điều tra: Mỗi loại cây trồng chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng cây trồng. 2.3. Khu vực điều tra * Đối với lúa: - Vùng trọng điểm: chọn khu ruộng có diện tích trên 20ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính. -  Vùng không trọng điểm: chọn khu ruộng có diện tích trên 2ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính. * Đối với rau màu, cây thực phẩm: Từ 2-5 ha * Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: Từ 5-10 ha 2.4. Điểm điều tra Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc phân bố ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m (đối với lúa, rau màu) và 1 hàng cây (đối với cây ăn quả, cây công nghiệp). 2.5. Số mẫu điều tra của một điểm * Cây lúa - Sâu hại + Trên mạ và lúa sạ: 1 khung (40 x 50cm)/điểm + Trên lúa cấy: 10 khóm/điểm Các loại sâu chích hút (nhện, bọ trĩ, bọ phấn, rệp) 5 dảnh/điểm - Bệnh hại + Bệnh trên thân (Khô vằn): 10 dảnh ngẫu nhiên/điểm + Đối với bệnh thối thân, vàng lùn, lùn xoắn lá: Lúa sạ: điều tra 100 dảnh liên tiếp ngẫu nhiên/điểm (lúa cấy: 10khóm/ngẫu nhiên/điểm) + Bệnh trên lá: điều tra toàn bộ số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên/điểm + Bệnh trên bông và hạt lúa: đối với bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh hoa cúc, bệnh than đen): Lúa sạ: điều tra 100 dảnh liên tiếp ngẫu nhiên/điểm (lúa cấy: 10khóm/ngẫu nhiên/điểm) + Bệnh trên bông và hạt lúa: đối với bệnh thối hạt vi khuẩn, lem lép hạt điều tra ngẫu nhiên 10 bông lúa/điểm. * Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (rau họ hoa thậm cà chua, lạc vừng, đậu tương) - Sâu hại + Sâu trồng ngoài đồng: 1m2 /điểm (với cây có mật độ50 cây/m2) + Cây trồng có mật độ cao, vườn ươm, 1 khung/điểm (các loại chích hút như: bọ phấn, bọ trĩ, nện thì tính 10 cây hoặc 10 lá trên điểm vị trí gây hại của mỗi đối tượng) - Bệnh hại + Bệnh toàn thân: 10 thân ngẫu nhiên/ điểm + Bệnh trên lá: 10 lá ngẫu nhiên/ điểm + Bệnh trên củ, quả: điều tra 10 quả, củ ngẩu nhiên/ điểm. + Bệnh trên rễ: 10 cây/điểm * Cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả - Sâu hại + Sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): Điều tra 4 hướng x mỗi hướng (lá, hoa, quả)/cây/điểm. + Sâu hại thân: 10 cây/ điểma + Sâu hại vườn ươm: 1 khung/ điểm - Bệnh hại + Bệnh hại thân: 10 cây /điểm + Bệnh hại cành: 4 hướng x mỗi hướng 2 cành/1cây/điểm - Sâu bệnh hại rễ: 1 hố (khu vực hình chiếu tán lá)/ điểm. 2.6. Cách điều tra trên cây lúa 2.6.1. Nhóm sâu hại thân lúa (sâu đục thân, sâu năn, ruồi đục nõn,...) * Ngoài đồng - Điều tra phát dục, mật độ với sâu đục thân: + Quan sát từ xa đến gần sau đó đếm trực tiếp số lượng trưởng thành, ổ trứng có trên từng khóm (dảnh) trong điểm điều tra + Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra. + Đếm toàn bộ dảnh héo (bông bạc) trong điểm điều tra; chẻ từng dảnh bị hại để đếm sâu, phân tuổi. (trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu về phòng phân tích) - Điều tra tỷ lệ dảnh bị hại đối với sâu năn, ruồi đục nõn: + Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra. + Đếm toàn bộ dảnh héo (bông bạc) trong điểm điều tra; + Phân cấp dảnh bị hại do ruồi đục nõn (3 cấp): * Trong phòng Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất 1 lần vào cao điểm rộ của 30 ổ trứng sâu đục thân tính tỷ lệ sâu nở, tỷ lệ trứng bị ký sinh, tỷ lệ trứng ung không nở. * Các chỉ tiêu theo dõi: mật độ sâu, TLH, Tỷ lệ phát dục, tỷ lệ KS, diện tích nhiễm 2.6.2. Nhóm sâu hại lá, bông  lúa (sâu cuốn lá, sâu cắn gié, sâu phao, keo, gai,...) * Ngoài đồng - Điều tra phát dục, mật độ với sâu đục thân: + Quan sát từ xa đến gần sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng khóm (dảnh) trong điểm điều tra, phân tuổi pha sâu non. + Khi mật độ cao, cắt 3-5 khóm/yếu tố mang về phòng theo dõi các chỉ tiêu trên. + Trong thời gian trưởng thành rộ, dùng thuớc điều tra để gạt lúa theo băng có chiều rộng 1m, chiều dài >10m, đếm toàn bộ số trưởng thành có trong băng đó rồi qui ra m2. - Điều tra tỷ lệ, chỉ số lá bị hại: + Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra. Đếm số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên, tính số lá bình quân/dảnh, à số lá/m2. + Đếm toàn bộ số lá bị hại, phân cấp hại theo thang 9 cấp: - Điều tra sâu cắn gié tuổi 1-2: dùng khay, cầm bông lúa rung nhẹ, đếm và phân tuổi. * Trong phòng Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất 1 lần vào cao điểm rộ của trứng (50 trứng đẻ rời hoặc 30 ổ trứng), sâu non, nhộng hoặc trưởng thành (mỗi pha phát dục 30 cá thể). * Các chỉ tiêu theo dõi: mật độ sâu, TLH, chỉ số hại, Tỷ lệ phát dục, mật độ các loài thiên dịch bắt mồi, tỷ lệ TĐ KS, diện tích nhiễm 2.6.3. Nhóm rầy hại lúa (rầu nâu, rầy lưng trắng, rầy xám,...) * Ngoài đồng - Điều tra rầy non, rầy trưởng thành: + Đối với lúa cấy: dùng khay để điều tra từng khóm một, khay đặt nghiên với gốc lúa 450, đập 2 đập rồi đếm và phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh. + Đối với lúa sạ và mạ: dùng khung 40 x 50cm để điều tra. Đếm số rầy trực tiếp có trong khung, phân tuổi. - Điều tra trứng: mỗi yếu tố lấy 3-5 khóm lúa ngẫu nhiên đem về phòng, tùy thuộc vào lượng trứng nhiều hay ít mà mỗi khóm che nhẫu nhiên 3-5 dảnh lúa để tìm trứng rầy. phân loại trứng rầy ký sinh, trứng rầy ung, trứng rầy nở và trứng rầy chưa nở. * Trong phòng Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất 1 lần vào cao điểm rộ của trứng (30 ổ trứng), 30 rầy non, trưởng thành. * Các chỉ tiêu theo dõi: mật độ, Tỷ lệ các phát dục, mật độ các loài thiên dịch bắt mồi, tỷ lệ TĐ KS, diện tích nhiễm 2.6.4. Nhóm bọ xít hại lúa (bọ xít đen, bọ xít dài, bọ xít xanh,...) * Ngoài đồng: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng khóm (dảnh) trong điểm điều tra. * Trong phòng: khi cần thiết thu ít nhất 30 ổ trứng, cá thể non hoặc trưởng thành về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: mật độ, Tỷ lệ các phát dục, mật độ các loài thiên dịch bắt mồi, tỷ lệ TĐ KS, diện tích nhiễm 2.6.5. Nhóm chích hút khác hại lúa (nhện, bọ trĩ, bọ phấn, rệp,...) * Ngoài đồng: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng khóm (dảnh) trong điểm điều tra. * Trong phòng: khi cần thiết thu ít nhất 30 ổ trứng, cá thể non hoặc trưởng thành về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: mật độ, Tỷ lệ các phát dục, mật độ các loài thiên dịch bắt mồi, tỷ lệ TĐ KS, diện tích nhiễm 2.6.6. Nhóm bệnh hại lá lúa (đạo ôn lá, bạc lá, đốm sọc,...) * Ngoài đồng: Mỗi khóm chọn 1 dảnh ngẫu nhiên, đếm toàn bộ số lá của dảnh đó và phân cấp lá bị bệnh theo thang 9 cấp: * Trong phòng: khi cần thiết thu mẫu về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ, chỉ số bệnh, cấp bệnh phổ biến, diện tích nhiễm 2.6.7. Nhóm bệnh hại toàn thân lúa (khô vằn, thối thân, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,...) * Ngoài đồng: - Đối với bệnh khô vằn: Mỗi khóm chọn 1 dảnh ngẫu nhiên và phân cấp dảnh bị bệnh theo thang 9 cấp - Đối với bệnh thối thân, vàng lùn, lùn xoắn lá: đếm toàn bộ số dảnh có trong 10 khóm lúa, đếm số dảnh bị bệnh. * Trong phòng: khi cần thiết thu mẫu về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ, chỉ số bệnh, cấp bệnh phổ biến, diện tích nhiễm 2.6.8. Nhóm bệnh hại bông và hạt lúa (đạo ôn cổ bông, hoa cúc, than đen, lem lép,...) * Ngoài đồng: - Đối với bệnh hoa cúc, than đen, đạo ôn cổ bông: đếm toàn bộ số bông có trong 10 khóm lúa, đếm số bông bị bệnh. - Đối với bệnh lem lép hạt, đạo ôn hại gié lúa: Mỗi khóm chọn 1 bông ngẫu nhiên, đếm số hạt bị bệnh và phân cấp bông bị bệnh theo thang 9 cấp * Trong phòng: khi cần thiết thu mẫu về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ, chỉ số bệnh, cấp bệnh phổ biến, diện tích nhiễm 2.6.9. Nhóm chuột, ốc bươu vàng (OBV) hại lúa. * Ngoài đồng: đếm toàn bộ số dảnh (bông) có trong 10 khóm lúa, đếm số dảnh (bông) bị chuột. OBV cắn. * Trong phòng: khi cần thiết thu mẫu về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hại, diện tích nhiễm 2.7. Cách điều tra trên cây rau họ hoa thập tự 2.7.1. Nhóm sâu hại lá * Ngoài đồng: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng cây trong điểm điều tra. * Trong phòng: Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất 1 lần vào cao điểm rộ của trứng (50 trứng đẻ rời hoặc 30 ổ trứng), sâu non, nhông, trưởng thành (mỗi pha phát dục 30 cá thể). * Các chỉ tiêu theo dõi: mật độ, Tỷ lệ các phát dục, mật độ các loài thiên dịch bắt mồi, tỷ lệ TĐ KS, diện tích nhiễm 2.7.2. Nhóm chích hút, bọ nhảy * Ngoài đồng: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng cây cây bị hại và phân cấp hại (thang 3 cấp) các cây đó, ghi nhận pha phát dục phổ biến. * Trong phòng: Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất 1 lần vào cao điểm rộ của sâu non, trưởng thành (mỗi pha phát dục 30 cá thể). * Các chỉ tiêu theo dõi: mật độ, Tỷ lệ các phát dục, mật độ các loài thiên dịch bắt mồi, tỷ lệ TĐ KS, diện tích nhiễm 2.7.3. Nhóm bệnh hại lá rau * Ngoài đồng: Lấy 10 cây ngẫu nhiên/điểm. đếm số cây bị bệnh và phân cấp hại các cây đó bằng cách coi diện tích toàn bộ lá của cây là 100%, ghi nhận cấp bệnh phổ biến. Phân cấp cây bị bệnh theo thang 9 cấp. * Trong phòng: khi cần thiết thu mẫu về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ, chỉ số bệnh, cấp bệnh phổ biến, diện tích nhiễm 2.7.4. Nhóm bệnh hại thân, rễ rau * Ngoài đồng: Lấy 10 cây ngẫu nhiên/điểm. đếm số cây hoặc củ bị bệnh * Trong phòng: khi cần thiết thu mẫu về phòng theo dõi. * Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ, chỉ số bệnh, cấp bệnh phổ biến, diện tích nhiễm 3. Thu thập, xử lý số liệu và quy định thông báo kết quả 3.1. Số theo dõi - Sổ theo dõi SVH và SVCI vào bẫy. - Sổ ghi chép số liệu điều tra SVH, SVCI định kỳ, bổ sung của từng cây trồng. - Sổ theo dõi diễn biến diện tích nhiễm SVH thường kỳ, hàng vụ,hàng năm. - Sổ theo dõi khí tượng. 3.2. Thông báo kết quả điều tra - Thông báo SVH 7 ngày/lần - Thời gian gửi thông báo. + Trạm Bảo vệ thực vật huyện: gửi thông báo 7 ngày/lần vào các ngày thứ 5 hàng tuần cho Chi cục BVTV tỉnh, bằng phương tiện thông tin nhanh nhất. + Chi cục BVTV tỉnh: gửi thông báo tình hình SVH 7 ngày/lần vào các ngày thứ 2 hàng tuần cho Trung tâm BVTV vùng, Cục BVTV bằng phương tiện thông tin nhanh nhất. 3.3. Thông báo, điện báo đột xuất Khi SVH có khả năng phát sinh, phát triển nhanh, trên diện rộng, có nhều nguy cơ đe dọa sản xuất thì cơ quan BVTV ở địa bàn đó (trạm BVTV, chi cục BVTV, Trung tâm BVTV vùng) có trách nhiệm ra các thông báo, điện báo đột xuất và gửi Cơ quan quản lý trực tiếp; Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên; 3.4. Dự báo vụ: gửi Trung tâm BVTV vùng và Cục BVTV trước các vụ sản xuất 20 ngày.        KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Bùi Bá Bổng Phương pháp điều tra sinh vật hại lúa 1.1 Số mẫu điều tra của 1 điểm - Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm - Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm 1.2 Cách điều tra - Ngoài đồng: * Điều tra phát dục, mật độ đối với sâu đục thân Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng trưởng thành, ổ trứng có trên từng khóm (dảnh) trong điểm điều tra; Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra; Đếm toàn bộ dảnh héo (bông bạc) trong điểm điều tra; chẻ từng dảnh bị hại để đếm sâu, phân tuổi. * Điều tra tỷ lệ dảnh bị hại đối với sâu năn, ruồi đục nõn:   Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra;   Đếm số dảnh bị hại có trong điểm điều tra;   Phân cấp dảnh bị hại do ruồi đục nõn như sau:   Cấp 1: dảnh có 1 lá bị hại   Cấp 2: dảnh có 2 lá bị hại   Cấp 3: dảnh có 3 lá bị hại trở lên - Trong phòng: Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất một lần vào cao điểm rộ của 30 ổ trứng sâu đục thân. * Phương pháp theo dõi ký sinh trứng sâu đục thân:     Cắt đoạn lá lúa có 1 ổ trứng, một đầu phía trên của lá được kẹp vào miếng bông thấm nước ẩm dùng để nút miệng ống tuýp. Hàng ngày kiểm tra từng ổ trứng riêng biệt vào thời gian nhất định, ghi số sâu nở và số ong ký sinh nở. Khi không thấy sâu và ong ký sinh nở nữa, nhẹ nhàng gắp ổ trứng đem ngâm vào dung dịch NaOH (KOH) 10% trong thời gian ít nhất là 1 giờ. Nhờ dung dịch NaOH (KOH) 10%, lớp màng keo phía ngoài của ổ trứng sẽ tan ra, dùng kim khêu côn trùng nhẹ nhàng khêu để đếm từng quả trứng chưa nở dưới kính lúp soi nổi côn trùng hoặc kính lúp cầm tay phóng đại 20 lần. Để có thể tính được tỷ lệ sâu nở, tỷ lệ quả trứng bị ký sinh, tỷ lệ trứng ung không nở: cứ mỗi con ong nở ra được coi là một quả trứng bị ký sinh; mỗi quả trứng không nở được coi là một quả trứng ung. 1.3 Các chỉ tiêu cần theo dõi - Mật độ sâu: con/m2; mật độ ổ trứng/m2; mật độ trưởng thành/m2 - Tỷ lệ hại: % - Tỷ lệ các pha phát dục của sâu: % - Mật độ các loại thiên địch bắt mồi: con/m2 - Tỷ lệ thiên địch ký sinh: % - Diện tích bị nhiễm sâu: ha 1.4 Công thức tính                                              Tổng số sâu (thiên địch) điều tra - Mật độ sâu, thiên địch (con/m2) = ----------------------------------                                           Tổng số m2 điều tra                 Tổng số dảnh bị hại (cọng hành, bông bạc) - Tỷ lệ hại (%) = ----------------------------------------------------- x 100                                           Tổng số dảnh điều tra                               Tổng số cá thể sống ở từng tuổi - Tỷ lệ phát dục (%) =        --------------------------------------   x 100                                     Tổng số cá thể điều tra                          Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha - Tỷ lệ thiên địch ký sinh (%)  =   --------------------------------x 100                                   Tổng số cá thể điều tra ở từng pha 1.5 Các căn cứ để tính diện tích nhiễm - Số yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, chân đất) - Diện  tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan - Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan - Quy định mật độ sâu để thống kê diện tích nhiễm + Diện tích nhiễm nhẹ là diện tích có mật độ/tỷ lệ hại      * Sâu đục thân               Đẻ nhánh: 5- 10% dảnh héo               Đòng trỗ: 2,5 – 5% bông bạc      * Sâu năn: 5 – 10% hảnh hại      * Ruồi đục nõn: 10 – 20% dảnh hại + Diện tích nhiễm trung bình là diện tích có mật độ/tỷ lệ hại      * Sâu đục thân               Đẻ nhánh: > 10-20% dảnh héo               Đòng trỗ: > 5- 10% bông bạc      * Sâu năn: > 10-20% dảnh hại      * Ruồi đục nõn: > 20- 40% dảnh hại + Diện tích nhiễm nặng là diện tích có mật độ/tỷ lệ hại      * Sâu đục thân               Đẻ nhánh: > 20% dảnh héo               Đòng trỗ: > 10% bông bạc      * Sâu năn: > 20% dảnh hại      * Ruồi đục nõn: > 40% dảnh hại + Diện tích mất trắng: là tổng số diện tích cộng dồn do sâu làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối mỗi vụ sản xuất 2. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá, bông lúa (sâu cuốn lá, sâu cắn gié, sâu phao, sâu keo, sâu gai, châu chấu ) 2.1 Số mẫu điều tra của 1 điểm - Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm - Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm 2.2 Cách điều tra - Ngoài đồng * Điều tra phát dục, mật độ      Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng khóm trong điểm điều tra; phân tuổi của pha sâu non.      Khi mật độ cao, cắt 3-5 khóm lúa/yếu tố mang về phòng để làm tất cả các chỉ tiêu trên.      Trong thời gian trưởng thành rộ, dùng thước điều tra để gạt lúa theo băng có chiều rộng 1 mét chiều dài tuỳ theo kích thước ruộng điều tra (tối thiểu 10 mét), đếm toàn bộ số trưởng thành có trong băng đó rồi tính ra số trưởng thành/ m2. Điều tra đánh giá tỷ lệ, chỉ số lá bị hại Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra; đếm số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên, tính số lá bình quân/dảnh, từ đó tính số lá/m2; Đếm toàn bộ số lá bị hại, phân cấp hại theo thang 9 cấp: + Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại + Cấp 3: từ 1 - 5% diện tích lá bị hại + Cấp 5: từ 6 - 25% diện tích lá bị hại + Cấp 7: từ 26 - 50% diện tích lá bị hại + Cấp 9: trên 51% diện tích lá bị hại * Điều tra sâu cắn gié tuổi 1 - 2: dùng khay có kích thước 20 x 20 x 5cm, đáy khay tráng một lớp dầu nhờn, cầm từng bông lúa rung nhẹ để sâu rơi vào trong khay, đếm và phân tuổi số sâu có trong khay. - Trong phòng: trứng đẻ thành hàng hoặc ổ màu vàng đến tím than có một lớp keo bao phủ, sâu non có 5 vạch nâu đỏ. Sâu 6 tuổi, trứng thường đẻ ở chóp lá lúa Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất một lần vào cao điểm rộ của trứng (50 trứng đẻ rời hoặc 30 ổ trứng), sâu non, nhộng hoặc trưởng thành (mỗi pha phát dục 30 cá thể). 2.3 Các chỉ tiêu cần theo dõi - Mật độ sâu: con/m2, mật độ trứng, ổ trứng/m2; mật độ trưởng thành/m2 - Tỷ lệ hại: % - Tỷ lệ các pha phát dục của sâu: % - Mật độ các loại thiên địch bắt mồi: con/m2 - Tỷ lệ thiên địch ký sinh: % - Diện tích bị nhiễm sâu: ha 2.4 Công thức tính                                    Tổng số sâu (thiên địch) điều tra - Mật độ sâu, thiên địch bắt mồi (con/m2) =   ----------------------------------                                     Tổng số m2 điều tra                    Tổng số lá bị hại - Tỷ lệ lá hại (%) =  ----------------------  x100                   Tổng số lá điều tra                            ∑[(N1 x 1) + + (Nn x n)] - Chỉ số lá hại (%) = ------------------------- x 100                                                                                                Nxk Trong đó:      N1: là số lá bị hại ở cấp 1      Nn: là số lá bị hại ở cấp n      N: là tổng số lá điều tra      K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp     Tổng số cá thể sống ở từng tuổi - Tỷ lệ phát dục (%) = --------------------------------- x100                                    Tổng số cá thể sống điều tra                                            Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha - Tỷ lệ thiên địch ký sinh (%) = -------------------------------------------  x100                                              Tổng số cá thể điều tra ở từng pha 2.5 Các căn cứ để tính diện tích nhiễm - Số yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, chân đất) - Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan - Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan - Quy định mật độ sâu để thống kê diện tích nhiễm + Diện tích nhiễm nhẹ là diện tích có mật độ      * Sâu cuốn lá nhỏ: đẻ nhánh: 25 – 50 con/m2;                           đòng trỗ: 10 – 20 con/m2      * Sâu cắn gié: 2,5 – 5 con/m2      * Sâu keo, sâu phao, châu chấu: 10 – 20 con/m2      * Sâu gai: 10 – 20 TT/m2 hoặc 100 – 200 sâu non/m2 + Diện tích nhiễm trung bình là diện tích có mật độ      * Sâu cuốn lá nhỏ: đẻ nhánh: > 50 – 100 con/m2;                           đòng trỗ: > 20 - 40 con/m2      * Sâu cắn gié: > 5 - 10 con/m2      * Sâu keo, sâu phao, châu chấu: > 20 - 40 con/m2      * Sâu gai: > 20 – 40 TT/m2 hoặc > 200 – 400 sâu non/m2 + Diện tích nhiễm nặng là diện tích có mật độ      * Sâu cuốn lá nhỏ: đẻ nhánh: > 100 con/m2;              
Tài liệu liên quan